Tam Quốc Diễn Nghĩa » Cuộc đời Trương Phi
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
T. Đình Thục Hán
Đại chiến Xích Bích
Quan Vũ
Quan Vũ
Mã Siêu
Hoàng Trung
Chu Du
Mã Tốc
Lưu Bị
Quan Vũ
Trương Phi
Lã Bố
Khương Duy
Bàng Thống
Cam Ninh
Cam Ninh
Chu Du
Chu Du
Đại Kiều
Đặng Ngải
Đặng Ngải
Điển Vi
Điêu Thuyền
Điêu Thuyền
Đổng Trác
Gia Cát Lượng
Gia Cát Lượng
Hạ Hầu Đôn
Hạ Hầu Đôn
Hạ Hầu Uyên
Hoàng Trung
Hoàng Trung
Hứa Chử
Khương Duy
Khương Duy
Lã Bố
Lã Bố
Lã Mông
Lã Mông
Lăng Thống
Lục Tốn
Lục Tốn
Lưu Bị
Lưu Bị
Lưu Tôn
Mã Đại
Mã Siêu
Mã Siêu
Mạnh Hoạch
Ngụy Diên
Pháp Chính
Quách Gia
Quan Bình
Quan Hưng
Quan Vũ
Quan Vũ
Tào Hồng
Tào Nhân
Tào Phi
Tào Tháo
Tào Tháo
Thái Sử Từ
Tiểu Kiều
Tôn Càn
Tôn Kiên
Tôn Quyền
Tôn Quyền
Tôn Sách
Tôn Sách
Tôn Thượng Hương
Tôn Thượng Hương
Triệu Vân
Triệu Vân
Trình Dục
Trương Bào
Trương Cáp
Trương Cáp
Trương Chiêu
Trương Liêu
Trương Liêu
Trương Phi
Trương Phi
Từ Hoảng
Từ Hoảng
Tư Mã Sư
Tư Mã Viêm
Tư Mã Viêm
Tư Mã Ý
Tư Mã Ý
Từ Thứ
Tuân Úc
Tuân Úc
Viên Thiệu
Vu Cấm
Trương Phi (chữ Hán: 張飛; 163 - 221) là danh tướng nhà Thục Hán thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Trương Phi tự là Ích Đức, hay thường được gọi là Dực Đức[2], người Trác Quận (nay là Trác Châu, địa cấp thị Bảo Định, tỉnh Hà Bắc)[1].

Ông sinh trưởng trong một gia đình nghèo, làm nghề bán rượu, thân hình to lớn, dung mạo oai phong, được học hành cả võ nghệ lẫn sách vở. Trương Phi viết chữ rất đẹp và là một họa sĩ, ông có sở trường vẽ tranh mỹ nhân[3].

Khi còn trẻ, Trương Phi đã gặp gỡ và kết giao với Lưu Bị và Quan Vũ. Ba người rất thân thiết với nhau, coi nhau như anh em một nhà.

Năm 184, Lưu Bị khởi binh giúp nhà Hán chống quân khởi nghĩa Khăn Vàng, Trương Phi và Quan Vũ theo giúp sức. Nhờ lập công, Lưu Bị được phong làm Huyện úy An Hỷ. Được một thời gian, Lưu Bị bỏ chức Huyện úy vì đánh viên Đốc bưu của triều đình đến hạch sách, Trương Phi theo đi.

Tam Quốc diễn nghĩa kể rằng người đánh viên Đốc bưu là Trương Phi khi ông nóng giận, nhưng trong thực tế chính Lưu Bị làm việc này rồi bỏ ấn từ quan[4].

Trương Phi theo phò tá Lưu Bị đến huyện Hạ Mật[5] làm Huyện thừa (Phó huyện trưởng) theo sự tiến cử của Vô Kỳ Nghị, rồi huyện úy Cao Đường[6].

Ít lâu sau, anh em Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi giao tranh với quân cướp địa phương bị bại trận, bèn bỏ huyện Cao Đường đến nương nhờ sứ quân Công Tôn Toản ở U châu. Sau đó Trương Phi lại theo Lưu Bị đến Thanh châu giúp Điền Khải chống Viên Thiệu, đóng quân ở Bình Nguyên.

Lưu Bị được phong làm tướng quốc Bình Nguyên, bèn phong cho Trương Phi làm Biệt bộ tư mã, thống lĩnh quân đội.

