Suy ngẫm
Tâm an bình
 
Nếu có lúc nào ngồi tĩnh lặng, dừng suy nghĩ một chút và nhìn lại tâm mình, bạn sẽ ngạc nhiên thấy mình đang cảm thấy an bình nơi tâm. Có thể bạn cũng đồng ý điều đó, nhưng lại sẽ phản bác ngay rằng sự an bình đó chỉ là thoáng qua thôi. Điều đó cũng tạm cho là đúng, nhưng nếu xét kỹ hơn, bạn sẽ thấy trạng thái an bình này, dù thoáng qua hay không, cũng đã có sẵn nơi bạn, vì bạn đâu cần phải cố gắng làm gì mà vẫn có nó, phải không?

Chúng ta sinh ra bản chất là đã có một tâm an bình, nếu không, làm sao ta có thể cảm nhận như thế được? Bạn không cần phải chạy đôn chạy đáo lo hành thiền để tìm kiếm sự an bình, cũng không cần phải học từ người nào hay sách nào để được an bình như vậy. Nói cách khác, cái "ta” của bạn chẳng có liên quan gì đến sự an bình này cả. An bình là một trạng thái tự nhiên của tâm - một trạng thái mà ai cũng đều sẵn có nơi mình. An bình đã có ở đó ngay từ ngày chúng ta mở mắt chào đời và cũng sẽ còn ở đó cho tới ngày chúng ta nhắm mắt. Đó là món quà lớn lao nhất mà chúng ta được trao tặng, tại sao ta lại cứ nghĩ rằng ta không được an bình?

Kinh nghiệm sự an bình cũng giống như là nhìn vào bàn tay vậy. Thường thường, ta chỉ thấy những ngón tay – mà không thấy những kẽ hở giữa các ngón tay. Cũng vậy, khi nhìn vào tâm, ta chỉ thấy những trạng thái động trong đó, như là những tư tưởng chạy qua ào ào, hoặc muôn vàn những cảm xúc khởi lên theo chúng, nhưng ở giữa đó là những khoảnh khắc an bình mà chúng ta hay bỏ qua hay không biết tới. Nếu quả thực cái buồn hay cái khổ của ta kéo dài phút này qua phút khác không ngừng nghỉ, suốt hai mươi bốn tiếng một ngày, chúng ta sẽ như thế nào đây? Có lẽ rằng, tất cả mọi người chúng ta đều phải vào nhà thương điên mất!

Thế thì, tại sao ta cứ cho là không bao giờ ta có được an bình trong tâm?

Đó là bởi vì chính chúng ta đã không bao giờ tự cho phép mình như vậy.

Ta thường quen chiến đấu với chính mình, với những cảm xúc trong tâm, đến nỗi sự chiến đấu đó gần như là bản tính thứ hai vậy. Thế rồi ta lại than phiền là tâm ta không có được an bình gì cả.

Hãy tưởng tượng bạn đang thưởng thức một giây phút tĩnh lặng yên bình. Bỗng nhiên có điều gì đến phá đám giây phút an bình đó của bạn. Ngay lập tức bạn phản ứng lại, bực tức hay giận dữ trước sự phá đám đó. Tại sao? Bởi vì bạn không thích bị phá như vậy. Tâm của bạn khởi lên những ý tưởng khó chịu, bực bội, rồi đến giận dữ và một loạt những phản ứng khác theo sau.

Những tư tưởng đi qua rất là nhanh, nên ít khi bạn nhận thấy được cái giây phút khởi động của những tư tưởng khó chịu trong tâm. Chúng ta thường nghĩ rằng hoàn cảnh bên ngoài đã gây ra cho chúng ta sự khó chịu đó. Nhưng ngay cả trong thời gian chúng ta đang phải chịu những kinh nghiệm khốn khổ nhất, cũng có những giây phút ta lìa xa được tình trạng khốn khổ ấy, với những xúc động khốc liệt tràn đầy trong tâm. Nhưng khi chúng ta lại quay trở lại nghĩ đến tình cảnh đang xẩy ra, những cảm xúc khó chịu lại lập tức ào ào đến như thác lũ. Thử nghĩ xem, những cảm xúc này khi lắng xuống rồi chúng đi về đâu? Ta thường cho là chúng sẽ đi về một nơi chốn nào đó hoặc tan đi ở một nơi nào đó ngoài chúng ta. Nhưng kỳ thực, nếu chúng khởi lên từ gốc rễ trong tâm, thì chắc chắn là chúng cũng chấm dứt ở trong tâm. Nếu chúng bắt nguồn từ một trạng thái an bình, chắc chắn chúng sẽ chấm dứt trong trạng thái an bình đó. Đó là một điều hợp lý hoàn toàn.

Hãy quán sát trạng thái an bình đó. Ta nhận ra nó đã có ở đó từ trước khi những cảm xúc khởi lên và cũng có ở đó sau khi cảm xúc tan biến đi. Vậy thì trong thời gian ở giữa, sự an bình đó đi về đâu? Phải chăng nó đã bị tiêu diệt trong khoảnh khắc chúng ta đang giận dữ hay buồn rầu? Chúng ta thường đổ cho những điều này hoặc điều kia đến phá hoại sự an bình trong tâm, nên cố tìm cách tạo ra một trạng thái an bình trong tâm. Nhưng sự thực không phải như thế. An bình và tĩnh lặng là một phần cơ bản trong cấu trúc tạo nên tâm của chúng ta. Nếu nó bị tiêu diệt theo những cơn gió lốc của cảm xúc, tâm chúng ta cũng sẽ bị tiêu diệt. An bình chính là bản chất cố hữu trong tâm và không bao giờ bị hủy diệt được.

