Suy ngẫm
Thế giới sau khi chết
 
Gần đây, trên website Khải Minh tôi thấy bài viết rất thú vị của tác giả 啟明思郎về "Lý Giải Khúc Mắc Thiên Đàng Địa Ngục”, mang nhiều ý nghĩa cho cuộc sống tâm linh, tôi rất thích. Thay lời cám ơn, tôi cũng muốn chia sẻ với các bạn một bài viết có chủ đề về địa hạt tâm linh… 2 năm trước, tôi du lịch Canada, tình cờ trên tủ sach nhà em vợ thấy cuốn [Tây Tạng Sanh Tử Thư], tôi rất thích cuốn sách này, người em đã tặng cho tôi và tôi đã mang nó về Mỹ. Hôm nay, tôi muốn chia sẻ những tài liệu hữu ích trong cuốn sách này với các bạn , vì giới hạn bản quyền tôi không thể đăng nguyên văn bằng tiếng Hoa lên website, và cũng tiện cho các đọc giả Việt ngữ. Tôi sẽ trích đoạn trong cuốn sách này và soạn từ tiếng Hoa sang Việt, và sẽ đăng từng phần trên website KM, đề các bạn cùng nhau tìm hiểu về thế giới sau khi chết.

(Nếu bạn có thể đọc tiếng Hoa, hãy tìm cuốn sách《西藏生死書》để đọc nguyên văn).

- Giới thiệu về nguyên tác giả:

Padmasambhava (Liên-Hoa-Sanh đại sĩ) là người Ấn-Độ cổ đại, Thế kỷ thứ tám đã đến Tây-Tạng truyền bá Phật giáo Mật tông. Tây-Tạng Sanh Tử Thư là một tác phẩm kinh điển lưu truyền về sự chết và sự giải thoát của Phật giáo Tây-Tạng. Những giai đoạn để đối phó trong thế giới Trung-Ấm sau khi chết, mà còn truyền đạt cho người đọc một thông điệp - chúng ta thực sự có thể chuẩn bị tinh thần và vượt qua sự hoảng sợ trước khi lâm chung. Cái chết không có nghĩa là kết thúc của tất cả mọi thứ, cái chết được xem như là một cơ hội thoát ly sanh tử hay luân hồi. Kiệt tác cổ điển này sẽ hướng dẫn và chỉ đạo chúng ta để thấu hiểu bản chất của sự sống và chết, cái nhìn sâu sắc vào thế giới sau khi tử vong, và cuối cùng viên mãn tự cứu và giải thoát.

Tất cả mọi người sớm hay muộn cũng phải đối diện với cái chết. Làm thế nào để tiếp thu được cái chết, làm thế nào để giúp đỡ gia đình và người hấp hối đối diện với tử vong, hoặc hộ niệm cho người lâm chung kết thúc trong thời điểm cuối của cuộc sống, cuối cùng an nhiên độ qua cảnh tượng hải hùng để chấp nhận sự phân rã vật lý của cơ thể. Cuốn sách này sẽ khám phá những bí ẩn của sự chết và phá giải mật mã về luân hồi và siêu thoát.

- Bốn Mươi Chín Ngày Sau Khi Chết:

Bốn mươi chín ngày (bảy thất) sau khi chết, nhận thức của người chết sẽ đi vè đâu? Lâm chung (Ngũ đại phân giải) là gì? Thân nhân và bạn bè có thể làm gì bên cạnh nỗi đau vô vọng? kiệt tác cổ điển Phật giáo Tây-Tạng cách đây 1,200 năm đã giải thích tường tận hành trình 49 ngày sau khi chết, đã tường thuật chi tiết về sự huyền bí của thế giới Trung Ấm sau cái chết.

- Trung - Ấm là gì:

49 ngày Sau khi chết gọi là thời kỳ Thân-Trung-Ấm (中陰身), trong thời gian này, người quá cố không nhận thức được hay không chấp nhận minh đã chết, nên thần thức vẵn còn lẩn quẩn bên gia đình, người thân hay nơi tử vong, do đó, người ta thường cầu nguyện công đức cúng dường theo đức tin Phật giáo. để người quá cố được ra đi một cách dể dàng, thời điểm này là quá trình chúng sinh từ sống sang cõi chết, khoảng thời gian quá độ chuyển tiếp giữa kiếp này sang kiếp khác....

