Tam Quốc Diễn Nghĩa » Hồi 98
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
T. Đình Thục Hán
Đại chiến Xích Bích
Quan Vũ
Quan Vũ
Mã Siêu
Hoàng Trung
Chu Du
Mã Tốc
Lưu Bị
Quan Vũ
Trương Phi
Lã Bố
Khương Duy
Bàng Thống
Cam Ninh
Cam Ninh
Chu Du
Chu Du
Đại Kiều
Đặng Ngải
Đặng Ngải
Điển Vi
Điêu Thuyền
Điêu Thuyền
Đổng Trác
Gia Cát Lượng
Gia Cát Lượng
Hạ Hầu Đôn
Hạ Hầu Đôn
Hạ Hầu Uyên
Hoàng Trung
Hoàng Trung
Hứa Chử
Khương Duy
Khương Duy
Lã Bố
Lã Bố
Lã Mông
Lã Mông
Lăng Thống
Lục Tốn
Lục Tốn
Lưu Bị
Lưu Bị
Lưu Tôn
Mã Đại
Mã Siêu
Mã Siêu
Mạnh Hoạch
Ngụy Diên
Pháp Chính
Quách Gia
Quan Bình
Quan Hưng
Quan Vũ
Quan Vũ
Tào Hồng
Tào Nhân
Tào Phi
Tào Tháo
Tào Tháo
Thái Sử Từ
Tiểu Kiều
Tôn Càn
Tôn Kiên
Tôn Quyền
Tôn Quyền
Tôn Sách
Tôn Sách
Tôn Thượng Hương
Tôn Thượng Hương
Triệu Vân
Triệu Vân
Trình Dục
Trương Bào
Trương Cáp
Trương Cáp
Trương Chiêu
Trương Liêu
Trương Liêu
Trương Phi
Trương Phi
Từ Hoảng
Từ Hoảng
Tư Mã Sư
Tư Mã Viêm
Tư Mã Viêm
Tư Mã Ý
Tư Mã Ý
Từ Thứ
Tuân Úc
Tuân Úc
Viên Thiệu
Vu Cấm
Tôn Lễ & Vương Song
 
Tam Quốc Diễn Nghĩa
Nguyên tác : La Quán Trung
Dịch giả : Phan Kế Bính
Click here for English version
 
Hồi 98
Đuổi quân Hán, Vương Song mắc mưu;
Úp Trần Thương, Võ Hầu thắng trận.
 

Tư Mã Ý tâu với Ngụy chủ rằng:

- Tôi thường nói với bệ hạ là Gia Cát Lượng tất đi đường Trân Thương, cho nên sai Hác Chiêu giữ ở đó, nay quả nhiên như thế thực. Bởi vì đi lối ấy thì mang lương tiện lắm. Nay đã có Hắc Chiêu, Vương Song giữ gìn, giặc không đi qua được lối ấy. Còn các đường nhỏ khác, vận tải khó nhọc. Tôi đồ rằng quân lương của quân Thục phen này chỉ còn đủ một tháng, nên chúng cần phải đánh ngay. Quân ta chỉ nên giữ vững chớ đánh. Xin bệ hạ giáng chiếu cho Tào Chân, sai y giữ vững các nơi quan ải, không ra đánh vội. Chỉ một tháng, quân Thục phải chạy, bấy giờ sẽ thừa thế đuổi đánh, có thể bắt được Gia Cát Lượng.


Tuấn mừng nói:

- Ngươi đã có tài biết trước thế, sao không mang quân ra mà đánh có được không?

Ý nói:

- Tôi không phải dám tiếc mình đâu, chỉ là muốn lưu quân này lại để phòng mặt Đông Ngô đấy thôi. Tôn Quyền nay mai tất tiến xong tôn hiệu. Nếu hắn xưng tôn hiệu, sợ bệ hạ hỏi tội, tất mang quân vào cướp nước ta trước. Cho nên tôi định lưu quân này lại dễ đề phòng.

Đang nói bỗng có một cận thần tâu rằng:

- Tào đô đốc xin tâu báo quân tình.

Ý nói:

- Bệ hạ nên sai người ra dặn bảo Tào Chân nếu có đuổi theo quân Thục, phải xem hư thực thế nào đã, không nên vào nơi trọng địa, mà mắc mẹo Gia Cát Lượng đấy!


Tào Tuấn lập tức sai thái thường khanh Hàn Kỳ cầm cờ tiết ra bảo Tào Chân chớ nên đánh vội, phải giữ quân cẩn mật đợi Thục lui quân mới xông ra đánh.


Tư Mã Ý tiễn Hàn Kỳ ra ngoài thành, dặn rằng:

- Ta lấy công này nhường cho Tử Đan. Ông có ra đó chớ nên nói ta bày ra mẹo ấy, chỉ là thiên tử giáng chiếu sai giữ gìn cẩn thận, mà có sai người đi đuổi giặc thì phải suy nghĩ cho chín chắn chớ dùng người nông nổi nóng tính mà lỡ việc.


Hàn Kỳ từ biệt ra đi.

Tào Chân đang ngồi bàn việc trong tướng, chợt có Hàn Kỳ mang chiếu đến.


