Tam Quốc Diễn Nghĩa » Viên Thuật
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
T. Đình Thục Hán
Đại chiến Xích Bích
Quan Vũ
Quan Vũ
Mã Siêu
Hoàng Trung
Chu Du
Mã Tốc
Lưu Bị
Quan Vũ
Trương Phi
Lã Bố
Khương Duy
Bàng Thống
Cam Ninh
Cam Ninh
Chu Du
Chu Du
Đại Kiều
Đặng Ngải
Đặng Ngải
Điển Vi
Điêu Thuyền
Điêu Thuyền
Đổng Trác
Gia Cát Lượng
Gia Cát Lượng
Hạ Hầu Đôn
Hạ Hầu Đôn
Hạ Hầu Uyên
Hoàng Trung
Hoàng Trung
Hứa Chử
Khương Duy
Khương Duy
Lã Bố
Lã Bố
Lã Mông
Lã Mông
Lăng Thống
Lục Tốn
Lục Tốn
Lưu Bị
Lưu Bị
Lưu Tôn
Mã Đại
Mã Siêu
Mã Siêu
Mạnh Hoạch
Ngụy Diên
Pháp Chính
Quách Gia
Quan Bình
Quan Hưng
Quan Vũ
Quan Vũ
Tào Hồng
Tào Nhân
Tào Phi
Tào Tháo
Tào Tháo
Thái Sử Từ
Tiểu Kiều
Tôn Càn
Tôn Kiên
Tôn Quyền
Tôn Quyền
Tôn Sách
Tôn Sách
Tôn Thượng Hương
Tôn Thượng Hương
Triệu Vân
Triệu Vân
Trình Dục
Trương Bào
Trương Cáp
Trương Cáp
Trương Chiêu
Trương Liêu
Trương Liêu
Trương Phi
Trương Phi
Từ Hoảng
Từ Hoảng
Tư Mã Sư
Tư Mã Viêm
Tư Mã Viêm
Tư Mã Ý
Tư Mã Ý
Từ Thứ
Tuân Úc
Tuân Úc
Viên Thiệu
Vu Cấm
Viên Thuật (chữ Hán: 袁术; ? – 199) là tướng nhà Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Trong giai đoạn loạn lạc cuối thời Đông Hán, ông từng xưng làm hoàng đế nhưng đã nhanh chóng bị thất bại.

1. Thân thế

Viên Thuật có tên tự là Công Lộ (公路), là dòng dõi quan lại cao cấp nhà Đông Hán. Tổ 5 đời của ông là Viên An làm chức Tư đồ thời Hán Chương Đế, cụ nội là Viên Sưởng làm chức Tư không đời Hán An đế, ông nội là Viên Thang làm Tư đồ thời Hán Hoàn Đế, cha là Viên Phùng làm Tư không thời Hán Linh Đế. Vì vậy sử thường gọi nhà họ Viên 4 đời làm Tam công (Tư đồ, Tư mã, Tư không), danh vọng rất cao.

Viên Thuật có người anh khác mẹ là Viên Thiệu làm quan trong triều Đông Hán. Trong nhà Viên Phùng, Viên Thiệu sinh trước nhưng là con a hoàn, Viên Thuật sinh sau nhưng là con vợ chính. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến Viên Thuật coi thường Viên Thiệu. Tuy nhiên, vì Viên Thiệu lại được bác là Viên Thành nhận làm con nuôi, trở thành người thừa kế của chi trên Viên Phùng, do đó về ngôi thứ theo pháp luật thì Viên Thuật là em họ Viên Thiệu nhưng về huyết thống là em ruột.

2. Liên minh đánh Đổng Trác

Do có danh vọng lớn, anh em Viên Thiệu và Viên Thuật cùng được cất nhắc làm quan trong triều Đông Hán. Viên Thuật được quận Nhữ Nam cử làm Hiếu liêm, sau đó ông lần lượt giữ các chức vụ Trường Thuỷ hiệu uý, rồi Hà Nam doãn, Hổ bôn trung lang tướng, Hậu tướng quân.

Năm 189, Hán Linh Đế mất. Đổng Trác vào kinh đô Lạc Dương thao túng triều đình Đông Hán, phế Hán Thiếu Đế vừa lên ngôi, lập em Thiếu Đế là Hiến Đế còn nhỏ lên ngôi. Viên Thiệu vì xung đột với Đổng Trác nên bỏ trốn. Sau đó Viên Thiệu tập hợp chư hầu để đánh Đồng Trác nhân danh giúp nhà Hán. Viên Thuật cũng mang quân bản bộ đến hưởng ứng, cùng các chư hầu tôn Viên Thiệu là minh chủ.