Năm 193, ông lại theo Lưu Bị đi cứu Đào Khiêm ở Từ châu bị Tào Tháo vây đánh, giúp Đào Khiêm giữ được thành Đan Dương. Không lâu sau khi quân Tào rút đi (để về chiếm lại Duyện châu từ tay Lã Bố), Đào Khiêm qua đời, trước khi mất tiến cử Lưu Bị làm Châu mục Từ châu.

Năm 195, Lã Bố thất bại trong cuộc giao tranh với Tào Tháo ở Duyện châu, đến nương nhờ Lưu Bị. Quân phiệt Viên Thuật ở Thọ Xuân (Dương châu) tấn công Lưu Bị để tranh đoạt Từ châu. Lưu Bị mang quân đi Vu Thai kháng cự Viên Thuật, sai Trương Phi giữ thành Hạ Bì (thủ phủ Từ châu). Trương Phi bất hòa với viên tướng cũ của Đào Khiêm là Tào Báo, bèn giết chết Tào Báo.

Viên Thuật viết thư cho Lã Bố đề nghị đánh úp Từ châu, đổi lại Thuật sẽ giúp lương. Lã Bố nhận lời, nhân lúc Hạ Bì hỗn loạn do cái chết của Tào Báo, bèn mang quân đến đánh úp Hạ Bì. Viên Trung lang tướng Hứa Đam trong thành Hạ Bì phản lại Trương Phi, mở cửa đón Lã Bố. Trương Phi không chống nổi quân Lã Bố, mang thủ hạ bỏ chạy, không kịp mang theo gia quyến Lưu Bị[7].

Trương Phi chạy đến chỗ Lưu Bị ở Hoài Âm. Do tình thế bức bách, lực lượng yếu không kháng cự được Viên Thuật và Lã Bố, ba anh em Lưu Bị phải quay về Từ châu hàng Lã Bố. Lã Bố tiến cử Lưu Bị làm Dự châu mục, sang đóng ở thành Tiểu Bái gần đó.

Anh em Lưu Bị phát triển thế lực ở Tiểu Bái khiến Lã Bố lo ngại. Lã Bố bèn mang quân tới đánh. Anh em Lưu Bị thua chạy, đến nương nhờ Tào Tháo. Năm 198, Tào Tháo liên hợp với Lưu Bị khởi đại binh đánh Từ châu, hạ thành Hạ Bì, giết chết Lã Bố. Sau đó ông theo Lưu Bị về Hứa Xương, được Tào Tháo phong làm Trung lang tướng.

Năm 199, ông theo Lưu Bị rời Hứa Xương tới Từ châu, ly khai Tào Tháo. Tào Tháo mang quân đánh Từ châu. Ba anh em Trương Phi xung trận thất bại, bị lạc mỗi người một nơi: Lưu Bị chạy sang Hà Bắc theo Viên Thiệu, Quan Vũ phải hàng Tào, còn Trương Phi cầm một cánh quân chạy tới tận Cổ Thành thuộc huyện Chân Dương, quận Nhữ Nam[8]. Tại đây Trương Phi gặp tướng quân Khăn Vàng là Lưu Tiết, bèn hợp quân với nhau làm một cùng nương tựa[9].

Năm 200, Lưu Bị cùng Triệu Vân rời khỏi chỗ Viên Thiệu về Cổ Thành, Nhữ Nam hội với Trương Phi và Lưu Tiết; Quan Vũ cũng đến hội[10]. Cuối năm đó, do giao tranh với Tào Tháo bất lợi, Trương Phi theo Lưu Bị chạy về Kinh châu nương nhờ Lưu Biểu. Ông cùng Lưu Bị đóng đồn ở Tân Dã thuộc quận Nam Dương.

Năm 208, Tào Tháo sau khi tiêu diệt họ Viên làm chủ miền bắc, phát đại quân tấn công Kinh châu. Con Lưu Biểu (mới mất) là Lưu Tông đầu hàng. Lưu Bị không chống nổi Tào Tháo, mang dân vượt sông. Tào Tháo mang quân thiết kỵ truy kích, đuổi kịp Lưu Bị ở Đương Dương Tràng Bản[11].

Lưu Bị không kịp chống đỡ, bỏ cả gia quyến chạy, quân bị thua tan tác. Trương Phi theo lệnh Lưu Bị mang 20 kỵ binh đi chặn hậu, ngăn cản quân Tào. Ông đợi Lưu Bị cùng những người đi kịp sang sông rồi đứng lên chặn ở đầu cầu Tràng Bản.

Quân Tào truy kích đuổi đến nơi. Một mình Trương Phi hùng dũng đứng trên cầu cầm xà mâu, không ai trong quân Tào dám tiến lên giao phong[12]. Nhờ đó Lưu Bị cùng các thủ hạ chạy thoát.