Chân ra ngoài thành nghênh tiếp, nhận lời chỉ dụ, rồi lui vào bàn nhau với Quách Hoài. Tôn Lễ nhận lời.

Quách Hoài nói:

- Đây hẳn là kế của Tư Mã Trọng Đạt!

Tôn Lễ hỏi:

- Mẹo ấy ra làm sao?

Hoài nói:

- Người ấy thật là biết cách của Gia Cát Lượng dùng binh. Mai sau, chống chọi quân Thục, tất là Trọng Đạt thôi.

Chân hỏi:

- Nếu quân Thục không rút quân về thì làm thế nào?

Hoài nói:

- Nên mật sai người ra bảo Vương Song dẫn binh tuần tiểu các đường nhỏ, cho quân Thục không dám vận lương đến. Khi nào cạn lương, quân Thục tất phải chạy, bấy giờ sẽ đuổi đánh, chắc là được to.


Tôn Lễ nói:

- Tôi xin đi ra Kỳ Sơn, giả đò tải xe lương, trên xe chứa củi khô cỏ gianh, bỏ sẵn lưu hoàng diêm tiêu vào trong, rồi cho người nói phao lên rằng lương ở Lũng Tây vận đến. Quân Thục đang thiếu lương, thấy vậy tất ra cướp giật. Ta sẽ phóng hỏa đốt xe, lại có phục binh đánh tiếp ứng vòng ngoài, chắc là thắng được.

Chân mừng nói:

- Kế ấy hay lắm!

Lập tức sai Tôn Lễ dẫn binh đi, y kế mà làm.


Một lát sai Vương Song tuần phòng các đường nhỏ cho nghiêm ngặt. Quách Hoài thì dẫn quân ra trông nom mặt Cơ Cốc, Nhai Đình chia giữ các nơi hiểm yếu. Lại sai con Trương Liêu là Trương Hỗ làm tiên phong và sai con Nhạc Tiến là Nhạc Lâm làm phó tiên phong, cùng giữ trại dầu, không cho ra đánh.

Khổng Minh ở trong trại Kỳ Sơn, mỗi ngày sai người ra khiêu chiến. Quân Ngụy giữ vững không ra. Khổng Minh bàn với bọn Khương Duy rằng:

- Quân Ngụy giữ mãi không ra thế này, hẳn là biết quân ta ít lương. Nay đường Trần Thương không đi được, còn các đường nhỏ thì tải đi khó nhọc lắm. Ta tính lương thảo quân ta hiện nay không đủ dùng trong một tháng, làm thế nào bây giờ?

Đang trong khi bàn bạc chợt có tin quân Ngụy vận lương ở Lũng Tây về, đi qua mé tây núi Kỳ Sơn này, tướng vận lương tên là Tôn Lễ.


Khổng Minh hỏi rằng:

- Người ấy thế nào?

Có người biết thưa rằng:

- Người ấy trước theo Ngụy chủ, ra săn ở núi Đại Thạch, bổng dưng có một con hổ dữ, nhảy xổ đến trước xe vua. Hắn nhảy phắt xuống ngựa, rút gươm chém chết ngay con hổ ấy, rồi được phong làm thượng tướng quân. Ấy là một tướng tâm phúc của Tào Chân.

Khổng Minh cười, nói:

- Đó Ngụy tướng tính rằng ta khan lương, cho nên dùng mẹo này đây. Trên xe chắc chứa toàn là củi khô cỏ và đồ dẫn lửa. Ta thường ngày hay dùng kế hỏa công, nó lại muốn múa rìu qua mắt thợ à? Nếu ta đến cướp lương, nó tất đến cướp trại ta. Nay ta nên dùng mẹo nó mà lừa nó mới được.

Bèn gọi Mã Đại đến dặn rằng:

- Người dẫn ba nghìn quân, đến hẳn chỗ quân Ngụy chứa lương, nhưng không nên vào trại, chỉ cần thuận chiều gió mà phóng hỏa, giữ cho quân nó cướp trại ta.


Lại sai Mã Trung, Trương Ngực mỗi người dẫn năm nghìn quân vây bọc mặt ngoài, để trong ngoài dồn vào mà đánh.

Ba người vâng lệnh dẫn quân ra đi.

Lại gọi Quan Hưng, Trương Bào đến dặn rằng:

- Trại đầu quân Ngụy, tiếp liền con đường ngã tư. Chiều hôm nay có ngọn lửa nổi lên, quân Ngụy tất đến cướp trại ta. Hai người nên phục quân sẵn ở cạnh trại Ngụy, đợi quân nó đi khỏi thì ập vào ngay mà cướp trại.

Lại dặn Ngô Ban, Ngô Ý rằng:

- Hai chúng ngươi mỗi người dẫn một cánh quân phục kích ở ngoài trại, nếu quân Ngụy đến thì chặn đường về mà đánh.


Khổng Minh phân phát đâu đấy, ngồi cao trên núi Kỳ Sơn, đợi xem ra làm sao.

Quân Ngụy biết tin quân Thục muốn đến cướp lương, vội vàng báo với Tôn Lễ. Lễ sai người phi với Tào Chân. Chân lại sai người đến trại đầu dặn bảo Trương Hổ, Nhạc Lâm: Hễ trông tấy mé tây núi có ngọn lửa bốc lên, thì dẫn quân đến cướp trại Thục. Hai người được lệnh, sai quân lên lầu cao chờ xem hiệu lửa.

