Tam Quốc Diễn Nghĩa » Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 030
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
T. Đình Thục Hán
Đại chiến Xích Bích
Quan Vũ
Quan Vũ
Mã Siêu
Hoàng Trung
Chu Du
Mã Tốc
Lưu Bị
Quan Vũ
Trương Phi
Lã Bố
Khương Duy
Bàng Thống
Cam Ninh
Cam Ninh
Chu Du
Chu Du
Đại Kiều
Đặng Ngải
Đặng Ngải
Điển Vi
Điêu Thuyền
Điêu Thuyền
Đổng Trác
Gia Cát Lượng
Gia Cát Lượng
Hạ Hầu Đôn
Hạ Hầu Đôn
Hạ Hầu Uyên
Hoàng Trung
Hoàng Trung
Hứa Chử
Khương Duy
Khương Duy
Lã Bố
Lã Bố
Lã Mông
Lã Mông
Lăng Thống
Lục Tốn
Lục Tốn
Lưu Bị
Lưu Bị
Lưu Tôn
Mã Đại
Mã Siêu
Mã Siêu
Mạnh Hoạch
Ngụy Diên
Pháp Chính
Quách Gia
Quan Bình
Quan Hưng
Quan Vũ
Quan Vũ
Tào Hồng
Tào Nhân
Tào Phi
Tào Tháo
Tào Tháo
Thái Sử Từ
Tiểu Kiều
Tôn Càn
Tôn Kiên
Tôn Quyền
Tôn Quyền
Tôn Sách
Tôn Sách
Tôn Thượng Hương
Tôn Thượng Hương
Triệu Vân
Triệu Vân
Trình Dục
Trương Bào
Trương Cáp
Trương Cáp
Trương Chiêu
Trương Liêu
Trương Liêu
Trương Phi
Trương Phi
Từ Hoảng
Từ Hoảng
Tư Mã Sư
Tư Mã Viêm
Tư Mã Viêm
Tư Mã Ý
Tư Mã Ý
Từ Thứ
Tuân Úc
Tuân Úc
Viên Thiệu
Vu Cấm
QUYỂN HẠ

GIÓ THU THỔI QUA GÒ NGŨ TRƯỢNG

THIÊN THỨ BẢY

BẮC PHẠT TRUNG NGUYÊN

Chương XXIV

GẠT LỆ CHÉM MÃ TẮC

Mã Tắc bị giết, quân dân Thục Hán thương cảm một kẻ tài hoa, không thể không rơi lệ bi thương, đối với việc này không thể không dùng đại hình, tin rằng Gia Cát Lượng rất đỗi đau lòng.

1. Qui hoạch về chiến tuyến đông, tây

Năm Kiến Hưng thứ 5, vào tháng 3, Gia Cát Lượng dẫn quân bắc phạt vượt qua vùng Kiến Các tiến vào bồn địa Hán Trung, đến Dương Bình Quan giáp biên giới nước Ngụy, lập ra đại bản doanh, bày ra một tư thế sẽ từ Tần Lĩnh tấn công Tràng An.

Tần Lĩnh địa hình hiểm trở ắt phải dựa vào đường sàn đạo mới có thể tiến quân, muốn phát động đánh đột kích là chẳng thể được. Bởi thế Gia Cát Lượng phải dừng ở đấy, ở đại bản doanh một mặt phái người tu sửa lại đường sàn đạo tiến vào Tần Lĩnh, mặt khác thì để các đội quân tiến hành huấn luyện tác chiến trong núi, có ý đánh lừa sách lược phòng thủ của Tào Ngụy.

Nguỵ Minh đế Tào Tuấn nghe nói Gia Cát Lượng dẫn quân tiến vào Dương Bình Quan, bèn triệu tập hội nghị quân sự lớn, phán đoán Gia Cát Lượng sẽ dẫn quân qua Tà Cốc, tiến công Nam Trịnh, trực tiếp uy hiếp Tràng An.

Tán kỵ Tôn Tử nói: "Quan Trung địa thế hiểm yếu, dễ giữ mà khó đánh, nếu phái đại quân lên đây có thế gặp phải khó khăn dẫn quân bất lợi như Thái tổ (Tào Tháo) năm xưa, huống chi nay Đông Ngô và nước Thục đã liên hợp, nếu từ đông, tây chiến tuyến đánh lên phía bắc ắt sẽ tạo thành uy hiếp chúng ta, tuyệt đối không có thể xem thường...”.

Tôn Tử lại tiến một bước đề nghị với Tào Tuấn nên phái một viên đại tướng có năng lực tác chiến độc lập, cố thủ ở các nơi hiểm yếu, lấy sách lược "uy hiếp kẻ địch, trấn tĩnh biên cương”, không lâu nữa hai nước Ngô Thục sẽ mỏi mệt, đến lúc đó có thể thu được kết quả không đánh mà khuất phục được kẻ địch.

Đích xác, nếu như sách lược mà Gia Cát Lượng lựa chọn, đúng như phán đoán mà các đại thần Tào Ngụy đưa ra, như vậy thì theo đề nghị của Tôn Tử, chỉ cần Tào Ngụy phái một viên đại tướng, cậy hiểm mà giữ, nếu thế thì đối phương chẳng có biện pháp gì, trường kỳ mãi, ắt sẽ dẫn đến tướng mệt quân mỏi, sẽ dễ dàng bị Tào Ngụy đánh bại.

Song Gia Cát Lượng lại chẳng phải là một viên tướng dạng tầm thường, trong đầu óc tàng chứa những sách lược không dễ hiểu được. Chiến thuật chính mà ông ta lập ra, là Kỳ Sơn tiến vào Lũng Tây, nhằm chiếm lấy Lương Châu. Đối với Gia Cát Lượng mà nói, mục tiêu của bắc phạt lần thứ nhất thực ra là Lương Châu mà Tào Ngụy còn chưa tăng cường, việc phòng thủ cũng khá yếu. Chỉ cần trụ vững ở Lương Châu, lại phối hợp với quân lính ở Hán Trung, từ tây nam và tây bắc cùng giáp kích vào Quan Trung, cơ hội giành được thắng lợi sẽ rất lớn.

Song Gia Cát Lượng còn có một đội kỳ binh, tức là Mạnh Đạt đang giữ quận Tân Thành; dại bản doanh của Mạnh Đạt đặt ở thành Thượng Dong, phía bắc sông Hán Thủy. Nếu như ông ta khỏi nghĩa kịp thời, dẫn quân Gia Cát Lượng thẳng vào Tân Thành thì có thể một đòn chặt đứt được sự liên hệ giữa Lạc Dương và Tràng An. Khắp nửa phía tây khu Tư lệ có thể rơi vào tay Thục Hán, đến cả kinh thành Lạc Dương của Tào Ngụy cũng sẽ bị uy hiếp rất lớn, thậm chí phải dời đổi kinh thành, như vậy Thục Hán sẽ có thanh thế chính trị, giành được ưu thế tuyệt đối. Hơn nữa chỉ cần đánh chiếm được Tràng An, thì có thế chỉ một bước mà chiến được cả Lương Châu và Ung Châu, về chiến đấu đối mặt lâu dài, đối với Thục Hán là rất có lợi.

Bởi thế nước cờ Mạnh Đạt này rất quan trọng, tuyệt đối chẳng thể chủ quan. Gia Cát Lượng sau khi đến Hán Trung, dừng lại để luyện tập binh mã kéo dài đến nửa năm, chủ yếu là để đợi Mạnh Đạt, khiến ông ta nắm được cơ hội tốt, phản Ngụy mà về với Thục.

2. Mạnh Đạt kinh hoảng chẳng ngờ, lầm lẫn mất cơ hội lớn.

Chẳng qua Mạnh Đạt rốt cục là nho tướng chẳng có thực tài học, thiếu hiểu biết kỹ lưỡng.Tuy Gia Cát Lượng vẫn nhắc ông ta chớ khinh cử vọng động, nhất định phải nắm được cơ hội tốt nhất, mới phát động binh biến. Song Mạnh Đạt tựa hồ không nén được, vội vã nghĩ đến hoàn thành gấp nhiệm vụ khó khăn và nguy hiểm này. Bất chợt vào tháng 6 năm đó, Tào Tuấn theo đề nghị của Tôn Tử, phái Phiêu kỵ đại tướng quân Tư Mã Ý, Đô đốc hai châu Kinh, Dự đặt bộ tổng chỉ huy ở gần Uyển Thành. Uyển Thành cách Thượng Dong không xa, bởi thế Mạnh Đạt có phần lo lắng, không ngừng phái sứ giả báo cáo tình huống biến hoá với Gia Cát Lượng, một mặt cũng tăng cường điều động binh mã, chuẩn bị khởi nghĩa.

Cũng có thể do hành động vội vàng, cuối cùng dẫn đến sự nghi ngờ của Thái thú Ngụy Hưng là Thân Nghi ở gần đó. Thân Nghi và Mạnh Đạt vẫn bất hoà với nhau bởi thế có ý ngờ, ngầm dâng biểu mật báo ngờ rằng Mạnh Đạt có thông đồng với nước Thục. Tào Tuấn rất mến mộ phong độ nho tướng của Mạnh Đạt, lại không tin vào báo cáo của Thân Nghi, song bởi Tân Thành và Thượng Dong đều có đường cái thông với nước Thục, thực tế chẳng thể chủ quan, thế rồi ông lệnh cho Tư Mã Ý ngầm quan sát hành động của Mạnh Đạt.

Tư Mã Ý cố ý cho người đến thăm dò, nói phong phanh về những chuyện ấy, khiến Mạnh Đạt biết được Thân Nghi đã ngầm báo cáo về ông ta, để Mạnh Đạt kinh hãi. Nếu như chẳng có việc ấy, Mạnh Đạt nhất định sẽ công khai tự biện hộ; nếu như thực có việc ấy, Mạnh Đạt ắt sẽ hoảng sợ, mà lộ ra hành động sơ xuất. Mạnh Đạt được biết tin tức, quả nhiên rất hoảng sợ, Tư Mã Ý lại phái Tham quân Lương Kỳ, đưa một phong thư thăm hỏi do tự tay Tư Mã Ý viết, cố ý bày tỏ sự quan tâm đối với những tin loan truyền vừa rồi, lại khuyên Mạnh Đạt lên đường về triều đình, yết kiến Tào Tuấn, để bày tỏ rõ lòng mình.

Sau đó, Mạnh Đạt thiếu khí chất rất lấy làm hoang mang, ông ta nói chung không nghĩ đến sự ứng biến, chỉ nghĩ đến việc mau chóng phản biến về lại Thục. Ngay khi sứ giả của Tư Mã Ý vừa dời khỏi thành Thượng Dong, Mạnh Đạt lập tức phái người đưa thư đến Gia Cát Lượng, xin được phái quân tiếp ứng. Động tác này không thoát khỏi sự nhòm ngó của Tư Mã Ý, bởi thế ông ta phán đoán việc Mạnh Đạt tạo phản là có thực.

