Tam Quốc Diễn Nghĩa » Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 008
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
T. Đình Thục Hán
Đại chiến Xích Bích
Quan Vũ
Quan Vũ
Mã Siêu
Hoàng Trung
Chu Du
Mã Tốc
Lưu Bị
Quan Vũ
Trương Phi
Lã Bố
Khương Duy
Bàng Thống
Cam Ninh
Cam Ninh
Chu Du
Chu Du
Đại Kiều
Đặng Ngải
Đặng Ngải
Điển Vi
Điêu Thuyền
Điêu Thuyền
Đổng Trác
Gia Cát Lượng
Gia Cát Lượng
Hạ Hầu Đôn
Hạ Hầu Đôn
Hạ Hầu Uyên
Hoàng Trung
Hoàng Trung
Hứa Chử
Khương Duy
Khương Duy
Lã Bố
Lã Bố
Lã Mông
Lã Mông
Lăng Thống
Lục Tốn
Lục Tốn
Lưu Bị
Lưu Bị
Lưu Tôn
Mã Đại
Mã Siêu
Mã Siêu
Mạnh Hoạch
Ngụy Diên
Pháp Chính
Quách Gia
Quan Bình
Quan Hưng
Quan Vũ
Quan Vũ
Tào Hồng
Tào Nhân
Tào Phi
Tào Tháo
Tào Tháo
Thái Sử Từ
Tiểu Kiều
Tôn Càn
Tôn Kiên
Tôn Quyền
Tôn Quyền
Tôn Sách
Tôn Sách
Tôn Thượng Hương
Tôn Thượng Hương
Triệu Vân
Triệu Vân
Trình Dục
Trương Bào
Trương Cáp
Trương Cáp
Trương Chiêu
Trương Liêu
Trương Liêu
Trương Phi
Trương Phi
Từ Hoảng
Từ Hoảng
Tư Mã Sư
Tư Mã Viêm
Tư Mã Viêm
Tư Mã Ý
Tư Mã Ý
Từ Thứ
Tuân Úc
Tuân Úc
Viên Thiệu
Vu Cấm
THIÊN THỨ HAI

THÂN NGÔ CHỐNG TÀO

Chương VII

HỎA CÔNG PHÁ TÀO THÁO

Đối mặt với khí thế thừa thắng xốc tới của Tào Tháo, với ưu thế tuyệt đối về binh lực và chiến thuyền, con chủ bài quyết thắng dấu kín trong bụng Chu Du chính là hoả công.

1. Phép lạ hoả công, lấy ít địch nhiều.

Trong thời kỳ cuối đời Đông Hán đến thời Tam Quốc, những thủ lĩnh quân sự cát cứ ở nhiều nơi, chẳng thể không nghĩ mọi cách để triển khai phạm vi thế lực của mình; họ ngày đêm suy nghĩ, bóp đầu bóp trán, không có cách gì không được xem xét. Bởi cuộc chiến loạn kéo dài, binh pháp quân sự thực dụng rất được xem trọng. Đặc biệt là binh pháp Tôn Tử, một cuốn sách đã có từ lâu, được coi là khuôn phép nghiên cứu của các nhà quân sự. Cuốn sách "Tập giải chú Tôn Tử” do Tào Tháo viết ra (còn gọi là cuốn Ngụy Vũ chú Tôn Tử), được công nhận là một cuốn sách chú giải Tôn Tử rất nổi tiếng.

Thiên thứ 12 trong binh pháp Tôn Tử, có chuyên đề về kỹ xảo đánh hoả công, cho rằng đây là một chiến thuật mang tính hủy diệt lớn, cũng là một thủ đoạn tác chiến hữu hiệu trong thời gian ngắn; hơn nữa khi lấy ít đánh nhiều, vận dụng hoả công chính là sách lược hàng đầu.

Xem xét kỹ những trận đánh lớn thời Tam Quốc, chúng ta có thể phát hiện không ít trận quan trọng đều lấy hoả công phản bại thành thắng. Ví như khi Hoàng Cân khởi nghĩa, Hoàng Phủ Tung đang trấn thủ khu Tư Lệ, đã lấy hoả công đánh vào đội quân của "Thiên công tướng quân” Trương Giác gấp 10 lần mình. Khi đại chiên ở Quan Độ, Tào Tháo lấy hoả công thiêu hủy quân lương của họ Viên ở Ô Sào, làm tan rã tinh thần quân họ Viên, làm thay đổi thế lực quân Tào lúc đầu vốn non yếu. Lại nói gần đây, trước lúc Lưu Bị rút về Kinh Châu dựa vào Lưu Biểu ở gò Bác Vọng đã dùng hoả công đánh bại quân chinh phạt của Hạ Hầu Đôn. Sau này Lục Tốn của Đông Ngô trong trận Tỉ Quy, đã đánh bại Lưu Bị mang quân Thục Hán đông chinh báo thù cho Quan Vũ, cũng là dùng hoả công một cách hữu hiệu.

Tôn Tử trong "Thiên hoả công” có viết: "Phát hoả phải chọn thời điểm, ngày phát hoả phải là ngày không khí khô ráo, là ngày gió lớn”.

Nói cách khác, hoả công và thiên thời có quan hệ cực kỳ mật thiết. Nhà binh pháp thiên tài của Nhật Bản là Sơn Lộc Tô Hành, khi chú thích sách Tôn Tử có viết: "Việc này phải dựa vào thiên thời mà luận dùng. Nói là hoả chiến, thực ra là lấy thiên thời làm đầu. Hoả phải dựa vào thiên thời, tức là tuy nói hoả công, thực ra là nói thiên thời vậy”.

2. Vạn sự có đủ, chỉ thiếu gió Đông.

Đối diện với khí thế của quân Tào đang thừa thắng xốc tới, có ưu thế tuyệt đối về binh lực và chiến thuyền, con chủ bài quyết thắng dấu kín trong bụng Chu Du chính là hoả công.

Song vấn đề trọng yếu của hoả công chính là thiên thời, đặc biệt là hướng gió và sức gió. Trên mặt nước Trường Giang thường thấy gió thổi mây bay, sức gió cũng không có vấn đề. Song đêm hôm trước trận đánh Xích Bích, đã tiếp cận thượng tuần tháng 11, địa khu Hoa Trung sớm vào mùa đông, khí lạnh tràn xuống theo hướng tây bắc, cho nên chỉ có gió tây bắc thổi mạnh, đội thuyền rất lớn của Tào Tháo từ đầu nguồn Trường Giang mà xuôi giòng, chiếm thế thượng phong, mà đội thuyền của Đông Ngô lại ở cuối gió nếu như vận dụng hoả công, Chu Du chẳng phải thiêu hủy quân lính của mình ư? Đây cũng là câu chuyện "vạn sự đủ cả chỉ thiếu gió đông” nổi tiếng trong dã sử.

"Tam quổc diễn nghĩa” đã miêu tả Gia Cát Lượng lấy pháp thuật "kỳ môn độn giáp”, mượn gió đông như một chuyện thần thoại, xem như trận hoả công này hoàn toàn là công lao siêu năng lực của ông ta; xét theo quan điểm thực tiễn đấy là chuyện không có cơ sở. Song có không ít sử gia cho rằng, bởi Gia Cát Lượng thấu hiểu thiên văn học và khí tượng học, cho nên có thể dự đoán được sẽ có gió đông nam, đã ghi công đầu cho ông ta, thực ra khả năng này rất ít. Những nhân vật tham mưu cổ xưa, không ít người hiểu được thiên văn và khí tượng học, trong đội quân viễn chinh của Tào Tháo, tất nhiên cũng có chuyên gia về mặt này. Bằng vào những yếu tố thông thường về khí tượng học, muốn lừa được một thiên tài quân sự như Tào Tháo, dứt khoát là chẳng thể được.