Lúc đó thái thú Ngô quận là Tôn Kiên hưởng ứng các chư hầu, không mang quân đến họp nhưng cũng khởi binh đánh thẳng vào chỗ Đổng Trác ở Lạc Dương, trong khi các chư hầu còn ngần ngại chưa xuất binh. Ban đầu Viên Thuật ngại Tôn Kiên thắng lớn sẽ khó kìm chế nên định không tiếp lương cho Tôn Kiên, nhưng Tôn Kiên lấy danh chính giúp nhà Hán đòi hỏi, Viên Thuật buộc phải cung cấp lương. Nhờ đó Tôn Kiên đánh cho Đổng Trác thua bại, phải bỏ Lạc Dương mang Hán Hiến Đế chạy sang Trường An. Tôn Kiên mang quân vào chiếm Lạc Dương.

3. Anh em thành thù địch

Khi Tôn Kiên mang quân tiến vào Lạc Dương đã bàn giao quận Nam Dương cho Viên Thuật. Để tỏ thiện chí trở lại với với Tôn Kiên, Viên Thuật tiến cử Tôn Kiên làm thứ sử Dự châu. Nhưng trong khi Tôn Kiên mang quân truy kích Đổng Trác (đã lên đường chạy về Tràng An) thì Viên Thiệu thấy Tôn Kiên lập công lớn, mang lòng đố kỵ, lại cho người phe mình là Chu Ngang làm thứ sử Dự châu (chiếm chức vị của Tôn Kiên) và đánh vào căn cứ của họ Tôn ở Dương Thành.

Tôn Kiên đang ở Lạc Dương không kịp về cứu, nhưng lúc đó Viên Thuật cũng không muốn Viên Thiệu mở rộng thế lực nên mang quân chặn đánh Chu Ngang, giúp Tôn Kiên giữ hậu phương. Vì vậy từ đó giữa hai anh em họ Viên bắt đầu mâu thuẫn, nhưng chưa gay gắt. Viên Thuật thì thân với Tôn Kiên hơn.

Viên Thiệu muốn cùng chư hầu dựng Châu mục U châu là hoàng thân Lưu Ngu lên làm hoàng đế để đối kháng với Đổng Trác. Để tỏ ra tôn trọng Viên Thuật, Viên Thiệu sai người hỏi ý kiến ông về việc đó, nhưng ông không tán thành. Từ đó hai anh em chính thức trở thành thù hằn. Việc đánh Đổng Trác do đó cũng bị bỏ dở, các chư hầu ly tán, chỉ lo phát triển thế lực riêng.

Viên Thiệu liên kết với Thứ sử Kinh châu là Lưu Biểu trấn thủ ở địa bàn gần địa bàn của ông để chống lại ông; còn ông cũng sai người đến liên minh với Công Tôn Toản ở Bình Nguyên để chống Viên Thiệu đang ở Ký châu. Trong thư gửi Toản, ông viết:

Viên Thiệu không phải là máu mủ của nhà họ Viên ta. Điều đó khiến Viên Thiệu càng tức giận.

4. Hỗn chiến với chư hầu

4.1. Phía tây

Tôn Kiên thất vọng về việc Viên Thiệu đánh úp mình và thấy các chư hầu tan rã, bèn thôi không đánh Đổng Trác, mang quân lui về địa bàn. Vì thứ sử Kinh châu là Vương Duệ đã bị Tôn Kiên giết, Đổng Trác phong tông thất Lưu Biểu làm Thứ sử Kinh châu. Do Viên Thuật chiếm giữ thủ phủ Nam Dương của Kinh châu nên Lưu Biểu không thể đến đó, phải tới Tương Dương thuộc Nam quận, lập cơ sở cai trị. Năm 191, Viên Thuật không muốn bị sự uy hiếp sau lưng của Lưu Biểu, bèn sai Tôn Kiên mang quân đánh Lưu Biểu.

Tôn Kiên hăng hái đi đánh Lưu Biểu, vừa thắng được một trận, có ý tự mãn, bị bộ tướng của Lưu Biểu là Hoàng Tổ giết chết. Các thủ hạ của Tôn Kiên theo cháu Kiên là Tôn Bí chạy sang Nam Dương nương nhờ Viên Thuật. Lúc đó ở Tràng An, Đổng Trác đã bị Lã Bố giết nhưng tướng cùng phe Trác là Lý Thôi và Quách Dĩ lại đuổi được Lã Bố, giữ vua Hán Hiến Đế mà nắm chính quyền. Viên Thuật sai người đến Tràng An giảng hoà với Lý Thôi. Lý Thôi nhân danh Hiến Đế phong ông làm Tả tướng quân, Dương Địch hầu. Viên Thuật cử Tôn Bí làm Thứ sử Dự châu (thay Tôn Kiên), nhưng không lâu sau lại đổi làm Đô úy quận Đan Dương (thuộc Dương châu). Viên Thuật để Bí đi nhận chức nhưng giữ lại cả 2000 quân của họ Tôn. Ông ép vợ Tôn Kiên là Ngô thị giao nộp ngọc tỷ truyền quốc của nhà Hán (truyền từ đời nhà Tần) mà Tôn Kiên thu được ở Lạc Dương.

