Suy ngẫm
Phỏng vấn Ông Bụt
 

Lòng nhân đạo có nhiều kiểu. Nhưng tôi đã hiểu rằng, kiểu dựa trên khoa học mới là kiểu vững bền.

PV: Thưa ông, cả thế giới biết đến ông như một người hiền lành, thánh thiện.

Bụt: Và đẹp trai!

PV: Ôi, đúng. Tại sao người ta không để ý tới khía cạnh này?

Bụt: Tại họ cứ đinh ninh đối với tôi điều ấy không quan trọng.

PV: Phải, thưa ông. Đối với Bụt, bà con luôn nghĩ điểm nổi bật của nhân vật này là lòng thương người, hay nói khác đi, tính nhân đạo. Vậy hôm nay xin hỏi, cơ sở lớn nhất của lòng nhân đạo trong ông là gì?

Bụt: Là khoa học.

PV: Khoa học?

Bụt: Vâng. Đúng là lòng nhân đạo có nhiều kiểu. Nhưng tôi đã hiểu rằng, kiểu dựa trên khoa học mới là kiểu vững bền.

PV: Vậy thưa ông mục đích của khoa học là gì?

Bụt: Là lợi ích. Chúng ta nghiên cứu, khám phá không chỉ để nghiên cứu và khám phá. Chúng ta cần dùng kết quả nghiên cứu ấy phục vụ con người.

PV: Và khi đã phục vụ con người…

Bụt: Thì mọi phương pháp khoa học đều sẽ được chấp nhận, dù có bất thường tới đâu, ví dụ như nhân bản vô tính, ví dụ như cấy ghép tế bào người vào tế bào động vật.

PV: À! Thưa Bụt, theo ông thì nhân đạo có nguồn gốc khoa học?

Bụt: Thậm chí có thể nói xa hơn: Nhân đạo cũng chính là một khoa học!

PV: Thật khó cãi lại ông.

Bụt: Nhưng lại thật dễ làm khác thế.

PV: Nghĩa là sao?

Bụt: Nghĩa là đôi khi khoa học có vẻ… lạnh lùng. Khoa học là những con số, những thứ có thể cân, đong, đo, đếm, thống kê chứ không phải những cảm xúc.

PV: Vì vậy?

Bụt: Vì vậy khi áp dụng khoa học trong cuộc sống, đôi khi chúng ta không đủ dũng cảm. Chúng ta để cho cảm xúc lấn át, hoặc tệ hơn, dư luận lấn át.

PV: Ví dụ, thưa Bụt?

Bụt: Ví dụ như vừa qua ở TP Hồ Chí Minh, có chuyện các trường mẫu giáo đòi tăng học phí.

PV: Dựa vào đâu mà họ đòi tăng?

Bụt: Dựa vào khoa học. Muốn một đứa trẻ mỗi ngày nạp đủ bao nhiêu calo, thì nó phải được ăn bao nhiêu sữa, bao nhiêu đường và bao nhiêu thịt… Những con số ấy không hề nhân nhượng ai cả, không phụ thuộc vào cảm xúc nào cả.

PV: Từ đó?

Bụt: Từ đó bất cứ ai cũng dễ dàng tính ra mức thu học phí quy định từ bao nhiêu năm trước, khi một cân thịt, một quả trứng và một cân đường có giá ngần đó, còn hôm nay lên giá ngần đó, thì hôm nay đứa trẻ không thể ăn đủ được.

PV: Chính xác.

Bụt: Cho nên những nhà làm khoa học mầm non buộc phải tiến hành một động tác khoa học đơn thuần là xin tăng học phí. Vì chỉ có tiền mới mua được thực phẩm. Lòng nhân từ hay sự quyết tâm chỗ này chẳng giúp ích được gì.

PV: Rồi sao?

Bụt: Nhưng rồi như nhà báo đã biết, tất cả các thứ hiện nay khi tăng giá đều gặp phải phản ứng dữ dội.

PV: Phản ứng xuất phát từ đâu?

Bụt: Từ nhiều phía. Thứ nhất là vì người ta nghèo (tuy không phải tất cả đều nghèo). Thứ hai là vì người ta nghi ngờ. Thứ ba là từ… thói quen. Hễ cứ tăng giá là phản ứng.

PV: Kết cuộc?

Bụt: Kết cuộc là cấp trên bỗng đứng trước hai sự lựa chọn: Làm theo các nhà khoa học mầm non hay làm theo dư luận. Và rồi như nhà báo đã thấy, người ta đã chọn dư luận, không cho tăng học phí lên.

PV: Nghĩa là?

Bụt: Nghĩa là bề ngoài quyết định này có vẻ được lòng dân và được lòng… nhân đạo với đồng lương. Nhưng không hề nhân đạo với trẻ con. Chúng sẽ không được cung cấp thức ăn đầy đủ.

PV: À!

Bụt: Nhưng trẻ con, đám đông nhất, thiệt thòi nhất trong chuyện này lại có một ưu điểm là không biết nói. Chúng chỉ việc gầy và suy dinh dưỡng thêm đi.

PV: À!

Bụt: Nhà báo thấy chưa? Lòng nhân đạo không những là khoa học, chúng còn có khả năng xung đột với các khoa học khác, ví dụ như khoa học… an tâm, khi thấy chưa tăng học phí! Nhưng đúng ra, trách nhiệm của người quản lý ở đây là phải quyết định có lợi cho trẻ con chứ không phải có lợi cho bất cứ dư luận nào, hoặc lòng tán dương nào đối với mình. Tiếc thay, họ đã không làm thế.

