Suy ngẫm
Tại sao thói xấu khó bỏ?

Ai cũng biết thuốc lá, ánh mặt trời, ăn uống vô độ nguy hiểm thế nào nhưng ít người từ bỏ được. Theo các nhà khoa học, thói quen xấu khó bỏ là do người ta thích sống vội, không cần biết đến tương lai.

Người ta lưu luyến mãi với thói quen xấu có thể vì nhu cầu muốn thích nghi với xã hội, không hiểu được bản chất của mối nguy hiểm, tầm nhìn cá nhân về thế giới kém, không có khả năng kiềm chế những thói quen thiếu lành mạnh hoặc nghiện do di truyền. Tất cả những nguyên nhân trên đã đẩy con người, đặc biệt là giới trẻ vào con đường tự hủy hoại mình thay vì kéo dài tuổi thọ.

"Chúng tôi phát hiện ra con người không thể thay đổi được thói quen và hành vi của mình không phải vì thiếu thông tin về các nguy cơ cho sức khỏe mà vì họ có tầm nhìn ngắn hạn, thích sống vội và không cần biết đến tương lai", Cindy Jardine, giáo sư đại hoc Alberta nhận xét. Trong một nghiên cứu mới công bố, nhóm nhà khoa học do Jardine đứng đầu đã khảo sát 1.200 người ở Alber, Canada từ năm 1994 đến năm 2005 về nhận thức của họ đối với những tật xấu. Nhiều người đã xếp những thói quen thuộc nhóm lối sống như hút thuốc, uống rượu, tắm nắng nguy hiểm hơn hủy hoại tầng ozone và ô nhiễm hóa chất.

Trong một nghiên cứu khác thực hiện năm 2006, các nhà khoa học đã hỏi một nhóm người bản xứ Canada về cách họ đánh giá hành vi nào là nguy hiểm thì đa số họ cho rằng, lái xe khi chuếnh choáng hơi men có thể gây tác hại nghiêm trọng cho mình và người khác, tuy nhiên, chính họ vẫn thường xuyên làm thế.

Jardine lý giải cho sự mâu thuẫn này như sau: Khi một thói quen xấu được xã hội chấp nhận hay "mọi người đều đang làm thế" thì nó rất khó bỏ. Người ra thường lập luận: "Tôi biết nó không tốt cho sức khỏe của mình nhưng nếu muốn hòa nhập vào một cộng đồng mà số đông đều thế thì tôi phải làm giống họ. Điều này lý giải tại sao, học sinh chơi trong nhóm hút thuốc cũng bị lây thói này, hay nếu các em chơi với nhóm bạn thích phiêu bạt chơi đêm thì cũng ảnh hưởng theo. "Thay vì bắt cả nhóm thay đổi theo mình, giới trẻ có xu hướng làm theo những gì số đông đã làm hơn", Jordine nhận xét.

Ngoài ra, những trải nghiệm cá nhân cũng là cái cớ giúp người ta giữ mãi một thói xấu. Người hút thuốc thì thấy: "Hút lâu rồi mà có sao đâu" hay "cố thủ tướng Anh Churchill hút thuốc mà vẫn sống đến 90 tuổi cơ mà". Người ăn nhiều đến béo phì thì nói: "Tôi vẫn ăn vậy lâu nay mà có thấy bị gì đâu". Khái niệm về tác hại trong tương lai rất xa lạ với họ.

Từ năm 2004, Jardine phát hiện ra rằng stress còn nguy hại với con người hơn cả khói thuốc lá. "Đa số chúng ta để cho cuộc sống căng như dây đàn và hãnh diện mình bận bịu như thế. Họ quên rằng stress vừa có hại cho sức khỏe, vừa không tốt cho các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội. Nhưng tiếc thay, có người xem công việc ngập đầu là thước đo thành công", ông nói.

Không có thuốc ngừa hay biện pháp đơn độc để bỏ tật xấu

Bệnh tật hoặc chết vì chất có hại hay do thói quen xấu là điều ai cũng biết. Nhưng những người đọc và hiểu được các con số thống kê cụ thể lại dễ từ bỏ thói quen xấu hơn người không đọc được mà chỉ nghe một lời khuyên mơ hồ.

Một biện pháp vận động bỏ thói quen xấu khá hiệu quả nữa là cho phổ biến những hình ảnh ấn tượng về tác hại không thể đảo ngược của chúng. Một nghiên cứu của hội di sản Mỹ cho thấy, mức giảm 22% số người hút thuốc trong giới trẻ từ năm 2000 đến 2002 là nhờ những cuộc vận động như vậy.

Không có loại thuốc chủng ngừa nào cho các thói quen xấu ngoài cách tránh tiếp cận với chúng. Theo các nhà khoa học, muốn lôi con người, nhất là lớp trẻ khỏi những thói quen và hành vi xấu cần phối hợp nhiều biện pháp với nhau.

Thói quen xấu và hành vi xấu không chỉ có ở người bình thường. Thậm chí, càng giầu, càng nổi tiếng, người ta càng dễ bị nhiễm thói xấu do bản chất của công việc và cơ hội đàn đúm bạn bè nhiều hơn.