Nói về Tôn Lễ phục quân ở cạnh núi, đợi quân Thục. Canh hai đêm ấy, Mã Đại dẫn ba nghìn quân, người ngậm tăm, ngựa khóa miệng. Đến thẳng mé tây núi, Đại thấy xe lương trùng điệp đi, dàn ra xung quanh làm trại, trên xe có cắm cờ.


Bấy giờ đang nổi gió đông nam, Đại sai quân đứng ở mặt nam trại phóng hỏa. Xe đồ cháy sạch, lửa sáng rực trời.


Tôn Lễ vội vàng kéo quân đến.


Bỗng thấy trống, tù và rầm rĩ, rồi Trương Ngực, Mã Trung dẫn quân đổ ra vây bọc quân Ngụy vào giữa trận, Tôn Lễ kinh hoàng.


Lại nghe thấy tiếng reo nổi lên, Mã Đại dẫn quân từ chỗ lửa sáng đánh lại. Quân Ngụy bối rối. Gió càng to, lửa cháy càng mạnh, quân Ngụy người ngựa tan tác, chết hại không biết bao nhiêu mà kể. Tôn Lễ xông pha khói lửa, dẫn ít thương binh chạy thoát.

Trương Hổ ở trong trại, trông thấy ngọn lửa, mở tung cửa, cùng với Nhạc Lâm kéo đến cướp trại Thục. Đến nơi không thấy một người nào, vội thu quân về thì Ngô Ban, Ngô Ý đổ ra chặn mất đường.



Hai tướng thoát khỏi vòng vây, về đến trại nhà, thì trên thành tên bắn xuống rào rào như châu chấu, té ra trại đã bị Quan Hưng, Trương Bào cướp mất tự bao giờ.


Quân Ngụy chạy cả về trại Tào Chân. Vừa vào đến cửa, lại gặp ngay toán bại quân chạy đến, té ra Tôn Lễ. Đôi bên cùng vào ra mắt Tào Chân, kể lại chuyện bị thua. Tào Chân sai giữ vững lấy trại lớn, từ đó không ra đánh nữa.


Quân Thục đại thắng. Khổng Minh mật sai người dặn mẹo cho Ngụy Diên, một mặt sai nhổ trại rút quân về.

Dương Nghi nói:

- Nay đã đại thắng, nên diệt hết nhuệ khí của quân Ngụy, can gì lại thu quân về?

Khổng Minh nói:

- Quân ta không có lương, cốt phải đánh nhanh. Nay quân nó giữ vững không ra, quân ta sẽ khốn mất. Nó tuy tạm thời chịu thua, nhưng Trung Nguyên chắc có quân tiếp viện. Nếu nó đem binh kỵ chặn đường mang lương của ta, bấy giờ ta muốn về cũng khó. Chi bằng nhân lúc nó mới thua, chưa dám dòm ngó đến quân mình, thừa cơ mà về ngay đi. Chỉ còn một mặt Ngụy Diên cự nhau với Vương Song ở đường Trần Thương là khó thoát. Nhưng ta đã giao cho một kế chém Vương Song, để quân Ngụy không dám đuổi nữa. Nay nên cho hậu đội đi trước sau đi.

Đêm hôm ấy, Khổng Minh chỉ để vài người ở lại đánh trống cầm canh còn bao nhiêu binh mã kéo về hết, sáng ra còn trơ trại không.

Tào Chân ngồi trong trại, đang lo buồn vì thua trận, sực có Trương Cáp dẫn quân đến.


Cáp nói với Tào Chân rằng:

- Tôi phụng chỉ vua, lại đây chịu lệnh đô đốc sai khiến.

Chân hỏi:

- Khi ngươi đi có đến từ Trọng Đạt không?

Cáp nói:

- Trọng Đạt có dặn rằng: Nếu quân ta thắng, thì quân Thục chưa dám đi vội, nếu quân ta thua, thì quân Thục tất nhiên rút về ngay. Nay quân ta vừa thua xong đô đốc đã cho người đi dò xem tin tức quân Thục ra làm sao chưa?


Tào Chân lập tức sai người đi do thám, một lúc sau, thám tử về báo tin tòan bộ quân Thục đã rút lui, chỉ còn trại không.


Trước đó, Khổng Minh đã ra lệnh tòan quân lui về Hán Trung, chỉ sau một đêm đã rút về hết.


Dương Nghi lấy làm lạ hỏi Khổng Minh:

- Nay quân ta đang thắng, quân Ngụy đang giảm nhuệ khí, cớ sao phải lui quân?


Khổng Minh nói:

- Quân ta đang cạn lương, cốt phải đánh nhanh, nếu quân Ngụy dây dưa kéo dài, chờ ta hết lương mới đánh thì nguy khốn. Nay, quân Ngụy vừa thua, chính là dịp tốt để rút quân.


Ngụy Diên lĩnh mật kế của Khổng Minh, canh hai đêm hôm ấy thu quân về Hán Trung.