Huống chi theo ghi chép của sử liệu, Gia Cát Lượng sinh ở Lang Nha quận (tỉnh Sơn Đông), lớn lên ở Nam Dương (tỉnh Hà Nam), cách Trường Giang mấy nghìn dặm, vào thời ấy giao thông và tin tức còn chưa thuận lợi, Gia Cát Lượng chẳng thể có khả năng thấu hiểu địa hình và tư liệu khí tượng của lưu vực Trường Giang.

Trong cuốn sử Tam quốc chí, phần nói về Chu Du và Hoàng Cái đều có nhắc đến tình tiết gió đông này. Sách Tư trị thông giám cũng ghi rõ rằng: "Lúc ấy gió đông nam thổi mạnh, Hoàng Cái lấy 10 chiếc thuyền nhằm thẳng về phía trước...”

Đối với sự xuất hiện gió đông nam, đều chưa phân tích hoặc giải thích rõ nguyên nhân, xem như chỉ là một biến cố đột xuất mà thôi. Song nếu như đó chỉ là một nhân tố ngẫu nhiên, Chu Du làm sao dám vận dụng chiến thuật hoả công, hơn nữa lại điều động quân mã tự tin như thế, lựa chọn thời gian và không gian định sẵn như thế, với đội quân to lớn của Tào Tháo quyết, đấu một trận sinh tử, trong đó ắt phải có cơ sở.

Đại chiến Xích Bích xảy ra vào năm Kiến An thứ 13, âm lịch là khoảng thời gian từ đêm 22 tháng 11 đên sáng ngày 23. Trong khoảng vài chục ngày trước đó, sử liệu đã ghi về đêm có sương mù ở vùng đó. Tào Tháo bởi không quen thủy chiến, lại phòng bị cẩn thận, đấy là nguyên nhân chủ yếu khiến Tào Tháo hạ lệnh dùng xích sắt tạo thành đoàn thuyền liên hoàn.

Vào lúc sáng sớm mấy hôm đó vùng Xích Bích có sương mù dày đặc trên mặt sông. Sương mù vào lúc sớm như thế, thường báo hiệu một ngày rất nắng. Đêm hôm trước đại chiến Xích Bích (có thể là ngày rằm), Tào Tháo mở yến tiệc trên thuyền để khích lệ tướng sĩ, trong tiệc rượu Tào Tháo cao hứng sáng tác bài "Đoản ca hành”, trong đó có câu thơ "trăng sáng sao thưa, quạ bay về nam”, cho thấy trời quang đãng không một đám mây.

Qua đoạn miêu tả thiên nhiên này, chúng ta có thể phán đoán vào mấy hôm trước đại chiến Xích Bích có thể, trời nắng nóng liên tục, ôn khí bốc lên cao không ít. Lại thêm sông Trường Giang uốn cong ở đấy, gần với vùng hồ lợi Đạm Thủy, kết hợp những nhân tố này dễ phát sinh gió địa hình tạm thời. Lúc này gió mùa tây bắc thổi qua đại lục bởi thế khí ấm nóng bốc lên khiến cho ôn độ ở vùng hồ Đạm Thủy phía đông nam Xích Bích cũng tăng lên không ít. Vùng hồ này khá rộng lớn mặt nước có công năng điều hoà cho nên ôn khí trên mặt hồ thấp hơn với lục địa tây bắc. Theo nguyên lý khí tượng học, khi độ nóng khác biệt, không khí lạnh từ mặt hồ sẽ tràn vào lục địa, đây có thể là nguyên nhân thực sự hình thành nên gió đông nam lúc ấy.

Sau cuộc chiến Xích Bích, bờ bắc Trường Giang bắt đầu có mưa rào, nghĩ rằng đấy là không khí ẩm của vùng hồ khi gặp rừng rậm Ô Lâm, đã hình thành mưa địa hình.

Chu Du vẫn được gọi là "Chu Lang nghển cổ”, trực giác của ông ta rất tốt, khả năng quan sát sắc bén, liên tưởng cũng phong phú đặc biệt. Lại thêm vốn có thói quen sưu tầm tình báo, có thể tin là ông ta sớm đã biết rõ vùng sông Xích Bích vào trung tuần tháng 11, mỗi năm đều có một số ngày trời rất nắng nóng, có ôn độ cao, như thế ắt sẽ sản sinh gió đông nam tạm thời. Hẳn là trên sông Trường Giang cơ hội phát sinh rất lớn mà sức gió cũng rất mạnh. Sách lược mà Chu Du bày ra, tựa hồ được xây dựng dựa theo những điều kiện ấy. Gió địa hình tạm thời này, mỗi lần xuất hiện có thể chỉ thấy ở một hai ngày ngắn ngủi, thậm chí chỉ vài giờ mà thôi, cho nên có một số người không chú ý, mà tư liệu khí tượng cũng không ghi chép, nghĩ rằng lừa dối được một thiên tài quân sự như Tào Tháo bí thuật duy nhất có thể là ở đây.

Sau này khi Hoàng Cái đưa thư trá hàng đến Tào Tháo cũng không chỉ định rõ ngày giờ quay giáo khởi nghĩa. Mà đội quân của Chu Du, khi Tào Tháo bố trí tu bổ đoàn thuyền liên hoàn ở Xích Bích, lại kiên trì chiến thuật phòng thủ, không có hành động tác chiến tích cực, tựa hồ như còn đợi sự xuất hiện của gió đông nam.

3. Hoàng Cái hoả thiêu đoàn thuyền liên hoàn

Do sông Trường Giang có sóng gió rất lớn, quân bắc không quen thủy chiến dễ bị say sóng, đã mấy lần bị quân Đông Ngô lừa mị, bởi thế theo đề nghị của nhân viên dưới trướng, bèn dùng xích sắt khoá đoàn thuyền chủ lực của mình thành một khối, lại cho thuyền nhỏ hộ vệ xung quanh, gọi đó là "đoàn thuyền liên hoàn”, quả nhiên quân bắc ở trên thuyền liên hoàn, ổn định như ở trên mặt đất, tinh thần binh sĩ bởi thế mà thêm hăng hái. Lúc ấy Trình Dục, Trương Liên là tướng tiên phong dưới trướng cũng nhắc nhở nên cẩn thận đề phòng về mặt hoả công có thể xảy ra. Song Tào Tháo cho rằng đang có gió tây bắc, nếu Chu Du dùng hoả công chẳng những không tổn hại đến đoàn thuyền của Tào Tháo ở tây bắc mà có thể thiêu sạch chiến thuyền của Đông Ngô đến từ phía đông nam. Sau khi sắp xếp xong đoàn thuyền liên hoàn, tình hình trên sông có thay đổi, lực lượng tác chiến của quân Tào tăng lên. Đội thuyền nhỏ của Đông Ngô nói chung không ra khỏi bờ.