Mạnh Đạt cũng biết Tư Mã Ý ắt sẽ tăng cường giám sát ông ta, song ông ta thực tế không biết phải làm gì, cho nên chỉ biết mau chóng tiến hành khởi nghĩa. Trong thư gửi cho Gia Cát Lượng có nói: "Tư Mã Ý đóng quân ở Uyển Thành, cách Lạc Dương 800 dặm, cách Tân Thành 1200 dặm. Bởi Tư Mã Ý biết tôi khởi nghĩa, ắt sẽ báo cáo cho Tào Tuấn ở Lạc Dương, lại từ Tào Tuấn đưa ra mệnh lệnh chính thức, phái Tư Mã Y từ Uyển Thành dẫn quân đến đánh Tân Thành, nếu như vậy ít ra cũng phải mất một tháng trở lên. Đến lúc ấy, Mạnh Đạt sớm đã bố trí được phòng thủ ở Tân Thành. Ví như Tư Mã Ý dẫn đại quân đến, cũng chẳng phải lo lắng. Huống chi đối tượng phòng ngự của Tư Mã Ý, chủ yếu là Đông Ngô, lại thêm Tân Thành địa thế hiểm trở, vì thế chẳng thể trong thời gian ngắn mà đánh chiếm được ngay. Bởi thế, Tư Mã Ý để không ảnh hưởng đến công việc chính thức nhất định sẽ chỉ phái một viên tướng đến đó. Chỉ cần Tư Mã Ý không tự dẫn quân đến, thì quân Tào Ngụy tiễu phạt sẽ chẳng đông lắm”.

Thực ra, đấy chỉ là cách nghĩ chủ quan của Mạnh Đạt. Đối với một tướng lĩnh đảm đang, há sẽ ngại việc mà không có trách nhiệm như thế? Bởi thế khi Gia Cát Lượng nhận được phong thư này, không khỏi kinh hãi biến sắc, vội than rằng: "Rất chủ quan, rất thô thiển, Mạnh Đạt đã thuộc làu binh thư, há chẳng biết câu "tướng ngoài biên, mệnh lệnh có chỗ không theo”. Trong vùng cai quản của mình, có kẻ phản loạn, đâu có còn phải báo cáo với Hoàng đế mới có thể thảo phạt được, Mạnh Đạt sẽ thất bại bởi thủ đoạn của Tư Mã Ý.

Gia Cát Lượng biết rõ nước cờ của Mạnh Đạt đã thất bại, bởi thế không hy vọng nữa. Ông cần phải giữ gìn thực lực, để tiến hành sắp xếp việc ở chiến tuyến phía tây, cho nên chỉ phái một đội quân đặc biệt đi tiếp ứng, gọi là đế cứu giúp cho Mạnh Đạt mà thôi. Quả nhiên không ra ngoài dự liệu, không đến nửa tháng, lại nhận được tin khẩn cấp của Mạnh Đạt cho biết: "Xuất binh mới đến ngày thứ 8, chẳng ngờ Tư Mã Ý tự dẫn quân đến bao vây Thượng Dong trùng điệp, xin mau chóng mang quân cứu viện cho”. Thực ra, ví như Gia Cát Lượng có đến giúp, cũng chẳng thể được, nguyên do là quân lính được phái đến, bị ngăn cản ở đường Mộc Lan, nói chung chẳng thể tiến vào biên giới quận Tân Thành. Khi Mạnh Đạt khởi nghĩa, từng liên hệ với Tôn Quyền, hy vọng có được sự chi viện, Tôn Quyền cũng phái quân đến tiếp ứng, cũng bị cản lại ở phía tây thành An Kiều. Quân làm phản của Mạnh Đạt do tình hình chuẩn bị không chu đáo, hoàn toàn bị cô lập.

Mùa Xuân năm Kiến Hưng thứ 6, Tư Mã Ý hoàn thành việc bao vây Tân Thành, hạ lệnh tấn công. Mạnh Đạt thấy quân tiếp viện không đến, rất đỗi hoảng loạn, đội quân trước đây cùng đứng lên làm phản với ông và theo nhau ly khai. Bởi thế chỉ qua 16 ngày, quận Tân Thành đã mất, Mạnh Đạt bị chém chết, đạo quân 7000 người của Mạnh Đạt vốn thân Thục Hán, toàn bộ bị điều về phương bắc. Kế hoạch đột kích chiến tuyến phía đông của Gia Cát Lượng đến đây hoàn toàn thất bại.

3. Đánh dài và đánh ngắn.

Xem ra Gia Cát Lượng ở Hán Trung, người lo lắng nhất là tướng giữ Trường An Hạ Hầu Mậu của Tào Ngụy. Hạ Hầu Mậu là con của Chinh tây tướng quân Hạ Hầu Uyên, Tào Tháo mến mộ tài cán của Hạ Hầu Uyên, sau khi Hạ Hầu Uyên tử trận ở Thiên Đãng Sơn thuộc Hán Trung, Tào Tháo rất thương người con côi là Hạ Hậu Mậu, đặc biệt lại mang con gái là công chúa Thanh Hà gả cho anh ta. Hạ Hầu Mậu đầu óc sáng suốt, giỏi văn chương và biện luận, bởi thế rất được Tào Phi ưa thích, lại cùng trong họ tộc, nên sau khi Tào Phi lên ngôi, được phong làm An tây tướng quân, Đô đốc Quan Trung trấn thủ Tràng An, cũng được lộc quan chức của Hạ Hầu Uyên (ngôi vị của Hạ Hầu Uyên do người con cả của Hạ Hậu Hành kế thừa).

Sau khi Mạnh Đạt khởi nghĩa thất bại, kế hoạch của Gia Cát Lượng ở đấy đành phải hủy bỏ. Song tại hội nghị quân sự lần thứ nhất ở đại bản doanh, chủ tướng của đạo quân bắc phạt tuyến đầu là Nguỵ Diên lại đưa ra ý kiến bất đồng, ông ta cho rằng nếu như vận dụng sách lược chính xác, sẽ có thể trực tiếp đột kích Tràng An, chiếm lấy khu Tư Lệ, hà tất phải đi vòng qua Lương Châu.

Nguỵ Diên lớn tiếng bày tỏ: "Nghe nói, Hạ Hầu Mâu là con rể của Tào Tháo, tuổi còn trẻ mà không hiểu chiến lược. Chỉ cần cho tôi 5000 tinh binh, và 5000 quân chi viện, tôi sẽ từ Bao Trung xuất phát, theo Tần Lĩnh nhằm hướng đông tấn công, từ hang Tý Ngọ mà tiến lên phía bắc, không đến 10 ngày thì đến được Tràng An. Bởi đường ở đấy phần nhiều ở trong núi, cho nên Hạ Hầu Mậu chẳng thể biết được, đến khi ông ta phát hiện quân của tôi đã đến dưới thành ắt sẽ kinh hoàng vứt thành mà chạy. Chỉ cần chủ tướng chạy rồi, thành Tràng An phần lớn là văn quan, nói chung chẳng thể phòng thủ hữu hiệu được.

Lại rất quan trọng là thành Tràng An có lắm lương thực và vũ khí, nếu chúng ta chiếm được thì rất mau chóng tăng cường và phòng thủ. Kể như từ Lạc Dương có quân đến cứu viện, ít nhất phải 20 ngày, khi đó Thừa tướng cũng có đủ thời gian, dẫn quân qua Tà Cốc để hợp quân với tôi, như vậy Quan Trung hoàn toàn thuộc về chúng ta”.

Nguỵ Diên nói rất hùng hồn như vậy, tuy lý lẽ mạnh mẽ, thực ra trong đó có rất nhiều trắc trở. Quân Thục chưa thực sự giao chiến với Hạ Hầu Mậu, đã đánh giá thấp chủ tướng của đối phương như thế, cũng là rất mạo hiểm. Huống chi từ Tần Lĩnh đến phía bắc, ắt phải trải qua đường sàn đạo, dẫn một vạn quân hành quân qua con đường nguy hiểm, như vậy là rất mạo hiểm. Nếu chẳng thấy quân lính của mình hành quân sẽ dẫn đến sự chú ý của kẻ địch mà cứ cho rằng ở trong núi, kẻ địch không thể biết cách nghĩ như vậy cũng rất nông nổi. Năm xưa Hàn Tín công khai sửa đường sàn đạo, lại ngầm quân Trần Thương là vận dụng ngược lại sách lược này mà có thể thành công thuận lợi.

Rất phản đối kế hoạch của Ngụy Diên là tham mưu Dương Nghi, cá tính của ông ta rất tương phản với Ngụy Diên. Ngụy Diên ăn to nói lớn, làm việc hăng hái mà dũng mãnh, lại thiếu tư lự, Dương Nghi thì suy nghĩ tinh tế, rất có năng lực hành chính, cũng rất được Gia Cát Lượng tín nhiệm, song cũng muốn quyền lực rất lớn, thích sai khiến người khác. Các tướng thì một mặt tôn trọng Gia Cát Lượng, mặt khác cũng không phục năng lực của Dương Nghi, bởi thế phần đông vẫn có thể phối hợp được. Chỉ có Ngụy Diên vẫn mạo mạn và ngoan cố, giữa hai người thường có xung đột, khiến Gia Cát Lượng khá đau đầu.

Hôm đó, Dương Nghi phê phán kế hoạch của Ngụy Diên không hoàn chỉnh, khiến Ngụy Diên cơ hồ quá giận dữ tại chỗ. Gia Cát Lượng nghĩ đến năm nào Ngụy Diên được Lưu Bị phong làm Thái thú Hán Trung, đã nói những câu đại ngôn, biểu hiện được sự dũng mãnh, song bởi khéo dùng người nên đã không đả kích tinh thần hăng hái của ông ta. Thế rồi Gia Cát Lượng đưa mắt về phía Dương Nghi, có ý trách cứ, lại dùng lời an ủi Ngụy Diên, sau đó mới trực tiếp quyết định vẫn là lựa chọn kế hoạch nhằm phía tây đột kích vào Lương Châu. Kế hoạch của Gia Cát Lượng là không qua đường núi, mà lại từ Kỳ Sơn đánh vào Lũng Hữu, chiếm lấy vùng tinh hoa chủ yếu của Lương Châu, lại uy hiếp đến cả Tràng An. Bởi không để Tào Ngụy phán đoán ra mục tiêu thứ nhất của cuộc bắc phạt, hiển nhiên là Lương Châu cách đại bản doanh Hán Trung rất xa, Gia Cát Lượng chia quân làm hai đường, phái Trấn đông tướng quân Triệu Vân cẩn thận lại có kinh nghiệm tác chiến phong phú làm chủ soái quân dự bị, tạo ra nghi binh ở chiến tuyến phía đông, còn mình thì bố trí quân ở Kỳ Sơn đánh vào các vị trí quan trọng ở Lương Châu như Nam An, Thiên Thủy và An Định.

Các nhà sử học sau này, bởi suy diễn từ sa bàn, thấy đường Tý Ngọ rất gần với Tràng An, mà phán đoán chiến thuật của Nguỵ Diên là rất ưu tú, thậm chí mượn đó mà phê bình Gia Cát Lượng thiếu năng lực ứng biến, thực ra là rất không công bằng vậy.

Lấy thực lực Tào Ngụy và Thục Hán mà so sánh, ví như có thể đột kích Tràng An thành công song nếu thực sự chiếm được vùng Quan Trung là Lương Châu, thì chẳng có đủ lực lượng giữ Tràng An lâu dài. Nếu Tào Ngụy làm vườn không nhà trống, đóng chặt cửa thành đối kháng với quân bắc phạt của Thục Hán ở khu Tư Lệ, ắt sẽ khiến cục diện chiến tranh rơi vào thế đông cứng, quân viễn chinh khó khăn về bổ trợ, chiến tuyến kéo dài, chẳng may Tào Ngụy tập kích ở hậu phương ắt sẽ nguy cấp đến sự sinh tồn của đội quân viễn chinh này.