Quân mật thám báo tin với Vương Song. Song dẫn binh cố sức đuổi theo. Đi được hơn hai chục dặm, dần dần đuổi kịp quân Thục. Trông thấy cờ hiệu Ngụy Diên đi trước, Song gọi to lên rằng:

- Ngụy Diên đừng chạy nữa!


Quân Thục cứ việc cắm đầu chạy. Song tế ngựa đuổi dấn lên. Bỗng quân Ngụy kêu lên rằng:

- Trại nhà ở ngoài thành bốc cháy, xin tướng quân về ngay kẻo mắc mẹo giặc.


Song vội vàng quay ngựa lại, quả nhiên thấy lửa sáng rực trời liền thu quân trở về. Khi qua một sườn núi, bỗng có một người ở trong bụi cây nhảy xô ra, quát to lên rằng:

- Ngụy Diên ở đây!


Vương Song giật nẩy mình chưa kịp đề phòng bị Ngụy Diên chém chết, lăn quay xuống ngựa.


Quân Ngụy sợ có mai phục, chạy tản ra các phía. Diên chỉ có ba chục tên thủ hạ, từ từ kéo về Hán Trung.

Người sau có thơ khen rằng:

Khổng Minh kế diệu thắng Tôn Bàng
Rực sáng trời sao chiếu một phương
Tiến thoái dùng binh thần cũng chịu,
Trần Thương đường hẻm chém Vương Song

Nguyên là Ngụy Diên chịu kế của Khổng Minh, chỉ để ba chục tên kỵ binh, phục ở bên cạnh trại Vương Song, đợi hắn kéo quân đi thì phóng hỏa đốt trại rồi phục sẵn một chỗ, đợi hắn trở về bất thình lình xông ra mà chém.

Ngụy Diên chém Vương Song rồi, về Hán Trung ra mắt Khổng Minh, trao trả quân mã.


Khổng Minh mở đại yến, hội cả các tướng lại ăn mừng.


Trương Cáp đuổi quân Thục không kịp, trở về trại. Chợt có Hác Chiêu sai người đến báo Vương Song chết trận, Tào Chân nghe tin thương sót không biết ngần nào, lo lắng thành bệnh, rút về Lạc Dương. Sai Quách Hoài, Tôn Lễ, Trương Cáp giữ các đạo Trường An.

Nói về Ngô chủ Tôn Quyền, một hôm đang buổi chầu, có người về báo Thục thừa tướng đem quân đánh Ngụy hai lần, bên Ngụy hao binh tổn tướng rất nhiều. Các quan được tin ấy, cùng khuyên Ngô vương cất quân sang đánh Trung Nguyên.

Quyền ngần ngại chưa quyết.

Trương Chiêu tâu rằng:

- Gần đây trên núi Đông sơn ở Võ Xương có phượng hoàng ra, dưới sông đại giang, rồng vàng nhiều lần xuất hiện. Chúa công đức sánh với Đường Ngu, công tầng Văn Võ, nên ngôi Hoàng Đế, rồi sẽ cất quân.


Các quan cùng nói:

- Lời Tử Bố chí phải!

Quần thần bèn kén ngày bính dần, tháng tư, mùa hạ, đắp đàn ở mé nam quận Võ Xương, mời Tôn Quyền lên đàn, lên ngôi Hoàng Đế, cải niên hiệu Hoàng Đếthứ tám, đặt tên Thụy cha là Tôn Kiên làm võ liệt Hoàng Đế, mẹ là Ngô thị làm Võ liệt Hoàng hậu, anh là Tôn Sách làm Trương Sa hoàng vương, lập con là Tôn Đăng làm hoàng thái tử, sai con cả Gia Cát Cẩn là Gia Cát Khác làm thái tử tả phụ, con thứ Trương Chiêu là Trương Hưu làm thái tử hữu bật.




Gia Cát Khác, tự là Nguyên Tốn, mình dài bảy thước, rất thông minh, ứng đối cực giỏi. Tôn Quyền yêu lắm. Khi mới lên sáu tuổi, nhân có tiệc yến, Khác theo cha vào dự tiệc.



Quyền thấy Gia Cát Cẩn mặt dài, bèn sai người dắt một con lừa đến, lấy bút phấn viết vào mặt lừa rằng: "Gia Cát Tử Du".



Mọi người thấy vậy cười ầm cả lên. Khác vội vàng lấy bút viết thêm hai chữ nữa xuống dưới, thành ra sáu chữ: "Gia Cát Tử Du chi lư. Cả đám ngồi ai cũng ngạc nhiên, phục tài Khác lắm.

Quyền càng mừng thưởng ngay cho Khác con lừa ấy.

Một lần khác, Tôn Quyền mời các quan dự yến tiệc, thấy Gia Cát Khác đi theo Gia Cát Cẩn, Quyền hỏi: "Thân phụ của ngươi và thúc phụ Gia Cát Lượng ai tài giỏi hơn?”

Gia Cát Khác trả lời mà không cần suy nghĩ: "Tất nhiên thân phụ của thần giỏi hơn”. Quyền hỏi tại sao, Khác nói: "Vì thân phụ biết chọn minh chúa mà thờ, còn thúc phụ thì không được như thế”. Quyền nghe xong rất khâm phục tài ứng xử của Khác.