Khi Chu Du được bổ nhiệm làm thống soái quân Đông Ngô ở tiền tuyến, Trình Phổ, vị thống soái cũ rất bất mãn; dẫn đến sự xung đột nghiêm trọng về ý kiến và tình hình giữa phái trẻ như Cam Ninh, Chu Thái với phái già như Hoàng Cái, Hàn Đương. Chu Du thông minh đối với việc này vẫn cố ý vờ như không biết, mọi việc làm đều không thiên lệch bên nào, khiến Trình Phổ vốn am hiểu đại cục cũng không an tâm, tự mình tìm đến Chu Du bày tỏ sự lo ngại; Chu Du vẫn cười nói như không, chẳng để lộ kế hoạch.

Việc này rồi cũng qua đi, song tin tức về sự bất hoà giữa hai phe trẻ và già của Đông Ngô, cũng đã truyền đến tai của Tào Tháo.

Khi đưa ra đối sách lớn quyết định một trận sinh tử, Chu Du đã rất thấu hiểu vùng Trường Giang, đặc biệt là thời tiết, địa hình, sức nước ở vùng Xích Bích, để các lão tướng Hoàng Cái và Hàn Đương trấn giữ tuyến đầu, đóng đồn ở bờ đông nam Xích Bích. Bởi Hoàng Cái vẫn để tâm và có kinh nghiệm phong phú, có thể cũng thấy Chu Du có ý lợi dụng gió đông nam tạm thời, lấy hoả công làm kế hoạch chủ yếu, nên ông ta thấy được Tào Tháo đã dùng chiến thuật liên hoàn, lập tức bí mật yết kiến Chu Du đề xuất một phương án tấn công rất táo bạo.

Hoàng Cái đề nghị rằng, tự mình sẽ dẫn mấy chục thuyền nhỏ có tốc độ, mang theo củi khô, diêm sinh, dầu đốt xông vào giữa đội thuyền liên hoàn của Tào Tháo. Kế hoạch lập tức được chấp nhận. Tiếp đó phải làm sao để Tào Tháo tin vào sự đầu hàng của Hoàng Cái, cũng tức là nói, phải dùng phương pháp gì, khả dĩ khiến gián điệp của Tào Tháo đang hoạt động ở Đông Ngô, chuyển những tin tức này đến tai Tào Tháo.

Sử sách không ghi rõ về việc này, song trong Tam quốc diễn nghĩa La Quán trung đã miêu tả khổ nhục kế "Chu Du đánh đập Hoàng Cái” rất được độc giả tán thưởng. Tiếp đó Hoàng Cái lại phái Hám Trạch, một tân khách dưới trướng giỏi ăn nói và can đảm, bí mật đưa thư đầu hàng đến Tào Tháo. Lá thư biểu lộ các quan chức văn võ vẫn chủ trương hoà đàm với Tào Tháo, chỉ có Chu Du, Lỗ Túc và số ít tướng lĩnh trẻ tích cực chủ chiến, hai bên mâu thuẫn đã lâu; bởi thế ông ta chuẩn bị vào ngày Đông Ngô sẽ dẫn thủy quân xuất trận, đội tiên phong sẽ kịp thời quay mũi giáo, dẫn binh mã trong trại Tào, trực tiếp tấn công vào đại bản doanh của Chu Du, khống chế phái trẻ tuổi, để giảm những thương vong không cần thiết.

Tào Tháo tuy có ý nghi ngờ sự đầu hàng của Hoàng Cái song trước hiệu quả của lá thư làm tăng thanh thế cho mình và thúc đẩy được nhân tâm, lại tỏ ra rất đỗi tin cậy. Mặt khác tin tức tình báo cũng cho biết lão thần Trương Chiêu vẫn quyết tâm chủ hoà. Bí mật về sự bất hoà lớn giữa phái già và phái trẻ đã gần như lộ cả ra. Huống chi chỉ cần không phát sinh hoả công, cứ để cho thuyền Hoàng Cái tiếp cận cũng chẳng có gì tai hại.

Sau khi hỏi han các việc, Tào Tháo chỉ hỏi vặn tại sao trong thư không ghi rõ ngày giờ sẽ khởi nghĩa? Hám Trạch nói rằng, Hoàng Cái chẳng phải là thống soái, hơn nữa lại bất hoà với Chu Du, làm sao có thể biết rõ ngày giờ Đông Ngô xuất quân? Đưa ra một tin tức sai lầm, chẳng bằng không đưa ra gì cả để khỏi mắc phải những sai lầm khác. Bởi thế hai bên cùng ước định lấy cờ hiệu vẽ rồng làm tín hiệu, đương khi Hoàng Cái dẫn đội thuyền đến chỗ Tào Tháo, chính vào lúc Đông Ngô phát động thủy quân tấn công, sẽ cùng với Hoàng Cái quay giáo bắt đầu cho hành động của mình: tấn công quân Ngô.

4. Gia Cát Lượng nhân nước đục mò cá.

Dẫu rằng Tam quốc diễn nghĩa đã biểu hiện Gia Cát Lượng trong đại chiến Xích Bích, miêu tả rất ly kỳ xem như chiến cục đều do ông ta chủ đạo, Tào Tháo và Chu Du chỉ là những vai phụ xung quanh ông ta. Song Gia Cát Lượng thực tế trong lịch sử ở giai đoạn này, ngoài việc hiệp thương và đàm phán công tác ngoại giao để liên minh Tôn - Lưu, thực ra chưa có gì là do ông ta chủ động thúc đẩy. Trong vấn đề then chốt này, đối với một người như Gia Cát Lượng còn thiếu kinh nghiệm tác chiến, phần lớn thời gian chỉ có thể là lạnh lùng quan sát mà thôi. Các vai chính của "võ đài chiến tranh” này đều diễn xuất hoàn hảo, bất luận là Chu Du, Lỗ Túc, Tào Tháo hay Lưu Bị đều là nhân tài bậc nhất thời đại, họ đã diễn xuất hết mình, có thể nói là Gia Cát Lượng được đến lớp dự một "khoá huấn luyện tại chức”.

Kể từ khi rời Sài Tang trở về Phàn Khẩu, Gia Cát Lượng đem toàn lực với Lưu Bị làm tốt công tác chuẩn bị tác chiến trên mặt đất. Theo sự phân nhiệm của Chu Du trong chiến lược chung, tác chiến trên sông do Đông Ngô phụ trách, tuyến thứ nhất tấn công trên bộ cũng do Đông Ngô phụ trách, quân Lưu Bị chỉ làm nhiệm vụ ở tuyến hai, là chặn đường rút của quân Tào mà thôi. Bởi thế một khi trận thủy chiến ở Xích Bích bắt đầu khua chiêng gióng trống, quân Lưu Bị sẽ lập tức di động lên phía bắc, san khi vượt qua sông Hán Thủy, các tướng Triệu Vân, Quan Vũ, Trương Phi sẽ chia làm ba ngả, để chặn đường rút của đội quân chủ lực của Tào Tháo từ Di Lăng về Hoa Dung. Lưu Bị tự nhiên chỉ còn biết nghe Chu Du phân bổ nhiệm vụ, toàn tâm sẽ làm tốt việc phối hợp. Song Gia Cát Lượng sau khi lạnh lùng quan sát tình thế toàn cục, lại đưa ra đề nghị bất đồng. Ông cho rằng nếu chỉ được giao nhiệm vụ hạng hai, sau này nếu có thắng lợi cũng chỉ thu được chiến công và chiến lợi phẩm hạng hai, như vậv tay trắng vẫn hoàn trắng tay. Huống chi với một thiểu số quân sĩ của Lưu Bị và Đông Ngô ở bờ bắc muốn đánh tan quân Tào triệt thoái, về căn bản là không thể được. Bởi thế ông ta cho rằng Lưu Bị nhân cơ hội nước đục mò cá để tranh thủ một số chiến lợi phẩm. Cứ theo lệnh của Chu Du chỉ cần hư trương thanh thế mà thôi, chẳng để tổn hại binh sĩ của mình, giữ gìn thực lực để làm những công việc cần thiết sau đó.

