Tam Quốc Diễn Nghĩa » Trương Phi vị mãnh tướng đa tài
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
T. Đình Thục Hán
Đại chiến Xích Bích
Quan Vũ
Quan Vũ
Mã Siêu
Hoàng Trung
Chu Du
Mã Tốc
Lưu Bị
Quan Vũ
Trương Phi
Lã Bố
Khương Duy
Bàng Thống
Cam Ninh
Cam Ninh
Chu Du
Chu Du
Đại Kiều
Đặng Ngải
Đặng Ngải
Điển Vi
Điêu Thuyền
Điêu Thuyền
Đổng Trác
Gia Cát Lượng
Gia Cát Lượng
Hạ Hầu Đôn
Hạ Hầu Đôn
Hạ Hầu Uyên
Hoàng Trung
Hoàng Trung
Hứa Chử
Khương Duy
Khương Duy
Lã Bố
Lã Bố
Lã Mông
Lã Mông
Lăng Thống
Lục Tốn
Lục Tốn
Lưu Bị
Lưu Bị
Lưu Tôn
Mã Đại
Mã Siêu
Mã Siêu
Mạnh Hoạch
Ngụy Diên
Pháp Chính
Quách Gia
Quan Bình
Quan Hưng
Quan Vũ
Quan Vũ
Tào Hồng
Tào Nhân
Tào Phi
Tào Tháo
Tào Tháo
Thái Sử Từ
Tiểu Kiều
Tôn Càn
Tôn Kiên
Tôn Quyền
Tôn Quyền
Tôn Sách
Tôn Sách
Tôn Thượng Hương
Tôn Thượng Hương
Triệu Vân
Triệu Vân
Trình Dục
Trương Bào
Trương Cáp
Trương Cáp
Trương Chiêu
Trương Liêu
Trương Liêu
Trương Phi
Trương Phi
Từ Hoảng
Từ Hoảng
Tư Mã Sư
Tư Mã Viêm
Tư Mã Viêm
Tư Mã Ý
Tư Mã Ý
Từ Thứ
Tuân Úc
Tuân Úc
Viên Thiệu
Vu Cấm

1/ Trương Phi chân thật trong lịch sử

Trong dân gian ta thường ví "Nóng như Trương Phi, đa nghi như Tào Tháo”, thế mới biết hình ảnh một Trương Phi nóng nảy đã in sâu vào tiềm thức mọi người. Theo pho truyện Tam quốc diễn nghĩa của nhà văn La Quán Trung đời nhà Minh Trung Quốc, Trương Phi "tiếng vang như sấm, chạy nhanh như ngựa, râu cọp hàm én, đầu beo mắt lồi, lấy thủ cấp tướng giặc trong muôn quân như lấy đồ trong túi…”. Những chuyện liên quan đến Trương Phi như roi quất quan đốc bưu, một mình cự quân Tào ở dọc Trường Bản, dùng mưu lấy ải Ngõa Khẩu, mưu bắt Nghiêm Nhan v.v. cho thấy Phi không chỉ sức mạnh hơn người, còn biết dùng mưu, nhưng vẫn là một tướng võ biền, thiếu tố chất văn hóa. Vì nóng lòng trả thù cho anh kết nghĩa Quan Vũ bị Đông Ngô giết hại, Trương Phi đã bị 2 bộ tướng Phạm Cường, Trương Đạt giết, mang đầu nộp cho Tôn Quyền, nên Trương Phi có 2 phần mộ: đầu chôn ở huyện Vân Dương, thuộc thành phố Trùng Khánh; thân chôn ở thành Lãng Trung, thuộc miền đông tỉnh Tứ Xuyên. Trước khi bị hại, với hàm Tân Đình hầu, Xa kỵ tướng quân, Trương Phi đã trấn giữ Lãng Trung 7 năm, được tiếng là thương dân và trong sạch. Lãng Trung là thành phố văn hóa nổi tiếng của Trung Quốc, di tích lịch sử không sao kể xiết, trong đó có đền Hoàn Hầu (Trương Phi sau khi chết được truy phong Hoàn hầu), bốn mùa khói hương nghi ngút.

