Suy ngẫm
Phát ngôn & Hành động: Siêu xe, siêu lệ và tiếng thở dài buồn
 

"Siêu xe" Bentley biển số 80B-6986 được một thành viên mạng Flickr đưa lên Internet cách đây năm tháng với lời bình "thường xuyên thấy chạy quanh khu vực chợ Bến Thành", Ảnh VNN


"Siêu xe" chạy kiểu "siêu lệ"

Những ngày gần đây, dư luận xã hội, giới chuộng xe đời mới, xe "khủng" xôn xao về một thông tin, chiếc xe Bentley (được xếp vào hàng "siêu xe") biển số 80B-6986 do Công ty cổ phần Bia Sài Gòn Bình Tây (thuộc Tổng Công ty cổ phần Bia rượu nước giải khát Sài Gòn, địa chỉ tại 12 Đông Du, P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM) đứng tên. Xe này sản xuất năm 2008 và được đăng ký đăng kiểm lần đầu vào ngày 10/12/2009 tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 50-06V.

Chuyện "chả có gì mà ầm ĩ thế" nếu như chiếc "siêu xe" này có biển số cuối - 86- mà giới kinh doanh vốn tin vào vận may rủi - có ý nghĩa là "phát lộc", thuộc ngạch kinh doanh, theo quy định đeo biển trắng, lại nghiễm nhiên đeo biển xanh - 80B- biển số cơ quan nhà nước.

Trả lời câu hỏi của phóng viên, ông Văn Thanh Liêm - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Bia Sài Gòn Bình Tây cho biết, sau khi mua, Tổng Giám đốc Nguyễn Xuân Hải đề nghị Bộ Công Thương làm công văn gửi Bộ Công an xin cấp biển số xanh (80B).

Cũng theo ông Liêm: "Xe của công ty nhưng tôi là Chủ tịch HĐQT nên đi nhiều hơn". Trả lời câu hỏi tại sao phải xin cấp biển số của cơ quan nhà nước, ông Liêm nói "để tiện việc đi giao dịch, ưu tiên khi qua phà". (Tuổi Trẻ).

Người viết bài này, xin không so sánh chiếc xe chỉ một vị Chủ tịch HĐQT một Công ty cổ phần đi, có giá bằng mấy vạn con trâu, bò, vì đó là chuyện "xưa rồi Diễm". Và cũng bởi, đã làm kinh doanh, mà đi chiếc xe xoàng xĩnh quá trong thời buổi cạnh tranh này, thì đối tác, khách hàng dứt khoát nghi ngờ năng lực kinh doanh của ông (bà) ta.

Thế nhưng người viết bài này lại nghi ngờ một sự thực: Vì sao, xe của Chủ tịch một công ty cổ phần lẽ ra phải gắn biển trắng của dân thương trường, lại điệu đàng gắn biển xanh 80 B của cơ quan Nhà nước?

Câu trả lời của ông Liêm "để tiện việc đi giao dịch, ưu tiên khi qua phà" thì chỉ ông Liêm biết đúng đến mức nào.

Có điều, chỉ một cái biển xanh ấy nó nói lên tâm lý người Việt mình "háo danh" thật muôn hình vạn trạng, thật tinh vi. Tâm lý háo danh ấy "to" như chuyện lấy bằng tiến sĩ dỏm tại một trường đại học dỏm ở tận bên kia biển Thái Bình Dương, của một vị quan chức địa phương, dùng để lòe thiên hạ là "bằng ngoại". Lại cũng tinh vi chỉ bằng cái vé qua phà bé tí, bé tẹo...được ưu tiên, hoặc khi đi giao dịch lỗ lãi ở vùng sông nước miệt vườn của một doanh nhân công ty cổ phần.

Nhưng một điều nghi ngờ thứ 2 không thể không đặt ra: Ai đã tiếp tay cho một mục đích sai trái?

Luật quy định chỉ xe công của các cơ quan trung ương mới có biển số xanh, tại sao, và bằng con đường nào, chiếc xe một công ty cổ phần lại cũng có tấm biển "sang trọng" ấy, trong con mắt không ít người. Sự "thay trắng" đổi "ra xanh" ở đây của cái "siêu xe"phải chăng đã dễ dàng thành hiện thực bởi cái "siêu lệ", có cần phải gọi đích danh là lệ "lót tay" hay không?

Được biết, theo ông Vũ Đỗ Anh Dũng- Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt cho biết, sẽ cho rà soát, kiểm tra lại quy trình cấp biển số xe 80B - 6986 để xử lý.