Gia Cát Lượng cho rằng, Giang Lăng là mục tiêu rất quan trọng song cũng là điều mấu chốt mà Tào Tháo và Chu Du cùng quan tâm, bởi thế chẳng ngại gì khích lệ Chu Du đem toàn lực đoạt lại Giang Lăng, còn mục tiêu thực của Lưu Bị là chớp thời cơ bình định các quận phía nam Kinh Châu giáp Trường Giang, để tự mình có một địa bàn đứng chân, để có thể khôi phục được Kinh Châu sau này.

5. Cuộc rút chạy chiến lược dài 500 dặm.

Năm Kiến An thứ 13 theo âm lịch ngày 22 tháng 11 vào lúc buổi chiều, gió bỗng đổi chiều, đến giờ tuất (khoảng 9 giờ tối) gió đông nam bắt đầu mạnh, mấy chục chiếc thuyền nhỏ của Hoàng Cái bắt đầu xuất phát, triển khai trận đánh ở Xích Bích sẽ quyêt định thế Tam quốc ba chân vạc nay mai.

Lại nói về "trận đánh ở Xích Bích”, sau khi đoàn thuyền liên hoàn bị đánh hoả công, Tào Tháo lập tức rút chạy đến doanh trại phía bắc, song thế gió rất lớn, không lâu cả trại trên đất liền cũng bị cháy. Quân sĩ trên bờ, gặp phải quân Ngô và quân Lưu Bị cùng giáp kích, đánh áp sát cơ hồ không chống lại được. Nghiêm trọng hơn nếu quân Nhạc Tiến trên bờ bị bức rút về tuyến sau, quân Tào ở Ô Lâm thông đường với Giang Lăng có thể bị cắt đứt đường về.

Bởi muốn tránh thương tổn không cần thiết, Tào Tháo quyết định không về Giang Lăng mà đổi hướng từ Hoa Dung rút thẳng về Tương Dương. Ông ta hạ lệnh Trình Dục chấn chỉnh tổ chức, thành đội tiên phong triệt thoái, Trương Liêu và Từ Hoảng tổn thất quân số không lớn, sau khi sắp xếp lại bô phòng chặn hậu ở Ô Lâm, để Tào Tháo và ban tham mưu có đủ thời gian rút về phía bắc.

Đội kỵ binh hổ báo của Tào Thuần mau chóng chi viện cho Nhạc Tiến để củng cố an toàn tuyến đường Hoa Dung. Tiếp đó ông viết thư chỉ thị cho Giả Hủ và Mãn Sủng đang cố thủ ở Giang Lăng, trực tiếp rút về Dự Châu để quân đội giao cho Tào Nhân chỉ huy, cố gắng hết sức để giữ Giang Lăng, song nếu như áp lực của liên quân Tôn - Lưu quá lớn vẫn có thể rút về Kinh Dương.

Trong đại chiến Xích Bích, Tào Tháo bị tổn thất lớn nhất phải kể đến thủy quân Kinh Châu và đội quân tiên phong của Trình Dục, quân chủ lực của Trương Liêu và Từ Hoảng do Tào Tháo thấy đại thế đã mất, sớm hạ lệnh rút lui, cho nên tổn thất không đáng kể. Trên mặt đất quân hổ báo của Tào Thuần cố thủ ở đại bản doanh, bị tổn thất lớn, quân Nhạc Tiến hộ vệ Ô Lâm và Di lăng, sau khi bị Lã Mông, Lăng Thống, Lưu Bị luân phiên đánh, cơ hồ bị diệt sạch. Song Nhạc Tiến kiêu dũng chẳng chút sợ hãi, với một số ít quân còn lại, ông ta đã dũng cảm giữ vững vị trí, hăng hái chiến đấu đến cùng, đội quân Tào Hồng bảo vệ Tương Dương, cơ hồ không có tổn thất gì.

Song rốt cục bởi nguyên nhân gì Tào Tháo phải tiến hành quân đại triệt thoái suốt 500 dặm, lưu ly điên đảo mà chạy như thế?

Tam quốc chí có chép, do thủy thổ không họp, các quân đoàn bị ốm đau rất nhiều, khiến quân Tào mất dần sức chiến đấu lại thêm quân họ Viên và quân Kinh Châu bố trí ở vùng mới chiếm được, độ trung thành rất có vấn đề, khiến Tào Tháo không thể không vứt bỏ nửa phần phía bắc Kinh Châu mới chiếm được. Thực ra, điều khiến Tào Tháo phải lo lắng chính là phòng thủ phía bắc, nếu như tin chiến bại truyền lan, phía bắc vốn thuộc quân họ Viên và quân Tây Lương ắt sẽ nhân cơ hội mà manh động, thậm chí có thể phối hợp các cựu thần nhà Hán ở Hứa Đô chống lại Tào Tháo. Đến lúc ấy, mươi năm vất vả gây dựng sẽ thành bong bóng nước. Bởi thế Tào Tháo thấy trước tình hình vội chạy về trấn giữ phương bắc.

Song đường rút chạy từ Hoa Dung đến Tương Dương không dễ dàng gì. Buổi trưa ngày 23 tháng 11, trời mưa đổ rào, vùng Hoa Trung nhiệt độ hạ thấp, không khí ẩm thấp mà lạnh giá, đường đi đầy bùn lầy nhão nhoét ngựa xe rất khó qua lại. Tào Tháo phải hạ lệnh cho những binh sĩ không còn sức tác chiến ôm một bó cỏ, chạy lên trước phủ lên mặt đường, để cho đội kỵ binh của Tào Dục mới được sắp xếp lại, hộ tống Tào Tháo qua đó một cách vất vả, nghe nói đội tiên phong bậc nhất đã đến Tương Dương, nay không còn được 300 kỵ binh. Còn Trương Liêu và Từ Hoảng trên đường rút chạy cũng tổn thất không ít binh sĩ; Nhạc Tiến và Tào Thuần cơ hồ phải liều mình mà rút chạy. Cuộc rút chạy đáng sỉ nhục, sự thảm bại trên chiến trường làm mất tinh thần binh sĩ, tuy chưa bị quân địch truy kích gấp, song lòng quân dao động, khiến tướng sĩ tan tác quá nửa, tổn thất xem chừng còn nghiêm trọng hơn ở chiến trường. Đối với bản thân của Tào Tháo mà nói đây là đòn đánh nặng nề chưa từng có kể từ lúc dựng nghiệp đến giờ.

Tam quốc diễn nghĩa miêu tả, Gia Cát Lượng từng phái Triệu Vân, Trương Phi, Quan Vũ đến các địa điểm mai phục, tập kích quân Tào Tháo rút chạy, để cho Tào Tháo phải chạy thất điên bát đảo, giữa đường lại gặp phải Quan Vũ ở Hoa Dung vì nghĩa mà thả Tào Tháo, có thể nói thực khó tin và hoang đường. Thực ra đội quân Lưu Bị, tự biết thực lực có hạn, chỉ bố phòng một chỗ, về căn bản chưa từng nghĩ đến việc truy kích Tào Tháo. Đặc biệt là Gia Cát Lượng giữ lập trường bàng quan, đang tiến hành một "âm mưu xảo kế” khác là tranh thủ đoạt lấy bốn quận phía nam Kinh Châu.

