Suy ngẫm
Phải ham đọc rồi sẽ "biết đọc"

Nghe nói ngày trước, có lần ai đó hỏi nhà văn Nguyễn Tuân rằng: "Bí quyết nào để người ta có thể trở thành một nhà văn tương lai?", ông đã hóm hỉnh trả lời: "Trước hết phải biết đọc, biết viết".

Tưởng gì, chứ sao cho biết đọc biết viết thì học sinh lớp 1 cũng đã có thể làm ngon lành. Nhưng nhà văn Nguyễn Tuân của chúng ta đâu có đùa? Bởi lẽ, phấn đấu sao cho đến mức biết đọc, biết viết thực thụ (như hàm ý của ông) thì quả là không đơn giản.

Muốn biết đọc thì trước hết phải ham đọc. Đọc bằng mắt là bước đầu tiên trong hành trình của sự khám phá. Mà với trẻ thơ, đích của sự khám phá ấy ban đầu chỉ là thoả mãn trí tò mò. Càng bé càng biết ít, càng biết ít càng tò mò muốn tìm hiểu cho ra những gì diễn ra xung quanh mình. Và thế là những trang sách cứ như ma lực lôi cuốn chúng vào cuộc. Có một lại muốn hai. Có thể nói, hầu hết trẻ em trên thế giới này đều bắt đầu làm quen và say mê với truyện cổ tích. Năm nay, thế giới vừa kỷ niệm tròn 200 năm sinh H.C.Andersen (1805-2005) và sách của ông đã được dịch ra hầu hết các thứ tiếng với số lượng in tới 300 triệu bản. Truyện cổ Andersen, anh em Grim, ngụ ngôn La Fontaine, truyện cổ tích Nguyễn Đổng Chi... đã ăn sâu vào trí óc mọi trẻ thơ và hằn sâu tới mức ký ức đó đi suốt cuộc đời cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Đọc sách là một thói quen dĩ nhiên phải duy trì cả đời. Nhưng đọc sách nhiều nhất, với tốc độ nhanh nhất và cũng "thẩm thấu" "ác liệt" nhất là ở giai đoạn còn trẻ, nhất là khi đang còn ở lứa tuổi học đường.

Nhiều người kêu ca về chuyện trẻ con bây giờ thích đọc truyện tranh. Theo tôi, truyện tranh thực sự không có lỗi. Đây là một mảng sách cần có và cần phổ cập. Hầu như đứa trẻ nào cũng đều thích đọc truyện tranh (ngay cả ở Mỹ, Nhật, Pháp, Nga , Singapore ... truyện tranh cũng bán rất chạy). Vấn đề là ở chỗ, đọc truyện nào và đọc bao nhiêu là vừa. Vì thế, người lớn cần phải cân nhắc để giới thiệu những truyện tranh nào hay, thú vị, đọc hỗ trợ và cũng cần đưa một tỉ lệ "kênh hình" thích hợp vào những truyện thuần tuý văn bản chữ. Bây giờ, truyện tranh ê hề khắp nơi. Không tuần nào mà các NXB sách cho thiếu nhi không cho "ra lò" dăm bảy cuốn truyện tranh đủ loại. Những cuốn khá nghiêm chỉnh như Đôrêmôn cũng hết tập này đến tập khác. Ngoài ra, thì cơ man bao nhiêu tên sách (Vua pháp thuật, Thám tử Conan, Thuyền nhân Atula, Dấu ấn Rồng thiêng...) mà mỗi tên sách có thể nối dài hàng trăm tập. Hèn gì mà trẻ em suốt ngày chúi mắt chúi mũi vào những cuốn tranh đen ngòm, hình bé xíu, chữ li ti. Đọc nhưng chúng có mở mang chút kiến thức nào đâu. Mải đọc, chúng thành những kẻ ỷ lại, lười lao động, lười suy nghĩ và mất dần khát vọng tìm tòi, khám phá. Đọc giải trí "tạp pí lù" kiểu ấy rất dễ làm cho trẻ bị lệch lạc về hành vi.

Giá trị lớn nhất mà những trang sách đem lại là giúp ta mở rộng tầm hiểu biết và chắp cánh cho trí tưởng tượng bay xa. Đọc sách không phải là một trò chơi. Đọc sách để học cho thành tài còn là một sự nhọc công. Biết đọc cho ra đọc (để khỏi biến thành "mọt sách") quả là không dễ. Chính V.I.Lênin đã từng nói: "Đọc cũng là một nghệ thuật".

Không ai mới đọc sách mà đã cảm hết cái hay, cái đẹp của sách. Phải đọc nhiều, đọc lâu mới có thể hình thành cho mình một "phông" tri thức và một gu thẩm mỹ thích hợp. Đọc sách cũng như ẩm thực vậy. Muốn trở thành một người sành ăn phải thích ăn và biết ăn đúng lúc, đúng cách.

