Suy ngẫm
Suy nghĩ về tinh thần Võ Văn Kiệt

Nhân sắp đến ngày giỗ đầu cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (ngày 8-5 Âm lịch, tức ngày 31-5-2009), Tuần Việt Namxin giới thiệu loạt bài viết của các nhân sĩ, trí thức và những người đã từng gắn bó với Ông.

Dưới đây làbài viết củaGS.Trần Văn Thọ (ĐH Waseda, Nhật Bản)


"Cái khác của Võ Văn Kiệt với nhiều người khác là
ông chủ truơng phải tự giải thoát ra khỏi những ràng buộc tư tưởng và những lý thuyết không còn hợp thời".

Một trong những dấu ấn cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt để lại có lẽ là tư tưởng phóng khoáng luôn ý thức theo kịp thời đại và tầm nhìn chiến lược của một người có trách nhiệm phải lo nghĩ về con đường phát triển đất nước.

Đặc biệt, ý kiến của ông về nguy cơ tụt hậu, về chệch hướng phát triển, về định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn còn mang tính thời sự đối với Việt Nam hiện nay.

Đối với Võ Văn Kiệt, trách nhiệm của người lãnh đạo đất nước là phải làm sao cho cuộc sống của dân chúng ngày được cải thiện, đất nước ngày càng phát triển mạnh mẽ và bền vững để theo kịp đà phát triển của thế giới. Đó là mục tiêu tối thượng. Dĩ nhiên không phải ông là nhà lãnh đạo duy nhất đề ra mục tiêu đó cho hoạt động của mình.

Cái khác của Võ Văn Kiệt với nhiều người khác là ông chủ trương phải tự giải thoát ra khỏi những ràng buộc tư tưởng và những lý thuyết không còn hợp thời, những nhận định về thế giới đã trở thành sản phẩm của lịch sử để từ đó phát huy nội lực và tận dụng thời cơ do thế giới mang lại.

Đầu thập niên 1990 tình hình trong nước và thế giới có những thay đổi lớn. Trong nước, sau những cải cách mạnh dạn từ những năm 1988-89, kinh tế dần dần ổn định và nông, công, thương nghiệp bắt đầu khởi sắc. Trước sự vươn lên của các thành phần phi quốc doanh, một số lãnh đạo lo ngại có nguy cơ chệch hướng.

Trên thế giới thì hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Nhiều người trong tầng lớp lãnh đạo VN lo ngại nguy cơ mất chủ nghĩa xã hội. Trong tình hình có khuynh hướng muốn đi ngược lại trào lưu đổi mới, ông Sáu Dân đã mạnh dạn chủ trương rằng đối với Việt Nam nguy cơ tụt hậu mới là vấn đề đáng lo nhất, phải được đặt lên trên tất cả các nguy cơ.

Ông cho rằng cốt lõi của định hướng xã hội chủ nghĩa phải là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, và phát triển phải gắn liền với giữ gìn độc lập, chủ quyền, gắn liền với phúc lợi xã hội và bảo vệ môi trường.

Khác với chủ trương cho rằng để kinh tế nhà nước mất vai trò chủ đạo là chệch hướng, ông khẳng định rằng nguy cơ chệch hướng đang ẩn náu trong nhiều hiện tượng kinh tế xã hội đáng lo như làm ăn trái pháp luật, tham nhũng, cửa quyền, tiêu xài lãng phí và ăn cắp của công.

Nhìn lại khoảng thời gian 15 năm qua ta thấy VN có một số mặt rút ngắn được khoảng cách với các nước chung quanh nhưng không bền vững.
Ảnh minh họa: timnhanh.com

Đó là những ý kiến ông phát biểu cách đây đã trên dưới 15 năm nhưng, rất tiếc, những diễn tiến sau đó cho thấy những vấn đề ấy vẫn phải tiếp tục đặt ra.

Chính vì lẽ đó mà những năm cuối đời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt vẫn còn băn khoăn về nguy cơ tụt hậu và vấn đề chệch hướng. Vào năm 2005, trong bản Đóng góp ý kiến vào Báo cáo tổng kết lý luận và thực tiễn hai mươi năm đổi mới, ông viết:

“Bây giờ chúng ta không thể chỉ đặt ra vấn đề của VN như chuyện trong nhà, mà là chuyện ganh đua với thế giới để tồn tại và phát triển… Thách đố trước mắt là phải phát triển nhanh và bền vững, hội nhập trong độc lập, đi tiếp trong nhịp chung của thế giới, làm sao không vấp ngã, không tụt hậu…

Cần phải trân trọng những cái mới, phải khuyến khích những tìm tòi, những hướng đi mới, không nên khư khư giữ nếp cũ hoặc thỏa mãn với những gì làm được. Nếu chỉ sợ chệch hướng theo một đánh giá nào đó thì thực tế cầm chắc sẽ là tụt hậu. Chẳng lẽ phải đuổi kịp với thiên hạ là chệch hướng, để đất nước tụt hậu ngày càng xa là đúng hướng”.