Đền Hoàn Hầu tùng bách ngút trời, nghiêm trang một ngôi đền cổ. Cổng đền có câu đối do Lưu Sa Hà, nhà thơ hiện đại nổi tiếng đề:

Viên tạ hồng đào, đại ca Huyền Đức nhị ca Vũ;

Quốc lưu thanh sử tam phân đỉnh thế bát phân thư.

Dịch ý:

Kết nghĩa vườn đào, đại ca Huyền Đức nhị ca Quan Vũ;

Lưu danh sử xanh, thế chân vạc cùng với thư pháp "bát phân”.

Thể chữ lệ đời nhà Hán có nét đặc sắc riêng, gọi là "Hán bát phân”: bút pháp chia theo 2 ngả, giống như hình chữ "bát” vậy. Câu đối ca ngợi thư pháp Trương Phi có thể lưu danh sử sách.

Tôi tò mò dò hỏi người Lãng Trung về sự tích Trương Phi thì được hỏi lại: "Thế ông thấy hình tượng Trương Phi thế nào”? Tôi trả lời: "Dĩ nhiên là ông tướng mặt đen râu xồm, hét ra lửa”. Họ cười ngất. Hóa ra Trương Phi là vị anh hùng trong lòng họ: không những khoẻ ngang cơ Lữ Bố, Mã Siêu, Quan Vũ, Điển Vi, mà còn là hoạ sĩ, nhà thư pháp đại tài, đặc biệt là... đẹp trai (!). "Bảy phần thực, ba phần hư” là bút pháp nổi tiếng của pho truyện Tam quốc diễn nghĩa, nhưng nhân vật điển hình Trương Phi được tạo dựng nên đã hoàn toàn "lệch pha” với sử liệu!

2/ Trương Phi nhà thư pháp đại tài

Về tài thư pháp của Trương Phi, thấy ghi sớm nhất trong "Đao kiếm lục” của Đào Hoằng Ảnh đời nhà Lương (502-557) thời Nam Bắc Triều: "Trương Phi khi mới được phong tước Tân Đình hầu, đã sai thợ tôi thép làm một thanh đao, tự tay khắc lời minh: Tân Đình hầu, đại tướng nước Thục. Sau khi Phi bị Phạm Cường giết, cây đao được dâng cho nước Ngô”. Đó chính là Điêu đẩu minh lừng danh. Đến đời Minh, trong cuốn "Đan diên tổng lục” còn ghi: "Ở Bôi Lăng có Điêu đẩu minh của Trương Phi, nét chữ rất đẹp, do chính Phi viết. Rất tiếc, sau đó bài minh đã thất lạc, không sao tìm thấy. Nhà thơ Trương Sỹ Hoàn đời Minh có thơ vịnh việc đó như sau:

Thiên hạ anh hùng chi Dự Châu,

A Man bất cộng đới thiên cừu.

Sơn hà cát cứ tam phân quốc,

Vũ miếu uy danh bát trượng mâu.

Chúng ngưỡng từ đường nghiêm kiếm bội,

Nhân gian điêu đẩu kiến ngân câu.

Không dư Gia Cát Tần Xuyên biểu,

Tả đơn hà nhân phục vị Lưu.

Tạm dịch:

Thiên hạ anh hùng chỉ có Lưu

, A Man quyết chí nặng thù sâu.

Núi sông chia cắt ba chân vạc,

Vũ trụ oai danh bát trượng mâu.

Thần tượng còn đeo thanh kiếm bội,

Nhân gian đâu thấy nét ngân câu.

Để đời Gia Cát xuất sư biểu,

Ai đó một lòng phò Dự Châu.

Bài thơ dùng nhiều điển tích, tôi xin ghi chú như sau:

- Dự Châu: Lưu Bị từng được phong tước Dự Châu mục nên thường được gọi là Lưu Dự Châu.

- A Man: Nhũ danh của Tào Tháo, gọi có tính chất khinh miệt.

- Bát trượng mâu: Thường gọi là bát xà mâu, vũ khí của Trương Phi.

- Điêu đẩu: Nguyên chỉ dụng cụ đánh trống canh trong quân đội ngày xưa, ở đây chỉ bài Minh điêu đẩu của Trương Phi.

- Ngân câu: Chỉ chữ viết sắc nét (thiết họa, ngân câu).