Siêu xe "86- phát lộc" chưa rõ bao nhiêu. Nhưng việc "đổi trắng ra xanh" công khai sai trái này, rất cần "án phạt". Và người thi hành "siêu lệ" này cần được xử lý.

Hãy cứ chờ xem!

Sôi sùng sục Đại hội Nhà văn và tiếng thở dài buồn

Không biết hôm nay, khi đại hội Hội Nhà văn vừa kết thúc, có bao nhiêu người vui, bao nhiêu người buồn?

Có thể giả sử mà không sợ sai rằng những người được vào BCH sẽ vui, vui vì được bạn văn tín nhiệm, hoặc vui vì mình... có chút quyền lực, thì cũng là vui. Cũng có thể giả sử tiếp rằng những người ủng hộ những thành viên BCH mới ấy cũng sẽ vui, bởi đâu phải ai cũng ủng hộ đúng những người được bầu chọn? Còn ai nữa? Thế thì có đáng bao nhiêu so với vô số người buồn, buồn bất luận ai sẽ vào BCH, ai sẽ là Chủ tịch hay Phó Chủ tịch.

Những người buồn ấy chẳng phải nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận phê bình... mà chỉ là độc giả. Không chỉ buồn mà còn thất vọng, còn không hiểu nổi vì sao nhà văn lại tự làm mất hình ảnh trong mắt người hâm mộ đến thế?

BCH mới của Hội Nhà văn VN, Ảnh VNN

Đại hội Hội Nhà văn, bao nhiêu tên tuổi đình đám trong Nam ngoài Bắc, trên rừng dưới biển tụ hội, họ đã bàn luận những gì về văn chương? Bạn đọc đã chờ đợi mỏi mòn những tác phẩm để đời "made in Việt Nam", nhưng trớ trêu thay các nhà văn gặp nhau lại chẳng hề trăn trở chuyện đó. Cái làm họ trăn trở, lao tâm khổ tứ nhất từ vài tháng trước thềm đại hội vào đến tận đại hội vẫn chỉ là ai sẽ vào BCH, ai sẽ làm Chủ tịch?

Hết suy tư nghiền ngẫm lại "kéo bè kéo cánh" để lobby cho người nọ, chê bai nói xấu người kia.

Trước ĐH thì thế, đến ĐH thì sao? Cứ đọc những gì báo chí tường thuật về ĐH Hội Nhà văn, cả ngày đầu "sôi sục" chuyện bầu BCH, ngày thứ hai thì hết nhấp nhổm xem ai trúng BCH (dù chỉ còn 18 người ứng cử, lại phải chọn tới 15) lại nhấp nhổm xem ai là Chủ tịch và Phó Chủ tịch.

Chủ tịch và BCH mới ra mắt xong thì cũng hết thời gian ĐH rồi còn đâu? Không lẽ tốn bao nhiêu tiền của để tập hợp hàng nghìn con người lại mấy ngày chỉ để làm có bấy nhiêu? Nếu chỉ để bầu cử, xin mạn phép đề xuất một cách làm đỡ tốn kém hơn nhiều: bầu cử qua thư, thậm chí là qua... email, có khác gì nhau chứ?

Nói như thế, nhiều người sẽ bảo, có phải chỉ đại hội Hội nhà văn mới mất nhiều thời gian cho chuyện bầu bán đâu, đại hội của hội nào chẳng thế? Kể cả ĐH Đảng các cấp thì nội dung quan trọng nhất vẫn là bầu cử đó thôi.

Vậy thì phải xin thưa, cái ĐH nhà văn hơn hẳn các ĐH khác, còn là cách ứng xử... chẳng văn gì cho lắm. Ứng xử thế nào thì đã ngập tràn trên các báo chính thống cũng như các blog của những người tham dự đại hội, xin phép không nhắc lại. Chỉ biết có lần, người viết được nghe kể lại với giọng đau xót rằng, những người phục vụ ở Hội trường Ba Đình xưa khẳng định họ đã phục vụ cả nghìn hội nghị, hội thảo, đại hội... nhưng chưa ĐH nào khủng khiếp như ĐH Hội Nhà văn, ồn ào nhất, lộn xộn nhất, bẩn nhất... Hôm nay lại được nghe chuyện những người phục vụ ở Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc cũng than thở... y như vậy. Hỡi ôi!

Có bao giờ các nhà văn giật mình tự hỏi, độc giả mong chờ gì ở họ? Câu trả lời chắc chắn chỉ là tác phẩm hay - chưa dám mơ đến tác phẩm để đời. Cũng chắc chắn không kém, độc giả chẳng bao giờ mong chờ các nhà văn cư xử với nhau theo cách họ đang cư xử với ĐH Hội Nhà văn bây giờ. Chợt nghĩ, có bao nhiêu năng lượng, nhiều nhà văn đã dồn hết vào những chuyện phi văn chương thế này rồi, còn đâu sức lực mà viết?