Năm xưa Quan Vũ liên tục đánh phá quân Tào, bao vây ở Tương Phàn, nhìn thấy thành công trước mắt, nhưng hậu phương lại bị Lã Mông đột kích ở bản doanh, tinh thần viễn chinh lập tức suy sụp, thành ra toàn quân tan tác, lấy việc trước mà xem, chẳng phải bình luận gì thêm.

Sách lược này của Ngụy Diên giống như đánh bóng gậy, tuy có thể lập tức giành được một số thắng lợi, thậm chí thắng lợi lớn song xác suất thương tổn rất cao, nghiêm chỉnh mà nói đối với một đội quân yếu, đánh lâu dài là chiến thuật không khôn ngoan. Kế hoạch của bộ tham mưu Gia Cát Lượng có thể nói là chiến thuật đánh ngắn cưỡng bức dần dần, lợi dụng sự không chú ý của đối phương, đánh vào địa phương lơ là nhất, không cầu công lớn, chỉ cầu tiến lên được. Sau khi chiến thắng một thành lũy, lại tiến tiếp một bước, một lũy lại một lũy, cũng có thể rất gian khổ, tiêu hao mất nhiều thời gian, song lại là rất thực tiễn, không quá mạo hiểm. Gia Cát Lượng là như thế, biết suy nghĩ để giành được thắng lợi sau cùng, đấy là phát huy cao nhất tinh thần binh pháp Tôn Tử. Chiến thuật đánh ngắn thận trọng và cục bộ với tinh thần ‘‘tốc chiến”, đối với một đội quân thế yếu mà nói, đích xác là thích hợp.

4. Tấn công Lương Châu phía bắc, thu phục Khương Duy tài danh

Mùa xuân năm Kiến Hưng thứ 6, quân viễn chinh của Gia Cát Lượng đóng đồn ở Hán Trung được gần một năm. Sau khi sự kiện Mạnh Đạt thất bại, lập tức xuất phát từ Dương Bình Quan. Song đại quân Gia Cát Lượng không tiến lên phía bắc lại hành quân nhằm hướng tây, di vòng theo đường phía nam Kỳ Sơn. Như trên đã nêu, Gia Cát Lượng không đơn thuần cho rằng đường vòng có thể lừa được bộ tham mưu Tào Ngụy, nhằm hướng Kỳ Sơn phát động công kích mau chóng, đối với việc này ông đã chuẩn bị tương đối hoàn chỉnh.

Đầu tiên ông ta tạo ra nghi binh, để bộ tham mưu Tào Ngụy cho rằng đích xác Gia Cát Lượng sẽ từ Tần Lĩnh ra đánh Quan Trung chiếm lấy Tràng An. Phụ trách ở đấy, đảm đương nhiệm vụ này là lão tướng Trấn đông tướng quân Triệu Vân cẩn thận, chu đáo, lúc đó đã gần 70 tuỗi, đầu óc vẫn sáng suốt, bình tĩnh mà có nghị lực. Gia Cát Lượng lại phái Dương vũ tướng quân Đặng Chi túc trí đa mưu, khéo léo ứng biến trợ giúp Triệu Vân, để ứng phó với quân chủ lực Tào Ngụy có thể tiến đánh.

Để đạt được mục đích hấp dẫn chú ý của kẻ địch, Triệu Vân lại dám dùng sách lược đóng trại phân tán, đem hơn một vạn quân sắp xếp thành mấy trăm tiểu tổ có thể tác chiến độc lập, phân cho họ cắm thật nhiều cờ xí, bố trí suốt một dải Cơ Cốc theo thế trận con cá, nhìn như chủ lực của Gia Cát Lượng vẫn ở đấy, lại làm ra tình thế như đang chuẩn bị theo đường Tà Cốc đánh vào phía tây nam Quan Trung. Triệu Vân ngồi trong đại bản doanh ngụy trang như Gia Cát Lượng vẫn ở đấy, bình tĩnh chuẩn bị nghênh chiến với đại quân Tào Ngụy. Gia Cát Lượng thì tự mình dẫn hơn 4 vạn quân chủ lực ngầm mau chóng đến phía tây. Đội quân thứ nhất do Ngụy Diên đứng đầu, quân chủ lực của Gia Cát Lượng khẩn trương theo sau, quân Mã Trung đi chặn hậu. Mỗi đội quân lại phân thành tiểu tổ, cấp tốc hành quân trong đêm, cùng hẹn sẽ tập kết ở quận Vũ Đô phía nam Kỳ Sơn, chỉnh đốn lại ở đấy, rồi sẽ nhằm hướng Kỳ Sơn phát động công kích.

Gia Cát Lượng cũng bỏ thói quen ngồi xe mọi khi, đổi mặc áo giáp đồng, cưỡi ngựa đi theo hàng quân. Bề ngoài thấy đấy là một đội quân đặc nhiệm nhỏ, để có thể lừa dối được tình báo của Tào Ngụy.

Chiến thuật này quả nhiên thành công đặc biệt, bộ tham mưu tác chiến của Tào Tuấn hoàn toàn bị đánh lừa, phụ quốc đại thần của Tào Ngụy là đại tướng quân Tào Chân tự mình dẫn 10 vạn đại quân, bày binh bố trận ở Nghi huyện, chuẩn bị quyết một trận thư hùng với quân bắc phạt của Thục Hán. Hiển nhiên quân chủ lực của Tào Ngụy ở Quan Trung đã bị Triệu Vân lôi kéo theo ý mình ở chiến tuyến phía đông này.

Quân chủ lực của Gia Cát Lượng trong vòng không đến 10 ngày đã hoàn thành tập kết ở quận Vũ Đô, bố trí trận tuyến tấn công mà thần không biết quỷ không hay. Các quận huyện Tào Ngụy ở phía bắc Kỳ Sơn vẫn cho rằng đấy chỉ là quân lính tinh nhuệ, để phối hợp hành động với chiến tuyến phía đông mà thôi, bởi thế chưa tập kết đủ lực lượng phòng ngự.

Đội quân bắc phạt của Gia Cát Lượng từ Vũ Đô vượt qua Kỳ Sơn, tấn công như gió giật mưa giông vào Lương Châu mà Tào Ngụy cai quản, quân Ngụy Diên còn thâm nhập sâu vào vùng Lương Châu đến tận quận An Định giáp Quan Trung thuộc khu Tư Lệ, hai vị trí quân sự quan trọng Nam An, Thiên Thủy của Lũng Tây dưới sự tấn công chủ lực của Gia Cát Lượng, đã liên tiếp phản Tào theo về với quân Thục, điều này có liên quan với thời kỳ Lưu Bị đã không ngừng hiệu triệu chính trị ở Lương Châu. Không lâu, quận An Định thất thủ, việc đánh chiếm quận Lũng Tây xem ra có hơi chậm, chiến thuật đột kích của Gia Cát Lượng đã giành được thành công khá lớn.

Song đối với Gia Cát Lượng mà nói, phấn khởi nhất lại không là chiến quả huy hoàng, mà là giành được một tướng tài ưu tú chưa từng thấy, đó là Khương Duy. Người ấy sau này trỏ thành viên tướng trẻ tuổi kế thừa việc quân của Gia Cát Lượng, việc gặp gỡ với Gia Cát Lượng lại là khá ngẫu nhiên, trong Tam quốc diễn nghĩa miêu tả Gia Cát Lượng vận dụng mưu kế kỳ lạ sao để khiến ông ta phải tâm phục khẩu phục, thực ra không có trong lịch sử. Chỉ là sự tô vẽ của nhà viết tiểu thuyết này.

Khương Duy tên chữ là Bá Ước, người Thiên Thủy nay là Cam Túc, lúc nhỏ bố đã mất, phải sống với người mẹ goá. Song Khương Duy chẳng hề thoái chí, ông ta nỗ lực nghiên cứu học thuật của Trịnh Huyền hy vọng sẽ may mắn ra làm quan. Bởi phụ thân Khương Duật, trước đây là quan chức của quận Thiên Thủy, đang khi người Khương và người Nhung đứng lên làm phản, Khương Duật tự dẫn quân đến chinh phạt, thua trận mà bị giết. Bởi thế Khương Duy trưởng thành, Thái thú ở đấy đặc biệt xin triều đình cho Khương Duy làm quan Trung lang, được tham dự việc quân ở Thiên Thủy không lâu lại được thăng quan ở quận, rồi lại được Thứ sử Lương Châu bổ nhiệm làm Tòng sự.

Đại quân Gia Cát Lượng từ Kỳ Sơn đánh vào quận Thiên Thủy, Thái thú Mã Tuân cho rằng quân Thục tập kết ở Kỳ Sơn, chỉ là đội dặc nhiệm mà thôi, về căn bản chưa có chuẩn bị thực sự, xem thường kẻ địch, chỉ dẫn Khương Duy cùng với Quận công Tào Lương Tự, Chủ bạ Ký Lương Kiều đến các huyện trong quận xem xét. Đến khi biết đích xác Gia Cát Lượng ở trong quân, mà đội quân đánh đến lại là quân lính chủ lực của Thục Hán thì Mã Tuân không khỏi kinh hãi biến sắc. Lại thêm các huyện phía nam vẫn hưởng ứng quân Thục, Mã Tuân cũng nghi ngại Khương Duy sẽ làm phản, và nhân đêm tối mà trốn khỏi đội ngũ, bèn dẫn quân vê Thượng Nhai (nay thuộc Cam Túc) lại hạ lệnh đóng chặt cửa thành, quân gì cũng không cho vào nữa.

Khương Duy chẳng chịu yên như thế, đành bỏ đội ngũ, một mình trở về quê cũ ở Ký huyện, song Ký huyện đã bị quân Thục đánh chiếm. Cứ theo cuốn "Ngụy lược” ghi chép, Khương Duy sau khi trở về Ký huyện, các phụ lão ở đấy rất mừng rỡ, cùng thôi thúc ông ta tiến hành đàm phán với Gia Cát Lượng. Khương Duy như chuột chạy cùng sào, đành thay mặt các phụ lão ở cố hương đến đầu hàng Gia Cát Lượng.

Xem ra với sự đầu hàng của Khương Duy chẳng phải Gia Cát Lượng có kế sách gì khiến ông ta phải tâm phục khẩu phục. Nguyên nhân chủ yếu nhất là bị Mã Tuân không tín nhiệm, bức bách đến nỗi không thể không như thế.

Song, đúng như Ngụy lược ghi chép, Gia Cát Lượng khi gặp Khương Duy nói chung là rất vui mừng. Khương Duy năm ấy 27 tuổi, cùng tuổi nếu so với thời Gia Cát Lượng ở Long Trung, về cá tính có nhiều chỗ tương tự. Ham học không biết mệt, thông hiểu binh pháp, chí khí rất lớn, đầu óc sáng suốt, sở trường nghị luận, lại có can đảm, có thế nói là người gánh vác được việc nặng lúc lâm nguy. Tất cả những điều ấy đều rất giống bản thân Gia Cát Lượng, trách chi người sau thường xem Khương Duy là người kế thừa Gia Cát Lượng.