6. Thâu tóm nửa phần phía nam Kinh Châu.

Chúng ta có thể tin rằng, Gia Cát Lượng sau khi từ Giang Lăng trở về, đã tin chắc rằng Chu Du sẽ có thể đánh bại Tào Tháo. Bởi thế, đương khi Lưu Bị và Quan Vũ đang lo thu xếp một điểm dừng chân an toàn nhỡ chiến dịch thất bại, Gia Cát Lượng đã nghĩ đên công việc phải làm sau khi chiến thắng. Do gánh vác nhiệm vụ chiến đấu rất ít, Gia Cát Lượng nghĩ rằng nếu có thắng lợi, Lưu Bị cũng không thu được chiến lợi phẩm gì đáng kể, thậm chí có thể chỉ là vật ăn bám dưới cái ô của người khác. Bởi thế ông ta cho rằng đợi sự ban thưởng của người khác chẳng bằng tự mình đoạt lấy phần hơn. Sau khi trận đánh Xích Bích kết thúc, vấn đề trước mắt là thu hồi các quận huyện Kinh Châu ở phía nam giáp với Trường Giang. Gia Cát Lượng đề nghị với Lưu Bị, nói với Tôn Quyền để Lưu Bị kế nhiệm làm Kinh Châu mục. Bởi Lưu Kỳ là con của Lưu Biểu, xét về nghĩa lý, Tôn Quyền đành phải đáp ứng đương nhiên, Lưu Kỳ đã là châu mục, thuận theo lẽ tự nhiên, các quận phía nam tạm thời sẽ rơi vào tay Lưu Bị quản lý.

Tiếp đó Gia Cát Lượng hy vọng Chu Du sẽ dồn sự chú ý vào vùng Kinh Châu phía bắc Giang Lăng đặc biệt là đại bản doanh mà Tào Nhân đang giữ, là Giang Lăng.

Trong hội nghị liên hợp quân sự Tôn - Lưu lần thứ nhất sau trận Xích Bích, Lưu Bị có đề nghị rằng: "Giang Lăng mà Tào Nhân đang trấn giữ, lương thực và khí giới tồn trữ rất nhiều, ắt nên lợi dụng quân Tào chưa ổn định mà nhanh chóng tấn công, nếu không một khi Tào Nhân đã ổn định được Giang Lăng, vấn đề Kinh Châu sẽ không dễ giải quyết”.

Chu Du nói: "Thưa ngài Lưu Dự Châu, ngài rất thong thuộc xứ Kinh Châu, xin hỏi có biện pháp gì chưa?”

Lưu Bị nói: "Uy tín của Tào Tháo ở Kinh Châu đã mất, không gì bằng lập tức tăng thêm áp lực, bức họ phải rút lui. Tôi sẽ phái Trương Phi dẫn 1000 binh sĩ đến giúp đỡ ngài, cũng hy vọng ngài cấp cho tôi thêm 2000 nhân mã, biểu hiện chúng ta cùng liên hợp tác chiến để tạo thêm thanh thế. Ngài từ chính diện mà tiến đánh Giang Lăng, tôi sẽ theo Hạ Thủy mà đánh vào sau lưng, tin rằng với áp lực ấy, Tào Nhân nhất định sẽ phải rút chạy”. Chu Du mau chóng đáp ứng kế hoạch của Lưu Bị, hơn nữa còn lập tức bắt tay hành động.

Năm Kiến An thứ 13, vào tháng 12, mùa đông Chu Du dẫn nguyên đội quân nhân mã từng đánh Xích Bích, nhằm hướng Giang Lăng khởi động một cuộc chiến mới. Chẳng ngờ Tào Nhân không rút chạy, lại còn ngoan cố chống đỡ suốt mấy tháng trời. Quân Đông Ngô đánh trận này rất đỗi gian khổ, Chu Du tự mình chỉ huy đánh thành ở mặt chính diện, không được một chút gì, lại bị Tào Nhân mấy lần đột kích, tổn thất không ít tướng sĩ.

Mãnh tướng Cam Ninh đề nghị một kế hoạch khác là đánh vào Di Lăng, để lôi kéo đội quân Tào Nhân, tiêu giảm ý chí đề kháng của họ song cánh quân này lại bị Tào Nhân dùng chiến thuật giương đông kích tây đánh bại, cơ hồ toàn thể tan tác cả. Cam Ninh chỉ còn biết chạy thoát thân. Hai bên đối đầu hơn một năm, khiến Chu Du đau đầu không thôi.

Trong trận đánh thành rất ác liệt, Chu Du bị trúng tên ở sườn phải với vết thương nghiêm trọng. Song để cổ vũ tinh thần quân sĩ, vẫn gượng chống gậy đứng dậy, chỉ huy việc quân trong doanh trại; Tào Nhân sợ hãi trước khí thế của Chu Du, lại sợ quân du kích của Lưu Bị chặn mất đường về, bèn làm theo chỉ dẫn của Tào Tháo từ trước, vứt bỏ Giang Lăng rút chạy về Tương Dương, để chỉnh đốn lại phòng tuyến.

Vết thương của Chu Du vẫn chưa lành, lại thêm việc công bận rộn chẳng thể tĩnh dưỡng; một năm sau, vết thương càng trầm trọng, từ trần ở giữa trại doanh.

Trong thời gian hội chiến Giang Lăng, Lưu Bị và Trương Phi cùng hiệp trợ tác chiến với Đông Ngô ở phía bắc. Gia Cát Lượng thì dẫn quân sĩ của Quan Vũ và Triệu Vân, phối hợp với quân Giang Hạ của Lưu Kỳ, lấy các quận phía nam làm đại bản doanh trước mắt nam chinh bình định bốn quận là: Vũ Lăng, Trường Sa, Quế Dương và Linh Lăng.

Khi Kinh Tương bị mất, bốn quận phía nam chưa bị quân Tào chiếm lĩnh, song về nguyên tắc họ đều chịu sự chỉ huy đương thời của Lưu Tông, hướng về Tào Tháo đầu hàng.

Quận Vũ Lăng do quận trưởng bỏ chức mà chạy, Tào Tháo lệnh cho Kim Toàn là cựu thần ở đấy làm Thái thú.

Theo kế hoạch của Gia Cát Lượng, quân Quan Vũ tập kích vào Vũ Lăng và Trường Sa, quân Triệu Vân đánh vào Quế Dương và Linh Lăng.

Triệu Vân khéo thi hành chính sách vừa cứng vừa mềm, Thái thú Linh Lăng là Lưu Độ sớm ra hàng.

Quan Vũ phải chiến đấu gian khổ ở Trương Sa, Thái thú ở đấy là Hàn Huyền, dựa vào thành trì hiểm trở mà cố thủ. May mà nhờ có Ngụy Diên, một tướng lĩnh ở Kinh Tương chạy về đấy trước đó, thuyết phục được người cầm đầu quân sĩ là Hoàng Trung làm phản, mới bức được Hàn Huyền ra hàng.