Một bữa, Quyền hội các quan lại ăn yến, sai Khác bưng chén mời rượu các quan. Mời đến Trương Chiêu, Chiêu không uống, bảo làm thế không phải là phép dưỡng lão. Quyền bảo Khác rằng.

- Mày có mời thế nào cho Tử Bố uống được không?

Khác vâng lời, nói với Trương Chiêu rằng:

- Ngày xưa ông Khương thượng phụ, tuổi đã chín mươi, còn cầm cờ mao, cắp lưỡi việt đi đánh giặc, chưa cho là già. Nay tiên sinh khi lâm chuyện thì lui lại sau, lúc uống rượu thì ngồi lên trước, sao còn trách rằng không hợp phép dưỡng lão?

Trương Chiêu cứng lưỡi, không đối đáp lại được, phải gượng uống cạn chén rượu ấy.

Bởi thế, Tôn Quyền yêu mến, mới cho vào giúp thái tử.

Trương Chiêu ngồi ở trên hàng tam công, cho nên con cũng được làm thái tử hữu bật.

Mọi người đều cho là Gia Cát Khác thông minh, tài trí hơn người. Chỉ có than phụ của Khác là Gia Cát Cẩn thì thường than thở: "Thằng bé này thông minh lộ ra bên ngoài, người như vậy thì khó giữ được nghiệp nhà”.

Tôn Quyền cất Cố Ung lên làm thừa tướng, Lục Tốn làm thượng tướng quân, sai giúp thái tử giữ Võ Xương.

Quyền trở về Kiến Nghiệp, hội quân thần bàn kế đánh Ngụy.

Trương Chiêu tâu rằng:

- Bệ hạ mới lên ngôi báu, chưa nên động binh, hãy sửa việc văn mà xếp việc võ lại, mở thêm nhà học, để yên bụng dân, sai sứ vào Xuyên, thông hiếu với Thục, dần dần sẽ toan việc khác.


Quyền nghe lời, sai sứ vào Xuyên thông hiếu.


Sứ giả ra mắt hậu chủ, tâu việc Tôn Quyền lên ngôi.


Hậu chủ bàn với quần thần. Ai nấy đều coi Tôn Quyền là chiếm ngôi xưng đế, nên tuyệt tình hòa hiếu đi thôi.

Tưởng Uyển nói:

- Việc này nên cho hỏi thừa tướng, xem xử trí ra sao.


Hậu chủ sai người đến Hán Trung hỏi Khổng Minh.



Khổng Minh nói:

- Nên sai người đem lễ vật sang mừng vua Ngô, và xin sai Lục Tốn cất sang đánh Ngụy. Ngụy tất sai Tư Mã Ý ra cự. Nếu Tư Mã Ý chống nhau với Đông Ngô, ta thừa cơ lại ra Kỳ Sơn lần nữa, thì Trường An có thể đồ được.


Hậu chủ nghe lời, sai thái úy Trần Chấn đem ngựa tốt, đai ngọc, vàng, hạt châu, bảo bối sang mừng Đông Ngô.


Trần Chấn ra mắt Tôn Quyền, dâng trình quốc thư.



Quyền mừng rỡ, mở tiệc khoản đãi, rồi cho về Thục.


Tôn Quyền triệu Lục Tốn vào, thuật chuyện Thục hẹn cất quân sang đánh Ngụy.


Tốn nói:

- Đấy là Gia Cát Lượng sợ Tư Mã Ý, cho nên bày ra mẹo ấy. Ta đã đồng tình, thì cũng phải nghe thôi. Nay hãy nên làm giả ra dáng cất quân, để tiếp ứng cho Tây Thục, nhưng không tiến binh vội, đợi khi nào Khổng Minh đánh Ngụy thật gấp, ta sẽ thừa cơ vào lấy Trung Nguyên là hơn.


Tôn Quyền nghe lời, truyền lệnh sai các xứ Kinh Tương rèn tập quân mã sẵn sàng, chọn ngày cất quân đi.



Trần Chấn về Hán Trung, báo tin với Khổng Minh. Khổng Minh còn lo đường Trần Thương khó tiến, bèn sai người đi thám xem làm sao.


Người đi thám về báo rằng: Hác Chiêu giữ thành Trần Thương hiện đang bị bệnh nặng. Khổng Minh mừng, nói:

- Việc ta chắc xong!


Liền gọi Ngụy Diên, Khương Duy đến dặn rằng:

- Hai chúng ngươi, mỗi người lĩnh năm nghìn quân, phải đi cho kịp đến Trần Thương hễ trông thấy có ngọn lửa cháy thì ra sức mà đánh thành.

Hai người không hiểu ý, hỏi rằng:

- Đến hôm nào nên cất quân đi?

Khổng Minh nói:

- Hạn cho các ngươi ba ngày thì phải thu xếp xong, không cần vào từ ta, cứ việc lên đường!


Hai người vâng mệnh trở ra.

Lại gọi Quan Hưng, Trương Bào đến, ghé tai dặn nhỏ mấy câu. Hai ngươi lĩnh mật kế đi ngay.


Quách Hoài nghe tin Hác Chiêu bệnh nặng, bàn với Trương Cáp rằng:

- Hác Chiêu bệnh nặng ngươi nên đến thay thế cho hắn mà giữ thành Ta sẽ tả biểu tâu về triều đình, khắc có định đoạt.