Sau trận Xích Bích, Trương Phi giúp Lưu Bị chinh chiến giành quyền kiểm soát phần lớn Kinh châu. Lưu Bị cắt mấy huyện thuộc Nam quận ra thành lập quận Nghi Đô, phong Trương Phi làm Chinh lỗ tướng quân, Thái thú Nghi Đô[13].

Năm 211, Lưu Bị mang quân vào đánh Ích châu của Lưu Chương. Trương Phi cùng Quan Vũ, Triệu Vân và Gia Cát Lượng trấn giữ Kinh châu.

Tôn Quyền nghe tin Lưu Bị đi vắng, bèn phái một đội thuyền đến Kinh châu đón em gái (vợ mới của Lưu Bị) về. Tôn phu nhân muốn mang theo con Lưu Bị là Lưu Thiện lúc đó mới 7 tuổi, về theo. Trương Phi và Triệu Vân nghe tin, vội mang quân ra chặn sông, khuyên Tôn phu nhân ở lại nhưng Tôn phu nhân không nghe. Hai tướng đành để Tôn phu nhân đi, nhưng buộc phu nhân để lại A Đẩu.

Năm 214, do giao tranh tại Ích châu chưa giành được thắng lợi, Lưu Bị triệu tập thêm các tướng ở Kinh châu tham chiến. Trương Phi cùng Triệu Vân và Gia Cát Lượng mang quân vào Tây Xuyên trợ chiến, để Quan Vũ ở lại trấn thủ Kinh châu.

Tam Quốc diễn nghĩa kể rằng lúc đó Gia Cát Lượng thống lĩnh Trương Phi và Triệu Vân mang cánh quân vào Tây Xuyên. Các sử gia đính chính rằng: thực tế là Trương Phi và Triệu Vân theo lệnh của Lưu Bị mang theo Gia Cát Lượng cùng đi, vì lúc đó chức vụ của Trương Phi (Chinh lỗ tướng quân) cao nhất, sau đó đến Triệu Vân (Nha môn tướng quân), rồi mới đến Gia Cát Lượng (Quân sư trung lang tướng, chức "trung lang tướng” còn kém "tướng quân” một cấp)[14]. Các sử gia còn bàn rộng hơn rằng, lúc đó Trương Phi ngoài chức tướng quân, ông còn có tước đình hầu, như vậy đã có thể xưng "Cô” như Tào Tháo và Tôn Quyền[13].

Cánh quân của Trương Phi, Triệu Vân và Khổng Minh rầm rộ tiến vào bình định các quận huyện. Trương Phi đánh Ba quận, Gia Cát Lượng đánh Ba Đông, Triệu Vân đánh Giang Dương và quận Kiện Vi. Trương Phi đụng thái thú Ba quận là Nghiêm Nhan. Nghiêm Nhan trí dũng song toàn, dựa vào thành trì ở vùng núi hiểm trở nên không quy phục. Trương Phi dùng mưu kế đánh bại và bắt sống Nghiêm Nhan. Trước sự khẳng khái của Nghiêm Nhan, ông cởi trói, trọng đãi Nghiêm Nhan, dụ được Nghiêm Nhan đầu hàng[15].

Tam Quốc diễn nghĩa mô tả trận này Trương Phi dùng kế lừa Nghiêm Nhan đi ra khỏi thành để vây bắt Nghiêm Nhan

Sau đó Trương Phi cùng Gia Cát Lượng đi theo đường phía bắc, còn Triệu Vân cầm cánh quân đi theo đường phía nam, cùng hội ở Lạc Thành. Các sử gia xác định ông đi theo lối Bồi Giang lên phía tây bắc qua Hợp Xuyên, Toại Ninh, Tam Đài. Ông được Nghiêm Nhan hỗ trợ dụ hàng các vùng Ba Tây, Đức Dương. Lưu Chương sai lão tướng Trương Duệ mang quân ra kháng cự, bị Trương Phi đánh tan[16]. Trương Duệ mang tàn quân chạy về Thành Đô. Trương Phi chuyển qua hướng tây để hợp binh với Lưu Bị và Triệu Vân đánh Lạc Thành rồi tấn công vào Thành Đô.

Lưu Chương đầu hàng. Lưu Bị chiếm được Tây Xuyên, bổ nhiệm Trương Phi làm Thái thú Ba Tây.

