Suy ngẫm
Phỏng vấn một phụ huynh

PV: Kìa, chào anh, đi đâu thế? Mà mặt mũi sao buồn vậy?

Phụ huynh: Đi xem kết quả thi tốt nghiệp phổ thông. Buồn vì con tôi đã đậu.

PV: Đậu mà buồn ư? Anh có vấn đề gì thế?

Phụ huynh: Vấn đề ở chỗ con ai cũng đậu cả. Chả còn sót đứa nào.

PV: Anh ích kỷ quá đấy.

Phụ huynh: Ừ, thì tôi ích kỷ. Tôi xấu xa. Nhưng tôi nghĩ thế này nhà báo ạ: Muốn cuộc sống phát triển phải có một vài thứ xấu xa cần thiết, ví dụ như muốn ăn cơm ngon thì phải có thêm một chút ớt cay.

PV: Xin anh nói rõ hơn.

Phụ huynh: Rõ hơn là thế này: Thi có nghĩa là đua. Đua có nghĩa là mình được, và mình sẽ cảm thấy sung sướng, thấy tự hào khi kẻ khác không được.

PV: Ờ.

Phụ huynh: Tại sao chúng ta gọi một vận động viên là vua tốc độ? Vì anh ấy chạy 100m chỉ mất 9,6 giây. Những ai chạy 9,7 giây ta không cần biết tên tuổi vì vua không có phó vua.

PV: Khoan đã. Thế tốt nghiệp phổ thông không phải tuyển vua.

Phụ huynh: Đồng ý. Nhưng nếu toàn bộ những ai tham gia đều đến đích thì thi làm gì?

PV: Để đánh giá kết quả giáo dục.

Phụ huynh: Thứ nhất, kết quả giáo dục có thể đánh giá mà không cần thi, khoa học đã chứng minh như thế từ lâu rồi. Thứ hai, để tổ chức một kỳ thi tốt nghiệp trên toàn quốc tốn hàng trăm tỷ đồng ngân sách Nhà nước, một số tiền không hề nhỏ tí nào. Bỏ cả một đống tiền khổng lồ như thế để chỉ loại ra vài kẻ dốt, tôi tin rằng đó là những kẻ đắt giá nhất hành tinh.

PV: Khoan. Xin anh dừng lại chỗ này. Xưa nay, chúng ta chỉ nghe nói tới tài năng đắt giá.

Phụ huynh: Thế nhưng trên thực tế, kỳ thi vừa qua đã làm cái việc chỉ ra những kẻ kém tài đắt giá. Không thể có tên gọi nào khác cho việc này, nếu xét về hiệu quả kinh tế. Mà làm sao không xét hiệu quả kinh tế được cơ chứ?

PV: Đúng vậy.

Phụ huynh: Rõ ràng kết quả tốt nghiệp cao vừa qua chẳng làm ai vui mừng, trừ mấy em học sinh lười và cha mẹ chúng, mà thâm tâm, nỗi mừng ấy cũng chả trọn vẹn.

PV: Vậy anh đề nghị ra sao?

Phụ huynh: Nếu tôi có quyền, tôi sẽ ra một thông báo như sau:

1- Căn cứ vào khả năng tài chính của xã hội cần dành cho những việc thiết thực, mang lại lợi ích cụ thể.

2- Căn cứ vào lòng dũng cảm và mức độ phê, tự phê thực tế của ngành giáo dục.

3- Căn cứ vào tư tưởng "dĩ hòa vi quý" thường tồn tại trong cuộc sống.

Nay quyết định:

Bỏ kỳ thi tốt nghiệp phổ thông!

PV: Chết, chết!

Phụ huynh: Ai chết nào? Rất nhiều quốc gia trên thế giới không có thi phổ thông và thi đại học như ta. Họ chỉ thi một thứ. Và họ vẫn có một nền khoa học tiên tiến.

PV: Ờ nhỉ.