- Tần Xuyên biểu: Chỉ bài tiền và hậu Xuất sư biểu, áng văn lưu danh thiên cổ của Gia Cát Lượng, tức Khổng Minh.

- Tả đản (cởi tay áo bên trái): Năm 179 TCN, thời Tây Hán, khi Chu Bột đứng lên diệt Lã hậu, kêu gọi binh lính ai ủng hộ họ Lã thì hữu đản (cởi tay áo bên phải), ai ủng hộ họ Lưu thì tả đản (cởi tay áo bên trái), kết quả binh lính đều theo nhà Hán lật đổ họ Lã. Ý chỉ chuyên tâm phò tá một người.

Theo chánh sử Tam quốc chí của Trần Thọ, năm Kiến An 23 (218 CN), Lưu Bị tranh giành đất Hán Trung với Tào Tháo.

Tháo sai danh tướng Trương Cáp mang 3 vạn quân đánh tập hậu. Lưu Bị cử Trương Phi mạng 1 vạn binh mã về cứu viện. Hai bên cầm cự hơn 50 ngày ở vùng núi Bát Mông, cuối cùng Trương Phi đã lợi dụng địa hình hiểm trở chia cắt quân của Cáp, đánh cho tan tác. Quân của Trương Cáp chỉ còn vài chục mạng tháo chạy thoát thân. Trận này Trương Phi đã lấy ít thắng nhiều, giúp cho Lưu Bị thôn tính toàn bộ đất Hán Trung.

Sau trận đánh, Phi mở tiệc ăn mừng. Ngà ngà say, ông lấy giáo làm bút, lấy vách đá thay giấy khắc bài "lập mã minh” 22 chữ theo kiểu chữ lệ: "Hán tướng quân Phi, suất tinh tốt vạn nhân, đại phá tặc thủ Trương Cáp vu Bát Mông, lập mã lặc minh” (Hán tướng quân Phi, dẫn tinh binh vạn người, đại phá trùm giặc Trương Cáp tại vùng Bát Mông, nay dừng ngựa tại minh) nhằm khích lệ tướng sĩ và làm nhục quân Tào.

Đời Minh, ở huyện Lưu Giang, tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc phát hiện chữ khắc trên vách đá Ma Nhai, chính là "lập mã minh”của Trương Phi. Về sau do núi lở minh văn bị huỷ hoại. Đời Quang Tự nhà Thanh (1881), tri huyện Kỳ Sơn, tỉnh Thiểm Tây Hồ Đạo Du theo thác bản mà mình cất giữ thuê người khắc lại trên vách đá núi Bát Mông. Đọc văn bia, ta thấy bay bướm mạnh mẽ, "đầu tằm, đuôi én”, cực kỳ tinh xảo, mang dấu ấn thời đại lúc đó, đồng thời thể hiện phong cách riêng của tác giả. Hiện thác bản được bảo tồn tại Viện bảo tàng Kỳ Sơn tỉnh Thiểm Tây. Người đời Nguyên Ngô Trấn có thơ Vịnh đền Trương Dực Đức” như sau:

Quan hầu phúng Tả thị, Xa kỵ cánh công thư.

Văn võ thú tuy biệt, cổ nhân thường hữu dư.

Hoành mao tư uyển lực, Do, Tượng khủng nan như.

Dịch ý:

Quan công thuộc lòng sách Xuân Thu (Tả Truyện),

Xa kỵ tướng quân càng giỏi về thư pháp.

Chí hướng của quan văn, võ tuy có khác nhau,

Người xưa đều có sở trường riêng.