Trong thư Gia Cát Lượng gửi cho Trưởng sử Trương Duệ và Tham quân Tưởng Uyển có nói: "Khương Bá Ước trung cần với công việc tư lự tinh tế... người ấy đáng gọi là kẻ sĩ tài danh của đất Lương Châu”. Ông lại cũng khẳng định: "Bá Ước mẫn cảm về quân sự, lại có can đảm, hiểu rõ binh pháp, người ấy gửi tâm nguyện vào nhà Hán, có tài hơn người...”. Gia Cát Lượng chưa lập tức trọng dụng Khương Duy, ngoài cá tính và thái độ ham học hỏi, Khương Duy mới 27 tuổi suy nghĩ còn chưa chín, chưa đủ kinh nghiệm, chỉ có thể xem là khối đá ngọc còn chưa mài dũa, vẫn cần được Gia Cát Lượng có kế hoạch bảo ban và huấn luyện thêm, mới có thể phát huy tài năng được.

Không vội đưa Khương Duy ra võ đài chính là Gia Cát Lượng đã có lòng yêu mến tài năng rất mực, song đồng thời, Gia Cát Lượng cũng đã dùng nhầm một người tài một cách nghiêm trọng, chẳng những để đối phương gây thành bi kịch vận mệnh, hơn nữa lại khiến cho kế hoạch bắc phạt lần thứ nhất gặp phải một đòn chí mạng bất ngờ.

5. Trương Cáp dẫn quân tây chinh, Mã Tắc để mất Nhai Đình.

Ba quận Lương Châu bị mất, tình hình Quan Trung chấn động rất lớn.

Tào Tuấn cuối cùng cũng phát hiện được quân Thục ở Cơ Cốc chỉ là nghi binh mà thôi, cảm thấy sâu sắc bản thân giữ trọng trách mà phán đoán quá sai lầm, bởi thế lập tức tự mình thân chinh, đến đóng ở Tràng An. Ông ta một mặt hạ lệnh cho Tào Chân dốc toàn lực đánh quân Triệu Vân ở Cơ Cốc, một mặt động viên 5 vạn quân dũng mãnh, giao cho Tả tướng quân Trương Cáp cầm đầu mau chóng ra tiền tuyến, ngăn cản sự tấn công của quân Thục. Để triệt để đánh bại quân Thục, Tào Tuấn lại hạ lệnh cho quan lại ở Lạc Dương động viên sắp xếp đội quân chi viện 30 vạn người, để chuẩn bị tiếp ứng cho tiền tuyến.

Trương Cáp tên chữ là Tuấn Nghệ, người Hà Gian. Khi Trương Giác khởi nghĩa Hoàng Cân, Trương Cáp hướng ứng lời chiêu mộ của triều đình đi đầu quân, luôn lập được công lớn và được thăng Vị quân tư mã, sau được sắp xếp làm thuộc hạ của Hàn Phức đang giữ chức Ký Châu mục. Khi Viên Thiệu thay Hàn Phức làm Ký Châu mục, Trương Cáp theo về với Viên Thiệu, trong cuộc đối kháng với Công Tôn Toản, có công rất lớn được thăng làm Trung lang tướng, tuổi còn trẻ mà đã trở thành tướng lĩnh đảm đương một vùng. Khi xảy ra trận đánh Quan Độ, Trương Cáp với người chỉ huy là Quách Đồ mâu thuẫn ý kiến, bị Quách Đồ gièm pha làm hại, bất đắc dĩ phai theo về với Tào Tháo. Tào Tháo rất ưa thích tài hoa của Trướng Cáp, vẫn gọi là Hàn Tín về với nhà Hán, phong cho làm Thiên tướng quân, Đô đình hầu.

Trong đại chiến ở Hán Trung, Hạ Hầu Uyên tử trận, quân Tào bị rơi vào nguy cơ nghiêm trọng, theo đề nghị của Quách Hoài, Trương Cáp chịu lệnh lúc lâm nguy thay thế chức thống soái, được ông ta sắp xếp bình tĩnh, cuối cùng đã ngăn cản hữu hiệu sự tấn công của Lưu Bị. Từ đấy có thể thấy Trương Cáp là một đại tướng rất có trí tuệ và kinh nghiệm. Trải qua rèn luyện nhiều năm, kinh nghiệm tác chiến của Trương Cáp càng phong phú, già dặn hơn. Để đối phó vói nguy cơ Lương Châu thất thủ, Trương Cáp với chức phận Tả tướng quân, phụng mệnh cầm quân, đối phó với đạo quân bắc phạt của Gia Cát Lượng.

Trương Cáp dẫn 5 vạn quân tinh nhuệ, xuất phát từ Lạc Dương, sau khi bái kiến Tào Tuấn ở Tràng An lập tức tây tiến. Ông ta đến ngay Nghi huyện, trao đổi với Tào Chân, sau khi hai bên trao đổi về sách lược tác chiến ở chiến tuyến, tức thì tiến vào bên trong Lương Châu. Kế hoạch tác chiến của Trương Cáp khá bạo gan, ông ta không để ý việc quân Thục đã đồng thời chiếm được ba quận An Định, Nam An, Thiên Thủv, vận dụng chiến thuật đột phá trung tâm từ Mi huyện đánh thẳng vào phía bắc Lũng Sơn, lại thông qua đường Lũng Sơn nối với Lạc Bàn Sơn, trực tiếp tiến vào phía bắc Lương Châu. Nói cách khác ông ta tiến vào trung tâm để trực tiếp cắt đứt sự liên hệ giữa Ngụy Diên đang ở An Định và quân chủ lực của Gia Cát Lượng ở Thiên Thủy.

Trương Cáp dám cả gan như thế, là bởi ông ta phán đoán, sự làm phản ở các quận Lương Châu là bởi sợ thanh thế tấn công của Gia Cát Lượng, Nguỵ Diên tuy đã chiếm được quận An Định, thực ra chưa được quân dân địa phương giúp đỡ. Chỉ cần quân Tào Ngụy đánh được vào Lương Châu, các huyện ở quận An Định sẽ mau chóng tạo phản, đến khi ấy quân Ngụy Diên sẽ bị cô lập. Nếu thu hồi được quận An Định thì có hy vọng thu phục được Thiên Thủy và Nam An.

Trương Cáp với chiến thuật này, đích xác vừa mạnh mẽ vừa chuẩn xác, khiến chốc lát đã đánh chiếm được rất nhiều địa phương, mà quân bắc chinh Thục Hán còn chưa ổn định nên rất đỗi kinh hoàng, hơn nữa quân Ngụy Diên ở quận An Định lại có nguy cơ bị chặn mất đường về. Gia Cát Lượng lập tức triệu tập hội nghị ở Thiên Thủy, bộ tham mưu đề nghị phái đại quân đến Nhai Đình là yết hầu của đông bắc Kỳ Sơn (nay là huyện Tần An) để nghênh chiến. Đạo quân Trương Cáp vượt núi mà đến bởi chiến trường này, sẽ là then chốt thắng bại của hai bên, nên cần phái một đại tướng giầu trí tuệ lại đảm đương một vùng để phụ trách việc quan trọng ở đấy. Đại đa số tướng lĩnh đều cho rằng tốt nhất là điều động trở về hổ tướng Ngụy Diên đang chỉ huy ở quận An Định, hoặc để Trương Nghi có kinh nghiệm tác chiến phong phú đảm nhiệm. Song Gia Cát Lượng cho rằng quân Thục đang giữ quận An Định, và rơi vào tình thế rất không yên ổn, nếu điều đại tướng về, có thể sẽ tan rã, huống chi Ngụy Diên phải đi vòng, cũng không về kịp. Trương Nghi lại quá cẩn thận, không đủ năng lực ứng biến, chẳng phải là đối thủ của Trương Cáp. Suy đi nghĩ lại, Gia Cát Lượng quyết định phái tham mưu trưởng Mã Tắc mà ông ta vẫn xem trọng.

Mã Tắc là em của Mã Lương, từ nhỏ đã thuộc binh thư, có năng lực tổ chức, lại hay nghị luận, là tham mưu quân sự bậc nhất, đáng tiếc vẫn bị sắp xếp ỏ bộ tham mưu, thiếu kinh nghiệm tác chiến thực tế ở chiến trường.

Sau khi Mã Lương mất, bởi Gia Cát Lượng vốn rất thân thiết với Mã Lương, lại càng thương Mã Tắc, thường dẫn theo ở bên mình, tùy thời bảo ban rèn luyện. Khi Lưu Bị ủy thác đại sự ở cung Vĩnh An, thấy Gia Cát Lượng quá xem trọng Mã Tắc, đã từng nhắc nhở với Gia Cát Lượng, Mã Tắc là người nói quá sự thực, tự xem mình có cao kiến, suy nghĩ thường không thiết thực, chẳng thể giao phó trọng trách được.

Có một thời gian, Gia Cát Lượng bố trí Mã Tắc ở bộ tham mưu để rèn luyện thêm, không dám giao trách nhiệm tác chiến thực tế. Đêm trước ngày Gia Cát Lượng nam chinh, Mã Tắc có nói đến "Công tâm làm đầu”. Gia Cát Lượng rất cao hứng, bèn lấy đó làm phương châm chủ đạo cho hành động nam chinh. Có thể từ việc ấy, khiến Gia Cát Lượng cho rằng Mã Tắc đã hoàn toàn chín chắn, bởi thế trong hành động bắc chinh lần này, không để ông ta làm ở bộ tham mưu, mà cho làm tướng lĩnh hàng đầu của đạo quân bản bộ Gia Cát Lượng. Năm đó Mã Tắc đã 39 tuổi, đang lúc sung sức, nếu không nhân cơ hội lập chiến công, sau này có thể không có cơ hội đảm đang một vùng. Bởi thế Gia Cát Lượng cố ý đặc biệt trọng dụng. Song chiến trường Nhai Đình thực tế rất quan trọng, đại bộ phận tướng lĩnh đều hoài nghi Mã Tắc có thể đảm nhiệm được, nên nhao nhao phản ứng. Riêng Gia Cát Lượng có ý khác với mọi người, cho rằng Trương Cáp kinh nghiệm già dặn lại có trí tuệ tác chiến phong phú, chiến thuật nói chung đã có, sẽ không vượt qua mặt được với ông ta, phải bổ nhiệm Mã Tắc chưa có nếp nghĩ truyền thống, phương pháp tác chiến phát huy sáng tạo, mới có thể đối phó được Trương Cáp, cơ hội thắng lợi sẽ lớn hơn. Để bổ sung cho Mã Tắc kinh nghiệm chiến trường không đủ, lại đặc biệt phái Tỳ tướng Vương Bình xuất thân từ quân ngũ, có kinh nghiệm phong phú làm phó tướng, ngoài số ít quân cận vệ được giữ lại, quân chủ lực của Gia Cát Lượng cơ hồ hoàn toàn giao phó cả cho Mã Tắc, tức khắc đến bày binh bố trận ở Nhai Đình đợi sẵn sàng giao chiến.

Trước lúc lên đường, Gia Cát Lượng còn đặc biệt dặn dò Mã Tắc, phải bầy trận ở bên sông, để ngăn cản thế tấn công của Trương Cáp, để lấy nhuệ khí, đợi Ngụy Diên từ quận An Định rút về, nam bắc cùng giáp công, sẽ triệt để đánh bại được quân Trương Cáp: Nếu như chiến dịch Nhai Đình giành được thắng lợi thì Lương Châu lại nắm chắc trong tay.