Hoàng Trung tên chữ là Hán Thăng, người Nam Dương rất giỏi cưỡi ngựa bắn cung, vẫn được Lưu Biểu nể trọng, bổ nhiệm làm Trung lang tướng, phụ giúp người cháu của Lưu Biểu là Lưu Bàn trụ giữ ở huyện Du thuộc Trường Sa, là giám quân các quận phía nam. Khi Tào Tháo chiếm được Kinh Tương, vẫn được làm việc, đóng đồn ở Trường Sa, hiệp trợ Thái thú Hàn Huyền. Khi quân Quan Vũ đến, Hoàng Trung ra chống trả, Quan Vũ không thắng nổi. Sau được Ngụy Diên khuyên giải, hiểu ra Lưu Biểu vẫn có ý nhường Lưu Bị nắm lấy Kinh Châu, bèn dẫn quân ra đầu hàng Quan Vũ.

Ngụy Diên tên chữ là Văn Trường người Nghĩa Dương khéo lo sĩ tốt dũng mãnh hơn người, rất được kẻ dưới kính trọng, song bạn bè thì không ưa. Trước lúc Kinh Tương bị mất, cũng từng đuổi theo Lưu Bị, song không gặp được bèn xuôi xuống Trường Sa theo về với Hoàng Trung.

Hai người này về sau đêu trở thành đại tướng dưới trướng Lưu Bị.

Sau khi quận Trường Sa sát nhập vào đất của Lưu Bị, Thái thú Vũ Lăng là Kim Toàn bị cô lập, đành phải đầu hàng Quan Vũ.

Quân Triệu Vân sau khi đến được Quế Dương, Thái thú Quế Dương là Triệu Phạm thấy Triệu Vân có dáng vẻ anh hùng, làm việc có phân tấc cẩn thận, bèn có ý kết thân. Ông ta ngoài việc đã mời Triệu Vân vào thành, lại có ý đem người chị dâu goá bụa rất có nhan sắc là Phàn Thị kết nghĩa trăm năm với Triệu Vân.

Song Triệu Vân nghiêm mặt nói rằng: "Anh và tôi cùng họ Triệu, huynh trưởng của anh cũng là huynh trưởng của tôi, chị ấy cũng là chị dâu của tôi, việc này thực rất khó nghe theo”.

Không ít kẻ dưới trướng cho rằng đấy là việc tốt lành, huống chi Phàn Thị vừa diễm lệ lại hiền thục, đều ra sức khuyên Triệu Vân nghe theo, thậm chí cả Gia Cát Lượng cũng có ý ấy. Triệu Vân chỉ biết nói rằng: "Phàn Thị đã hẳn là người rất xinh đẹp, song Triệu Phạm là người bị bức hàng, Quế Dương còn chưa được ổn định, Triệu Vân sao có thể bởi một mỹ nhân mà sao nhãng việc chính sự”. Quả nhiên không lâu sau đó Triệu Phạm bỏ trốn, Triệu Vân đối với việc ấy chỉ lặng lẽ cười thầm.

Kẻ viết sử đời sau, đối chiếu với Quan Vũ khi theo Lưu Bị đánh dẹp Lã Bố ở Hạ Phì, có nói với Tào Tháo ngày sau phá được thành xin được cùng với người vợ của Lại tần nghi lộc Lã Bố là Đỗ Thị, kết nghĩa trăm năm với mình; nếu so với sự việc vừa rồi ở Quế Dương, Triệu Vân thực có khí chất hơn Quan Vũ nhiều.

Bốn quận nam Kinh Châu đã về cả tay Lưu Bị, tin tức truyền đến tai Tôn Quyền và Chu Du, song lúc đó chiến sự ở Giang Lăng đang ác liệt, huống chi bản thân Lưu Bị cũng vẫn ở Di Lăng hiệp trợ với quân Đông Ngô, Tôn Quyền và Chu Du cũng đành tạm giương mắt mà nhìn, song sau khi chiến sự ở Giang Lăng kết thúc, Tôn Quyền lập tức bổ nhiệm Chu Du làm Thái thú Nam quận, Trình Phổ làm Thái thú Giang Hạ, công khai biểu lộ Lưu Bị trả lại Nam quận cho mình; dễ thấy rõ được rằng cả Tôn Quyền và Chu Du, đối với việc Lưu Bị thâu tóm bốn quận phía nam về tâm lý cũng khá bất bình.

Nghiêm chỉnh mà nói trong cuộc chiến Xích Bích, quân Tào Tháo và Tôn Quyền xét về thắng thua ít chênh lệch nhau, quân nam chinh của Tào Tháo tuy bị đánh bại triệt để song tổn thất thực sự không nhiều chỉ mất một ít lãnh địa Kinh Châu mới chiếm được mà thôi.

Trái lại Đông Ngô tuy giành được đại thắng ở Xích Bích song lại tổn thất không ít trong chiến dịch Giang Lăng sau đó, đặc biệt là thiên tài quân sự Chu Du bị trọng thương, dẫn đến cái chết sau này, mà sau chiến thắng chỉ thu được ba quận huyện ở Kinh Châu, thực ra cái được không bù nổi cái mất.

Kẻ thu được nhiều lại là Lưu Bị, tuy sau này bị bức phải trả một phần Nam quận, song theo như kế hoạch của Gia Cát Lượng nhân cơ hội thâu tóm bốn quận ở phía nam chẳng những hồi sinh sự nghiệp của mình, hơn nữa có được cơ sở rất quan trọng để sau này tranh đoạt thiên hạ.

Lời bình của Trần Văn:

Binh pháp Tôn Tử của Ngô Khởi được các nhà lịch sử học công nhận rằng, về tính quan trọng gần như cuốn sách kinh điển nổi danh binh pháp Tôn Tử. Hơn nữa về mặt thực tế Ngô Tử binh pháp so với cuốn binh pháp Tôn Tử thì cụ thể mà có sức thuyết phục hơn.

Thiên liệu cố trong Ngô Tử binh pháp có viết: "Kiến khả nhi tiến”, cho thấy tình huống tấn công, lại nói "Trị nan nhị thoái”, cho thấy cách xem xét tình hình cụ thể mà đề ra phương án tiến thoái.

Ông ta cho rằng có 8 tình huống, chẳng cứ xem quẻ được cát hay hung, lập tức có thể tiến công ngay:

Gió lạnh rất dữ lại hành quân lúc còn sớm chẳng kể gian nan, tạo ra sự vất vả cho quân lính.

Mùa hè nóng gắt, hành động vội vàng, không để ý đến đói khát, miễn cưỡng hành quân đường dài.

Trường kỳ tác chiến, lương thảo không đủ, nhân dân oán giận, quân sự liên tục phát sinh những bất lợi, quan chỉ huy chẳng có cách ngăn chặn được việc ấy.

Vật tư, lương thảo thiếu thốn nghiêm trọng, lại gặp mùa mưa lớn, đã khó khăn lại càng thêm khó khăn.

Binh lực nắm tình hình cụ thể không được nhiều, đa số thủy thổ bất phục, nhân mã sinh bệnh nhiều, lại thiếu bổ sung kịp thời.

Hành quân đường dài, binh sĩ mỏi mệt mà lo sợ, thiếu tinh thần, chẳng ăn no, chỉ nghĩ đến việc nghỉ ngơi.

Quan chỉ huy chẳng có uy quyền, tướng sĩ thi a dua quân tâm phân tán, vẫn bị kẻ địch quấy rối mà kinh hãi lại chẳng có quân tiếp viện.