Nhìn ông cầm cây mao lại nghĩ đến lực cổ tay khi cầm bút, Ngay cả Chung Do, Hoàng Tượng cũng khó sánh bằng. Năm 221, Trương Phi được phong hàm Xa kỵ tướng quân, nên cũng hay gọi là Trương Xa kỵ. Ý thơ Ngô Trấn ca tụng thành tựu thư pháp của Trương Phi: ngay cả 2 nhà thư pháp lớn đương thời (Chung Do nước Ngụy, Hoàng Tượng nước Ngô) cũng không sánh bằng. Năm 1985, khi đào đắp công trình thủy lợi ở Lãng Trung, người ta đã vớt được dưới lòng sông Trường Giang một tấm bia đá cao 1,56m x 1,12m x 0,21m. Theo ngành khảo cổ, đó chính là bút tích "lập mã minh” của Trương Phi. Tấm bia đó trước đây do chính Trương Phi đã làm thác bản (bản rập) mang về Lãng Trung rồi sai thợ khắc lại trên đá. Phát hiện khảo cổ này đã giải quyết triệt để một nghi án ngàn năm. Nét chữ như nước chảy mây trôi vẻ đẹp xuất thần khiến nhiều nhà thư pháp phải thán phục. Tấm bia được coi như báu vật hàng đầu của Hoàn Hầu Lãng Trung, được giữ trong chụp thủy tinh, không dễ gì tiếp cận, mãi đến giữa năm này mới được mang ra triển lãm trước công chúng.

3/ Danh họa kiêm nhà thơ Trong cuốn "Họa tủy nguyên thuyên” của Trác Nhĩ Xương đời Minh có ghi: "Trương Phi thích vẽ người đẹp, giỏi chữ thảo”. Trong cuốn "Lịch đại họa trưng lục” đời nhà Thanh cũng ghi: "Trương Phi, người Trác Châu, giỏi vẽ người đẹp”. Rất tiếc, tranh người đẹp cũng như chữ thảo của Trương Phi đều thất truyền, khiến chúng ta không còn cơ hội thường thức người đẹp dưới nét bút của vị hổ tướng.

Hiện nay người Trác Châu đều nói bức tranh "Nàng Nữ Oa vá trời” trên tường thành Trác Châu là do chính Trương Phi vẽ khi còn ở quê nhà. Bích hoạ "Vạn Phật các” gần nguyên quán Trương Phi cũng là di bút của ông. Người Trác Châu kể với du khách đầy vẻ tự hào: "Những điều trên đều là sự thật không thể chối cãi”.

Hồi nhỏ Trương Phi tính khí nóng nảy, mấy ông thầy làng không ai dạy nổi. Cậu của Phi giới thiệu một ông thầy tên Vương Dưỡng Niên đến dạy, ông thầy này vừa dạy văn vừa luyện võ, được Phi hết sức nể trọng. Mới 13 tuổi, Trương Phi đã tinh thông võ nghệ và thuộc làu sử sách, ông hận đời muốn quét sạch bọn ác để cứu lê dân. Thầy Vương muốn rèn giũa tính tình Phi, liền nghĩ ra cách dạy Phi hội họa và thư pháp. Phi vốn tư chất thông minh nên chỉ 3 năm sau, thư, hoạ đều tinh thông, nổi tiếng một vùng.

Trương Phi đã từng làm thơ. Sau khi đánh bại Trương Cáp, đi qua vùng núi Chân Đa, ông nổi thi hứng, viết bài "Du ký núi Chân Đa” theo thể "ca hành” thịnh hành thời Ngụy- Tấn:

Vương Phương Bình thái dược thử san,

Trọng Tử ca Ngọc Lư sơn gián.

Tuyết, trú túc phương hành.

Tạm dịch ý:

Vương Phương Bình hái thuốc núi non này,

Khe Ngọc Lư, Trọng Tử từng ca cùng núi mây.

Tuyết rơi, ta tá túc, rồi lại đi ngay.

Vương Phương Bình và Trọng Tử đều là ẩn sĩ đương thời. Bài ca thể hiện tính khoáng đạt và trọng kẻ sĩ của Hoàn hầu.

4/ Trương Phi còn là đấng mỹ nam

Tam Quốc Chí của Trần Thọ xưa nay nổi tiếng tiếc chữ như vàng, viết cực kỳ vắn tắt. Khi viết về Lưu Bị, ông mô tả: "dái tai gần chấm vai, hai tay dài quá đầu gối”; Quan Vũ là "mỹ nhiêm công” (ông râu đẹp). Còn đối với Trương Phi, không có nét bút mô tả nào. Như vậy, từ truyền thuyết dân gian đến ngòi bút của La Quán Trung, Trương Phi nghiễm nhiên có "bộ mặt đen” giống y chang Lý Quỳ trong truyện Thủy Hử. Ngày 18.11.2004, trên núi Trương Phi Doanh huyện Giàn Dương tỉnh Tứ Xuyên, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã phát hiện tượng đầu người khổng lồ, được xác định là tượng Trương Phi. Tượng cao 4,5m, bề ngang gần 3m, có cặp mắt to, dáng vẻ hiền từ, chỉ có hai hàng ria mép chứ chẳng có cọng râu nào. Viện Khảo cổ tỉnh Tứ Xuyên đã tiến hành đo đạc và giám định, xác định tượng đá được tạc vào đời nhà Đường (618-907), năm xưa Trương Phi từng đóng quân nơi đây, dân địa phương tạc tượng để tưởng nhớ ông. Nhà Đường cách thời Tam Quốc hơn 300 năm, nên có phần tin cậy được.