"Lạy giời, việc bầu bán đừng bị biến thành cuộc tranh đấu làm xấu mặt văn nhân...", mong đợi của nhà thơ Nguyễn Duy tiếc thay đã không thành hiện thực. Ngậm ngùi thay.

Người làm luật giẫm đạp lên pháp luật

Chuyện chiếc "xe khủng" 5,5 tỷ đồng của công ty cổ phần đeo biển xanh cơ quan nhà nước còn chưa ngã ngũ sẽ bị xử phạt thế nào, thì mới đây, xã hội nói chung, người dân Quảng Bình nói riêng, một phen "sốc nặng" vì một vị "lái xe khủng". "Khủng" vì sau khi lái xe đâm phải một lúc 3 người, trong đó có một em bé, còn lại là 2 người phụ nữ, "lái xe khủng" này đã bỏ trốn, để lại cả 3 người bị thương nặng, có người bất tỉnh ngay tại chỗ.

"Khủng" hơn nữa là người ta bất ngờ, và không tin ở tai mình, khi biết một sự thực phũ phàng: Vị "lái xe" đó là ông Viện trưởng Viện Kiểm sát tỉnh Quảng Bình- Phạm Hồng Tâm. Tên là Hồng Tâm, nhưng với hành vi hèn nhát và thiếu nhân tính đó ở một quan chức chuyên hành nghề luật pháp, có người đã bảo ông chỉ có "hắc tâm".

Người viết bài này bỗng nhớ tới một chuyện rất xưa cũ. Những năm tháng trước đây, một vị nữ luật sư- trí thức danh giá, có cái tên rất đẹp, đã lái xe đâm phải một người dân. Điều đáng nói, sau đó, bà đã lái xe bỏ trốn. Đương nhiên, sự việc sớm muộn đã bị phanh phui.

Cho dù sau đó, bà ta có đền bù bao nhiêu cho người bị nạn, thì cái tên tuổi của bà cũng đã mất đi rất nhiều trong con mắt người dân vốn ngưỡng mộ trí thức, bởi một hành xử xấu và đáng tiếc. Bởi không chỉ là một người bình thường, cần có lòng nhân với đồng loại, bà còn là một luật sư, chuyên đấu tranh bảo vệ lẽ phải, chiến đấu chống lại cái sai trái, cái ác.

Giữa lời nói, đạo đức và việc làm của người thực thi pháp luật, khoảng cách càng lớn bao nhiêu thì thanh danh sẽ càng bé bấy nhiêu. Đáng tiếc là ở đó.

Điều đáng nói, cũng phải vài ngày sau khi gây ra tai nạn, biết không thể chối bỏ được trách nhiệm, ông Tâm mới đến nhà chị Thúy- người lái xe máy, và là một trong 3 người bị nạn để xin lỗi và "bồi thường thiệt hại"- số tiền 40 triệu đồng. Ông Tâm cũng giải thích rằng để xảy ra sự cố không mong muốn này, do hôm đó ông "vừa tiếp khách", có uống bia.

Có lẽ, bây giờ, người dân Quảng Bình, mỗi lần thấy ông Phạm Hồng Tâm tiếp khách hoặc uống bia, tốt nhất, nên ở trong nhà, nếu không muốn bị vạ (!)

Nhưng dư luận xã hội nói chung, người dân Quảng Bình và nhất là gia đình 3 người bị nạn trên có quyền đặt câu hỏi: Vì sao, một quan chức lãnh đạo ngành tư pháp tỉnh, chuyên có trách nhiệm xem xét các hành vi vi phạm pháp luật, phạm tội để truy tố, lại có một hành vi đáng "truy tố" hơn cả - đó là lái xe gây tai nạn, rồi rồ ga bỏ trốn, bỏ mặc người bị nạn?

Hành vi đáng xấu hổ đó, ở người bình thường đã là đáng lên án. Ở người nhân danh góp phần tạo nên sự công bằng xã hội, có quyền phán xử tội ác, thì còn đáng lên án gấp bội.

Rất lạ, là tại sao những người có trách nhiệm, có bổn phận thi hành luật pháp, lại ngang nhiên dẫm đạp lên pháp luật? Phải chăng, chính quyền hành đó, đã "trao" cho họ một tâm lý, một cách hành xử không cần luật pháp?