Từ khi Tôn Kiên chết, Viên Thuật không còn ai hỗ trợ. Năm 193, Lưu Biểu dùng kế cắt đường vận lương nhằm đối phó với Viên Thuật. Do không có chính sách phát triển kinh tế tốt tại địa bàn mình cai quản, Viên Thuật thường phải cướp bóc xung quanh mà không thể tự cung ứng. Khi bị Lưu Biểu cắt đường vận lương, Viên Thuật bí thế phải bỏ quận Nam Dương chạy sang phía đông, đóng quân ở huyện Trần Lưu thuộc Duyện châu.

4.2. Phía đông

Duyện châu là địa bàn của Tào Tháo - lúc đó đang liên kết với Viên Thiệu. Hai bên hỗn chiến ở Khuông Đình. Viên Thuật tuy có quân đông hơn nhưng bị Tào Tháo đánh bại, phải bỏ chạy đến Ung Khâu. Tào Tháo đuổi theo truy kích, ông lại chạy đến Tương Ấp. Bị quân Tào truy sát, ông từ Tương Ấp chạy sang Ninh Lăng rồi sau nữa lại rút về quận Cửu Giang (Hoài Nam), đóng quân tại huyện Thọ Xuân - trị sở Dương châu.

Lúc đó Thứ sử Dương châu là Trần Ôn mới mất, Viên Thiệu sai thủ hạ là Viên Di đến làm Thứ sử Dương châu. Viên Thuật mang quân đánh bại Viên Di khiến Di bỏ chạy rồi chết. Triều đình Tràng An cũng không từ bỏ Dương châu cho các quân phiệt Quan Đông tranh giành, quyền thần Lý Thôi ở Tràng An nhân danh Hán Hiến Đế bổ nhiệm tông thất Lưu Do làm thứ sử Dương châu để chống Viên Thuật.

Lưu Do thế yếu, không thể đến lỵ sở Dương châu mà phải sang nương nhờ thái thú Đan Dương là Ngô Cảnh (em vợ Tôn Kiên, cậu Tôn Sách) và Tôn Bí (cháu Tôn Kiên).

Viên Thuật sai con Tôn Kiên là Tôn Sách đi đánh quận Cửu Giang để mở rộng địa bàn. Khi Tôn Sách đánh chiếm Cửu Giang, ông lại cho Trần Vũ làm thái thú Cửu Giang. Sau đó ông lại cử Tôn Sách đi đánh quận Lư Giang, hứa cho Tôn Sách làm thái thú. Nhưng khi Tôn Sách hạ Lư Giang, ông lại sai Lưu Huân đến làm thái thú mà chỉ cho Tôn Sách làm Hoài Nghĩa hiệu úy.

Để mở rộng thế lực ở Dương châu, Viên Thuật sai Gia Cát Huyền (chú của Gia Cát Lượng) đến làm thái thú quận Dự Chương. Nhưng chỉ ít lâu sau Lý Thôi sai Chu Hộc tới làm thái thú Dự Chương, Gia Cát Huyền phải rút chạy khỏi nhiệm sở.

Thái phó Mã Nhật Đê được quyền thần Lý Thôi nhân danh Hán Hiến Đế đi "dẹp yên vùng Quan Đông”, tới Thọ Xuân. Viên Thuật hỏi mượn phù tiết của Mã Nhật Đê để xem rồi cướp lấy và không trả lại, đồng thời giam lỏng Mã Nhật Đê và lại ép làm chức quan nhỏ phục vụ cho mình. Điều đó khiến Mã Nhật Đê uất hận ốm chết.

Năm 194, Lưu Do ở Đan Dương thấy Tôn Sách liên tiếp đánh chiếm 2 quận, sợ Ngô Cảnh và Tôn Bí về cùng phe Viên Thuật nên mang quân đánh đuổi hai người. Cảnh và Bí chạy sang Lịch Dương. Viên Thuật sai lão tướng Huệ Cù làm Thứ sử Dương châu, còn mình tự xưng làm Từ châu bá. Ông sai Huệ Cù mang quân tới giúp Ngô Cảnh và Tôn Bí đánh Lưu Do nhưng không thắng được.