Dung mạo thực của Trương Phi không còn khảo cứu được, chỉ có thể suy đoán qua những dữ liệu gián tiếp.

Năm Chương Vũ thứ nhất (221), Lưu Bị xưng đế, nạp con gái lớn của Phi làm phi của thái tử Lưu Thiền. Lưu Thiền lên ngôi, con gái Phi tấn ngôi hoàng hậu. 15 năm sau, Trương hậu qua đời, hậu chúa Lưu Thiền lấy tiếp con gái thứ của Phi, trước phong làm quý nhân, sau cũng lập hoàng hậu. Sử gọi là Đại Trương hoàng hậu và Tiểu Trương hoàng hậu. Hậu chúa nổi tiếng hoang dâm háo sắc, nếu không có nhan sắc hơn người, ắt 2 chị em họ Trương khó lòng được phong hậu. Tục nói "con gái giống cha”, từ đó suy ra Trương Phi rất có thể là anh chàng đẹp trai!

Theo sách "Tam Quốc Chú”, của Bùi Tùng Chi đời Tấn, "Phi cao 8 thước”. Theo chế độ đo lường nhà Hán, 1 thước = 23,1 cm, như vậy Phi cao 1,85m, chiều cao đáng nể đủ để trở thành người đàn ông quyến rũ theo tiêu chuẩn hiện đại. Trương Phi là đồng hương với Lưu Bị xuất thân đồ tể, có biệt hiệu "Trương nhất đao”, nghĩa là chọc tiết heo không cần đến nhát dao thứ 2. Từ đó dân gian suy tôn ông là tổ sư ngành giết mổ, cũng như Lưu Bị là tổ sư ngành đan lát, Quan công là tổ sư ngành khuân vác (!). Hình ảnh Trương Phi gần gũi với dân chúng, khác hẳn Quan Vũ được vua chúa lịch phong tới "Quan Thánh đại đế”, là ngẫu tượng để thiên hạ quỳ lạy. Trong lịch sử Trung Hoa, không thiếu những võ tướng am hiểu văn chương như Nhạc Phi, Trương Tuần, Phạm Trọng Yểm… nhưng Trương Phi là người sớm đạt thành tựu cao nhất, thật đáng trân trọng. Rời khỏi Lãng Trung, tôi nhớ ngôi thành cổ kính sương mù bao phủ quanh năm, càng nhớ vị nho tướng Trương Hoàn Hầu, thương tiếc cho ông bất đắc kỳ tử do "kính trọng kẻ sĩ nhưng không thương sĩ tốt, hay đánh kiện nhi” (lời bình của Trần Thọ).