Việc phòng ngự không được tốt, doanh trại lộn xộn, hoặc đã vào đến giữa chừng đoạn đường nguy hiểm.

Đối với tình hình chẳng thể công kích, Ngô Khởi cũng đưa ra những điều rất rõ ràng:

Đất đai rộng lớn nhân khẩu dồi dào, đời sống no đủ.

Đức vua yêu thương dân lành, lấy đức điều hành, rất được nhân dân yêu mến và ủng hộ.

Thưởng phạt nghiêm minh, hành động hợp với thời cơ.

Binh lực đông đảo, sức tác chiến mạnh mẽ, vũ khí tinh nhuệ.

Có nước láng giềng hoặc nước lớn làm hậu thuẫn giúp đỡ.

Xét kỹ những điều ấy mà tiến hoặc thoái cho thích hợp. Lấy đó mà xem xét Tào Tháo và Tôn Quyền trong trận Xích Bích, ai thắng ai thua đã là việc rõ ràng vậy.

Đánh máy: hoi_ls

NHÀ XUẤT BẢN VĂN HOÁ - THÔNG TIN, 2003 (Tái bản lần II)

Nguồn: Vnthuquan - Thư viện Online

Được bạn: Mọt Sách đưa lên

vào ngày: 1 tháng 11 năm 2013
 
Trước
Đầu trang
Sau
Bình luận
  10 Mãnh tướng giỏi thời Tam Quốc
  20 Mỹ Nhân Đẹp Nhất Trung Hoa Cổ Đại
  7 cách nhìn người của Gia Cát Khổng Minh
  Ai bắt Điêu Thuyền 'đẻ' trước 1.000 năm?
  Ai mới là Thục Hán đệ nhất quân sư, tài vượt Khổng Minh?
  Ai mới là đạo diễn vụ Tào Tháo đòi cướp vợ Chu Du?
  Ai đứng đầu Ngũ hổ tướng trong Tam Quốc diễn nghĩa?
  Ba lần đến lều tranh
  Bất ngờ với câu phán của Tào Tháo sau chiến bại Xích Bích
  Bí ẩn mộ phần danh tướng thời Tam Quốc
  Bí ẩn những lời “sấm truyền” của Gia Cát Lượng
  Bí ẩn phong thủy quanh cái chết của Gia Cát Lượng
  Các anh hùng của Triều đình nhà Ngô
  Các truyền thuyết về nàng Sái Văn Cơ
  Câu chuyện luân hồi: Hồi ức “rượu ấm trảm Hoa Hùng”
  Các nhân vật Tam Quốc dưới nét vẽ của hậu thế
  Chân dung một số anh hùng thời Tam Quốc
  Chân Thị
  Chỉ ở phương diện sắc và tình, người ta mới thấy một con người hoàn toàn khác với sử sách lẫn tiểu thuyết của Lưu Bị.
  Chu Du
  Chuyện hoàng đế hoạn quan duy nhất Trung Quốc
  Chuyện đời tư ít người biết của gian hùng Lưu Bị
  Con cháu Quan Công, Mã Siêu
  Cuộc đời của Mã Siêu
  Cuộc Đời Của Triệu Vân/ Triệu Tử Long
  Cuộc đời nhà tiên tri nổi tiếng nhất Trung Hoa Gia Cát Lượng
  Cuộc đời Trương Phi
  Danh sách nhân vật hư cấu trong Tam quốc diễn nghĩa
  Dương Hựu
  Gia Cát Lượng
  Giải mã 7 cách chọn người của Gia Cát Lượng
  Giải mã chiến lược thông minh nhất cuộc đời Tào Tháo
  Giải mã những lời “sấm truyền” của Khổng Minh Gia Cát Lượng
  Giải mật câu nói của Tào Tháo khiến Lưu Bị buông bát, rơi đũa
  Giải mật câu nói gây tranh cãi suốt 2.000 năm của Lưu Bị
  Gian hùng cũng có tri ân!
  Hé lộ nguồn gốc thực sự của gia tộc Tào Tháo
  Hoàng Cái
  Hoàng Nguyệt Anh
  Hoàng Phủ Tung
  Hoàng Trung
  Hứa Chử
  Kế giữ nước khôn ngoan của con trai Lưu Bị
  Kết cục bi thảm của danh tướng kế thừa Khổng Minh
  Khám phá lăng mộ Tào Tháo
  Khổng Minh có biết Lưu Bị không tin mình?
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 001
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 002
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 003
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 004
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 005
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 006
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 007
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 008
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 009
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 010
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 011
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 012
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 013
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 014
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 015
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 016
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 017
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 018
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 019
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 020
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 021
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 022
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 023
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 024
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 025
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 026
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 027
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 028
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 029
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 030
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 031
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 032
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 033
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 034
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 035
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 036
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 037
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 038
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 039
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 040
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 041
  Khổng Minh vì sao trọng dụng Trương Phi mà xa rời Quan Vũ?
  Kỳ nhân 17 tuổi khiến Tào Tháo sợ hơn Lưu Bị, Tôn Quyền là ai?
  Lã Bố
  Lã Bố - Võ tướng số 1 của thời Tam Quốc
  Lã Mông
  Lăng mộ Tào Tháo, ba thực bảy hư
  Lữ Bố: Gia nô 3 họ hay là Tam Quốc chiến thần?
  LUẬN ANH HÙNG TÀO THÁO - 1 - Làm năng thần hay gian hùng
  LUẬN ANH HÙNG TÀO THÁO - 2 - Thiên tài và xuẩn tài
  LUẬN ANH HÙNG TÀO THÁO - 3 - Khoan dung và báo thù
  LUẬN ANH HÙNG TÀO THÁO - 4 - Mấy bản án mưu sát
  LUẬN ANH HÙNG TÀO THÁO - 5 - Vô tình chưa hẳn là hào kiệt thực