 


 
Suy ngẫm
  Phật nói về mặt trăng !  
  Phép lạ của sự tỉnh thức - Thiền sư Thích Nhất Hạnh  
  Phỏng vấn con mèo  
  Phỏng vấn một cảnh sát hình sự  
  Phỏng vấn một giám khảo  
  Phỏng vấn một khán giả  
  Phỏng vấn một nhà sử học  
  Phỏng vấn một phụ huynh  
  Phỏng vấn một thầy giáo dạy sử  
  Phỏng vấn Ông Bụt  
  Phỏng Vấn Thượng Đế  
  Phủi bụi cho tâm hồn  
  Phương pháp lập nghiệp vĩnh cửu  
  Quả báo khi buông lời ác độc với người khác  
  Quá khứ - hiện tại - tương lai  
  Quả tạ và cọng rơm  
  Qua đường  
  Quán niệm về cái chết để sống có ích  
  Quán niệm về lòng tốt, sự nhiệt tình & hiểu biết  
  Quan sát và lắng nghe  
  Quán Tưởng  
  Qui luật Nhân Quả  
  Quy luật thu hút  
  Quyền thế và đặc lợi  
  Sát sanh và Bệnh tật  
  Say và điên  
  Sinh ký tử quy  
  Sinh Tử Là Việc Lớn  
  Smart - 5 nguyên tắc đặt mục tiêu  
  Số mạng nghiệp báo đồng hay khác?  
  Sống an vui  
  Sống bình an để thiết lập bình an  
  Sống có mục tiêu  
  Sống không hối tiếc  
  Sống lạc quan, tại sao không?  
  Sống lại  
  Sống một mình  
  Sống thành công!  
  Sống thật  
  Sống thứ sinh: Nguồn gốc sự bất hạnh của con người  
  Sống trọn vẹn trong ngày  
  Sống tử tế với nhau  
  Sống và chết  
  Sự hoàn mỹ trong quan hệ  
  Sự khác biệt của những người thành công  
  Sự khác biệt giữa kiêu hãnh và kiêu ngạo  
  Sự khác biệt giữa người thành công và cực kỳ thành công  
  Sự khác nhau giữa phụ nữ ngốc và phụ nữ thông minh  
  Sự nhìn nhận chân thành sẽ giúp bạn thanh thản hơn  
  Sự phát triển của nhân loại trong quan hệ với tri thức  
  Sự phong phú của cuộc sống  
  Sự ra đời của một người mẹ  
  Sự sống trong ta  
  Sự thân tình  
  Sự thật của cuộc đời  
  Sự thông minh và sự "chậm lớn" của người Việt  
  Sức mạnh của nụ cười  
  Sức mạnh của sự tĩnh lặng  
  Sức mạnh của trí tuệ cảm xúc  
  Sướng khổ do nghiệp tạo thành  
  Suy Ngẫm Về Sự Thật Cuộc Đời  
  Suy nghĩ về tinh thần Võ Văn Kiệt  
  Tài Năng Thiên Phú  
  Tại sao  
  Tại sao cảm thấy hạnh phúc sẽ tốt cho sức khỏe?  
  Tại sao chúng ta phải sống?  
  Tại sao không nên sát sinh  
  Tại sao phải có một nhà lãnh đạo mạnh mẽ?  
  Tại sao thói xấu khó bỏ?  
  Tâm an bình  
  Tạm dừng  
  Tâm sự người cha  
  Tâm từ tâm  
  Tản mạn về triết lý đời thường  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHẦN GIỚI THIỆU - LỜI NÓI ĐẦU  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHẦN I - SỐNG  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHẦN II - CHẾT  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHẦN III: CHẾT VÀ TÁI SINH  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHẦN IV: KẾT LUẬN  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHỤ LỤC I  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHỤ LỤC II  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHỤ LỤC III  
  Tất cả pháp không cố định  
  TAY TRẮNG LÀM NÊN - Nguyễn Hiến Lê (dịch)  
  Tha Thứ  
  Tha thứ (1)  
  Tha thứ (2)  
  Thái độ của bạn  
  Tham & Sân  
  Thân - Thọ - Tâm - Pháp  
  Thân phận thứ hai của bạn là gì?  
  Thành quả (bạn đạt được trong công việc) - PURPOSE:  
  Thảnh thơi trong ràng buộc  
  Thập nhị nhân duyên  
  Thất bại  
  Thất bại do đâu: tính cách hay số phận  
  Thất bại quý hơn thành công  
  Thất bại để thành công  
  Thật buồn cười  
  Thay đổi quan niệm, thói quen, suy nghĩ và vận mệnh  
Trang 7/9 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9  Trang sau