Phụ huynh: Tổ chức cả hai kỳ thi trên toàn quốc gần như liền nhau và gần như số thí sinh tham dự như nhau là một việc lãng phí vô cùng, và chẳng còn giá trị bao nhiêu. Tấm bằng tốt nghiệp phổ thông nếu ai cũng có nó. Thôi thì hãy thay bằng tốt nghiệp bằng giấy chứng nhận cho rồi. Chúng ta là một nước nghèo, và một trong những nguyên nhân của nghèo là sự phân phối tài sản bất hợp lý.

PV: Anh nảy ra ý nghĩ này từ đâu thế?

Phụ huynh: Nói ra có thể nhà báo bất ngờ, nhưng từ một lần đi xem phim. Có một bộ phim đầu tư kinh phí nhà nước gần mười tỷ đồng mà hôm khai mạc có vài chục người xem rồi hết. Nghĩa là một khán giả nào vào rạp hôm đó được Nhà nước trả ra vài trăm triệu đồng cho một chỗ ngồi. Thực là một sự tốn kém khủng khiếp. Kỳ thi phổ thông vừa qua cũng vậy thôi. Nếu lấy con số kinh phí bỏ ra chia số lượng học sinh bị loại, tôi tin chắc mỗi kẻ dốt đã được đầu tư một lượng tiền khổng lồ chỉ để… nhìn ra.

PV: Anh còn học được bài học gì từ điện ảnh không?

Phụ huynh: Còn. Ở Mỹ chẳng hạn, bạn có thể mua một vé xem phim đi vào một cửa chính có kiểm tra, sau đó xem hết phim này tới phim kia, dù bạn chỉ được quyền xem một phim thôi. Nhưng ban giám đốc rạp vẫn không đặt người gác ở từng cửa, vì họ tính toán trả lương cho ngần ấy người gác sẽ tốn kém hơn rất nhiều số tiền thu được của kẻ gian, bởi số lượng kẻ gian không đủ lớn. Từ đó, chúng ta có rút được bài học gì chăng?

Phụ huynh: Khoan đã. Ai cần cái kết luận ấy? Bởi có rất nhiều thứ trong cuộc sống, mỗi con người cứ làm theo suy nghĩ của mình, chả cần gì kết luận cả.

Phóng viên: Ừ nhỉ.

Phụ huynh: Tôi biết rất nhiều cá nhân sợ gọi giáo dục là hàng hoá. Họ cho đó là thứ cao quý, mà thật khó chịu khi sự cao quý lại được quy ra tiền.

Phóng viên: Vâng.

Phụ huynh: Nhưng theo tôi, trong một xã hội văn minh và hiện đại, bản thân từ "hàng hoá" cũng đủ cao quý rồi. Bởi hàng hoá là kết quả của lao động. Mà lao động chính là thứ giá trị nhất của nhân loại.

Phóng viên: Chính xác.

Phụ huynh: Nhân loại phát triển được, theo tôi, nhờ hai lý do: làm ra sản phẩm và trao đổi được sản phẩm.

Phóng viên: Mua sản phẩm!

Phụ huynh: Tất nhiên. Cuộc chạy đua giữa sản xuất và tiêu thụ là cuộc chạy đua quan trọng nhất của xã hội. Đấy ít nhất là thứ tôi nghĩ. Nhưng tại sao có một số người rất ghét gọi giáo dục là sản phẩm, tức hàng hoá? Bởi theo họ, giáo dục mang lại nhiều giá trị nhân văn, mà nhân văn không thể quy ra tiền.

Phóng viên: Họ đúng?

Phụ huynh: Cũng đúng. Nhưng thực ra, rất nhiều sản phẩm khác trong cuộc sống cũng có những giá trị tương đương, mà vẫn quy được ra tiền đấy thôi.

Phóng viên: Ví dụ?

Phụ huynh: Ví dụ như một chiếc tivi, có giá cả cực kỳ rõ ràng. Nhưng khi ta mua về, mở lên thì nhiều chương trình trong đó khiến lòng ta xao xuyến. Nhưng đâu phải vì vậy mà thiên hạ coi tivi không phải món hàng?