 


 
Suy ngẫm
  Tâm an bình  
  Tạm dừng  
  Tâm sự người cha  
  Tâm từ tâm  
  Tản mạn về triết lý đời thường  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHẦN GIỚI THIỆU - LỜI NÓI ĐẦU  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHẦN I - SỐNG  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHẦN II - CHẾT  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHẦN III: CHẾT VÀ TÁI SINH  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHẦN IV: KẾT LUẬN  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHỤ LỤC I  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHỤ LỤC II  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHỤ LỤC III  
  Tất cả pháp không cố định  
  TAY TRẮNG LÀM NÊN - Nguyễn Hiến Lê (dịch)  
  Tha Thứ  
  Tha thứ (1)  
  Tha thứ (2)  
  Thái độ của bạn  
  Tham & Sân  
  Thân - Thọ - Tâm - Pháp  
  Thân phận thứ hai của bạn là gì?  
  Thành quả (bạn đạt được trong công việc) - PURPOSE:  
  Thảnh thơi trong ràng buộc  
  Thập nhị nhân duyên  
  Thất bại  
  Thất bại do đâu: tính cách hay số phận  
  Thất bại quý hơn thành công  
  Thất bại để thành công  
  Thật buồn cười  
  Thay đổi quan niệm, thói quen, suy nghĩ và vận mệnh  
  Thay đổi thế giới của bạn chỉ với 3 câu hỏi đơn giản  
  Thế giới sau khi chết  
  Thế giới tự do  
  Thế nào gọi là nhìn sâu?  
  Thế nào là anh hùng  
  Thế nào là khó và dễ?  
  Thích và yêu  
  Thiên chúa tạo dựng con người  
  Thói quen thứ 8 của Stephen Covey  
  Thông - Thiên - Học  
  Thông điệp tình yêu  
  Thư gởi cho Con  
  Thưa thầy hạnh phúc là gì?  
  Thuốc chữa bệnh thất tình  
  Thương hiệu cá nhân đích thực - TS.HUBERT RAMPERSAD  
  Thưởng thức kỹ càng  
  Thương yêu là thông cảm  
  Thượng Đế hỏi gì?  
  Thượng Đế đã ban cho tôi sách vở cùng lúc với bóng tối.  
  Tiền bạc  
  Tiếng nói của cuộc sống  
  Tiếp thị sự tử tế  
  Tìm kiếm những điều tốt đẹp  
  Tìm Kiếm Tình Yêu  
  Tìm việc khó hay giữ việc khó ?  
  Tình bạn & tình yêu  
  Tình bạn trong đời  
  Tinh thần phấn chấn  
  Tình thương chân thật là bình đẳng  
  Tình thương sẽ không còn - khi người ta cần ngon miệng  
  Tình yêu và chiến tranh  
  Tìm sứ mệnh  
  Tội & Phước  
  Tôi học được rằng  
  Tôi muốn nói cảm ơn...  
  Tôi sẽ ngừng than vãn!  
  Tóm tắt căn bản về Phật giáo  
  Tranh Minh Họa Kinh Nhân Quả  
  Trẻ Em Học Được Gì Từ Cuộc Sống  
  Trí thức salon?: Cái nhìn ghê gớm của Lê Thị Liên Hoan  
  Trích dịch vài danh ngôn để đời của Đức Dalai Lama  
  Trước khi  
  Từ - Bi - Hỷ - Xả  
  Tu cái miệng là tu hơn nửa đời người  
  Từ con số không!  
  Tu hành không phải là buông bỏ, mà là để hiểu lẽ hoán đổi  
  Tự hoàn thiện chính mình  
  Tu là cầu bình an hay sửa đổi xấu thành tốt  
  Tự nhận thức là tố chất của lãnh đạo xuất chúng  
  Tự quán chiếu bản thân  
  Tự tìm cho ta sự thảnh thơi  
  Tuổi trẻ với hạnh nhẫn nhục  
  Tuổi trẻ với lòng từ bi  
  Tuổi trẻ với vấn đề diệt dục  
  Tuổi trẻ với vấn đề giải thoát  
  Tuổi trẻ với vấn đề hổ thẹn - HT. Thích Thanh Từ  
  Tuổi trẻ với vấn đề trí tuệ  
  Tướng mệnh của người thông minh  
  Tướng mũi không lo thiếu tiền xài  
  Tướng Trung Quốc bàn về niềm tin và đạo đức  
  Ước mơ và sự thành công  
  Văn hóa làng xã và triết lý phát triển  
  Vấn đề then chốt của người tu phật  
  Vì sao ta phải tế nhị?  
  Việt Nam hãy đi trước Trung quốc  
  Việt Nam tinh hoa đạo đức - tác giả Bùi Ngọc Sơn  
  Việt Nam trước thách thức xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển  
  Vô minh là căn bản của sanh tử  
  Vô thường & Vô ngã  
Trang 7/9 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9  Trang sau