Năm 195, Tôn Sách lấy danh nghĩa đi đánh Lưu Do giúp cậu Ngô Cảnh và anh họ Tôn Bí, đề nghị ông trả lại 1000 quân bản bộ của Tôn Kiên cùng các tướng Hoàng Cái, Hàn Đương. Viên Thuật cho rằng Tôn Sách sẽ mở rộng Dương châu cho mình nên chấp thuận. Mấy năm sau, Tôn Sách mộ thêm được nhiều quân, mở rộng thế lực và phát triển địa bàn vùng Giang Đông, làm chủ 4 quận còn lại của Dương châu là Đan Dương, Cối Kê, Ngô quận, Dự Chương và không còn chịu ràng buộc với ông nữa.

5. Hoàng đế hai quận

Nắm ngọc tỷ truyền quốc trong tay, năm 196, Viên Thuật muốn xưng đế. Ông tin vào lời đồng dao: "Đại Hán giả, Dương đồ cao”, nghĩa là "Thay nhà Hán là đường cao”. Ông cho rằng ông họ Viên, là con cháu Hiên Thọ Đồ thời Xuân Thu, ứng với chữ Đồ; tên tự của ông là Công Lộ cũng mang nghĩa là đường cao, nên ứng vào câu đó. Vì vậy ông quyết tâm làm vua. Tôn Sách viết thư khuyên ông không nên như vậy nhưng ông không nghe theo. Tôn Sách bèn tuyệt giao với ông.

Năm 197, Viên Thuật chính thức xưng làm hoàng đế, tự xưng là Trọng Gia, đóng đô ở Thọ Xuân thuộc quận Cửu Giang, lập vợ làm hoàng hậu, phong con trai, con gái làm hoàng tử, công chúa, thiết lập trăm quan. Thực lực của ông khi đó chỉ có 2 quận Cửu Giang và Lư Giang, nghĩa là không có đến một nửa địa bàn Dương châu. Thế lực của ông không bằng thế lực của các chư hầu như Tào Tháo, Viên Thiệu, Lưu Biểu... mà Viên Thuật lại ở trong thế đương đầu cả cùng lúc với các chư hầu này.

Viên Thuật tìm kiếm đồng minh, bèn sai người đến xin Lã Bố ở Từ châu kết thông gia, để con gái họ Lã lấy thái tử con trai mình. Nhưng Lã Bố không muốn theo ông nên bắt sứ giả của ông giao cho Tào Tháo. Tào Tháo phong Lã Bố làm Tả tướng quân. Viên Thuật nổi giận sai Trương Huân thống suất 7 đạo quân cùng các tướng của quân khởi nghĩa Khăn Vàng cũ là Dương Phụng, Hàn Tiêm đi đánh Lã Bố. Lã Bố ngầm liên kết với Tiêm và Phụng trở giáo đánh lại quân Viên Thuật. Đại quân Trương Huân tan vỡ.

Tào Tháo sai người đến Giang Đông liên kết với Tôn Sách, đề nghị không chi viện cho Viên Thuật. Sau đó Tào Tháo dẫn đại quân đích thân đi đánh Thọ Xuân. Viên Thuật ra đánh bị thua to, tướng Kiều Dị tử trận.

Trong tình thế nguy cấp, Viên Thuật may mắn thoát nạn. Lã Bố và Tào Tháo trở mặt đánh nhau. Cùng lúc Tào Tháo phải đương đầu cả với Trương Tú ở Nam Dương. Vì thế Viên Thuật được yên ổn ở Hoài Nam. Tuy nhiên, ông không biết tranh thủ thời gian hơn 1 năm để củng cố thực lực mà tiếp tục sống xa hoa, xây dựng nhiều cung điện, tuyển chọn phi tần, ăn tiêu xa xỉ.

Năm 198, Tào Tháo diệt được Lã Bố, vươn địa bàn tới Từ châu, giáp với địa hạt của Viên Thuật. Trước mặt sau lưng đều có địch, Viên Thuật hoảng sợ. Năm 199, ông đốt cung điện Thọ Xuân chạy tới Tiềm Sơn theo thủ hạ cũ là Lôi Bạc nhưng Lôi Bạc đóng cửa thành không đón. Viên Thuật đành chạy sang với thủ hạ cũ khác là Trần Lan, nhưng cũng bị cự tuyệt.

Viên Thuật cùng đường, đành làm lành với Viên Thiệu khi đó đang hùng cứ 4 châu Thanh, U, Tinh, Ký ở Hà Bắc. Ông viết thư cho Viên Thiệu và xin nhường lại ngôi hoàng đế cho anh. Viên Thiệu chấp thuận, sai người chuẩn bị đón tiếp.