Năm 215, Tào Tháo đánh bại Trương Lỗ, chiếm cứ Hán Trung rồi để lại Hạ Hầu Uyên và Trương Cáp trấn giữ. Trương Cáp mang quân xuống phía nam tiến vào Ba Tây để bắt dân mang về. Trương Phi mang quân ra kháng cự. Hai bên gặp nhau ở Đãng Cừ, Mông Đầu, cầm cự 50 ngày không phân thắng bại. Trương Phi tự mình mang hơn 1 vạn quân ra đường khác chặn đánh Trương Cáp. Trương Cáp gặp đường núi khó di chuyển nên bị Trương Phi đánh bại, phải bỏ ngựa dẫn tàn quân men theo đường nhỏ dốc đứng trốn thoát về Nam Trịnh[17].

Tam Quốc diễn nghĩa mô tả trận này Trương Phi sai người tung tin ông say rượu trong trướng, để hình người nộm để dụ Trương Cáp vào cướp trại rồi đổ phục binh đánh bại Trương Cáp

Trương Phi thắng trận, cho dựng một tấm bia trên sườn núi Đãng Cừ, tự tay viết văn bia, lời lẽ rất hùng tráng[18]:

"Tướng quân nhà Hán là Phi, suất lãnh một vạn tinh binh đại phá đầu sỏ của giặc là Trương Cáp ở Đãng Cừ, dừng ngựa dựng bia"

Năm 219, Lưu Bị chiếm được Hán Trung, tự xưng là Hán Trung vương, bổ nhiệm Trương Phi là Hữu tướng quân.

Cùng năm 219, anh kết nghĩa của Trương Phi là Quan Vũ bị liên minh Ngô-Ngụy giáp binh đánh bại và bị giết.

Năm 221, Lưu Bị lên ngôi hoàng đế, Trương Phi được phong làm Xa kị tướng quân kiêm Tư Lệ hiệu úy, Tây Hương hầu. Lưu Bị khởi binh đi đánh Đông Ngô báo thù cho Quan Vũ, sai Trương Phi cầm quân bản bộ xuất phát từ Lãng Trung đến Giang châu hội binh với Lưu Bị.

Khi đang chuẩn bị tấn công Đông Ngô, Trương Phi bị 2 tuỳ tướng của mình là Trương Đạt và Phạm Cương sát hại[1]. Trương Đạt và Phạm Cương sau đó trốn sang Đông Ngô.

Tam Quốc diễn nghĩa kể rằng Trương Phi bắt hai tướng Trương Đạt và Phạm Cương phải gấp rút may đủ áo giáp trắng để tang Quan Vũ trong thời gian ngắn và đánh đập họ khi họ kêu khó hoàn thành nhiệm vụ.

Lưu Bị truy tặng thụy hiệu cho Trương Phi là Hoàn hầu.

Vợ

Trương Phi lấy Hạ Hầu thị, cháu gọi Hạ Hầu Uyên bằng bác, em họ của Hạ Hầu Bá. Cha mẹ Hạ Hầu thị mất sớm, được Hạ Hầu Uyên nuôi dưỡng và coi như con gái[19]. Năm Kiến An thứ 5 (200), khi khoảng 13-14 tuổi, Hạ Hầu thị ra ngoài kiếm củi thì bị quân của Trương Phi bắt được[19]. Họ có 2 con trai và 2 con gái.

Con cái

Trương Bào, mất sớm[1]. Tam Quốc diễn nghĩa kể Trương Bào là một viên tướng nối nghiệp cha, theo Lưu Bị đi đánh Đông Ngô rồi lại theo Gia Cát Lượng bình định Nam Trung và đánh Tào Ngụy.

Trương Thiệu. Làm quan tới thị trung thượng thư bộc xạ[1].

Kính Ai hoàng hậu Trương thị (?-237). Lấy thái tử Lưu Thiện vào năm Chương Vũ thứ 1 (221), tới năm Kiến Hưng thứ 1 (223) được lập làm Kính Ai hoàng hậu của Thục Hán. Mất năm Kiến Hưng thứ 15 (237)[20].

Trương hoàng hậu, vợ Lưu Thiện. Nhập cung làm quý nhân sau khi Kính Ai hoàng hậu mất. Tháng 1 năm Diên Hi thứ 1 (238) được lập làm hoàng hậu. Sau khi Thục Hán diệt vong năm 263 thì theo Lưu Thiện tới Lạc Dương[20].

Cháu

Trương Tuân, con Trương Bào, làm quan tới thượng thư. Từng theo Gia Cát Chiêm tới phòng thủ tại Miên Trúc, cùng Đặng Ngải giao chiến và chết tại trận[1].

Trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Trương Phi được mô tả "cao tám thước, đầu báo, mắt tròn, râu hùm, hàm én". Trương Phi đã cùng với Lưu Bị và Quan Vũ kết bái làm huynh đệ trong vườn đào. Ông là em út trong ba người. Ông được Chiêu liệt hoàng đế tức Lưu Bị phong làm một trong ngũ hổ đại tướng.

Ông là một người rất khẳng khái, bộc trực và rất nóng nảy. Ông đã đóng góp rất nhiều cho sự ra đời của nước Thục. Ông nổi tiếng với võ nghệ siêu phàm cùng với sự dũng cảm coi thường cái chết. Ông thật sự là nỗi khiếp đảm của quân thù. Như trận đánh cầu Trường Bản, ông đã quát mấy tiếng khiến Tào Tháo hoảng sợ mà lui quân. Khi ấy ông chỉ có vài mươi kị sĩ còn Tào Tháo có trăm vạn hùng binh. Trong trận ấy, viên quan theo hầu Tào Tháo là Hạ Hầu Kiệt đã hoảng sợ đến mức vỡ mật mà chết.

Ngoài ra, ông là một trong 2 tướng đã từng đơn độc giao chiến với Lã Bố mà chưa bị thua chạy hoặc bị giết (người còn lại là Hứa Chử). Trong trận Hổ Lao, để cứu Công Tôn Toản, ông đã đấu với Lã Bố hơn 50 hiệp bất phân thắng bại trước khi Quan Vũ và Lưu Bị ra trợ chiến. Tổng cộng ông đã đấu với Lã Bố 2 trận, tất cả gần 150 hiệp và đều bất phân thắng bại (trong khi Hứa Chử chỉ giao chiến với Lã Bố được 20 hiệp bất phân thắng bại trước khi Tào Tháo sai 5 tướng khác ra trợ chiến)

Cũng chính vì tính nóng nảy của mình mà ông đã chuốc họa sát thân. Do nôn nóng báo thù cho anh là Quan Vũ bị quân Đông Ngô hại nên ông thường đánh đập quân sĩ. Trong đó có hai tên hạ quan dưới trướng là Trương Đạt và Phạm Cương, họ âm thầm sát hại ông vì lo sợ bị ông chém đầu vì không hoàn thành quân lệnh ông giao là phải lo quân trang cờ xí màu trắng cho toàn quân của ông mặc để tang anh là Quan Vũ trong cuộc tấn công báo thù quân Đông Ngô. Đêm đó ông say rượu ngủ và bị đâm chết.

Chú thích:

1^ a b c d e f g Tam quốc chí - quyển 36: Thục thư 6: Trương Phi

2^ Trịnh Phúc Điền, Khả Vĩnh Quyết, Dương Hiệu Xuân, sách đã dẫn, tr 617

3^ Lê Đông Phương, sách đã dẫn, tr 94, 194

4^ Lê Đông Phương, sách đã dẫn, tr 94

5^ Phía đông huyện Xương Ấp, Sơn Đông

6^ Phía tây nam Võ Thành

7^ Trịnh Phúc Điền, Khả Vĩnh Quyết, Dương Hiệu Xuân, sách đã dẫn, tr 618

8^ Ở vùng Chính Dương, Hà Nam, Trung Quốc

9^ Lê Đông Phương, sách đã dẫn, tr 103

10^ Lê Đông Phương, sách đã dẫn, tr 107

11^ Nay là phía bắc huyện Đương Dương, Hồ Bắc

12^ Trịnh Phúc Điền, Khả Vĩnh Quyết, Dương Hiệu Xuân, sách đã dẫn, tr 619

13^ a b Lê Đông Phương, sách đã dẫn, tr 249

14^ Lê Đông Phương, sách đã dẫn, tr 248-249

15^ Trịnh Phúc Điền, Khả Vĩnh Quyết, Dương Hiệu Xuân, sách đã dẫn, tr 620

16^ Trần Văn Đức, sách đã dẫn, tr 253

17^ Trịnh Phúc Điền, Khả Vĩnh Quyết, Dương Hiệu Xuân, sách đã dẫn, tr 621

18^ Lê Đông Phương, sách đã dẫn, tr 264

19^ a b Tam quốc chí - quyển 9: Ngụy thư - Hạ Hầu Uyên (dẫn Ngụy lược)