Nhưng Mã Tắc và Vương Bình đến Nhai Đình, sau khi xem xét địa hình, lại không đồng ý với phương thức bầy trận mà Gia Cát Lượng đã giao cho. Mã Tắc phát hiện ở vùng Vị Thủy, phía tây bắc của Kỳ Sơn, giữa Nhai Đình và Vị Thủy, là một vùng bồn địa. Gia Cát Lượng đã dặn men theo chân núi Kỳ Sơn đến bồn địa bên sông Vị Thủy mà bày trận, ngăn cản quân Trương Cáp vượt qua sông đến đó, chỉ cần kìm chân Trương Cáp, quân Ngụy Diên từ quận An Định sau đó sẽ giáp kích từ phía sau.

Mã Tắc lại cho rằng Trương Cáp vượt qua Lũng Sơn mà đến, nếu bầy trận ở bên sông, quân Trương Cáp từ trên tràn xuống, chẳng những có thể thấy rõ sự bố trí toàn thể của quân Mã Tắc, hơn nữa khí thế từ trên trận đánh xuống rất thuận lợi, tuy có Vị Thủy ngăn cản, song quân Trương Cáp có ưu thế rất lớn về số người, nếu bầy trận ở đấy là rất bất lợi. Nếu miễn cưỡng ngăn cản Trương Cáp vượt sông, vẫn cần phải đợi Nguỵ Diên tấn công từ phía sau, mới có thể đánh bại được Trương Cáp, đến khi chiến thắng nhất định lại bị Ngụy Diên đoạt mất công lao, như vậy đối với một quan chỉ huy chiến trường mà nói là rất mất thể diện. Bởi thế, ông ta quyết định phải dẫn dụ Trương Cáp vượt sông, đến khi dừng hẳn lại mới tiến hành quyết chiến. Nếu như muốn đạt được mục đích này ắt phải bầy trận ở trên núi Kỳ Sơn phía nam Nhai Đình, ở đấy chẳng những có thể nhìn từ trên cao xuống, thấy rõ ràng sự bố trí của quân Trương Cáp, khi quyết chiến, quân Thục sẽ từ trên cao mà tràn xuống, binh pháp Tôn Tử có nói thấy núi cao chớ vượt lên. Với đội quân Trương Cáp vừa mới đến, như vậy là rất bất lợi.

Vương Bình cẩn thận tự nhiên không tán thành cách nhìn nhận của Mã Tắc, ông ta lo lắng nhỡ chiến sự có kéo dài, không có thể lập tức tiến hành tác chiến, thì quân Thục bày trận ở trên núi Kỳ Sơn, sẽ rất khó khăn về nước uống, tập kết vài vạn quân ở đấy, nếu chẳng có nguồn nước thì rất nguy hiểm.

Nhưng Mã Tắc không tiếp thu lời khuyên can, ông ta cho rằng phái một số ít quân bố trí ở phía tây bắc Nhai Đình, thuộc vùng Thượng Nhai, sẽ duy trì được việc cung ứng nước uống. Vương Bình thấy chiến dịch Nhai Đình có quan hệ rất lớn, chẳng thể làm trái với lời dặn dò trước đó của Thừa tướng, Mã Tắc thì cho rằng "Tướng ở ngoài biên lệnh vua có chỗ không theo”, huống chi là quan chỉ huy ở chiến trường, đóng ở tuyến đầu, làm sao hoàn toàn tiếp thu được sự chỉ huy của tham mưu hậu phương, cho nên vẫn kiên trì với phương pháp của mình.

Các bộ tướng Hoàng Tập và Lý Thịnh của Mã Tắc cũng tán thành cách nhìn nhận của Mã Tắc, Vương Bình bất đắc dĩ đành dẫn hơn một nghìn quân bản bộ đến bầy trận ở bồn địa phía bắc Nhai Đình, để cùng với quân chủ lực của Mã Tắc đóng trên núi, làm thành thế ỷ giốc.

Quân chủ lực của Trương Cáp ngày đêm hành quân vượt qua phía bắc Lũng Sơn, từ phía đông bắc kéo đến Nhai Đình. Đến nửa đường Trương Cáp được biết quan chỉ huy ở Nhai Đình là Mã Tắc, một viên tướng phái Thiếu tráng mà Gia Cát Lượng vẫn xem trọng, bởi thế mà dễ sinh chủ quan, ông ta một mặt phái quân do thám xem xét động tĩnh của Ngụy Diên ở quận An Định, dự tính thời gian quân Ngụy Diên có thể kéo đến chiến trường này, một mặt xem xét kỹ lưỡng tình hình Mã Tắc bầy trận ở Nhai Đình, chuẩn bị vượt sông từ vùng nước nông qua Vị Thủy từ phía bắc Nhai Đình. Sau khi đã thu thập đủ tình hình cặn kẽ, Trương Cáp sớm hạ lệnh cho đại quân đóng trại ở phía bắc Vị Thủy, tự mình đến thẳng tiền tuyến quan sát động tĩnh của quân Mã Tắc.

Sau khi ông ta đối chiếu tỉ mỉ bản đồ vẽ ở đấy với tình hình thực tế, không khỏi cười lớn mà rằng: "Mã Tắc chỉ có danh tiếng suông, ắt bị ta bắt sống vậy”.

Trương Cáp sớm phái một bộ phận binh lực, ở cửa khẩu Lũng Sơn cậy hiểm mà phòng giữ để ngăn cản quân Ngụy Diên có thể giáp kích từ phía sau. Lại phái phó tướng dẫn quân đột kích trong đêm vượt sông đánh vào đội quân đặc biệt của Thục Hán giữ việc cung cấp nước ở phía đông bắc Nhai Đình. Chỉ cần đột kích thành công, sẽ lập tức lập thành lũy về đầu cầu phía Nam sông Vị Thủy, để yểm hộ cho quân Ngụy vượt sông tiến vào bồn địa Nhai Đình.

Đại đội binh mã của Trương Cáp được phân thành nhiều đợt, đợt thứ nhất lựa chọn vùng dễ vượt sông, phân thành mấy đội biệt động, sau khi vượt sông thành công lập tức xây dựng lũy đầu cầu ở phía nam, làm việc yểm hộ; đợt thứ nhất vượt sông được, thì tiếp đó các đợt 2, 3, 4 có thể với tư thế xuất binh cờ quạt chỉnh tề đường đường vượt sông, lấy thanh thế để uy hiếp quân Mã Tắc đóng ở chân núi.

Trương Cáp có kinh nghiệm phong phú, đang đêm đến chiến trường, phái đội đột kích vượt sông phát động đánh bất ngờ, quân Thục Hán phụ trách cung cấp nước trở tay không kịp, toàn bộ đều bị bắt. Quân Tào Ngụy vượt sông thành công, thâu đêm hoàn thành lũy đầu cầu ở phía nam sông Vị Thủy để yểm hộ việc vượt sông của đội quân tiên phong. Sau khi nhận được báo cáo đột kích thành công và hoàn thành công sự đầu cầu, Trương Cáp vào lúc trời chưa sáng hạ lệnh đội quân đợt một vượt sông, chỉ cần đến được bờ nam thì lập tức sắn tay xây dựng công sự phòng ngự, để hiệp trợ đội quân sau đó kéo đến, lúc đó nếu như gặp phải sự phản công của kẻ địch, thì phải dựa vào thành lũy đầu cầu mới được xây dựng mà chống đỡ, không được trì hoãn tiến độ cuộc tấn công.

Mã Tắc vào lúc trời mờ sáng được tin quân Tào Ngụy đột kích vào đội quân cung cấp nước, lập tức phái đội đặc nhiệm đến điều tra, không lâu lại tiếp tục được tin đại quân Tào Ngụy bắt đầu vượt sông, Mã Tắc hạ lệnh cho toàn doanh trại chuẩn bị chiến đấu, lại phái Hoàng Tập dẫn quân tiên phong, xuống núi chặn đánh quân đang vượt sông.

Quân lính tiên phong của Hoàng Tập, gặp phải quân Ngụy ở lũy đầu cầu ngoan cường chống đỡ, bởi công sự phòng ngự của quân Ngụy đã hoàn thành, quân sĩ của Hoàng Tập không thể đột phá hữu hiệu, lại nhìn thấy quân Tào vượt sông ngày càng nhiều hơn, rất đỗi kinh hoàng, cuối cùng hạ lệnh rút về doanh trại trên núi, đợi đến khi Mã Tắc đến tiền tuyến, quân Trương Cáp đợt thứ nhất đã vượt sông an toàn, xây dựng công sự dọc bờ nam. Mã Tắc hạ lệnh tấn công, song quân Tào Ngụy được yểm hộ bởi tên bắn như mưa, quân Thục về căn bản không tiếp cận được, đành phải rút về doanh trại. Lúc này Trương Cáp đã đến phía nam quận Vị Thủy, trong đại bản doanh được xây dựng vững vàng, chỉ huy đại quân đợt hai đợt ba vượt sông. Quân thục ở lưng chừng núi nhìn xuống, chỉ thấy quân Tào Ngụy đầy cả cánh đồng, dần dần tiến vào vị trí tác chiến. Nguồn nước đã bị cắt đứt, quân Tào dưới núi binh lực lại có gấp mấy lần, tướng lĩnh và binh lính Thục Hán không thể không tái mặt, tinh thần dần dần suy sụp.

Không đến một ngày, 5 vạn đại quân của Trương Cáp đã hoàn tất việc vượt sông, đóng ở bình nguyên Nhai Đình, bao vây quân Mã Tắc trùng điệp.

Trái lại, quân Mã Tắc ở trên núi một ngày chẳng có nước uống, cũng không nấu cơm được, chỉ dựa vào lương khô miễn cưỡng làm no lòng, sớm đã vô cùng hoang mang. Lại thêm trông xuống thấy đầy núi đầy đồng là quân Tào với trận địa nghiêm chỉnh, quân Thục đâu còn tinh thần tác chiến. Mã Tắc tuy tự cầm quân đánh xuống dưới núi, song rất nhanh chóng bị đánh bại. Trương Cáp lại hạ lệnh không được lên núi, những gỗ đá mà Mã Tắc dự liệu để tác chiến cũng không phát huy được công hiệu sát thương, thế đông cứng đối với quân Thục là rất bất lợi.

Trước lúc trời tối đã có không ít quân Thục phản lại quân lệnh, xuống núi đầu hàng quân Ngụy, nhìn thấy tinh thần binh sĩ đã hoàn toàn tan rã, Lý Thịnh đề nghị vứt bỏ doanh trại phá vây mà ra, Mã Tắc ngần ngừ không quyết.

Đến đêm, Trương Cáp hạ lệnh đốt lửa ven núi, sức lửa tuy không lớn song lửa sáng lại làm tăng thêm tâm lý tan rã của quân Thục, Mã Tắc dẫn quân trong trại xuống núi tháo vòng vây. Số quân Thục còn lại từ trên núi liều mạng mà đánh xuống, quân Tào Ngụy không thể ngăn nổi, Trương Cáp không muốn tạo ra thương tổn không cần thiết, bèn hạ lệnh để mặc cho Mã Tắc kéo quân đi, chỉ lo bố trí sửa sang phòng tuyến, cùng tiếp tục chiêu hàng số quân Thục còn ở trên núi. Đại quân Thục Hán như rắn không đầu, đành toàn bộ đầu hàng quân địch, Trương Cáp giành được thắng lợi hoàn toàn ở Nhai Đình, bắt sống gần một vạn quân Thục, ngoài ra thu được chiến lợi phẩm không biết bao nhiêu mà kể. Vương Bình ở góc tây bắc, thấy Trương Cáp vượt sông tấn công, biết là địa thế đã mất. Ông hạ lệnh cho hơn 1000 quân, phân thành nhiều tổ, cố gắng bố trí ở nơi khó thấy, nếu như có quân Ngụy tấn công, thì nổi chiêng trống ầm ĩ để làm nghi binh. Quả nhiên không lâu sau đó, thấy Mã Tắc dẫn tàn quân đến đó trú chân, phía sau lại có không biết bao nhiêu mà kể quân Ngụy đuổi theo. Vương Bình hạ lệnh yểm hộ cho Mã Tắc rút quân, tự mình đốc chiến ở tiền tuyến, khua chiêng trống vang trời để làm nghi binh. Do trời tối, ngờ có điều chẳng lành, Trương Cáp sợ có mai phục, không dám mạo hiểm quá mức, bèn khua chiêng lui quân, khiến Thục Hán chỉ tổn thất rất ít quân lính.