6. Qua đời

Viên Thuật thu hết số quân ít ỏi còn lại chạy lên Nghiệp quận với Viên Thiệu. Tào Tháo sai Lưu Bị cùng Quan Vũ và Trương Phi mang hơn 1000 quân ra đón đánh ở đường lớn Từ châu.

Viên Thuật thực lực rất yếu, bị Lưu Bị đánh bại, phải quay về. Khi tới Giang Đình, cách Thọ Xuân 80 dặm, ông thổ huyết qua đời, không rõ bao nhiêu tuổi. Viên Thuật làm hoàng đế tất cả trong 2 năm.

Em họ ông là Viên Dận đem theo quan tài Viên Thuật và quân đội họ Viên đến Hoãn Thành (皖城) nương tựa vào Thái thú Lư Giang là Lưu Huân (劉勳) vốn được Viên Thuật phong. Một bộ tướng của ông là Trương Huân và trưởng sử Dương Hoằng định đến địa bàn của Tôn Sách để theo hàng, nhưng bị Lưu Huân chặn đường giết chết. Ít lâu sau Lưu Huân bị Tôn Sách đánh đuổi, phải chạy lên phía bắc theo Tào Tháo. Thủ hạ của Viên Thuật là Từ Lục đem ngọc tỷ truyền quốc dâng cho Tào Tháo; các gia quyến Viên Thuật ở chỗ Lưu Huân đều bị quân Tôn Sách bắt giữ, mang về Giang Đông. Con trai ông là Viên Diệu được họ Tôn phong làm Lang trung, con gái Viên thị sau được vào cung làm thiếp của Tôn Quyền.

Thế lực của Viên Thuật bị Tào Tháo và Tôn Sách thôn tính hoàn toàn.

7. Nhận định

Viên Thuật không phải không có tài năng nhưng không biết lượng sức mình, chỉ thích hư danh làm hoàng đế nên nhanh chóng bị thất bại trong cuộc chiến tranh quần hùng cuối thời Đông Hán. Việc ông xưng đế trong lúc nhà Hán chưa mất là một sai lầm lớn, khiến các chư hầu có lý do tập trung vào tấn công với danh nghĩa "phò Hán” làm cho Viên Thuật phải cùng lúc đương đầu với nhiều kẻ địch và thất bại là không tránh khỏi. Viên Thuật nhiều tham vọng nhưng lại không có chí khí và thiếu tầm nhìn chiến lược.

8. Trong văn học

Trong tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, Viên Thuật là một nhân vật phụ, xuất hiện từ hồi 3 đến hồi 21.

Là nhân vật phụ trong tác phẩm và qua đời trước khi hình thành Tam Quốc khá lâu, Viên Thuật được mô tả khá gần với lịch sử, không được tác giả tập trung xây dựng hư cấu, tô vẽ nhiều như những nhân vật chính Lưu Bị, Gia Cát Lượng, Tào Tháo... Qua Tam Quốc Diễn Nghĩa, người đọc cũng có thể cảm nhận được một Viên Thuật có danh vọng nhưng thiếu cơ trí, không biết lượng sức nên bị thất bại.

Trong tiểu thuyết này, tác giả chú trọng tới hoạt động của những nhân vật chính, không diễn tả đầy đủ toàn bộ hoạt động của Viên Thuật, trong đó có quá trình di chuyển từ Nam Dương về Dương Châu - một bước ngoặt trong cuộc đời Viên Thuật. Ngoài ra, khi ông về Dương Châu, tác giả vẫn mô tả Viên Thuật là một sứ quân có thực lực mạnh mẽ, "binh đông tướng giỏi", không giống như hoàn cảnh của ông trong lịch sử lúc xưng đế - chỉ có địa bàn 2 quận ở Dương Châu.

Viên Thuật đương thời bị gọi là "xương khô trong mả". Trong Tam Quốc diễn nghĩa, La Quán Trung để Tào Tháo nhận xét về ông như vậy khi "uống rượu luận anh hùng" với Lưu Bị. Trên thực tế, người nói câu này không phải Tào Tháo và trong hoàn cảnh khác: khi Đào Khiêm muốn nhường chức Từ châu mục cho Lưu Bị, Lưu Bị khiêm nhường đề nghị Đào Khiêm trao chức cho Viên Thuật, nhưng Khổng Dung cũng có mặt ở đó không tán thành, nói rằng "Viên Thuật chỉ là xương khô trong mả", không đáng làm Châu mục Từ châu.

La Quán Trung có bài thơ bình phẩm về Viên Thuật trong tác phẩm, sau khi mô tả cái chết của ông:

Hán mạt binh đao nổi bốn phương,

Ngu như Viên Thuật dám xưng cuồng.