 
Trước
Đầu trang
Sau
Bình luận
  10 Mãnh tướng giỏi thời Tam Quốc
  20 Mỹ Nhân Đẹp Nhất Trung Hoa Cổ Đại
  7 cách nhìn người của Gia Cát Khổng Minh
  Ai bắt Điêu Thuyền 'đẻ' trước 1.000 năm?
  Ai mới là Thục Hán đệ nhất quân sư, tài vượt Khổng Minh?
  Ai mới là đạo diễn vụ Tào Tháo đòi cướp vợ Chu Du?
  Ai đứng đầu Ngũ hổ tướng trong Tam Quốc diễn nghĩa?
  Ba lần đến lều tranh
  Bất ngờ với câu phán của Tào Tháo sau chiến bại Xích Bích
  Bí ẩn mộ phần danh tướng thời Tam Quốc
  Bí ẩn những lời “sấm truyền” của Gia Cát Lượng
  Bí ẩn phong thủy quanh cái chết của Gia Cát Lượng
  Các anh hùng của Triều đình nhà Ngô
  Các truyền thuyết về nàng Sái Văn Cơ
  Câu chuyện luân hồi: Hồi ức “rượu ấm trảm Hoa Hùng”
  Các nhân vật Tam Quốc dưới nét vẽ của hậu thế
  Chân dung một số anh hùng thời Tam Quốc
  Chân Thị
  Chỉ ở phương diện sắc và tình, người ta mới thấy một con người hoàn toàn khác với sử sách lẫn tiểu thuyết của Lưu Bị.
  Chu Du
  Chuyện hoàng đế hoạn quan duy nhất Trung Quốc
  Chuyện đời tư ít người biết của gian hùng Lưu Bị
  Con cháu Quan Công, Mã Siêu
  Cuộc đời của Mã Siêu
  Cuộc Đời Của Triệu Vân/ Triệu Tử Long
  Cuộc đời nhà tiên tri nổi tiếng nhất Trung Hoa Gia Cát Lượng
  Cuộc đời Trương Phi
  Danh sách nhân vật hư cấu trong Tam quốc diễn nghĩa
  Dương Hựu
  Gia Cát Lượng
  Giải mã 7 cách chọn người của Gia Cát Lượng
  Giải mã chiến lược thông minh nhất cuộc đời Tào Tháo
  Giải mã những lời “sấm truyền” của Khổng Minh Gia Cát Lượng
  Giải mật câu nói của Tào Tháo khiến Lưu Bị buông bát, rơi đũa
  Giải mật câu nói gây tranh cãi suốt 2.000 năm của Lưu Bị
  Gian hùng cũng có tri ân!
  Hé lộ nguồn gốc thực sự của gia tộc Tào Tháo
  Hoàng Cái
  Hoàng Nguyệt Anh
  Hoàng Phủ Tung
  Hoàng Trung
  Hứa Chử
  Kế giữ nước khôn ngoan của con trai Lưu Bị
  Kết cục bi thảm của danh tướng kế thừa Khổng Minh
  Khám phá lăng mộ Tào Tháo
  Khổng Minh có biết Lưu Bị không tin mình?
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 001
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 002
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 003
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 004
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 005
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 006
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 007
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 008
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 009
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 010
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 011
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 012
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 013
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 014
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 015
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 016
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 017
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 018
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 019
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 020
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 021
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 022
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 023
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 024
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 025
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 026
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 027