Phóng viên: Ừ nhỉ!

Phụ huynh: Việc coi giáo dục là hàng hoá hay không chả phải là một việc vô bổ. Nó ảnh hưởng đến cách điều hành, cách suy nghĩ và cách đặt vấn đề của chúng ta. Chính vì không coi là hàng hoá nên mới có việc bỏ ra hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng như trong cuộc thi tốt nghiệp vừa qua để mua… những đứa dốt.

Phóng viên: Tại sao?

Phụ huynh: Tại bất cứ ai làm ra hay tham gia vào quá trình trao đổi vật chất cũng phải tính đến tính hiệu quả, coi hiệu quả là thứ quan trọng nhất. Theo tôi thì bất chấp những tranh cãi vô tận của các nhà quản lý, xã hội đã coi giáo dục, ít nhất là giáo dục ở cấp độ đại học là hàng hoá từ lâu rồi. Lý do gì rất nhiều gia đình Việt Nam chưa giàu có, cố hết sức dành dụm tiền cho con cái du học ở nước ngoài? Vì họ nghĩ phải dám bỏ tiền ra mua lấy kiến thức, sau đó dùng kiến thức ấy như một công cụ để nuôi sống bản thân. Như thế chả hàng hoá là gì?

Phóng viên: Vâng.

Phụ huynh: Việc bán kiến thức cho sinh viên các nước chậm phát triển đã mang lại lợi nhuận khổng lồ cho nhiều quốc gia như Mỹ, Anh, Singapore… Ngay trong nước, đầu tư cho giáo dục cũng là một ngành đầu tư sinh lợi cực kỳ cao.

Các trường "quốc tế" đua nhau mở là một bằng chứng của điều này. Bất cứ ai cũng hiểu, tuỳ vào mức độ đóng tiền mà sinh viên có thể nhận được chất lượng giáo dục và chất lượng sinh hoạt tốt hay tồi. Thế mà nhiều người vẫn "kiên định" ý kiến không cho gọi giáo dục là hàng hoá. Họ bảo như vậy là "thương mại hoá".

Phóng viên: Mà từ "thương mại" trong xã hội có đủ thứ xấu.

Phụ huynh: Đấy là người ta làm cho nó xấu. Chứ chữ ấy, theo tôi, hoàn toàn là một chữ hay. Một quốc gia có nhiều trung tâm thương mại không bao giờ là một quốc gia kém. Thậm chí, các viện bảo tàng, các nhà hát, các rạp chiếu phim… đều có quyền treo biển "trung tâm thương mại cảm xúc". Chả gì sai trái cả.

Phóng viên: Ừ nhỉ?

Phụ huynh: Nếu kết luận giáo dục là hàng hoá, các nhà hoạch định chính sách vĩ mô sẽ dễ dàng áp dụng những quy luật của thị trường vào lĩnh vực này, giúp nó có sự phát triển đúng đắn, lành mạnh.

Phóng viên: Còn nếu không kết luận?

Phụ huynh: Thì người ta sẽ đi mua hàng ở chỗ khác. Việt Nam, nếu tôi không nhằm, nằm trong số những quốc gia có số tiền chảy ra nước ngoài nhiều nhất vì tình trạng du học. Điều ấy, đứng trên phương diện kinh tế, có chắc là hay không?

Phóng viên: Không.

Phụ huynh: Tôi tin thế!