Trương Cáp dẫn ba nghìn quân lại thay cho Hác Chiêu. Bấy giờ Chiêu đang mệt lắm; đêm ấy đang nằm rên rỉ trong giường, chợt có tin báo quân Thục đã kéo đến nơi. Chiêu vội vàng sai người lên mặt thành canh giữ, thì đã thấy trên các cửa thành có lửa cháy, quân sĩ xốn xáo.




Chiêu kinh khiếp quá mà chết.


Quân Thục kéo ùa vào.


Đến hôm sau, Ngụy Diên, Khương Duy dẫn quân đến dưới thành trông lên không thấy một lá cờ nào mà cũng không thấy trống cầm canh. Hai người hồ nghi, không dám đánh thành.


Bỗng một tiếng nổ, tinh kỳ bốn mặt dựng đều cả lên một lượt rồi thấy một người gọi to lên rằng:

- Hai chúng ngươi sao đến chậm thế?


Hai tướng trông lên, té ra Khổng Minh, vội vàng xuống ngựa lạy, mà nói rằng:

- Mẹo thừa tướng rất thần kỳ!

Khổng Minh sai mở cửa thành cho vào, rồi bảo rằng:

- Ta nghe tin Hác Chiêu ốm nặng, hẹn các ngươi trong ba ngày cất quân đến lấy thành, đó là cho yên bụng chúng mà thôi. Chính thì ta sai Quan Hưng, Trương Bào giả tiếng điểm quân, ra luôn ngay Hán Trung. Ta cũng náu ở trong đội quân ấy, khuya sớm đi gấp đường đến tắt dưới thành, để cho giặc đốt lửa ở các cửa thành, hò reo giúp oai, khiến quân Ngụy kinh động. Binh không có chủ tướng, nên dễ vỡ, ta thừa cơ lấy thành dễ như chơi. Binh pháp có nói: "Đến bất thình lình, đánh lúc không phòng bị", là thế.


Ngụy Diên, Khương Duy phục là mẹo cao.

Khổng Minh thương Hác Chiêu là người trung, cho vợ con đem linh cửu về Ngụy, để tỏ lòng trung thành của hắn.

Khổng Minh bảo Ngụy Diên, Khương Duy rằng:

- Hai ngươi chớ cởi áo giáp vội, hãy dẫn quân ra cướp lấy thành Tản Quan đã. Quân giữ ải thấy Quân ta đến, tất phải bỏ chạy. Nếu chậm chạp, có quân cứu đến thì khó lòng lấy được nữa.

Hai tướng vâng lệnh, đến Tản Quan, quân giữ ải quả nhiên rút chạy.


Hai tướng lên ải, vừa toan cởi áo giáp, thì đã thấy ngoài ải bụi bay mù mịt, quân Ngụy đương kéo tới nơi.

Hai tướng nói với nhau rằng:

- Thừa tướng thực tính kế như thần, không biết đâu mà lường trước được!


Nói đoạn, lên lầu đứng xem, té ra Ngụy tướng Trương Cáp.


Hai người mới chia quân ra giữ các mặt. Trương Cáp thấy quân Thục giữ mất đường hẻm rồi bèn rút quân về. Ngụy Diên đuổi đánh một trận, quân Ngụy chết rất nhiều.


Trương Cáp dẫn bại quân đi mất.

Ngụy Diên trở về ải, sai người báo tin với Khổng Minh. Khổng Minh bây giờ đã dẫn binh ra Tà Cốc, lấy quận Kiến Oai, quân Thục lục tục tiến đến. Hậu chủ lại sai đại tướng Trần Thức ra giúp, bởi thế Khổng Minh lại dẫn quân ra Kỳ Sơn hạ trại.


Khổng Minh hội các tướng ra bàn rằng:

- Ta hai phen ra Kỳ Sơn, chưa bận nào được lợi. Nay lại đến đây, ta đồ rằng tên Ngụy vẫn y theo chiến trường lần trước, mà chống nhau với ta, giữ vững hai xứ Ung, My. Ta coi hai quận Âm Bình, Võ Đô, tiếp giáp với nước ta, nếu lấy được hai thành ấy, cũng chia bớt được thế lực quân Ngụy. Có ai dám ra đánh lấy hai xứ ấy không?

Khương Duy xin đi, Vương Bình cũng xin đi. Khổng Minh mừng lắm, sai Vương Bình dẫn một vạn quân đánh lấy Võ Đô. Hai người vâng lệnh đi ngay.


Lại nói Trương Cáp, về đến Trường An ra mắt Quách Hoài, Tôn Lễ, trình rằng:

- Nay thằng Trần Thương đã mất, Hác Chiêu đã chết, Tản Quan cũng bị quân Thục cướp mất. Khổng Minh lại ra Kỳ Sơn, chia đường tiến binh.

Quách Hoài giật mình, nói:

- Nếu thế thì Khổng Minh lại lấy hai thành Ung, My của Trường An.

Bèn một mặt để Trương Cáp ở lại giữ Trường An, Tôn Lễ ra giữ Ung Thành còn mình ra giữ My Thành, một mặt dâng biểu về Lạc Dương cấp báo.


