Suy ngẫm
Nói thật
 
Mỗi người trong chúng ta ai cũng cần một sự an tâm trong lòng, một sự ổn định trong cuộc sống và có thể tiên đoán được tương lai càng nhiều càng tốt để tránh cho mình các điều xấu. Sống trong một tập thể lời nói phải đi đôi với việc làm. Đó là nhu cầu nhân bản. Do vậy, ngay cả một thành viên mafia, họ có thể nói dối, làm sai với bất cứ ai họ gặp; nhưng khi ở trong phe với nhau thì họ bị cấm làm. Kẻ gian cũng cần sự thật!

Luân lý và tôn giáo khuyến khích, luật pháp chỉ trừng phạt một cách chọn lọc; vậy trong cuộc sống hằng ngày khi luật pháp không buộc thì ta có thể làm ngược lại các điều trên được không? Nói cách khác có ai hay cái gì trừng phạt khi ta làm khác đi - tức là làm xấu và nói dối - không? Thưa có! Để nhận ra sự trừng phạt này ta phải quay về với chính mình. Khi ấy ta sẽ nhận ra rằng khi sinh ra ta, tạo hóa đã đặt vào trong ta một "cơ chế trừng phạt nội sinh" mà nó sẽ tác động mỗi khi ta đã làm xấu hoặc nói dối. Cơ chế ấy là: nói dối thì hay quên, nhưng làm xấu thì nhớ mãi!

Nói dối hay quên

Vâng. Một sự việc gì đã xảy ra cho ta, một hành động nào đó ta đã làm, đã trải qua thì nó sẽ mãi mãi nằm lại trong ký ức của ta bằng hình ảnh và bằng cảm xúc. Nó có thể trỗi dậy vào bất cứ lúc nào trong ta, khi ta sống ở trong một hoàn cảnh tương tự. Xin giải thích điều này. Ở nhà, vào một buổi tối nào đó, bạn rót một ly rượu vang mời vợ, để cảm ơn bạn nàng đã nói: "Uống rượu của anh, em say nó thì ít, mà say anh thì nhiều!". Hết sẩy! Tối hôm qua, bạn cùng cô bồ ruột uống rượu trong một phòng khách sạn ở một khu du lịch biệt lập (hide-away); bạn lại quầy, rót rượu cho cô ấy. Quay lưng lại cô ta, đứng rót rượu, nhìn dòng rượu chảy vào ly, nó có thể gợi lên trong đầu bạn hình ảnh bạn rót rượu cho vợ hôm nào. Ký ức trỗi dậy trong ta như thế. Nó bất chợt, khi nhiều khi ít, nhưng không thay đổi, vì cái gì đã diễn ra, nó nằm trong trí nhớ của ta. Kể lại việc ấy, tức là nói thật, thì không bao giờ bạn nói khác đi dù có lặp đi lặp lại bao nhiêu lần. Có thể có lần bị sót, nhưng các chi tiết chính - như câu nói của vợ bạn - không bao giờ sai! Công an dựa vào đặc tính này để tìm xem bạn khai thật hay khai dối. Họ yêu cầu bạn kể đi kể lại vụ việc, hoặc khai lý lịch. Bạn nói dối, bịa ra, tức là nói cái không hề nằm trong ký ức thì khi kể lại lần sau nó sẽ khác với lần trước! Vụ bà chủ tiệm vàng ở Quảng Ngãi bịa chuyện mất vàng vì bị kẻ cướp thôi miên đã bị công an khám phá vì mỗi lần khai bà ấy kể khác nhau.