Nối nhà, chẳng giữ lề Công Tướng,

Cướp nước, xây liều nghiệp Ðế Vương.

Giải thích sấm truyền, xưng ứng vận,

Tin mê ấn ngọc, cứ khoa trương.

Quân tan, lương hết, đòi chi mật

Thổ huyết nằm co, rõ chết đường!

 
Trước
Đầu trang
Sau
Bình luận
  10 Mãnh tướng giỏi thời Tam Quốc
  20 Mỹ Nhân Đẹp Nhất Trung Hoa Cổ Đại
  7 cách nhìn người của Gia Cát Khổng Minh
  Ai bắt Điêu Thuyền 'đẻ' trước 1.000 năm?
  Ai mới là Thục Hán đệ nhất quân sư, tài vượt Khổng Minh?
  Ai mới là đạo diễn vụ Tào Tháo đòi cướp vợ Chu Du?
  Ai đứng đầu Ngũ hổ tướng trong Tam Quốc diễn nghĩa?
  Ba lần đến lều tranh
  Bất ngờ với câu phán của Tào Tháo sau chiến bại Xích Bích
  Bí ẩn mộ phần danh tướng thời Tam Quốc
  Bí ẩn những lời “sấm truyền” của Gia Cát Lượng
  Bí ẩn phong thủy quanh cái chết của Gia Cát Lượng
  Các anh hùng của Triều đình nhà Ngô
  Các truyền thuyết về nàng Sái Văn Cơ
  Câu chuyện luân hồi: Hồi ức “rượu ấm trảm Hoa Hùng”
  Các nhân vật Tam Quốc dưới nét vẽ của hậu thế
  Chân dung một số anh hùng thời Tam Quốc
  Chân Thị
  Chỉ ở phương diện sắc và tình, người ta mới thấy một con người hoàn toàn khác với sử sách lẫn tiểu thuyết của Lưu Bị.
  Chu Du
  Chuyện hoàng đế hoạn quan duy nhất Trung Quốc
  Chuyện đời tư ít người biết của gian hùng Lưu Bị
  Con cháu Quan Công, Mã Siêu
  Cuộc đời của Mã Siêu
  Cuộc Đời Của Triệu Vân/ Triệu Tử Long
  Cuộc đời nhà tiên tri nổi tiếng nhất Trung Hoa Gia Cát Lượng
  Cuộc đời Trương Phi
  Danh sách nhân vật hư cấu trong Tam quốc diễn nghĩa
  Dương Hựu
  Gia Cát Lượng
  Giải mã 7 cách chọn người của Gia Cát Lượng
  Giải mã chiến lược thông minh nhất cuộc đời Tào Tháo
  Giải mã những lời “sấm truyền” của Khổng Minh Gia Cát Lượng
  Giải mật câu nói của Tào Tháo khiến Lưu Bị buông bát, rơi đũa
  Giải mật câu nói gây tranh cãi suốt 2.000 năm của Lưu Bị
  Gian hùng cũng có tri ân!
  Hé lộ nguồn gốc thực sự của gia tộc Tào Tháo
  Hoàng Cái
  Hoàng Nguyệt Anh
  Hoàng Phủ Tung
  Hoàng Trung
  Hứa Chử
  Kế giữ nước khôn ngoan của con trai Lưu Bị
  Kết cục bi thảm của danh tướng kế thừa Khổng Minh
  Khám phá lăng mộ Tào Tháo
  Khổng Minh có biết Lưu Bị không tin mình?
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 001
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 002
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 003
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 004
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 005
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 006
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 007
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 008
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 009
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 010
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 011
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 012
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 013
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 014
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 015
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 016
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 017
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 018
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 019
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 020
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 021
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 022
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 023
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 024
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 025