Quân chi viện của Ngụy Diên, khi đến Lục Bàn Sơn, được biết tin tức Nhai Đình thất thủ. Nguỵ Diên với kinh nghiệm phong phú biết rằng Nhai Đình vừa mới mất, đường tiếp vận cho quân bắc chinh bị cắt đứt, Gia Cát Lượng sẽ rút quân. Đại quân của mình đóng giữ ở quận An Định phía bắc, rất có thể bị cô lập, thành ra bi kịch toàn quân tan rã, bởi thế không mau chóng hành động không được. Ông ta vội vã phái sứ giả thông báo cho đội quân đang giữ quận An Định lập tức vòng ngay qua Lục Bàn Sơn nhằm hướng Lũng Tây rút quân, còn tự mình dẫn quân chi viện từ Lục Bàn Sơn đến tiếp ứng, cùng hội quân Gia Cát Lượng.

6. Hỗn loạn phải dùng đại hình, gạt lệ mà chém Mã Tắc.

Quả nhiên Gia Cát Lượng ở doanh trại Kỳ Sơn, được báo cáo Nhai Đình thất thủ, bởi lo lắng đến sự an toàn của toàn quân, lập tức hạ lệnh rút quân.

Ông ta sớm rút quân đến Tây Thành, bố trí lại phòng ngự, chuẩn bị tiếp ứng quân sĩ bắc chinh đang lục tục rút về. Mã Tắc cùng một số tàn quân đầu tiên, chạy về doanh trại, xin chịu tội trước Gia Cát Lượng, sau đó quân Vương Bình cũng an toàn rút về, song cũng tổn thất đến 2 phần 3. Tiền quân của Ngụy Diên trải qua muôn nghìn gian khổ gắng chạy về được cũng tan tác quá nửa. Gia Cát Lượng hạ lệnh cho đạo quân Mã Trung vẫn còn nguyên vẹn đi chặn hậu, bố trí phòng ngự ở Nam Kỳ Sơn để ngăn cản quân Tào Ngụy đuổi đánh. Để tránh tiết lộ tình hình quân lực Thục Hán, Gia Cát Lượng cưỡng chế hơn 1000 hộ dân ở Tây Thành dời đến Hán Trung, cuộc bắc chinh lần thứ nhất đến đây có thể nói là đã thất bại.

Tam quốc diễn nghĩa miêu tả khi Gia Cát Lượng rút về Tây Thành, do vội vã chuẩn bị không kịp, bị quân Tư Mã Ý đuổi đánh. Bất đắc dĩ Gia Cát Lượng đành mạo hiểm, lấy "không thành kế” (thành lũy rỗng) để lừa Tư Mã Ý nên giữ được tính mạng. Trong màn kịch nổi tiếng kể về chuyện này, nhà tiểu thuyết đã miêu tả những câu chuyện "Mất Nhai Đình”, "Không thành kế” và "Chém Mã Tắc”. Song theo ghi chép lịch sử, tình tiết không thành kế là hoàn toàn không thể phát sinh được.

Trước hết, Gia Cát Lượng có cẩn thận, chẳng thể với việc rút quân lại hoàn toàn không có chuẩn bị. Huống chi đại bản doanh của ông ta ỏ đông nam Kỳ Sơn, cách Nhai Đình có một đoạn đường, ví như Nhai Đình đột nhiên thất thủ, Gia Cát Lượng cũng chẳng thể thất thế đến như vậy. Lại nữa hành động bắc chinh lần này, từ đầu đến cuối Gia Cát Lượng chưa từng giao đấu trực tiếp với Tư Mã Ý. Từ sau khi thu lại Tân Thành chém được Mạnh Đạt, Tư Mã Ý vẫn phụ trách phòng thủ chiến tuyến phía đông, nói chung chưa từng đến chiến tuyến phía tây. Trấn thủ ở Tràng An là Ngụy Minh đế Tào Tuấn, chỉ huy chiến dịch Nhai Đình là Lão tướng Trương Cáp, thậm chí sau này thu phục được Lương Châu cũng là do Đại tư mã Tào Chân chỉ huy và Trương Cáp cùng Quách Hoài thực hiện; Tư Mã Ý làm sao lại xuất hiện như thế? Đây hiển nhiên là chuyện mà nhà tiểu thuyết tự mình nghĩ ra mà thôi.

Được biết quân chủ lực của Gia Cát Lượng ở Kỳ Sơn, Tào Chân đang phòng thủ ở Mi huyện đã lập tức phát động tấn công vào quân Triệu Vân ở Cơ Cốc, song do địa thế hiểm yếu của Cơ Cốc, Tào Chân có binh lực gấp mấy chục lần, trong một thời gian cũng không có cách gì bắt được Triệu Vân quy phục.

Tin thất bại Nhai Đình truyền đi, Triệu Vân phán đoán Gia Cát Lượng ắt sẽ rút quân, Tào Chân cũng ắt sẽ thừa thế phát động tấn công, bèn hạ lệnh trước hãy bố trí ở các nơi hiểm yếu hư trương thanh thế của quân Thục, lập tức mau chóng tập kết; lựa chọn mấy cửa khẩu quan trọng để phòng thủ Tào Chân sẽ đánh lớn. Quả nhiên không lâu quân Tào Chân đã phát động cuộc tấn công toàn diện như sấm sét, Triệu Vân dự liệu chẳng giữ được, bèn hạ lệnh cho Đặng Chi tập kết xe cộ và binh lính, theo trật tự mà sớm rút lui. Ông tự mình dẫn một số ít đội quân chủ lực chặn hậu, thiêu hủy đường sàn đạo, để quân Tào Chân chẳng thể vượt qua Cơ Cốc, nhằm bảo vệ sự an toàn của Bao Thành và Hán Trung. Trong việc rút lui của cuộc bắc chinh lần này chỉ có quân Triệu Vân rút lui an toàn, binh lính, trang bị và xe cộ tổn thất không đáng kể.

Sau khi trở về Hán Trung, kiểm thảo trách nhiệm vể sự chiến bại, tổng chỉ huy Gia Cát Lượng không thể không có lỗi, ông ta dâng lên hậu chủ nói rõ:

"Bởi hạ thần tài năng yếu kém, lại trộm ở vị trí cao trong quân chính, nay tự mình dẫn ba quân bắc phạt, chẳng thể nêu rõ phép tắc sáng suốt, gặp phải nguy nan lại phán đoán sai lầm, dẫn đến trận đánh ở Nhai Đình, Mã Tắc làm trái quân lệnh dẫn đến tổn thất thê thảm, ở phía Cơ Cốc cũng chẳng thể phòng thủ hữu hiệu, như thế đều là lỗi lầm của hạ thần, dùng người không đến nơi đến chốn. Hạ thần có tội không hiểu biết người, lại rõ ràng không có năng lực lãnh đạo. Đại nghĩa xưng bá đồ vương, lầm lỗi thất bại trách nhiệm đều ở thống soái, bởi hạ thần gánh vác lỗi lầm như thế, xin được tự nhận giảm quan chức ba bậc để xử phạt trách nhiệm cầm quân thất bại vừa rồi”.

Hậu chủ Lưu Thiện chiểu theo yêu cầu của Gia Cát Lượng, giảm chức của Gia Cát Lượng xuống làm Hữu tướng quân, song vẫn làm việc ở phủ Thừa tướng, vẫn nắm đại quyền quân chính. Triệu Vân tuy là quân dự bị, lại là chủ soái một vùng, tự nhiên cũng phải gánh phần trách nhiệm chiến bại, bởi thế từ Trấn đông tướng quân giáng xuống làm Trấn quân tướng quân, Nguỵ Diên bản thân là người bị hại, theo lẽ tự nhiên không chịu trách nhiệm. Mã Trung phụ trách chặn hậu, cho nên bởi không có lỗi lầm mà không bị xử phạt.

Thực ra, trong việc rút quân làm này, biểu hiện phải kể tốt nhất là Triệu Vân, đối diện với quân lính chủ lực của Tào Chân, lão tướng quân tự mình đi chặn hậu, khiến tổn thất trong quân chỉ ở mức rất ít, thực tại là hành vi không có lỗi. Gia Cát Lượng nghe Đặng Chi nói, hiểu rõ hành động chỉ huy rút quân của Triệu Vân thực là trí tuệ, trách nhiệm và dũng khí, cho nên rất lấy làm cảm động. Ông ta mang những thứ quyên góp được mà Triệu Vân mang về thưởng cho các tướng sĩ, song lại bị Triệu Vân trịnh trọng cự tuyệt, ông ta nói: "Việc quân đã bất lợi, sao có thể tiếp thu phần thưởng được?”. Ông ta xin đưa số phần thưởng này nhập toàn bộ vào kho của bản doanh, để làm phần thưởng vào đầu mùa đông giá rét.

Kể từ khi còn tuổi trẻ, Triệu Vân vẫn là một tướng lĩnh dũng cảm, trách nhiệm, và lo lắng đến đại cục toàn thể, cũng luôn nghĩ đến quốc gia, nhân dân và thuộc hạ, phẩm cách cao thượng của ông, sự tận trung với chức vụ, vẫn được Gia Cát Lượng luôn quí trọng.

Trách nhiệm rất nặng nề tự nhiên là Mã Tắc, Lý Thịnh, Hoàng Tập với Vương Bình. Song Vương Bình đã từng khuyên can Mã Tắc, hơn nữa trong việc rút quân sau cùng đã chủ động lấy một số ít quân lực để yểm hộ cho đạo quân chính đang chiến bại, công lớn hơn tội. Chẳng những không bị xử phạt, mà còn được phong làm Tham quan, thống lĩnh năm đội, kiêm Chưởng quản, lại đề bạt làm Thảo khấu tướng quân, Phong Đình Hầu, là viên tướng duy nhất được trọng thưởng trong chiến dịch này.

Vương Bình là viên tướng nổi danh thời kỳ cuối Thục Hán, chính là từ trong thất bại lớn lần này, lấy biểu hiện khác thường mà nổi trội lên vậy.

Vương Bình tên chữ là Tử Quân, người Ba Tây, ông ta trước theo quân Tào ở Lạc Dương, do tình hình biến đổi, sau theo về với Lưu Bị ở Hán Trung, được phong làm Nha môn tướng và Tỳ tướng quân. Ông ta xuất thân từ quân ngũ, không biết đến sách vở, lại không biết quá mười chữ, song đầu óc sáng suốt, có năng lực tổ chức, kế hoạch tác chiến chỉ nói mồm mà thành nhưng rất rõ ràng. So với Mã Tắc hay nói quá sự thực, thích bàn luận mưu kế, chính là sự đối chọi sinh động.