Làm xấu nhớ mãi

Chúng ta từng nghe ám ảnh, ác mộng... chúng sở dĩ tồn tại là vì ở trong ta có "cơ chế" này! Khi một người đã tự tay làm, hay cố ý làm một việc xấu, và biết hay nhìn thấy hậu quả của việc đó; họ sẽ không bao giờ quên được nó; nó nằm lại trong ký ức họ. Thí dụ một lần tranh giành nhau lên tàu để chạy trốn. Sau này, khi nhớ lại việc ấy phản ứng tâm lý của ta sẽ khác nhau. Nếu chỉ tranh giành không thôi, thì khi nghĩ lại ta thấy sờ sợ. Và ta nhất định sẽ tránh việc ấy sau này. Đó là ký ức thoáng hiện, và khi đã quyết định rồi thì ta quên. Tuy nhiên, nếu khi tranh giành, ta đã kéo tay một người ra, cho họ rơi xuống, và nghe thấy tiếng kêu ới của họ; bây giờ mỗi khi nghĩ lại việc ấy, lòng ta áy náy, bứt rứt; không biết người kia đã ra sao và ta có thể tưởng tượng ra nhiều thứ. Ban ngày mà nghĩ về nó nhiều thì đêm ngủ tiếng kêu kia sẽ vọng lên tai ta. Lúc ấy ta sợ hãi, mồ hôi có thể toát ra. Đó là ám ảnh, là ác mộng. Chẳng những thế, nó còn sẽ trỗi dậy mạnh mẽ hơn ta khi ta ốm đau liệt giường, sa cơ thất vận, không còn dự tính được những ngày giờ sắp tới sẽ làm gì. Vì tương lai không còn, nên quá khứ trở lại. Lời oán hờn của nạn nhân, khuôn mặt đau đớn của họ hiện lên rành rành trong đầu óc ta. Ta hối hận, ta muốn gặp nạn nhân để xin lỗi; nhưng ốm liệt giường, bị giam cầm và không thể làm được. Sự hối hận gia tăng. Do đó, nếu có khi nào bạn thấy một người ốm nặng luôn vật vã, hay gắt gỏng với mọi người thì đa số họ là người đang bị sự hối hận dày vò. Cơn đau của thể xác có thể chữa được bằng cách uống thuốc giảm đau; nhưng sự đau đớn trong lòng không chữa được. Nói về cảnh này Kinh thánh dạy: "Được cả thế giới mà mất chính mình thì được ích gì?".

Ở mức độ nhẹ hơn, một người đã làm một việc xấu, biết mình sai, thì sẽ lo âu trong lòng và sẽ có phản ứng để tạo lập sự cân bằng trong tâm lý. Phản ứng kia cũng "nội sinh", nên một loạt diễn biến xảy ra. Trước hết, họ sợ người khác biết; do đó việc đầu tiên là che giấu, là nói dối, là nói tốt về mình. Mặc dù vậy, cũng chưa an tâm nên họ đề phòng. Khi ấy họ trở nên nghi ngờ mọi người "không biết nó có biết không, có vẻ như nó biết...". Từ đó người ấy không còn tin ai là thật với mình nữa. Họ đã đánh mất sự hồn nhiên của mình! Do vậy, một người hay nói dối thì luôn luôn nghĩ rằng ai nói gì với mình thì cũng đều nói dối. Suy bụng ta ra bụng người!

Việc làm xấu cũng có thể được gợi lại ở một dạng khác trong ta. Năm ngoái, một hôm mưa to gió lớn, hàng xóm đi vắng, cửa nhà họ bị gió thổi tung ra; cơ hội quá tốt, ông A bèn sang lấy một món đồ mình đã thích từ lâu. Ông ta không ăn trộm vì cửa mở! Thế nhưng, hôm nay đang đi xe trên đèo Prenn, nghe radio thấy nơi ở của mình bị bão, ông A - tự nhiên - sẽ liên tưởng đến cảnh cũ ngày nào. Và ông ta lo: cửa nhà có bị bung ra không, kẻ trộm có vào không, không biết cái xe Honda để trong nhà có sao không. Cơn bão nghe nói ở nhà đang diễn ra trong lòng ông ấy! Nó tách ông ta ra khỏi hoàn cảnh thực đang sống. Và nó có thể làm ông ấy bực bội với người bên cạnh vì người sau... đang ngủ!

Tạo hóa đã đặt ra "cơ chế trừng phạt nội sinh". Đến một tuổi nào đó, sau nhiều gian truân trải qua, ta sẽ thấy làm tốt, nói thật là đúng nhất. Chỉ tiếc rằng thanh niên nghe thấy thế lại bảo "Mấy ông già lẩm cẩm!". Và tết bèn làm cái công việc phân định ai già, ai trẻ!

Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

 


 
Suy ngẫm
  Nuôi sách nghìn ngày dùng một lúc  
  Phải ham đọc rồi sẽ "biết đọc"  
  Phản đề của một 9X về sự hy sinh  
  Phật giáo với hòa giải  
  Phát ngôn & Hành động: Siêu xe, siêu lệ và tiếng thở dài buồn  
  Phật nói về mặt trăng !  
  Phép lạ của sự tỉnh thức - Thiền sư Thích Nhất Hạnh  
  Phỏng vấn con mèo  
  Phỏng vấn một cảnh sát hình sự  
  Phỏng vấn một giám khảo  
  Phỏng vấn một khán giả  
  Phỏng vấn một nhà sử học  
  Phỏng vấn một phụ huynh  
  Phỏng vấn một thầy giáo dạy sử  
  Phỏng vấn Ông Bụt  
  Phỏng Vấn Thượng Đế  
  Phủi bụi cho tâm hồn  
  Phương pháp lập nghiệp vĩnh cửu  
  Quả báo khi buông lời ác độc với người khác  
  Quá khứ - hiện tại - tương lai  
  Quả tạ và cọng rơm  
  Qua đường  
  Quán niệm về cái chết để sống có ích  
  Quán niệm về lòng tốt, sự nhiệt tình & hiểu biết  
  Quan sát và lắng nghe  
  Quán Tưởng  
  Qui luật Nhân Quả  
  Quy luật thu hút  
  Quyền thế và đặc lợi  
  Sát sanh và Bệnh tật  
  Say và điên  
  Sinh ký tử quy  
  Sinh Tử Là Việc Lớn  
  Smart - 5 nguyên tắc đặt mục tiêu  
  Số mạng nghiệp báo đồng hay khác?  
  Sống an vui  
  Sống bình an để thiết lập bình an  
  Sống có mục tiêu  
  Sống không hối tiếc  
  Sống lạc quan, tại sao không?  
  Sống lại  
  Sống một mình  
  Sống thành công!  
  Sống thật  
  Sống thứ sinh: Nguồn gốc sự bất hạnh của con người  
  Sống trọn vẹn trong ngày  
  Sống tử tế với nhau  
  Sống và chết  
  Sự hoàn mỹ trong quan hệ  
  Sự khác biệt của những người thành công  
  Sự khác biệt giữa kiêu hãnh và kiêu ngạo  
  Sự khác biệt giữa người thành công và cực kỳ thành công  
  Sự khác nhau giữa phụ nữ ngốc và phụ nữ thông minh  
  Sự nhìn nhận chân thành sẽ giúp bạn thanh thản hơn  
  Sự phát triển của nhân loại trong quan hệ với tri thức  
  Sự phong phú của cuộc sống  
  Sự ra đời của một người mẹ  
  Sự sống trong ta  
  Sự thân tình  
  Sự thật của cuộc đời  
  Sự thông minh và sự "chậm lớn" của người Việt  
  Sức mạnh của nụ cười  
  Sức mạnh của sự tĩnh lặng  
  Sức mạnh của trí tuệ cảm xúc  
  Sướng khổ do nghiệp tạo thành  
  Suy Ngẫm Về Sự Thật Cuộc Đời  
  Suy nghĩ về tinh thần Võ Văn Kiệt  
  Tài Năng Thiên Phú  
  Tại sao  
  Tại sao cảm thấy hạnh phúc sẽ tốt cho sức khỏe?  
  Tại sao chúng ta phải sống?  
  Tại sao không nên sát sinh  
  Tại sao phải có một nhà lãnh đạo mạnh mẽ?  
  Tại sao thói xấu khó bỏ?  
  Tâm an bình  
  Tạm dừng  
  Tâm sự người cha  
  Tâm từ tâm  
  Tản mạn về triết lý đời thường  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHẦN GIỚI THIỆU - LỜI NÓI ĐẦU  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHẦN I - SỐNG  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHẦN II - CHẾT  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHẦN III: CHẾT VÀ TÁI SINH  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHẦN IV: KẾT LUẬN  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHỤ LỤC I  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHỤ LỤC II  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHỤ LỤC III  
  Tất cả pháp không cố định  
  TAY TRẮNG LÀM NÊN - Nguyễn Hiến Lê (dịch)  
  Tha Thứ  
  Tha thứ (1)  
  Tha thứ (2)  
  Thái độ của bạn  
  Tham & Sân  
  Thân - Thọ - Tâm - Pháp  
  Thân phận thứ hai của bạn là gì?  
  Thành quả (bạn đạt được trong công việc) - PURPOSE:  
  Thảnh thơi trong ràng buộc  
  Thập nhị nhân duyên  
  Thất bại  
Trang 7/9 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9  Trang sau