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 026
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 027
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 028
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 029
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 030
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 031
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 032
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 033
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 034
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 035
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 036
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 037
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 038
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 039
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 040
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 041
  Khổng Minh vì sao trọng dụng Trương Phi mà xa rời Quan Vũ?
  Kỳ nhân 17 tuổi khiến Tào Tháo sợ hơn Lưu Bị, Tôn Quyền là ai?
  Lã Bố
  Lã Bố - Võ tướng số 1 của thời Tam Quốc
  Lã Mông
  Lăng mộ Tào Tháo, ba thực bảy hư
  Lữ Bố: Gia nô 3 họ hay là Tam Quốc chiến thần?
  LUẬN ANH HÙNG TÀO THÁO - 1 - Làm năng thần hay gian hùng
  LUẬN ANH HÙNG TÀO THÁO - 2 - Thiên tài và xuẩn tài
  LUẬN ANH HÙNG TÀO THÁO - 3 - Khoan dung và báo thù
  LUẬN ANH HÙNG TÀO THÁO - 4 - Mấy bản án mưu sát
  LUẬN ANH HÙNG TÀO THÁO - 5 - Vô tình chưa hẳn là hào kiệt thực
  LUẬN ANH HÙNG TÀO THÁO - 6 - Gian hùng đáng yêu
  Luận bàn Tam Quốc - Mao Tôn Cương
  Luận bàn về Khổng Minh
  Luận về nhân vật Quan Công của truyện Tam Quốc Chí
  Lực lượng tinh nhuệ giúp Tào Ngụy đuổi Lưu Bị, phá Mã Siêu
  Lưu Bị
  Lưu Bị ham sống sợ chết như thế nào?
  Lưu Phong
  Lưu Thiện
  Lý giải mới về nguyên nhân cái chết của Lã Bố
  Lý Nghiêm
  Mã Siêu
  Mê gái, cha con Tào Tháo tranh đoạt mỹ nhân
  Mộ phần các anh hùng Tam Quốc bây giờ ra sao?
  Mối quan hệ thực giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng
  Một số ý kiến sau khi xem 'Tam quốc chí - Đâu là sự thật?'
  Mỹ nhân Điêu Thuyền rốt cuộc là ai?
  Năm sinh & Năm mất của một số nhân vật thời kỳ Tam Quốc
  Nàng dâu tuyệt sắc của Tào Tháo và số phận bi thảm
  Nghệ thuật quản lý của người xưa nhìn từ Tam Quốc Diễn Nghĩa
  Nghệ thuật xây dựng Cốt truyện của Tam Quốc chí diễn nghĩa
  Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật của Tam Quốc chí diễn nghĩa
  Ngũ Hổ Tướng
  Người thuyết phục được Tôn Quyền chống Tào là Lỗ Túc, chẳng phải Gia Cát Lượng
  Người tình bí mật của Quan Công
  Người tình của Quan Vũ là ai?
  Người đàn bà khiến Tào Tháo say mê, day dứt đến lúc chết
  Ngụy Diên (Ngụy Văn Trường)
  Ngụy Diên có thực là kẻ phản chủ?
  Nguyên nhân con trai Lưu Bị giả làm kẻ ngốc nghếch
  Nhân vật đứng sau chiến lược thông minh nhất của Tào Tháo là ai?
  Những con ngựa nổi tiếng trong sử sách Trung Quốc
  Những người khiến Tào Tháo phải rơi lệ
  Những phát hiện khoa học kỳ lạ về Khổng Minh
  Những quân sư tài ba của thời kỳ Tam Quốc
  Những điều "bá đạo" được rút ra từ Tam Quốc Chí
  Nỗi oan dậy đất của Chu Du trước Gia Cát Lượng
  Ôn tửu trảm Hoa Hùng có thật là công lao Quan Vũ?
  Ông già Lưu Bị có gì khiến Tôn Quyền chịu gả em gái mỹ nhân?
  Phiếm luận về Tào Tháo
  Quách hậu
  Quái chiêu phòng the của các hoàng đế
  Quan Vũ
  Quan Vũ 2
  Quan Vũ chưa từng được cầm Thanh Long Yển Nguyệt đao?
  Quan Vũ rời Tào – Làm sao chinh phục được người tài?
  QUÁCH GIA - 1 - Một mưu lược gia không bao giờ tính toán sai