"Chẳng lẽ phải đuổi kịp với thiên hạ là chệch hướng, để đất nước tụt hậu ngày càng xa là đúng hướng”.
Ảnh: mysinchew.com

Nhìn lại khoảng thời gian 15 năm qua ta thấy VN có một số mặt rút ngắn được khoảng cách với các nước chung quanh nhưng không bền vững. Chẳng hạn thu nhập đầu người tăng hơn nhiều nước khác nhưng môi trường sống bị ô nhiễm trầm trọng.

Nhiều mặt khác của nền kinh tế thì rõ ràng ta còn đang bị tụt hậu. Cơ cấu xuất khẩu không thay đổi nhiều vì công nghiệp trong nước chậm phát triển. Ta chưa có những doanh nghiệp mạnh, có sức vươn ra thị trường thế giới. Tình trạng giáo dục và nghiên cứu khoa học, công nghệ hiện nay càng cho ta lo ngại về nguy cơ tụt hậu sẽ tồn tại lâu dài trong tương lai.

Về vấn đề hội nhập với thế giới, những diễn tiến gần đây cho thấy ưu tư của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt từ nhiều năm trước khi ông mất là có cơ sở. Trong bản Đóng góp ý kiến nói trên, ông viết:

“Một trong những thách thức là sự phát triển kinh tế của chúng ta vẫn tiếp tục lệ thuộc một chiều vào thế giới bên ngoài. Lệ thuộc vốn đầu tư, làm gia công và thương hiệu. Nước nào cũng lệ thuộc lẫn nhau, nhưng vấn đề là ở chỗ làm sao chuyển từ lệ thuộc một chiều và thụ động sang sự lệ thuộc hai chiều và chủ động”.

Dĩ nhiên Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển thấp, không thể có sự đối xứng hoàn toàn trong quan hệ kinh tế với nước ngoài về vốn đầu tư, về cơ cấu xuất nhập khẩu, về vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu, v.v.. Nhưng vấn đề là phải có sự cải thiện liên tục trong vị trí của mình trên thị trường thế giới.

Cụ thể là cơ cấu xuất khẩu phải được chuyển dịch dần lên hướng có hàm lượng công nghệ cao hơn, có giá trị gia tăng lớn hơn; doanh nghiệp trong nước phải nhanh chóng chuyển từ gia công theo đơn đặt hàng nước ngoài tiến tới giai đoạn tự mình thiết kế sản phẩm rồi dần dần tạo thương hiệu cho riêng mình. Có như thế mới cung cấp ngày càng nhiều các mặt hàng công nghiệp có sức cạnh tranh mạnh và có hàm lượng giá trị cao trên thị trường thế giới và nhập siêu trong cán cân thương mại mới thu hẹp dần.

Rất tiếc hiện nay những nỗ lực thúc đẩy doanh nghiệp VN hội nhập chủ động, tích cực với ý nghĩa như vừa nói còn quá yếu. Nhập siêu tiếp tục tăng và phần lớn là nhập siêu với Trung Quốc. Chính sách khai thác tài nguyên xuất khẩu sang TQ nếu thực hiện có thể sẽ làm cho nguy cơ tụt hậu của VN lớn hơn nữa.

Những vấn đề trước mắt càng làm ta nhớ về cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

  • GS Trần Văn Thọ (Đại học Waseda, Tokyo)
 