PV: Thưa Bụt, đã có những quyết định đúng khi không cho tăng giá than, tăng giá điện cơ mà?

Bụt: Vì ở than, điện, có thể sắp xếp lại tổ chức, quản lý, điều chỉnh được phương pháp bộ máy… chứ ở nhà trẻ, tiền học phí chỉ chủ yếu cho việc dinh dưỡng mà thôi. Các cô giáo không thể… sắp xếp vào đâu được, trừ khi mua thực phẩm kém chất lượng hơn, và trên thực tế họ đã phải đành làm như thế để… kéo dài những bữa ăn ra.

PV: Tóm lại, thưa Bụt qua sự việc này ông muốn nói...

Bụt: Khoa học không phải là một thứ phát triển theo cùng dư luận. Và lòng nhân đạo cũng thế mà thôi.

 


 
Suy ngẫm
  Phỏng Vấn Thượng Đế  
  Phủi bụi cho tâm hồn  
  Phương pháp lập nghiệp vĩnh cửu  
  Quả báo khi buông lời ác độc với người khác  
  Quá khứ - hiện tại - tương lai  
  Quả tạ và cọng rơm  
  Qua đường  
  Quán niệm về cái chết để sống có ích  
  Quán niệm về lòng tốt, sự nhiệt tình & hiểu biết  
  Quan sát và lắng nghe  
  Quán Tưởng  
  Qui luật Nhân Quả  
  Quy luật thu hút  
  Quyền thế và đặc lợi  
  Sát sanh và Bệnh tật  
  Say và điên  
  Sinh ký tử quy  
  Sinh Tử Là Việc Lớn  
  Smart - 5 nguyên tắc đặt mục tiêu  
  Số mạng nghiệp báo đồng hay khác?  
  Sống an vui  
  Sống bình an để thiết lập bình an  
  Sống có mục tiêu  
  Sống không hối tiếc  
  Sống lạc quan, tại sao không?  
  Sống lại  
  Sống một mình  
  Sống thành công!  
  Sống thật  
  Sống thứ sinh: Nguồn gốc sự bất hạnh của con người  
  Sống trọn vẹn trong ngày  
  Sống tử tế với nhau  
  Sống và chết  
  Sự hoàn mỹ trong quan hệ  
  Sự khác biệt của những người thành công  
  Sự khác biệt giữa kiêu hãnh và kiêu ngạo  
  Sự khác biệt giữa người thành công và cực kỳ thành công  
  Sự khác nhau giữa phụ nữ ngốc và phụ nữ thông minh  
  Sự nhìn nhận chân thành sẽ giúp bạn thanh thản hơn  
  Sự phát triển của nhân loại trong quan hệ với tri thức  
  Sự phong phú của cuộc sống  
  Sự ra đời của một người mẹ  
  Sự sống trong ta  
  Sự thân tình  
  Sự thật của cuộc đời  
  Sự thông minh và sự "chậm lớn" của người Việt  
  Sức mạnh của nụ cười  
  Sức mạnh của sự tĩnh lặng  
  Sức mạnh của trí tuệ cảm xúc  
  Sướng khổ do nghiệp tạo thành  
  Suy Ngẫm Về Sự Thật Cuộc Đời  
  Suy nghĩ về tinh thần Võ Văn Kiệt  
  Tài Năng Thiên Phú  
  Tại sao  
  Tại sao cảm thấy hạnh phúc sẽ tốt cho sức khỏe?  
  Tại sao chúng ta phải sống?  
  Tại sao không nên sát sinh  
  Tại sao phải có một nhà lãnh đạo mạnh mẽ?  
  Tại sao thói xấu khó bỏ?  
  Tâm an bình  
  Tạm dừng  
  Tâm sự người cha  
  Tâm từ tâm  
  Tản mạn về triết lý đời thường  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHẦN GIỚI THIỆU - LỜI NÓI ĐẦU  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHẦN I - SỐNG  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHẦN II - CHẾT  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHẦN III: CHẾT VÀ TÁI SINH  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHẦN IV: KẾT LUẬN  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHỤ LỤC I  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHỤ LỤC II  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHỤ LỤC III  
  Tất cả pháp không cố định  
  TAY TRẮNG LÀM NÊN - Nguyễn Hiến Lê (dịch)  
  Tha Thứ  
  Tha thứ (1)  
  Tha thứ (2)  
  Thái độ của bạn  
  Tham & Sân  
  Thân - Thọ - Tâm - Pháp  
  Thân phận thứ hai của bạn là gì?  
  Thành quả (bạn đạt được trong công việc) - PURPOSE:  
  Thảnh thơi trong ràng buộc  
  Thập nhị nhân duyên  
  Thất bại  
  Thất bại do đâu: tính cách hay số phận  
  Thất bại quý hơn thành công  
  Thất bại để thành công  
  Thật buồn cười  
  Thay đổi quan niệm, thói quen, suy nghĩ và vận mệnh  
  Thay đổi thế giới của bạn chỉ với 3 câu hỏi đơn giản  
  Thế giới sau khi chết  
  Thế giới tự do  
  Thế nào gọi là nhìn sâu?  
  Thế nào là anh hùng  
  Thế nào là khó và dễ?  
  Thích và yêu  
  Thiên chúa tạo dựng con người  
  Thói quen thứ 8 của Stephen Covey  
  Thông - Thiên - Học  
Trang 7/9 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9  Trang sau