  QUÁCH GIA - 2 - Hiến kế quét Trung Nguyên
  QUÁCH GIA - 3 - Bàn về mười điều thắng.
  QUÁCH GIA - 4 - Dự đoán về Tôn Sách
  QUÁCH GIA - 5 - Dùng trí đánh bại họ Viên
  QUÁCH GIA - 6 - Tuổi trẻ chết sớm
  Rùng mình chuyện kiểm tra trinh tiết mỹ nữ
  Sắp khai quật mộ Lưu Bị
  Sở hữu Ngọa Long - Phượng Sồ, sao Lưu Bị vẫn tuột tay thiên hạ?
  Sự thật khôi hài về chuyện kết nghĩa vườn đào trong Tam quốc
  Sự thật lịch sử về thời Tam Quốc!
  Sự thực về võ công của Ngụy Vương Tào Tháo
  Tam Quốc chí diễn nghĩa được dịch sang tiếng Việt như thế nào?
  Tam Quốc Diễn Nghĩa
  Tam Quốc mưu thần: Quách Gia tài cao vượt Gia Cát Lượng?
  Tào Ngụy đệ nhất danh tướng khiến Tôn Quyền khóc hận là ai?
  Tào Tháo
  Tào Tháo - 01. Làm năng thần hay gian hùng
  Tào Tháo - 02. Thiên tài và xuẩn tài
  Tào Tháo - 03. Khoan dung và báo thù
  Tào Tháo - 04. Mấy bản án mưu sát
  Tào Tháo - 05. Vô tình chưa hẳn là hào kiệt thực
  Tào Tháo - 06. Gian hùng đáng yêu
  Tào Tháo - Người đầu tiên chú giải 'Binh pháp Tôn Tử'
  Tào Tháo bị cắt đầu sau khi chôn!
  Tào Tháo thèm kỹ nữ
  Tào Tháo: 'Cả đời gian trá, khi chết mới lộ chân tướng'?
  Tào Tháo: 'Diêm Vương sống cùng Bồ Tát'
  Tào Tháo: Chớp thời cơ nên vớ bẫm
  Tào Tháo: Dùng kế 'đểu' để cướp cô dâu trong ngày cưới
  Tên tiếng Anh của các nhân vật & địa danh thời Tam Quốc
  Thanh Long Yển Nguyệt Đao
  Thông tin thêm về tứ đại mỹ nhân Trung Quốc
  Thuật dùng người của Gia Cát Lượng
  Thuật phòng the lạ lùng của Tào Tháo
  Tính cách và bi kịch của Ngụy Diên
  Tôn Quyền là hung thủ giấu mặt vụ ám sát Tiểu Bá Vương Tôn Sách?
  Tôn Thượng Hương
  Top 10 mỹ nhân trong Tam Quốc Diễn Nghĩa
  Trận Di Lăng
  Trang phục nhà binh thời Tam Quốc
  Tranh cãi nảy lửa quanh mộ Tào Tháo
  Trận chiến Quan Độ
  Trận lửa thiêu Xích Bích
  Trận Xích Bích
  Triệu Vân
  Trương phi
  Trương Phi vị mãnh tướng đa tài
  Trương Xuân Hoa
  Truyền nhân Khổng Minh, Chu Du
  Tư Mã Viêm
  Tư Mã Ý & Gia Cát Lượng
  Tư Mã Ý chiếm ngôi Ngụy
  Vì sao Gia Cát Lượng chỉ chọn Lưu Bị mà không phải Tào Tháo?
  Vì sao mộng nhất thống Trung Nguyên của Tào Tháo thất bại?
  Vì sao mỹ nhân xưa thường mang gối khi ngoại tình?
  Vì sao Triệu Vân bị dìm trên quan trường Thục Hán?
  Viên Thiệu vô dũng hay Tào Tháo quá túc mưu?
  Viên Thuật
  Vũ Tài Lục - 00. Nói chuyện Tam Quốc
  Vũ Tài Lục - 01. Những việc đi trước Tam Quốc
  Vũ Tài Lục - 02. Những giai đoạn chủ yếu của Tam Quốc
  Vũ Tài Lục - 03. Mầm loạn
  Vũ Tài Lục - 04. Phần tử trí thức
  Vũ Tài Lục - 05. Quá trình tiêu, trưởng của các lực lượng
  Vũ Tài Lục - 06. Chiến tranh Viên Tào
  Vũ Tài Lục - 07. Trận Xích Bích
  Vũ Tài Lục - 08. Cục diện chính trị Ích Châu và Kinh Châu
  Vũ Tài Lục - 09. Luận về Tào Tháo
  Vũ Tài Lục - 10. Luận về Gia Cát Lượng
  Vũ Tài Lục - 11. Tào Thực
  Vũ Tài Lục - 12. Tư Mã Ý chiếm ngôi Ngụy
  Vũ Tài Lục - 13. Khương Duy, Đặng Ngải và Chung Hội
  Vũ Tài Lục - 14. Tiều Chu và phần tử trí thức cuối Tam Quốc
  Vũ Tài Lục - 15. Tổng luận
  Xét người
  Đại Kiều & Tiểu Kiều
  Đệ nhất danh tác: Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa
  Đệ nhất mỹ nhân Trung Hoa chết thế nào?
  Đi tìm hậu duệ Ngụy, Thục, Ngô
  Đi Tìm Khổng Minh Thật Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa
  Điêu Thuyền
  Điêu Thuyền - Nghi án và truyền thuyết
  Điêu Thuyền là giai nhân không có thật?
  Đọc hiểu đoạn trích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng
  Đội đặc vụ tàn ác của Tào Tháo
 
BÌNH LUẬN BÀI NÀY
 
  Tên người bình luận ( * )
  Email
  Tiêu đề bình luận ( * )
Nội dung bình luận chi tiết ( * )    
 
 
Gửi đi
 
Soạn lại