 
Suy ngẫm
  Tài Năng Thiên Phú  
  Tại sao  
  Tại sao cảm thấy hạnh phúc sẽ tốt cho sức khỏe?  
  Tại sao chúng ta phải sống?  
  Tại sao không nên sát sinh  
  Tại sao phải có một nhà lãnh đạo mạnh mẽ?  
  Tại sao thói xấu khó bỏ?  
  Tâm an bình  
  Tạm dừng  
  Tâm sự người cha  
  Tâm từ tâm  
  Tản mạn về triết lý đời thường  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHẦN GIỚI THIỆU - LỜI NÓI ĐẦU  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHẦN I - SỐNG  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHẦN II - CHẾT  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHẦN III: CHẾT VÀ TÁI SINH  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHẦN IV: KẾT LUẬN  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHỤ LỤC I  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHỤ LỤC II  
  TẠNG THƯ SỐNG - CHẾT / PHỤ LỤC III  
  Tất cả pháp không cố định  
  TAY TRẮNG LÀM NÊN - Nguyễn Hiến Lê (dịch)  
  Tha Thứ  
  Tha thứ (1)  
  Tha thứ (2)  
  Thái độ của bạn  
  Tham & Sân  
  Thân - Thọ - Tâm - Pháp  
  Thân phận thứ hai của bạn là gì?  
  Thành quả (bạn đạt được trong công việc) - PURPOSE:  
  Thảnh thơi trong ràng buộc  
  Thập nhị nhân duyên  
  Thất bại  
  Thất bại do đâu: tính cách hay số phận  
  Thất bại quý hơn thành công  
  Thất bại để thành công  
  Thật buồn cười  
  Thay đổi quan niệm, thói quen, suy nghĩ và vận mệnh  
  Thay đổi thế giới của bạn chỉ với 3 câu hỏi đơn giản  
  Thế giới sau khi chết  
  Thế giới tự do  
  Thế nào gọi là nhìn sâu?  
  Thế nào là anh hùng  
  Thế nào là khó và dễ?  
  Thích và yêu  
  Thiên chúa tạo dựng con người  
  Thói quen thứ 8 của Stephen Covey  
  Thông - Thiên - Học  
  Thông điệp tình yêu  
  Thư gởi cho Con  
  Thưa thầy hạnh phúc là gì?  
  Thuốc chữa bệnh thất tình  
  Thương hiệu cá nhân đích thực - TS.HUBERT RAMPERSAD  
  Thưởng thức kỹ càng  
  Thương yêu là thông cảm  
  Thượng Đế hỏi gì?  
  Thượng Đế đã ban cho tôi sách vở cùng lúc với bóng tối.  
  Tiền bạc  
  Tiếng nói của cuộc sống  
  Tiếp thị sự tử tế  
  Tìm kiếm những điều tốt đẹp  
  Tìm Kiếm Tình Yêu  
  Tìm việc khó hay giữ việc khó ?  
  Tình bạn & tình yêu  
  Tình bạn trong đời  
  Tinh thần phấn chấn  
  Tình thương chân thật là bình đẳng  
  Tình thương sẽ không còn - khi người ta cần ngon miệng  
  Tình yêu và chiến tranh  
  Tìm sứ mệnh  
  Tội & Phước  
  Tôi học được rằng  
  Tôi muốn nói cảm ơn...  
  Tôi sẽ ngừng than vãn!  
  Tóm tắt căn bản về Phật giáo  
  Tranh Minh Họa Kinh Nhân Quả  
  Trẻ Em Học Được Gì Từ Cuộc Sống  
  Trí thức salon?: Cái nhìn ghê gớm của Lê Thị Liên Hoan  
  Trích dịch vài danh ngôn để đời của Đức Dalai Lama  
  Trước khi  
  Từ - Bi - Hỷ - Xả  
  Tu cái miệng là tu hơn nửa đời người  
  Từ con số không!  
  Tu hành không phải là buông bỏ, mà là để hiểu lẽ hoán đổi  
  Tự hoàn thiện chính mình  
  Tu là cầu bình an hay sửa đổi xấu thành tốt  
  Tự nhận thức là tố chất của lãnh đạo xuất chúng  
  Tự quán chiếu bản thân  
  Tự tìm cho ta sự thảnh thơi  
  Tuổi trẻ với hạnh nhẫn nhục  
  Tuổi trẻ với lòng từ bi  
  Tuổi trẻ với vấn đề diệt dục  
  Tuổi trẻ với vấn đề giải thoát  
  Tuổi trẻ với vấn đề hổ thẹn - HT. Thích Thanh Từ  
  Tuổi trẻ với vấn đề trí tuệ  
  Tướng mệnh của người thông minh  
  Tướng mũi không lo thiếu tiền xài  
  Tướng Trung Quốc bàn về niềm tin và đạo đức  
  Ước mơ và sự thành công  
  Văn hóa làng xã và triết lý phát triển  
Trang 7/9 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9  Trang sau