20^ a b Tam quốc chí - quyển 34: Thục thư 4 - Nhị chủ phi tử truyện

21^ Trịnh Phúc Điền, Khả Vĩnh Quyết, Dương Hiệu Xuân, sách đã dẫn, tr 614

 
Trước
Đầu trang
Sau
Bình luận
  10 Mãnh tướng giỏi thời Tam Quốc
  20 Mỹ Nhân Đẹp Nhất Trung Hoa Cổ Đại
  7 cách nhìn người của Gia Cát Khổng Minh
  Ai bắt Điêu Thuyền 'đẻ' trước 1.000 năm?
  Ai mới là Thục Hán đệ nhất quân sư, tài vượt Khổng Minh?
  Ai mới là đạo diễn vụ Tào Tháo đòi cướp vợ Chu Du?
  Ai đứng đầu Ngũ hổ tướng trong Tam Quốc diễn nghĩa?
  Ba lần đến lều tranh
  Bất ngờ với câu phán của Tào Tháo sau chiến bại Xích Bích
  Bí ẩn mộ phần danh tướng thời Tam Quốc
  Bí ẩn những lời “sấm truyền” của Gia Cát Lượng
  Bí ẩn phong thủy quanh cái chết của Gia Cát Lượng
  Các anh hùng của Triều đình nhà Ngô
  Các truyền thuyết về nàng Sái Văn Cơ
  Câu chuyện luân hồi: Hồi ức “rượu ấm trảm Hoa Hùng”
  Các nhân vật Tam Quốc dưới nét vẽ của hậu thế
  Chân dung một số anh hùng thời Tam Quốc
  Chân Thị
  Chỉ ở phương diện sắc và tình, người ta mới thấy một con người hoàn toàn khác với sử sách lẫn tiểu thuyết của Lưu Bị.
  Chu Du
  Chuyện hoàng đế hoạn quan duy nhất Trung Quốc
  Chuyện đời tư ít người biết của gian hùng Lưu Bị
  Con cháu Quan Công, Mã Siêu
  Cuộc đời của Mã Siêu
  Cuộc Đời Của Triệu Vân/ Triệu Tử Long
  Cuộc đời nhà tiên tri nổi tiếng nhất Trung Hoa Gia Cát Lượng
  Cuộc đời Trương Phi
  Danh sách nhân vật hư cấu trong Tam quốc diễn nghĩa
  Dương Hựu
  Gia Cát Lượng
  Giải mã 7 cách chọn người của Gia Cát Lượng
  Giải mã chiến lược thông minh nhất cuộc đời Tào Tháo
  Giải mã những lời “sấm truyền” của Khổng Minh Gia Cát Lượng
  Giải mật câu nói của Tào Tháo khiến Lưu Bị buông bát, rơi đũa
  Giải mật câu nói gây tranh cãi suốt 2.000 năm của Lưu Bị
  Gian hùng cũng có tri ân!
  Hé lộ nguồn gốc thực sự của gia tộc Tào Tháo
  Hoàng Cái
  Hoàng Nguyệt Anh
  Hoàng Phủ Tung
  Hoàng Trung
  Hứa Chử
  Kế giữ nước khôn ngoan của con trai Lưu Bị
  Kết cục bi thảm của danh tướng kế thừa Khổng Minh
  Khám phá lăng mộ Tào Tháo
  Khổng Minh có biết Lưu Bị không tin mình?
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 001
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 002
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 003
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 004
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 005
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 006
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 007
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 008
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 009
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 010
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 011
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 012
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 013
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 014
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 015
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 016
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 017
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 018
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 019
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 020
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 021
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 022
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 023
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 024
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 025