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 028
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 029
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 030
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 031
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 032
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 033
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 034
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 035
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 036
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 037
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 038
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 039
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 040
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 041
  Khổng Minh vì sao trọng dụng Trương Phi mà xa rời Quan Vũ?
  Kỳ nhân 17 tuổi khiến Tào Tháo sợ hơn Lưu Bị, Tôn Quyền là ai?
  Lã Bố
  Lã Bố - Võ tướng số 1 của thời Tam Quốc
  Lã Mông
  Lăng mộ Tào Tháo, ba thực bảy hư
  Lữ Bố: Gia nô 3 họ hay là Tam Quốc chiến thần?
  LUẬN ANH HÙNG TÀO THÁO - 1 - Làm năng thần hay gian hùng
  LUẬN ANH HÙNG TÀO THÁO - 2 - Thiên tài và xuẩn tài
  LUẬN ANH HÙNG TÀO THÁO - 3 - Khoan dung và báo thù
  LUẬN ANH HÙNG TÀO THÁO - 4 - Mấy bản án mưu sát
  LUẬN ANH HÙNG TÀO THÁO - 5 - Vô tình chưa hẳn là hào kiệt thực
  LUẬN ANH HÙNG TÀO THÁO - 6 - Gian hùng đáng yêu
  Luận bàn Tam Quốc - Mao Tôn Cương
  Luận bàn về Khổng Minh
  Luận về nhân vật Quan Công của truyện Tam Quốc Chí
  Lực lượng tinh nhuệ giúp Tào Ngụy đuổi Lưu Bị, phá Mã Siêu
  Lưu Bị
  Lưu Bị ham sống sợ chết như thế nào?
  Lưu Phong
  Lưu Thiện
  Lý giải mới về nguyên nhân cái chết của Lã Bố
  Lý Nghiêm
  Mã Siêu
  Mê gái, cha con Tào Tháo tranh đoạt mỹ nhân
  Mộ phần các anh hùng Tam Quốc bây giờ ra sao?
  Mối quan hệ thực giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng
  Một số ý kiến sau khi xem 'Tam quốc chí - Đâu là sự thật?'
  Mỹ nhân Điêu Thuyền rốt cuộc là ai?
  Năm sinh & Năm mất của một số nhân vật thời kỳ Tam Quốc
  Nàng dâu tuyệt sắc của Tào Tháo và số phận bi thảm
  Nghệ thuật quản lý của người xưa nhìn từ Tam Quốc Diễn Nghĩa
  Nghệ thuật xây dựng Cốt truyện của Tam Quốc chí diễn nghĩa
  Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật của Tam Quốc chí diễn nghĩa
  Ngũ Hổ Tướng
  Người thuyết phục được Tôn Quyền chống Tào là Lỗ Túc, chẳng phải Gia Cát Lượng
  Người tình bí mật của Quan Công
  Người tình của Quan Vũ là ai?
  Người đàn bà khiến Tào Tháo say mê, day dứt đến lúc chết
  Ngụy Diên (Ngụy Văn Trường)
  Ngụy Diên có thực là kẻ phản chủ?
  Nguyên nhân con trai Lưu Bị giả làm kẻ ngốc nghếch
  Nhân vật đứng sau chiến lược thông minh nhất của Tào Tháo là ai?
  Những con ngựa nổi tiếng trong sử sách Trung Quốc
  Những người khiến Tào Tháo phải rơi lệ
  Những phát hiện khoa học kỳ lạ về Khổng Minh
  Những quân sư tài ba của thời kỳ Tam Quốc
  Những điều "bá đạo" được rút ra từ Tam Quốc Chí
  Nỗi oan dậy đất của Chu Du trước Gia Cát Lượng
  Ôn tửu trảm Hoa Hùng có thật là công lao Quan Vũ?
  Ông già Lưu Bị có gì khiến Tôn Quyền chịu gả em gái mỹ nhân?
  Phiếm luận về Tào Tháo
  Quách hậu
  Quái chiêu phòng the của các hoàng đế
  Quan Vũ
  Quan Vũ 2
  Quan Vũ chưa từng được cầm Thanh Long Yển Nguyệt đao?
  Quan Vũ rời Tào – Làm sao chinh phục được người tài?
  QUÁCH GIA - 1 - Một mưu lược gia không bao giờ tính toán sai
  QUÁCH GIA - 2 - Hiến kế quét Trung Nguyên
  QUÁCH GIA - 3 - Bàn về mười điều thắng.