Lê Thị Liên Hoan
 


 
Suy ngẫm
  Phỏng vấn một thầy giáo dạy sử  
  Phỏng vấn Ông Bụt  
  Phỏng Vấn Thượng Đế  
  Phủi bụi cho tâm hồn  
  Phương pháp lập nghiệp vĩnh cửu  
  Quả báo khi buông lời ác độc với người khác  
  Quá khứ - hiện tại - tương lai  
  Quả tạ và cọng rơm  
  Qua đường  
  Quán niệm về cái chết để sống có ích  
  Quán niệm về lòng tốt, sự nhiệt tình & hiểu biết  
  Quan sát và lắng nghe  
  Quán Tưởng  
  Qui luật Nhân Quả  
  Quy luật thu hút  
  Quyền thế và đặc lợi  
  Sát sanh và Bệnh tật  
  Say và điên  
  Sinh ký tử quy  
  Sinh Tử Là Việc Lớn  
  Smart - 5 nguyên tắc đặt mục tiêu  
  Số mạng nghiệp báo đồng hay khác?  
  Sống an vui  
  Sống bình an để thiết lập bình an  
  Sống có mục tiêu  
  Sống không hối tiếc  
  Sống lạc quan, tại sao không?  
  Sống lại  
  Sống một mình  
  Sống thành công!  
  Sống thật  
  Sống thứ sinh: Nguồn gốc sự bất hạnh của con người  
  Sống trọn vẹn trong ngày  
  Sống tử tế với nhau  
  Sống và chết  
  Sự hoàn mỹ trong quan hệ  
  Sự khác biệt của những người thành công  
  Sự khác biệt giữa kiêu hãnh và kiêu ngạo  
  Sự khác biệt giữa người thành công và cực kỳ thành công  
  Sự khác nhau giữa phụ nữ ngốc và phụ nữ thông minh  
  Sự nhìn nhận chân thành sẽ giúp bạn thanh thản hơn  
  Sự phát triển của nhân loại trong quan hệ với tri thức  
  Sự phong phú của cuộc sống  
  Sự ra đời của một người mẹ  
  Sự sống trong ta  
  Sự thân tình  
  Sự thật của cuộc đời  
  Sự thông minh và sự "chậm lớn" của người Việt  
  Sức mạnh của nụ cười  
  Sức mạnh của sự tĩnh lặng  
  Sức mạnh của trí tuệ cảm xúc  
  Sướng khổ do nghiệp tạo thành  
  Suy Ngẫm Về Sự Thật Cuộc Đời  
  Suy nghĩ về tinh thần Võ Văn Kiệt  
  Tài Năng Thiên Phú  
  Tại sao  
  Tại sao cảm thấy hạnh phúc sẽ tốt cho sức khỏe?  
  Tại sao chúng ta phải sống?  
  Tại sao không nên sát sinh  
  Tại sao phải có một nhà lãnh đạo mạnh mẽ?  
  Tại sao thói xấu khó bỏ?  
  Tâm an bình  
  Tạm dừng  
  Tâm sự người cha  
  Tâm từ tâm  
  Tản mạn về triết lý đời thường  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHẦN GIỚI THIỆU - LỜI NÓI ĐẦU  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHẦN I - SỐNG  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHẦN II - CHẾT  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHẦN III: CHẾT VÀ TÁI SINH  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHẦN IV: KẾT LUẬN  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHỤ LỤC I  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHỤ LỤC II  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHỤ LỤC III  
  Tất cả pháp không cố định  
  TAY TRẮNG LÀM NÊN - Nguyễn Hiến Lê (dịch)  
  Tha Thứ  
  Tha thứ (1)  
  Tha thứ (2)  
  Thái độ của bạn  
  Tham & Sân  
  Thân - Thọ - Tâm - Pháp  
  Thân phận thứ hai của bạn là gì?  
  Thành quả (bạn đạt được trong công việc) - PURPOSE:  
  Thảnh thơi trong ràng buộc  
  Thập nhị nhân duyên  
  Thất bại  
  Thất bại do đâu: tính cách hay số phận  
  Thất bại quý hơn thành công  
  Thất bại để thành công  
  Thật buồn cười  
  Thay đổi quan niệm, thói quen, suy nghĩ và vận mệnh  
  Thay đổi thế giới của bạn chỉ với 3 câu hỏi đơn giản  
  Thế giới sau khi chết  
  Thế giới tự do  
  Thế nào gọi là nhìn sâu?  
  Thế nào là anh hùng  
  Thế nào là khó và dễ?  
  Thích và yêu  
  Thiên chúa tạo dựng con người  
Trang 7/9 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9  Trang sau