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 026
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 027
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 028
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 029
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 030
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 031
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 032
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 033
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 034
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 035
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 036
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 037
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 038
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 039
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 040
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 041
  Khổng Minh vì sao trọng dụng Trương Phi mà xa rời Quan Vũ?
  Kỳ nhân 17 tuổi khiến Tào Tháo sợ hơn Lưu Bị, Tôn Quyền là ai?
  Lã Bố
  Lã Bố - Võ tướng số 1 của thời Tam Quốc
  Lã Mông
  Lăng mộ Tào Tháo, ba thực bảy hư
  Lữ Bố: Gia nô 3 họ hay là Tam Quốc chiến thần?
  LUẬN ANH HÙNG TÀO THÁO - 1 - Làm năng thần hay gian hùng
  LUẬN ANH HÙNG TÀO THÁO - 2 - Thiên tài và xuẩn tài
  LUẬN ANH HÙNG TÀO THÁO - 3 - Khoan dung và báo thù
  LUẬN ANH HÙNG TÀO THÁO - 4 - Mấy bản án mưu sát
  LUẬN ANH HÙNG TÀO THÁO - 5 - Vô tình chưa hẳn là hào kiệt thực
  LUẬN ANH HÙNG TÀO THÁO - 6 - Gian hùng đáng yêu
  Luận bàn Tam Quốc - Mao Tôn Cương
  Luận bàn về Khổng Minh
  Luận về nhân vật Quan Công của truyện Tam Quốc Chí
  Lực lượng tinh nhuệ giúp Tào Ngụy đuổi Lưu Bị, phá Mã Siêu
  Lưu Bị
  Lưu Bị ham sống sợ chết như thế nào?
  Lưu Phong
  Lưu Thiện
  Lý giải mới về nguyên nhân cái chết của Lã Bố
  Lý Nghiêm
  Mã Siêu
  Mê gái, cha con Tào Tháo tranh đoạt mỹ nhân
  Mộ phần các anh hùng Tam Quốc bây giờ ra sao?
  Mối quan hệ thực giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng
  Một số ý kiến sau khi xem 'Tam quốc chí - Đâu là sự thật?'
  Mỹ nhân Điêu Thuyền rốt cuộc là ai?
  Năm sinh & Năm mất của một số nhân vật thời kỳ Tam Quốc
  Nàng dâu tuyệt sắc của Tào Tháo và số phận bi thảm
  Nghệ thuật quản lý của người xưa nhìn từ Tam Quốc Diễn Nghĩa
  Nghệ thuật xây dựng Cốt truyện của Tam Quốc chí diễn nghĩa
  Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật của Tam Quốc chí diễn nghĩa
  Ngũ Hổ Tướng
  Người thuyết phục được Tôn Quyền chống Tào là Lỗ Túc, chẳng phải Gia Cát Lượng
  Người tình bí mật của Quan Công
  Người tình của Quan Vũ là ai?
  Người đàn bà khiến Tào Tháo say mê, day dứt đến lúc chết
  Ngụy Diên (Ngụy Văn Trường)
  Ngụy Diên có thực là kẻ phản chủ?
  Nguyên nhân con trai Lưu Bị giả làm kẻ ngốc nghếch
  Nhân vật đứng sau chiến lược thông minh nhất của Tào Tháo là ai?
  Những con ngựa nổi tiếng trong sử sách Trung Quốc
  Những người khiến Tào Tháo phải rơi lệ
  Những phát hiện khoa học kỳ lạ về Khổng Minh
  Những quân sư tài ba của thời kỳ Tam Quốc
  Những điều "bá đạo" được rút ra từ Tam Quốc Chí
  Nỗi oan dậy đất của Chu Du trước Gia Cát Lượng
  Ôn tửu trảm Hoa Hùng có thật là công lao Quan Vũ?
  Ông già Lưu Bị có gì khiến Tôn Quyền chịu gả em gái mỹ nhân?
  Phiếm luận về Tào Tháo
  Quách hậu
  Quái chiêu phòng the của các hoàng đế
  Quan Vũ
  Quan Vũ 2
  Quan Vũ chưa từng được cầm Thanh Long Yển Nguyệt đao?
  Quan Vũ rời Tào – Làm sao chinh phục được người tài?
  QUÁCH GIA - 1 - Một mưu lược gia không bao giờ tính toán sai
  QUÁCH GIA - 2 - Hiến kế quét Trung Nguyên