 


 
Suy ngẫm
  Phản đề của một 9X về sự hy sinh  
  Phật giáo với hòa giải  
  Phát ngôn & Hành động: Siêu xe, siêu lệ và tiếng thở dài buồn  
  Phật nói về mặt trăng !  
  Phép lạ của sự tỉnh thức - Thiền sư Thích Nhất Hạnh  
  Phỏng vấn con mèo  
  Phỏng vấn một cảnh sát hình sự  
  Phỏng vấn một giám khảo  
  Phỏng vấn một khán giả  
  Phỏng vấn một nhà sử học  
  Phỏng vấn một phụ huynh  
  Phỏng vấn một thầy giáo dạy sử  
  Phỏng vấn Ông Bụt  
  Phỏng Vấn Thượng Đế  
  Phủi bụi cho tâm hồn  
  Phương pháp lập nghiệp vĩnh cửu  
  Quả báo khi buông lời ác độc với người khác  
  Quá khứ - hiện tại - tương lai  
  Quả tạ và cọng rơm  
  Qua đường  
  Quán niệm về cái chết để sống có ích  
  Quán niệm về lòng tốt, sự nhiệt tình & hiểu biết  
  Quan sát và lắng nghe  
  Quán Tưởng  
  Qui luật Nhân Quả  
  Quy luật thu hút  
  Quyền thế và đặc lợi  
  Sát sanh và Bệnh tật  
  Say và điên  
  Sinh ký tử quy  
  Sinh Tử Là Việc Lớn  
  Smart - 5 nguyên tắc đặt mục tiêu  
  Số mạng nghiệp báo đồng hay khác?  
  Sống an vui  
  Sống bình an để thiết lập bình an  
  Sống có mục tiêu  
  Sống không hối tiếc  
  Sống lạc quan, tại sao không?  
  Sống lại  
  Sống một mình  
  Sống thành công!  
  Sống thật  
  Sống thứ sinh: Nguồn gốc sự bất hạnh của con người  
  Sống trọn vẹn trong ngày  
  Sống tử tế với nhau  
  Sống và chết  
  Sự hoàn mỹ trong quan hệ  
  Sự khác biệt của những người thành công  
  Sự khác biệt giữa kiêu hãnh và kiêu ngạo  
  Sự khác biệt giữa người thành công và cực kỳ thành công  
  Sự khác nhau giữa phụ nữ ngốc và phụ nữ thông minh  
  Sự nhìn nhận chân thành sẽ giúp bạn thanh thản hơn  
  Sự phát triển của nhân loại trong quan hệ với tri thức  
  Sự phong phú của cuộc sống  
  Sự ra đời của một người mẹ  
  Sự sống trong ta  
  Sự thân tình  
  Sự thật của cuộc đời  
  Sự thông minh và sự "chậm lớn" của người Việt  
  Sức mạnh của nụ cười  
  Sức mạnh của sự tĩnh lặng  
  Sức mạnh của trí tuệ cảm xúc  
  Sướng khổ do nghiệp tạo thành  
  Suy Ngẫm Về Sự Thật Cuộc Đời  
  Suy nghĩ về tinh thần Võ Văn Kiệt  
  Tài Năng Thiên Phú  
  Tại sao  
  Tại sao cảm thấy hạnh phúc sẽ tốt cho sức khỏe?  
  Tại sao chúng ta phải sống?  
  Tại sao không nên sát sinh  
  Tại sao phải có một nhà lãnh đạo mạnh mẽ?  
  Tại sao thói xấu khó bỏ?  
  Tâm an bình  
  Tạm dừng  
  Tâm sự người cha  
  Tâm từ tâm  
  Tản mạn về triết lý đời thường  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHẦN GIỚI THIỆU - LỜI NÓI ĐẦU  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHẦN I - SỐNG  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHẦN II - CHẾT  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHẦN III: CHẾT VÀ TÁI SINH  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHẦN IV: KẾT LUẬN  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHỤ LỤC I  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHỤ LỤC II  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHỤ LỤC III  
  Tất cả pháp không cố định  
  TAY TRẮNG LÀM NÊN - Nguyễn Hiến Lê (dịch)  
  Tha Thứ  
  Tha thứ (1)  
  Tha thứ (2)  
  Thái độ của bạn  
  Tham & Sân  
  Thân - Thọ - Tâm - Pháp  
  Thân phận thứ hai của bạn là gì?  
  Thành quả (bạn đạt được trong công việc) - PURPOSE:  
  Thảnh thơi trong ràng buộc  
  Thập nhị nhân duyên  
  Thất bại  
  Thất bại do đâu: tính cách hay số phận  
  Thất bại quý hơn thành công  
Trang 7/9 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9  Trang sau