Lý Thịnh là tham quân chủ yếu ở chiến dịch Nhai Đình, bị xử tội tử hình, Hoàng Tập bị phế bỏ làm dân thường. Trách nhiệm đáng phạt tội nhất chính là Mã Tắc, chỉ huy chiến trường.

Tam quốc chí có chép: "phải xử tội chết để tạ lỗi cùng mọi người”. Quân sĩ bị tổn thất nghiêm trọng. Mã Tắc tự nhiên là không giết không được. Song "Mã Lương truyện” có chép: "Gia Cát Lượng phán xử Mã Tắc bị hạ ngục cầm cố, không lâu chết ở trong ngục, Gia Cát Lượng thấy thế cũng cảm thương rơi lệ”. Ở đây không nói rõ Mã Tắc bị chém chết, song hạ ngục không lâu mà chết, có thể là có thực, hơn nữa Gia Cát Lượng lại còn thương xót.

"Tư trị thông giám” căn cứ vào những cách nói trên, lại thêm "Tương Dương ký” có nói Mã Tắc sau khi chết thì Gia Cát Lượng có đến viếng, cho nên đã viết rằng: "Gia Cát Lượng đem Mã Tắc tống ngục rồi sau giết đi tự mình đến viếng, lại còn than khóc, hơn nữa lại còn vỗ về nuôi dưỡng con côi của Mã Tắc, cho hưởng ân huệ như khi Mã Tắc còn sống”.

Cứ theo sử liệu mà xét, Mã Tắc đã bị chém chết, bởi thế Tham quân Tưởng Uyển đứng hàng đầu phủ Tể tướng từng xin cho Mã Tắc rằng: "Thời xưa, sở Thành Vương bởi trách cứ sự chiến bại, đã giết cả đại tướng của mình, kẻ địch của nước Sở là Tấn Văn Công nghe tin, rất đỗi cao hứng, xem ra tâm lý của Tấn Văn Công như vậy là có thể hiểu được, khi thiên hạ chưa ổn định, sát hại một viên tướng có trí tuệ và mưu lược, há chẳng phải là điều rất đáng tiếc ư?”.

Gia Cát Lượng đáp rằng: "Tôn Vũ có thể chế định được thiên hạ là do biết dùng pháp luật nghiêm minh vậy, nay bốn biển chia lìa chính là lúc, dựa vào chiến tranh để giải quyết vấn đề, nếu pháp luật trong quân không được thi hành, thì làm sao thảo phạt giặc dã hữu hiệu?”.

Từ đấy có thể thấy Mã Tắc bị xử phạt để làm nghiêm quân pháp.

Mã Tắc ở trong ngục, từng dâng thư lên Gia Cát Lượng bầy tỏ: "Minh Công xem Mã Tắc tôi như con, Mã Tắc cũng xem Minh Công như cha, hy vọng Minh Công phát huy tinh thần vua Thuấn giết Cổn mà đề bạt Đại Vũ, để quan hệ bình sinh giữa chúng ta, chẳng phải vì việc này mà đứt đoạn, tôi tuy có chết xuống hoàng tuyền cũng không oán hận vậy”.

Mã Tắc biết tội mình rất nặng, chẳng thể thoát chết chỉ hy vọng Gia Cát Lượng chẳng nên giận đến cả gia tộc, mà vẫn có thể trọng dụng người nhà họ Mã.

Bùi Tùng Chi khí chú giải Tam quốc chí có dẫn ghi chép trong "Tương Dương ký”. Mã Tắc bị giết, quân dân Thục Hán cảm thương cho một tài hoa, không thể không bi thương rơi lệ. Đối với việc này không thể không dùng đại hình, tin rằng Gia Cát Lượng đã rất đỗi thương tâm vậy.

Đúng như La Quán Trung tác giả cuốn Tam quốc diễn nghĩa đã miêu tả, Gia Cát Lượng thương khóc Mã Tắc, một mặt cố nhiên là nhớ đến tài hoa của Mã Tắc và quan hệ tình cảm giữa hai người, song một mặt cũng là hành vi tự trách nghiêm khắc. Lưu Bị trước lúc lâm chung, còn đặc biệt căn dặn, Mã Tắc nói quá sự thực chẳng thể ủy thác cho việc lớn, Gia Cát Lượng lại đặc biệt đề bạt Mã Tắc, một lúc thiếu suy nghĩ sâu xa mà dẫn đến gây nhầm lẫn lớn, đích xác làm thương tổn mong mỏi của Tiên đế, bởi thế mà hối hận không thôi.

Tiểu thuyết và sân khấu sau này đưa tình tiết gạt lệ chém Mã Tắc, đã miêu tả Gia Cát Lượng ở đây với quá trình vật lộn tâm lý tự trách mình.

Lời bình của Trần Văn

Binh pháp Tôn Tử trong thiên "Quân bình” giải thích rõ "trước thì không thể thắng, bởi đợi địch mà có thể thắng” lấy đó làm phép tắc cơ bản tác chiến.

Phàm là tướng lĩnh giỏi tác chiến, trước nên cần an toàn, làm tốt việc chuẩn bị mọi mặt, khiến kẻ địch chẳng thể lợi dụng được khe hở.

Về cơ hội thắng lợi khá nên xem xét kỹ mà không thể khiên cưỡng cần thắng. Khi hai quân đối đầu, thắng lợi thường chẳng phải tự mình cầu được, mà là phải chờ đợi, khi kẻ địch vừa phát sinh sai lầm thì phải nắm ngay lấy mới chế định được cơ hội tốt nhất.

Trong hành động bắc phạt lần thứ nhất, kế hoạch của Gia Cát Lượng, đích xác là khá cẩn thận mà chu đáo. Bầy trận ở Dương Bình Quan, đồng thời lại lo kế hoạch ở chiến tuyến phía tây, đã làm được rất khéo léo, nếu như thuận lợi đoạt được cả Tân Thành hoặc như chỉ mong cầu lần này chiếm được Lương Châu, tiền đồ của quân Thục Hán ắt sẽ sáng hơn.

Đáng tiếc ở cửa ải quan trọng lại phạm một sai lầm, tuy chẳng phải nói là trách nhiệm của Gia Cát Lượng, song nắm không đủ thực lực và chưa gặp thời vận là nguyên nhân chủ yếu. Nhân vật Mạnh Đạt và Mã Tắc đều có nhiều dị nghị, cũng là nói tính ổn định của họ rõ ràng không đủ. Gia Cát Lượng lại chọn họ là nhân vật chính, tự nhiên sẽ gặp phải phiền phức lớn.

Thời Minh Trị Thiên Hoàng lựa chọn viên Tư lệnh giỏi nhất cho đội thuyền liên hợp của Nhật Bản, không chọn Nãi Mộc Hy Điểm đang nổi tiếng lúc đó mà lại chọn Đông Hương An Đại Lang thiếu kinh nghiêm tác chiến, chủ yếu bởi thời vận của Đông Hương rất tốt, con đường công danh đang thuận chiều mà vận mệnh của Nãi Mộc nhiều ngang trái, thường rơi vào khổ chiến, về thực tế không nên ủy thác việc quan trọng.

Quả nhiên trong chiến tranh Nga - Nhật khi đại chiến trên biển có tính quyết định, thực tế thời vận của Đông Hương rất tốt. Trước tình hình cơ hồ là đáy biển mò kim, ông ta lại thuận lợi tìm ra được đội thuyền viễn chinh của nước Nga, lại còn phát động đột kích thành công, lấy đông người mà khiến cho đội thuyền của người Nqa bị hoàn toàn tan rã, quyết định then chốt sự thắng bại của chiến tranh Nhật - Nga.

"Thiên Quân hình” cũng nói rõ "sự hiểu biết để đoạt thắng lợi không vượt được số đông, thực chẳng phải khéo vậy”. Tức là nói nếu chỉ có thể lấy phương thức người khác đều nghĩ được để đoạt được thắng lợi, dứt khoát chẳng phải là phương thức tác chiến sáng suốt. Phương pháp quá giản đơn, nếu mình nghĩ được, kẻ địch đương nhiên cũng nghĩ được, tướng lĩnh thiết kế kế hoạch như vậy, tuyệt đối chẳng có thể được gọi là tướng tài.

Không ít nhà sử học, thường cho rằng Ngụy Diên từ đường Tý Ngọ mà đánh thẳng đến Trường An là chiến thuật tích cực, dũng mãnh hơn, mà phê bình Gia Cát Lượng quá cẩn thận dẫn đến chỗ không hiểu được lẽ ứng biến ở chiến trường, thực ra như vậy là rất không công bằng. Trận tuyến Tào Ngụy dứt khoát chẳng phải là yếu kém, những quan chỉ huy như Tào Chân, Tư Mã Ý, Trương Cáp, Quách Hoài đều rất đỗi ưu tú, nếu Ngụy Diên thực sự phát động chiến thuật đó, cơ hội giành được thắng lợi là rất ít, sách lược như vậy về căn bản không được gọi là sáng suốt.

Trái lại, Gia Cát Lượng giương đông kích tây, lấy Lương Châu làm mục tiêu chiến thuật cuộc bắc phạt thứ nhất, là điều mà mọi người nói chung nghĩ không đến vậy.

Đánh máy: hoi_ls

NHÀ XUẤT BẢN VĂN HOÁ - THÔNG TIN, 2003 (Tái bản lần II)