  QUÁCH GIA - 3 - Bàn về mười điều thắng.
  QUÁCH GIA - 4 - Dự đoán về Tôn Sách
  QUÁCH GIA - 5 - Dùng trí đánh bại họ Viên
  QUÁCH GIA - 6 - Tuổi trẻ chết sớm
  Rùng mình chuyện kiểm tra trinh tiết mỹ nữ
  Sắp khai quật mộ Lưu Bị
  Sở hữu Ngọa Long - Phượng Sồ, sao Lưu Bị vẫn tuột tay thiên hạ?
  Sự thật khôi hài về chuyện kết nghĩa vườn đào trong Tam quốc
  Sự thật lịch sử về thời Tam Quốc!
  Sự thực về võ công của Ngụy Vương Tào Tháo
  Tam Quốc chí diễn nghĩa được dịch sang tiếng Việt như thế nào?
  Tam Quốc Diễn Nghĩa
  Tam Quốc mưu thần: Quách Gia tài cao vượt Gia Cát Lượng?
  Tào Ngụy đệ nhất danh tướng khiến Tôn Quyền khóc hận là ai?
  Tào Tháo
  Tào Tháo - 01. Làm năng thần hay gian hùng
  Tào Tháo - 02. Thiên tài và xuẩn tài
  Tào Tháo - 03. Khoan dung và báo thù
  Tào Tháo - 04. Mấy bản án mưu sát
  Tào Tháo - 05. Vô tình chưa hẳn là hào kiệt thực
  Tào Tháo - 06. Gian hùng đáng yêu
  Tào Tháo - Người đầu tiên chú giải 'Binh pháp Tôn Tử'
  Tào Tháo bị cắt đầu sau khi chôn!
  Tào Tháo thèm kỹ nữ
  Tào Tháo: 'Cả đời gian trá, khi chết mới lộ chân tướng'?
  Tào Tháo: 'Diêm Vương sống cùng Bồ Tát'
  Tào Tháo: Chớp thời cơ nên vớ bẫm
  Tào Tháo: Dùng kế 'đểu' để cướp cô dâu trong ngày cưới
  Tên tiếng Anh của các nhân vật & địa danh thời Tam Quốc
  Thanh Long Yển Nguyệt Đao
  Thông tin thêm về tứ đại mỹ nhân Trung Quốc
  Thuật dùng người của Gia Cát Lượng
  Thuật phòng the lạ lùng của Tào Tháo
  Tính cách và bi kịch của Ngụy Diên
  Tôn Quyền là hung thủ giấu mặt vụ ám sát Tiểu Bá Vương Tôn Sách?
  Tôn Thượng Hương
  Top 10 mỹ nhân trong Tam Quốc Diễn Nghĩa
  Trận Di Lăng
  Trang phục nhà binh thời Tam Quốc
  Tranh cãi nảy lửa quanh mộ Tào Tháo
  Trận chiến Quan Độ
  Trận lửa thiêu Xích Bích
  Trận Xích Bích
  Triệu Vân
  Trương phi
  Trương Phi vị mãnh tướng đa tài
  Trương Xuân Hoa
  Truyền nhân Khổng Minh, Chu Du
  Tư Mã Viêm
  Tư Mã Ý & Gia Cát Lượng
  Tư Mã Ý chiếm ngôi Ngụy
  Vì sao Gia Cát Lượng chỉ chọn Lưu Bị mà không phải Tào Tháo?
  Vì sao mộng nhất thống Trung Nguyên của Tào Tháo thất bại?
  Vì sao mỹ nhân xưa thường mang gối khi ngoại tình?
  Vì sao Triệu Vân bị dìm trên quan trường Thục Hán?
  Viên Thiệu vô dũng hay Tào Tháo quá túc mưu?
  Viên Thuật
  Vũ Tài Lục - 00. Nói chuyện Tam Quốc
  Vũ Tài Lục - 01. Những việc đi trước Tam Quốc
  Vũ Tài Lục - 02. Những giai đoạn chủ yếu của Tam Quốc
  Vũ Tài Lục - 03. Mầm loạn
  Vũ Tài Lục - 04. Phần tử trí thức
  Vũ Tài Lục - 05. Quá trình tiêu, trưởng của các lực lượng
  Vũ Tài Lục - 06. Chiến tranh Viên Tào
  Vũ Tài Lục - 07. Trận Xích Bích
  Vũ Tài Lục - 08. Cục diện chính trị Ích Châu và Kinh Châu
  Vũ Tài Lục - 09. Luận về Tào Tháo
  Vũ Tài Lục - 10. Luận về Gia Cát Lượng
  Vũ Tài Lục - 11. Tào Thực
  Vũ Tài Lục - 12. Tư Mã Ý chiếm ngôi Ngụy
  Vũ Tài Lục - 13. Khương Duy, Đặng Ngải và Chung Hội
  Vũ Tài Lục - 14. Tiều Chu và phần tử trí thức cuối Tam Quốc
  Vũ Tài Lục - 15. Tổng luận
  Xét người
  Đại Kiều & Tiểu Kiều
  Đệ nhất danh tác: Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa
  Đệ nhất mỹ nhân Trung Hoa chết thế nào?
  Đi tìm hậu duệ Ngụy, Thục, Ngô
  Đi Tìm Khổng Minh Thật Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa
  Điêu Thuyền
  Điêu Thuyền - Nghi án và truyền thuyết
  Điêu Thuyền là giai nhân không có thật?
  Đọc hiểu đoạn trích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng
  Đội đặc vụ tàn ác của Tào Tháo
 
BÌNH LUẬN BÀI NÀY
 
  Tên người bình luận ( * )
  Email
  Tiêu đề bình luận ( * )
Nội dung bình luận chi tiết ( * )    
 
 
Gửi đi
 
Soạn lại