  QUÁCH GIA - 4 - Dự đoán về Tôn Sách
  QUÁCH GIA - 5 - Dùng trí đánh bại họ Viên
  QUÁCH GIA - 6 - Tuổi trẻ chết sớm
  Rùng mình chuyện kiểm tra trinh tiết mỹ nữ
  Sắp khai quật mộ Lưu Bị
  Sở hữu Ngọa Long - Phượng Sồ, sao Lưu Bị vẫn tuột tay thiên hạ?
  Sự thật khôi hài về chuyện kết nghĩa vườn đào trong Tam quốc
  Sự thật lịch sử về thời Tam Quốc!
  Sự thực về võ công của Ngụy Vương Tào Tháo
  Tam Quốc chí diễn nghĩa được dịch sang tiếng Việt như thế nào?
  Tam Quốc Diễn Nghĩa
  Tam Quốc mưu thần: Quách Gia tài cao vượt Gia Cát Lượng?
  Tào Ngụy đệ nhất danh tướng khiến Tôn Quyền khóc hận là ai?
  Tào Tháo
  Tào Tháo - 01. Làm năng thần hay gian hùng
  Tào Tháo - 02. Thiên tài và xuẩn tài
  Tào Tháo - 03. Khoan dung và báo thù
  Tào Tháo - 04. Mấy bản án mưu sát
  Tào Tháo - 05. Vô tình chưa hẳn là hào kiệt thực
  Tào Tháo - 06. Gian hùng đáng yêu
  Tào Tháo - Người đầu tiên chú giải 'Binh pháp Tôn Tử'
  Tào Tháo bị cắt đầu sau khi chôn!
  Tào Tháo thèm kỹ nữ
  Tào Tháo: 'Cả đời gian trá, khi chết mới lộ chân tướng'?
  Tào Tháo: 'Diêm Vương sống cùng Bồ Tát'
  Tào Tháo: Chớp thời cơ nên vớ bẫm
  Tào Tháo: Dùng kế 'đểu' để cướp cô dâu trong ngày cưới
  Tên tiếng Anh của các nhân vật & địa danh thời Tam Quốc
  Thanh Long Yển Nguyệt Đao
  Thông tin thêm về tứ đại mỹ nhân Trung Quốc
  Thuật dùng người của Gia Cát Lượng
  Thuật phòng the lạ lùng của Tào Tháo
  Tính cách và bi kịch của Ngụy Diên
  Tôn Quyền là hung thủ giấu mặt vụ ám sát Tiểu Bá Vương Tôn Sách?
  Tôn Thượng Hương
  Top 10 mỹ nhân trong Tam Quốc Diễn Nghĩa
  Trận Di Lăng
  Trang phục nhà binh thời Tam Quốc
  Tranh cãi nảy lửa quanh mộ Tào Tháo
  Trận chiến Quan Độ
  Trận lửa thiêu Xích Bích
  Trận Xích Bích
  Triệu Vân
  Trương phi
  Trương Phi vị mãnh tướng đa tài
  Trương Xuân Hoa
  Truyền nhân Khổng Minh, Chu Du
  Tư Mã Viêm
  Tư Mã Ý & Gia Cát Lượng
  Tư Mã Ý chiếm ngôi Ngụy
  Vì sao Gia Cát Lượng chỉ chọn Lưu Bị mà không phải Tào Tháo?
  Vì sao mộng nhất thống Trung Nguyên của Tào Tháo thất bại?
  Vì sao mỹ nhân xưa thường mang gối khi ngoại tình?
  Vì sao Triệu Vân bị dìm trên quan trường Thục Hán?
  Viên Thiệu vô dũng hay Tào Tháo quá túc mưu?
  Viên Thuật
  Vũ Tài Lục - 00. Nói chuyện Tam Quốc
  Vũ Tài Lục - 01. Những việc đi trước Tam Quốc
  Vũ Tài Lục - 02. Những giai đoạn chủ yếu của Tam Quốc
  Vũ Tài Lục - 03. Mầm loạn
  Vũ Tài Lục - 04. Phần tử trí thức
  Vũ Tài Lục - 05. Quá trình tiêu, trưởng của các lực lượng
  Vũ Tài Lục - 06. Chiến tranh Viên Tào
  Vũ Tài Lục - 07. Trận Xích Bích
  Vũ Tài Lục - 08. Cục diện chính trị Ích Châu và Kinh Châu
  Vũ Tài Lục - 09. Luận về Tào Tháo
  Vũ Tài Lục - 10. Luận về Gia Cát Lượng
  Vũ Tài Lục - 11. Tào Thực
  Vũ Tài Lục - 12. Tư Mã Ý chiếm ngôi Ngụy
  Vũ Tài Lục - 13. Khương Duy, Đặng Ngải và Chung Hội
  Vũ Tài Lục - 14. Tiều Chu và phần tử trí thức cuối Tam Quốc
  Vũ Tài Lục - 15. Tổng luận
  Xét người
  Đại Kiều & Tiểu Kiều
  Đệ nhất danh tác: Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa
  Đệ nhất mỹ nhân Trung Hoa chết thế nào?
  Đi tìm hậu duệ Ngụy, Thục, Ngô
  Đi Tìm Khổng Minh Thật Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa
  Điêu Thuyền
  Điêu Thuyền - Nghi án và truyền thuyết
  Điêu Thuyền là giai nhân không có thật?
  Đọc hiểu đoạn trích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng
  Đội đặc vụ tàn ác của Tào Tháo
 
BÌNH LUẬN BÀI NÀY
 
  Tên người bình luận ( * )
  Email
  Tiêu đề bình luận ( * )
Nội dung bình luận chi tiết ( * )    
 
 
Gửi đi
 
Soạn lại