Nguồn: Vnthuquan - Thư viện Online

Được bạn: Mọt Sách đưa lên

vào ngày: 1 tháng 11 năm 2013
 
Trước
Đầu trang
Sau
Bình luận
  10 Mãnh tướng giỏi thời Tam Quốc
  20 Mỹ Nhân Đẹp Nhất Trung Hoa Cổ Đại
  7 cách nhìn người của Gia Cát Khổng Minh
  Ai bắt Điêu Thuyền 'đẻ' trước 1.000 năm?
  Ai mới là Thục Hán đệ nhất quân sư, tài vượt Khổng Minh?
  Ai mới là đạo diễn vụ Tào Tháo đòi cướp vợ Chu Du?
  Ai đứng đầu Ngũ hổ tướng trong Tam Quốc diễn nghĩa?
  Ba lần đến lều tranh
  Bất ngờ với câu phán của Tào Tháo sau chiến bại Xích Bích
  Bí ẩn mộ phần danh tướng thời Tam Quốc
  Bí ẩn những lời “sấm truyền” của Gia Cát Lượng
  Bí ẩn phong thủy quanh cái chết của Gia Cát Lượng
  Các anh hùng của Triều đình nhà Ngô
  Các truyền thuyết về nàng Sái Văn Cơ
  Câu chuyện luân hồi: Hồi ức “rượu ấm trảm Hoa Hùng”
  Các nhân vật Tam Quốc dưới nét vẽ của hậu thế
  Chân dung một số anh hùng thời Tam Quốc
  Chân Thị
  Chỉ ở phương diện sắc và tình, người ta mới thấy một con người hoàn toàn khác với sử sách lẫn tiểu thuyết của Lưu Bị.
  Chu Du
  Chuyện hoàng đế hoạn quan duy nhất Trung Quốc
  Chuyện đời tư ít người biết của gian hùng Lưu Bị
  Con cháu Quan Công, Mã Siêu
  Cuộc đời của Mã Siêu
  Cuộc Đời Của Triệu Vân/ Triệu Tử Long
  Cuộc đời nhà tiên tri nổi tiếng nhất Trung Hoa Gia Cát Lượng
  Cuộc đời Trương Phi
  Danh sách nhân vật hư cấu trong Tam quốc diễn nghĩa
  Dương Hựu
  Gia Cát Lượng
  Giải mã 7 cách chọn người của Gia Cát Lượng
  Giải mã chiến lược thông minh nhất cuộc đời Tào Tháo
  Giải mã những lời “sấm truyền” của Khổng Minh Gia Cát Lượng
  Giải mật câu nói của Tào Tháo khiến Lưu Bị buông bát, rơi đũa
  Giải mật câu nói gây tranh cãi suốt 2.000 năm của Lưu Bị
  Gian hùng cũng có tri ân!
  Hé lộ nguồn gốc thực sự của gia tộc Tào Tháo
  Hoàng Cái
  Hoàng Nguyệt Anh
  Hoàng Phủ Tung
  Hoàng Trung
  Hứa Chử
  Kế giữ nước khôn ngoan của con trai Lưu Bị
  Kết cục bi thảm của danh tướng kế thừa Khổng Minh
  Khám phá lăng mộ Tào Tháo
  Khổng Minh có biết Lưu Bị không tin mình?
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 001
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 002
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 003
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 004
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 005
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 006
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 007
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 008
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 009
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 010
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 011
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 012
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 013
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 014
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 015
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 016
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 017
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 018
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 019
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 020
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 021
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 022
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 023
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 024
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 025
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 026
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 027
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 028
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 029
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 030
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 031
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 032
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 033
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 034
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 035
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 036
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 037
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 038
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 039
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 040
  Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - 041
  Khổng Minh vì sao trọng dụng Trương Phi mà xa rời Quan Vũ?
  Kỳ nhân 17 tuổi khiến Tào Tháo sợ hơn Lưu Bị, Tôn Quyền là ai?
  Lã Bố
  Lã Bố - Võ tướng số 1 của thời Tam Quốc
  Lã Mông
  Lăng mộ Tào Tháo, ba thực bảy hư
  Lữ Bố: Gia nô 3 họ hay là Tam Quốc chiến thần?
  LUẬN ANH HÙNG TÀO THÁO - 1 - Làm năng thần hay gian hùng
  LUẬN ANH HÙNG TÀO THÁO - 2 - Thiên tài và xuẩn tài
  LUẬN ANH HÙNG TÀO THÁO - 3 - Khoan dung và báo thù
  LUẬN ANH HÙNG TÀO THÁO - 4 - Mấy bản án mưu sát
  LUẬN ANH HÙNG TÀO THÁO - 5 - Vô tình chưa hẳn là hào kiệt thực
  LUẬN ANH HÙNG TÀO THÁO - 6 - Gian hùng đáng yêu
  Luận bàn Tam Quốc - Mao Tôn Cương
  Luận bàn về Khổng Minh
  Luận về nhân vật Quan Công của truyện Tam Quốc Chí
  Lực lượng tinh nhuệ giúp Tào Ngụy đuổi Lưu Bị, phá Mã Siêu
  Lưu Bị
  Lưu Bị ham sống sợ chết như thế nào?
  Lưu Phong
  Lưu Thiện
  Lý giải mới về nguyên nhân cái chết của Lã Bố
  Lý Nghiêm
  Mã Siêu
  Mê gái, cha con Tào Tháo tranh đoạt mỹ nhân
  Mộ phần các anh hùng Tam Quốc bây giờ ra sao?
  Mối quan hệ thực giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng
  Một số ý kiến sau khi xem 'Tam quốc chí - Đâu là sự thật?'
  Mỹ nhân Điêu Thuyền rốt cuộc là ai?
  Năm sinh & Năm mất của một số nhân vật thời kỳ Tam Quốc
  Nàng dâu tuyệt sắc của Tào Tháo và số phận bi thảm
  Nghệ thuật quản lý của người xưa nhìn từ Tam Quốc Diễn Nghĩa
  Nghệ thuật xây dựng Cốt truyện của Tam Quốc chí diễn nghĩa
  Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật của Tam Quốc chí diễn nghĩa
  Ngũ Hổ Tướng
  Người thuyết phục được Tôn Quyền chống Tào là Lỗ Túc, chẳng phải Gia Cát Lượng
  Người tình bí mật của Quan Công
  Người tình của Quan Vũ là ai?
  Người đàn bà khiến Tào Tháo say mê, day dứt đến lúc chết
  Ngụy Diên (Ngụy Văn Trường)
  Ngụy Diên có thực là kẻ phản chủ?
  Nguyên nhân con trai Lưu Bị giả làm kẻ ngốc nghếch
  Nhân vật đứng sau chiến lược thông minh nhất của Tào Tháo là ai?
  Những con ngựa nổi tiếng trong sử sách Trung Quốc
  Những người khiến Tào Tháo phải rơi lệ
  Những phát hiện khoa học kỳ lạ về Khổng Minh
  Những quân sư tài ba của thời kỳ Tam Quốc
  Những điều "bá đạo" được rút ra từ Tam Quốc Chí
  Nỗi oan dậy đất của Chu Du trước Gia Cát Lượng
  Ôn tửu trảm Hoa Hùng có thật là công lao Quan Vũ?
  Ông già Lưu Bị có gì khiến Tôn Quyền chịu gả em gái mỹ nhân?
  Phiếm luận về Tào Tháo
  Quách hậu
  Quái chiêu phòng the của các hoàng đế
  Quan Vũ
  Quan Vũ 2
  Quan Vũ chưa từng được cầm Thanh Long Yển Nguyệt đao?
  Quan Vũ rời Tào – Làm sao chinh phục được người tài?
  QUÁCH GIA - 1 - Một mưu lược gia không bao giờ tính toán sai
  QUÁCH GIA - 2 - Hiến kế quét Trung Nguyên
  QUÁCH GIA - 3 - Bàn về mười điều thắng.
  QUÁCH GIA - 4 - Dự đoán về Tôn Sách
  QUÁCH GIA - 5 - Dùng trí đánh bại họ Viên
  QUÁCH GIA - 6 - Tuổi trẻ chết sớm
  Rùng mình chuyện kiểm tra trinh tiết mỹ nữ
  Sắp khai quật mộ Lưu Bị
  Sở hữu Ngọa Long - Phượng Sồ, sao Lưu Bị vẫn tuột tay thiên hạ?
  Sự thật khôi hài về chuyện kết nghĩa vườn đào trong Tam quốc
  Sự thật lịch sử về thời Tam Quốc!
  Sự thực về võ công của Ngụy Vương Tào Tháo
  Tam Quốc chí diễn nghĩa được dịch sang tiếng Việt như thế nào?
  Tam Quốc Diễn Nghĩa
  Tam Quốc mưu thần: Quách Gia tài cao vượt Gia Cát Lượng?
  Tào Ngụy đệ nhất danh tướng khiến Tôn Quyền khóc hận là ai?
  Tào Tháo
  Tào Tháo - 01. Làm năng thần hay gian hùng
  Tào Tháo - 02. Thiên tài và xuẩn tài
  Tào Tháo - 03. Khoan dung và báo thù
  Tào Tháo - 04. Mấy bản án mưu sát
  Tào Tháo - 05. Vô tình chưa hẳn là hào kiệt thực
  Tào Tháo - 06. Gian hùng đáng yêu
  Tào Tháo - Người đầu tiên chú giải 'Binh pháp Tôn Tử'
  Tào Tháo bị cắt đầu sau khi chôn!
  Tào Tháo thèm kỹ nữ
  Tào Tháo: 'Cả đời gian trá, khi chết mới lộ chân tướng'?
  Tào Tháo: 'Diêm Vương sống cùng Bồ Tát'
  Tào Tháo: Chớp thời cơ nên vớ bẫm
  Tào Tháo: Dùng kế 'đểu' để cướp cô dâu trong ngày cưới
  Tên tiếng Anh của các nhân vật & địa danh thời Tam Quốc
  Thanh Long Yển Nguyệt Đao
  Thông tin thêm về tứ đại mỹ nhân Trung Quốc
  Thuật dùng người của Gia Cát Lượng
  Thuật phòng the lạ lùng của Tào Tháo
  Tính cách và bi kịch của Ngụy Diên
  Tôn Quyền là hung thủ giấu mặt vụ ám sát Tiểu Bá Vương Tôn Sách?
  Tôn Thượng Hương
  Top 10 mỹ nhân trong Tam Quốc Diễn Nghĩa
  Trận Di Lăng
  Trang phục nhà binh thời Tam Quốc
  Tranh cãi nảy lửa quanh mộ Tào Tháo
  Trận chiến Quan Độ
  Trận lửa thiêu Xích Bích
  Trận Xích Bích
  Triệu Vân
  Trương phi
  Trương Phi vị mãnh tướng đa tài
  Trương Xuân Hoa
  Truyền nhân Khổng Minh, Chu Du
  Tư Mã Viêm
  Tư Mã Ý & Gia Cát Lượng
  Tư Mã Ý chiếm ngôi Ngụy
  Vì sao Gia Cát Lượng chỉ chọn Lưu Bị mà không phải Tào Tháo?
  Vì sao mộng nhất thống Trung Nguyên của Tào Tháo thất bại?
  Vì sao mỹ nhân xưa thường mang gối khi ngoại tình?
  Vì sao Triệu Vân bị dìm trên quan trường Thục Hán?
  Viên Thiệu vô dũng hay Tào Tháo quá túc mưu?
  Viên Thuật
  Vũ Tài Lục - 00. Nói chuyện Tam Quốc
  Vũ Tài Lục - 01. Những việc đi trước Tam Quốc
  Vũ Tài Lục - 02. Những giai đoạn chủ yếu của Tam Quốc
  Vũ Tài Lục - 03. Mầm loạn
  Vũ Tài Lục - 04. Phần tử trí thức
  Vũ Tài Lục - 05. Quá trình tiêu, trưởng của các lực lượng
  Vũ Tài Lục - 06. Chiến tranh Viên Tào
  Vũ Tài Lục - 07. Trận Xích Bích
  Vũ Tài Lục - 08. Cục diện chính trị Ích Châu và Kinh Châu
  Vũ Tài Lục - 09. Luận về Tào Tháo
  Vũ Tài Lục - 10. Luận về Gia Cát Lượng
  Vũ Tài Lục - 11. Tào Thực
  Vũ Tài Lục - 12. Tư Mã Ý chiếm ngôi Ngụy
  Vũ Tài Lục - 13. Khương Duy, Đặng Ngải và Chung Hội
  Vũ Tài Lục - 14. Tiều Chu và phần tử trí thức cuối Tam Quốc
  Vũ Tài Lục - 15. Tổng luận
  Xét người
  Đại Kiều & Tiểu Kiều
  Đệ nhất danh tác: Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa
  Đệ nhất mỹ nhân Trung Hoa chết thế nào?
  Đi tìm hậu duệ Ngụy, Thục, Ngô
  Đi Tìm Khổng Minh Thật Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa
  Điêu Thuyền
  Điêu Thuyền - Nghi án và truyền thuyết
  Điêu Thuyền là giai nhân không có thật?
  Đọc hiểu đoạn trích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng
  Đội đặc vụ tàn ác của Tào Tháo
 
BÌNH LUẬN BÀI NÀY
 
  Tên người bình luận ( * )
  Email
  Tiêu đề bình luận ( * )
Nội dung bình luận chi tiết ( * )    
 
 
Gửi đi
 
Soạn lại