Ngụy chủ được tin ấy, sợ hãi lắm.


Lại có Mãn Sủng dâng biểu về tâu rằng:

- Tôn Quyền ở Đông Ngô, tiếm xứng đế hiệu, thông hiếu với Thục. Nay Lục Tốn rèn luyện binh mã ở Võ Xương, chỉ nay tất vào cướp nước Trường An.

Tào Tuấn nghe tin hai nơi nguy cấp, lo cuống cả người lại, không biết nghĩ thế nào. Bấy giờ Tào Chân ốm chưa khỏi, lập tức triệu Tư Mã Ý vào bàn bạc.

Ý tâu rằng:

- Cứ ý tôi xem ra, thì Đông Ngô quyết không cất quân.


- Sao ngươi biết?

- Tôi xét Khổng Minh vẫn có ý báo thù trận Hào Đình, không phải là không có ý đánh Ngô, chỉ còn e Trung Nguyên ta thừa cơ đến đánh, cho nên tạm hòa với Ngô đó mà thôi. Lục Tốn cũng biết ý như thế, cho nên giả làm ra dáng cất quân ra ứng phó, nhưng kỳ thực là ngồi đó mà xem kẻ được người thua, chứ không có bụng nào giúp Thục đâu. Bệ hạ chỉ nên giữ mặt Tây Thục, không phải phòng đến Ngô làm gì!


Tuấn nói:

- Ngươi thực là cao kiến lắm!

Bèn phong cho Tư Mã Ý làm đại đô đốc, thống lĩnh tất cả binh mã các đạo Lũng Tây. Và sai cận thần đến lấy ấn của Tào Chân để phong cho Tư Mã Ý.

Ý tâu rằng:

- Tôi xin đi lấy cũng được.


Liền từ vua, đến phủ Tào Chân, hỏi thăm qua loa một vài câu, rồi nói rằng:

- Đông Ngô, Tây Thục hai nơi họp binh vào cướp nước ta. Nay Khổng Minh đã ra Kỳ Sơn, đô đốc biết tin ấy chưa?

Chân giật mình, nói:

- Người nhà thấy tôi bệnh nặng, không nói cho tôi được biết. Vậy nhà nước có việc nguy cấp như thế, sao không cử Trọng Đạt lên làm đô đốc, để ra đánh Thục ngay đi?

Ý nói:

- Tôi tài ngu trí thiển, không xứng được chức ấy.


Chân gọi đầy tớ bảo rằng:

- Đem ấn lại đây để giao cho Trọng Đạt!

Ý nói:

- Đô đốc khoan tâm, tôi xin giúp đỡ đô đốc một tay, nhưng quyết không dám lĩnh ấn.


Chân nhảy choảng dậy, nói:

- Nếu Trọng Đạt không nhận việc này thì Trung Nguyên nguy mất! Ta phải gượng đến ra mắt thiên tử mà bầu cử cho ông mới được.

- Thiên tử cũng đã có ấn mệnh, nhưng tôi không dám nhận đấy thôi.


Chân mừng, nói:

- Trọng Đạt lĩnh chức nhiệm này, tất đuổi được quân Thục.

Ý thấy Tào Chân hai ba lần thực bụng nhường ấn, bấy giờ mới chịu nhận.


Rồi vào từ Ngụy chủ, dẫn quân đến Trường An, chống nhau với Khổng Minh.

Ấy là:

Án cũ đã thay quyền tướng mới,
Giặc ngoài chỉ có mặt tây sang.

Chưa biết được thua thế nào, xem đến hồi sau phân giải.


Lưu Thiện & Tần Bật & Gia Cát Lượng & Phí Vĩ & Đặng Chi


Gia Cát Khác & Trần Chấn


Tào Chân & Ngụy Diên


Tôn Đăng & Nhạc Lâm

 
Trong binh pháp, có phép tiến binh kỳ diệu, cũng có phép lui binh kỳ ảo. Giữ kín đáo khiến cho địch không biết mình tiến đánh, ắt địch không kịp phòng bị cản trở mình. Giữ bí mật khiến cho địch không biết mình lui, thì địch không biết mà truy kích, mình khỏi bị thiệt hại. Xưa nay cứ ai thắng trận thì tiến thêm, hay ít nữa, cũng không lui. Ai đánh không thắng, ắt phải lui. Đó là điều mọi người có thể liệu biết được. Đến như Vũ hầu thì: đánh không thắng, không chịu lui. Thắng một trận lại lui ngay… thật là điều mà người đời khó biết nổi. Người không liệu nổi mà Vũ hầu liệu nổi. Đọc đến đây ta phải khen Vũ hầu. Vũ hầu liệu việc mà Tư Mã Ý cũng liệu biết, thì ta lại phải khen Tư Mã Ý nữa!

Có những việc tương ứng với việc trước, làm cho người đọc đến càng phải tin việc trước là đúng. Có những việc sau trái hẳn lại việc trước, khiến người đọc việc trước không ngờ lại xẩy ra việc sau”. Như việc Khổng Minh chém Vương Song và đánh úp Trần Thương, thật là trái hẳn với việc trước. Vương Song đánh giết thật khỏe, Hách Chiêu chống giữ thật vững. Khổng Minh đánh Vương Song ba trận không thắng, mà bỗng chém đầu song trong phút chốc. Khổng Minh dụ Hách Chiêu hai lần không được, đánh thành mấy lần không vỡ, mà bỗng chiếm gọn trong một đêm! Có thấy sự khó khăn quá gay go lúc trước, mới càng thấy sự quá dễ dàng sau này là kỳ diệu vậy.