  LUẬN ANH HÙNG TÀO THÁO - 6 - Gian hùng đáng yêu
  Luận bàn Tam Quốc - Mao Tôn Cương
  Luận bàn về Khổng Minh
  Luận về nhân vật Quan Công của truyện Tam Quốc Chí
  Lực lượng tinh nhuệ giúp Tào Ngụy đuổi Lưu Bị, phá Mã Siêu
  Lưu Bị
  Lưu Bị ham sống sợ chết như thế nào?
  Lưu Phong
  Lưu Thiện
  Lý giải mới về nguyên nhân cái chết của Lã Bố
  Lý Nghiêm
  Mã Siêu
  Mê gái, cha con Tào Tháo tranh đoạt mỹ nhân
  Mộ phần các anh hùng Tam Quốc bây giờ ra sao?
  Mối quan hệ thực giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng
  Một số ý kiến sau khi xem 'Tam quốc chí - Đâu là sự thật?'
  Mỹ nhân Điêu Thuyền rốt cuộc là ai?
  Năm sinh & Năm mất của một số nhân vật thời kỳ Tam Quốc
  Nàng dâu tuyệt sắc của Tào Tháo và số phận bi thảm
  Nghệ thuật quản lý của người xưa nhìn từ Tam Quốc Diễn Nghĩa
  Nghệ thuật xây dựng Cốt truyện của Tam Quốc chí diễn nghĩa
  Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật của Tam Quốc chí diễn nghĩa
  Ngũ Hổ Tướng
  Người thuyết phục được Tôn Quyền chống Tào là Lỗ Túc, chẳng phải Gia Cát Lượng
  Người tình bí mật của Quan Công
  Người tình của Quan Vũ là ai?
  Người đàn bà khiến Tào Tháo say mê, day dứt đến lúc chết
  Ngụy Diên (Ngụy Văn Trường)
  Ngụy Diên có thực là kẻ phản chủ?
  Nguyên nhân con trai Lưu Bị giả làm kẻ ngốc nghếch
  Nhân vật đứng sau chiến lược thông minh nhất của Tào Tháo là ai?
  Những con ngựa nổi tiếng trong sử sách Trung Quốc
  Những người khiến Tào Tháo phải rơi lệ
  Những phát hiện khoa học kỳ lạ về Khổng Minh
  Những quân sư tài ba của thời kỳ Tam Quốc
  Những điều "bá đạo" được rút ra từ Tam Quốc Chí
  Nỗi oan dậy đất của Chu Du trước Gia Cát Lượng
  Ôn tửu trảm Hoa Hùng có thật là công lao Quan Vũ?
  Ông già Lưu Bị có gì khiến Tôn Quyền chịu gả em gái mỹ nhân?
  Phiếm luận về Tào Tháo
  Quách hậu
  Quái chiêu phòng the của các hoàng đế
  Quan Vũ
  Quan Vũ 2
  Quan Vũ chưa từng được cầm Thanh Long Yển Nguyệt đao?
  Quan Vũ rời Tào – Làm sao chinh phục được người tài?
  QUÁCH GIA - 1 - Một mưu lược gia không bao giờ tính toán sai
  QUÁCH GIA - 2 - Hiến kế quét Trung Nguyên
  QUÁCH GIA - 3 - Bàn về mười điều thắng.
  QUÁCH GIA - 4 - Dự đoán về Tôn Sách
  QUÁCH GIA - 5 - Dùng trí đánh bại họ Viên
  QUÁCH GIA - 6 - Tuổi trẻ chết sớm
  Rùng mình chuyện kiểm tra trinh tiết mỹ nữ
  Sắp khai quật mộ Lưu Bị
  Sở hữu Ngọa Long - Phượng Sồ, sao Lưu Bị vẫn tuột tay thiên hạ?
  Sự thật khôi hài về chuyện kết nghĩa vườn đào trong Tam quốc
  Sự thật lịch sử về thời Tam Quốc!
  Sự thực về võ công của Ngụy Vương Tào Tháo
  Tam Quốc chí diễn nghĩa được dịch sang tiếng Việt như thế nào?
  Tam Quốc Diễn Nghĩa
  Tam Quốc mưu thần: Quách Gia tài cao vượt Gia Cát Lượng?
  Tào Ngụy đệ nhất danh tướng khiến Tôn Quyền khóc hận là ai?
  Tào Tháo
  Tào Tháo - 01. Làm năng thần hay gian hùng
  Tào Tháo - 02. Thiên tài và xuẩn tài
  Tào Tháo - 03. Khoan dung và báo thù
  Tào Tháo - 04. Mấy bản án mưu sát
  Tào Tháo - 05. Vô tình chưa hẳn là hào kiệt thực
  Tào Tháo - 06. Gian hùng đáng yêu
  Tào Tháo - Người đầu tiên chú giải 'Binh pháp Tôn Tử'
  Tào Tháo bị cắt đầu sau khi chôn!
  Tào Tháo thèm kỹ nữ
  Tào Tháo: 'Cả đời gian trá, khi chết mới lộ chân tướng'?
  Tào Tháo: 'Diêm Vương sống cùng Bồ Tát'
  Tào Tháo: Chớp thời cơ nên vớ bẫm
  Tào Tháo: Dùng kế 'đểu' để cướp cô dâu trong ngày cưới
  Tên tiếng Anh của các nhân vật & địa danh thời Tam Quốc
  Thanh Long Yển Nguyệt Đao
  Thông tin thêm về tứ đại mỹ nhân Trung Quốc
  Thuật dùng người của Gia Cát Lượng
  Thuật phòng the lạ lùng của Tào Tháo
  Tính cách và bi kịch của Ngụy Diên
  Tôn Quyền là hung thủ giấu mặt vụ ám sát Tiểu Bá Vương Tôn Sách?
  Tôn Thượng Hương
  Top 10 mỹ nhân trong Tam Quốc Diễn Nghĩa
  Trận Di Lăng
  Trang phục nhà binh thời Tam Quốc
  Tranh cãi nảy lửa quanh mộ Tào Tháo
  Trận chiến Quan Độ
  Trận lửa thiêu Xích Bích
  Trận Xích Bích
  Triệu Vân
  Trương phi
  Trương Phi vị mãnh tướng đa tài
  Trương Xuân Hoa
  Truyền nhân Khổng Minh, Chu Du
  Tư Mã Viêm
  Tư Mã Ý & Gia Cát Lượng
  Tư Mã Ý chiếm ngôi Ngụy
  Vì sao Gia Cát Lượng chỉ chọn Lưu Bị mà không phải Tào Tháo?
  Vì sao mộng nhất thống Trung Nguyên của Tào Tháo thất bại?
  Vì sao mỹ nhân xưa thường mang gối khi ngoại tình?
  Vì sao Triệu Vân bị dìm trên quan trường Thục Hán?
  Viên Thiệu vô dũng hay Tào Tháo quá túc mưu?
  Viên Thuật
  Vũ Tài Lục - 00. Nói chuyện Tam Quốc
  Vũ Tài Lục - 01. Những việc đi trước Tam Quốc
  Vũ Tài Lục - 02. Những giai đoạn chủ yếu của Tam Quốc
  Vũ Tài Lục - 03. Mầm loạn
  Vũ Tài Lục - 04. Phần tử trí thức
  Vũ Tài Lục - 05. Quá trình tiêu, trưởng của các lực lượng
  Vũ Tài Lục - 06. Chiến tranh Viên Tào
  Vũ Tài Lục - 07. Trận Xích Bích
  Vũ Tài Lục - 08. Cục diện chính trị Ích Châu và Kinh Châu
  Vũ Tài Lục - 09. Luận về Tào Tháo
  Vũ Tài Lục - 10. Luận về Gia Cát Lượng
  Vũ Tài Lục - 11. Tào Thực
  Vũ Tài Lục - 12. Tư Mã Ý chiếm ngôi Ngụy
  Vũ Tài Lục - 13. Khương Duy, Đặng Ngải và Chung Hội
  Vũ Tài Lục - 14. Tiều Chu và phần tử trí thức cuối Tam Quốc
  Vũ Tài Lục - 15. Tổng luận
  Xét người
  Đại Kiều & Tiểu Kiều
  Đệ nhất danh tác: Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa
  Đệ nhất mỹ nhân Trung Hoa chết thế nào?
  Đi tìm hậu duệ Ngụy, Thục, Ngô
  Đi Tìm Khổng Minh Thật Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa
  Điêu Thuyền
  Điêu Thuyền - Nghi án và truyền thuyết
  Điêu Thuyền là giai nhân không có thật?
  Đọc hiểu đoạn trích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng
  Đội đặc vụ tàn ác của Tào Tháo
 
BÌNH LUẬN BÀI NÀY
 
  Tên người bình luận ( * )
  Email
  Tiêu đề bình luận ( * )
Nội dung bình luận chi tiết ( * )    
 
 
Gửi đi
 
Soạn lại