Trong đời sống, an bình vẫn luôn luôn thường trú nơi chúng ta từng giây từng phút, nhưng ít khi chúng ta nhận ra được nó. Đó là bởi vì suốt ngày ta cứ bôn ba chạy theo thế giới bên ngoài và bị cuốn trôi theo những tư tưởng, cảm xúc khởi động, nên không thấy được sự an bình đang bị che lấp. Ta đã đánh mất đi con người bên trong với những gì toàn hảo nhất đã có sẵn nơi tự thân. Ta điên đảo tìm kiếm câu trả lời bên ngoài, trong khi an bình đã có sẵn ở ngay chúng ta, âm thầm chờ đợi một lúc nào ta trở về tìm lại nó, trong quê hương đích thực ngàn đời.
 


 
Suy ngẫm
  Tạm dừng  
  Tâm sự người cha  
  Tâm từ tâm  
  Tản mạn về triết lý đời thường  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHẦN GIỚI THIỆU - LỜI NÓI ĐẦU  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHẦN I - SỐNG  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHẦN II - CHẾT  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHẦN III: CHẾT VÀ TÁI SINH  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHẦN IV: KẾT LUẬN  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHỤ LỤC I  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHỤ LỤC II  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHỤ LỤC III  
  Tất cả pháp không cố định  
  TAY TRẮNG LÀM NÊN - Nguyễn Hiến Lê (dịch)  
  Tha Thứ  
  Tha thứ (1)  
  Tha thứ (2)  
  Thái độ của bạn  
  Tham & Sân  
  Thân - Thọ - Tâm - Pháp  
  Thân phận thứ hai của bạn là gì?  
  Thành quả (bạn đạt được trong công việc) - PURPOSE:  
  Thảnh thơi trong ràng buộc  
  Thập nhị nhân duyên  
  Thất bại  
  Thất bại do đâu: tính cách hay số phận  
  Thất bại quý hơn thành công  
  Thất bại để thành công  
  Thật buồn cười  
  Thay đổi quan niệm, thói quen, suy nghĩ và vận mệnh  
  Thay đổi thế giới của bạn chỉ với 3 câu hỏi đơn giản  
  Thế giới sau khi chết  
  Thế giới tự do  
  Thế nào gọi là nhìn sâu?  
  Thế nào là anh hùng  
  Thế nào là khó và dễ?  
  Thích và yêu  
  Thiên chúa tạo dựng con người  
  Thói quen thứ 8 của Stephen Covey  
  Thông - Thiên - Học  
  Thông điệp tình yêu  
  Thư gởi cho Con  
  Thưa thầy hạnh phúc là gì?  
  Thuốc chữa bệnh thất tình  
  Thương hiệu cá nhân đích thực - TS.HUBERT RAMPERSAD  
  Thưởng thức kỹ càng  
  Thương yêu là thông cảm  
  Thượng Đế hỏi gì?  
  Thượng Đế đã ban cho tôi sách vở cùng lúc với bóng tối.  
  Tiền bạc  
  Tiếng nói của cuộc sống  
  Tiếp thị sự tử tế  
  Tìm kiếm những điều tốt đẹp  
  Tìm Kiếm Tình Yêu  
  Tìm việc khó hay giữ việc khó ?  
  Tình bạn & tình yêu  
  Tình bạn trong đời  
  Tinh thần phấn chấn  
  Tình thương chân thật là bình đẳng  
  Tình thương sẽ không còn - khi người ta cần ngon miệng  
  Tình yêu và chiến tranh  
  Tìm sứ mệnh  
  Tội & Phước  
  Tôi học được rằng  
  Tôi muốn nói cảm ơn...  
  Tôi sẽ ngừng than vãn!  
  Tóm tắt căn bản về Phật giáo  
  Tranh Minh Họa Kinh Nhân Quả  
  Trẻ Em Học Được Gì Từ Cuộc Sống  
  Trí thức salon?: Cái nhìn ghê gớm của Lê Thị Liên Hoan  
  Trích dịch vài danh ngôn để đời của Đức Dalai Lama  
  Trước khi  
  Từ - Bi - Hỷ - Xả  
  Tu cái miệng là tu hơn nửa đời người  
  Từ con số không!  
  Tu hành không phải là buông bỏ, mà là để hiểu lẽ hoán đổi  
  Tự hoàn thiện chính mình  
  Tu là cầu bình an hay sửa đổi xấu thành tốt  
  Tự nhận thức là tố chất của lãnh đạo xuất chúng  
  Tự quán chiếu bản thân  
  Tự tìm cho ta sự thảnh thơi  
  Tuổi trẻ với hạnh nhẫn nhục  
  Tuổi trẻ với lòng từ bi  
  Tuổi trẻ với vấn đề diệt dục  
  Tuổi trẻ với vấn đề giải thoát  
  Tuổi trẻ với vấn đề hổ thẹn - HT. Thích Thanh Từ  
  Tuổi trẻ với vấn đề trí tuệ  
  Tướng mệnh của người thông minh  
  Tướng mũi không lo thiếu tiền xài  
  Tướng Trung Quốc bàn về niềm tin và đạo đức  
  Ước mơ và sự thành công  
  Văn hóa làng xã và triết lý phát triển  
  Vấn đề then chốt của người tu phật  
  Vì sao ta phải tế nhị?  
  Việt Nam hãy đi trước Trung quốc  
  Việt Nam tinh hoa đạo đức - tác giả Bùi Ngọc Sơn  
  Việt Nam trước thách thức xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển  
  Vô minh là căn bản của sanh tử  
  Vô thường & Vô ngã  
  Vui và buồn  
Trang 7/9 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9  Trang sau