Việc “thất cầm Mạnh Hoạch” khéo ở chỗ liên tục suốt mấy hồi. Công cuộc “lục xuất Kỳ Sơn” khéo ở chỗ không liên tiếp mà có gián đoạn. Sau khi ra Kỳ Sơn lần thứ nhất và trước khi ra Kỳ Sơn lần thứ hai, bỗng có xen việc Lục Tốn phá quân Ngụy ở Thạch Đình. Đó là sự xen kẽ giữa mấy hồi. Sau khi ra Kỳ Sơn lần thứ ba… lại có xen việc Tôn Quyền xưng Đế. Đó là sự Xen kẽ ngay trong một hồi vậy. Ta đã xem Tả Khâu Minh viết chuyện kể việc một nước này lại đề cập lây đến việc một nước khác rành mạch. Lại đã xem Tư Mã Thiên cứ kể một chuyện, lại nhắc lây đến một chuyện khác, văn tự khúc chiết rất hay. Nay xem đến “Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa” thì thấy lối tự sự chẳng kém gì “Tả Truyện” với “Sử Ký”vậy.

Trong ba nước lớn, Đông Ngô là nước xưng Đế về sau cùng. Vì sao vậy? Thưa rằng: Vì cái tình thế phải chậm bước, nên Tôn Quyền phải chịu kém người mà xưng Đế sau như vậy.

Lúc Tào Tháo còn sống, Quyền xưng Đế, thì sợ Tào mượn danh thiên tử nhà Hán để đánh Ngô. Đến khi Tào Phi cướp ngôi Hán, xưng Đế rồi, Quyền cũng có thể xưng theo, nhưng vẫn chưa dám bắt chước Phi, là vì sợ Thục vừa đánh mình đó, mà mình lại xưng Đế nữa, thì Thục càng hăng máu căm thù, kéo sang đánh mình lần nữa. Thục đánh Ngô. Ngô chỉ có thể cầu cứu với Ngụy, nhưng Ngô đã xưng Đế tức là tuyệt giao, và ra mặt chống Ngụy rồi… thì Ngụy không cứu Ngô nữa. Cho nên Quyền phải đợi đến khi Ngụy, Thục đã căm thù nhau, Thục đã hòa hiếu trở lại Ngô, Thục đã bận tay đánh Ngụy, Ngụy đã bị thua quân Thục, bấy giờ Quyền mới thừa cơ lên ngôi thiên tử vậy.

Ngụy tiếm Đế hiệu, Ngô cũng tiếm Đế hiệu, thì Ngụy là giặc Hán, Ngô cũng là giặc nhà Hán, chứ khác gì nhau? Thế mà Khổng Minh đánh Ngụy, đã không đánh Ngô, còn sai sứ sang mừng nữa! Như thế cái chính nghĩa “đánh giặc nhà Hán” của ông chẳng không được toàn vẹn ư?

Thưa rằng: Phục hậu bị giết, Hiến Đế bị phế, tội ác to lớn không phải ở Ngô, mà ở Ngụy. Bậc quân tử biết sỉ nhục khi mất vua, ắt phải đánh Ngụy rất gấp. Cần đánh Ngụy gấp rút, thì bắt buộc phải… chầm chậm việc đánh Ngô. Hơn nữa, Ngô đã từng xưng thần với Ngụy, ấy là muốn Ngụy giúp Ngô đánh Thục. Nay Ngô đã xưng Đế, ắt Ngụy không thể hòa với Ngô được nữa. Ngô, Ngụy đã xung khắc, thì không những Ngụy lâm thế cô, mà Ngô cũng bị cô lập luôn. Cho nên Khổng Minh chủ trương hòa Ngô, mừng Ngô chính là mừng mẹo “nuốt Ngô” đó vậy.

Trước khi ra Kỳ Sơn lần thứ nhất, Khổng Minh dâng một tờ biểu. Lần thứ hai cũng dâng tờ biểu thứ hai. Sắp đến lần thứ ba trở đi ông không dâng biểu nào nữa? Thưa rằng: cái chí sắt đá của Vũ hầu, những lời tha thiết của Vũ hầu… đã được dốc hết vào tờ biểu thứ hai rồi vậy. Chí đã quyết thì chẳng cần nói nhiều nữa. Lời đã thống thiết thì chẳng cần nhắc lại thêm nữa. Mà không những lần thứ ba không dâng biểu, cả đến sáu lần ra Kỳ Sơn cũng chỉ cần một lời nói: “Đến chết mới thôi” là đủ biểu lộ ý khí khảng khái, tức là thổ tận can tràng rồi vậy.
 
Hồi 97
Đầu trang
Hồi 99
 
BÌNH LUẬN BÀI NÀY
 
  Tên người bình luận ( * )
  Email
  Tiêu đề bình luận ( * )
Nội dung bình luận chi tiết ( * )    
 
 
Gửi đi
 
Soạn lại