PHẦN 1 - BƯỚC SANG NGƯỠNG CỬA CÁI CHẾT

Ai cũng không thể tránh khỏi quy luật của tự nhiên "Sanh, Lảo, Bịnh, Tử”, cái chết không loại trừ bất cứ người nào, ai cũng biết rồi cũng sẽ đến lúc mình "ra đi” và không được báo trước. nhưng có mấy ai chuẩn bị khi chuyện này xảy ra, không những vậy, nhiều người còn sợ không dám nhắc đến hay nghĩ đến.

- Có phải chết rồi là hoàn toàn hết không?

- Có thế giới bên kia (cõi âm) hay không?

- Nếu có, thì chết rồi sẽ ra sao, và sẽ đi đâu?

- Người tu hành và người ác sau khi chết sẽ ra sao?

- Chết rồi có thể về nhà hay nhìn thấy người thân được không?

- Khi mất, xác nên chôn hay thiêu?

- Người trong gia đình có thể giúp được gì khì người thân sắp lìa đời.

- Bảy thất quan trong như thế nào đối với người vừa qua đời.

- Những điều gì cần biết sau cõi chết.

- Bao lâu mới được đầu thai v.v…

Nếu bạn muốn tìm hiểu những câu trả lời trên với niềm tin tôn giáo hoặc tò mò muốn biết thêm chi tiếc, xin hãy đọc ”Tây Tạng Sanh Tử Thư” nguyên tác giả Liên Hoa Sanh đại sĩ, bài soạn Việt ngữ của Tạ Quốc Hưng sẽ đăng trên website:

khaiminhnhatranh.net

Tài Liệu Tham Khảo:

Tây Tạng Sanh Tử Thư (Liên-Hoa-Sanh đại sĩ)

Bí Ẩn Sau Cõi Chết (Đoàn Văn Thông)

How To Be Born Again (Billy Graham)

Life After Death (Elizabeth Hanley)

Death and Immortality (Phillips D.Z.)

The Next World (R. Crookall)

1.1. NGUYÊN NHÂN CÁI CHẾT

Người chết có hai nguyên nhân: Cái chết quá sớm và cái chết tự nhiên vì thọ mệnh bị cạn kiệt. Chết quá sớm có thể cải biến tuổi thọ được thông qua việc tu hành học Pháp. Nhưng nếu nguyên nhân cái chết vì thọ mệnh hao tán của tự nhiên, sẽ không có cách nào có thể thay đổi, bạn phải sẵn sàng để ra đi. Chúng ta hãy nhìn vào hai nguyên nhân của sự chết: Sự hao tán thọ mệnh của tự nhiên, và sự kết thúc cuộc sống quá sớm gây ra bởi bệnh tật hoặc tai nạn.

1.2. SỰ HAO TÁN THỌ MỆNH CỦA TỰ NHIÊN

Bởi vì Nghiệp của chúng ta, nên mõi người đều có một tuổi thọ nhất định, khi nó hao tán, thì không thể tiếp tục được. nhưng đối với những vị cao tăng hoặc những vị thượng sư, họ có thể khắc phục hạn chế này để kéo dài tuổi thọ. Tây Tạng có một truyền thống là người thầy thường cho đệ tử biết họ sẽ sống được bao lâu, vì họ có thể thông qua sức mạnh của nhân duyên tu hành, làm việc công đức và các yếu tố khác, họ có thể sống lâu hơn.

1.3. CHẾT QUÁ SỚM

Mặt khác, nếu vì một lý do nào để dẫn đến cái chết, trường họp này tương đối dể thay đổi, tất nhiên, cái chết phải là biết trước. Sách Y học Tây Tạng và Trung-Ấm-Giáo-Pháp có đề cập đến những dấu hiệu cảnh báo của cái chết, đôi khi nhận biết tử vong trong vòng một vài năm hoặc vài tháng, hoặc nhận biết một vài tuần hoặc một vài ngày của cái chết. Bao gồm các dấu hiệu vật lý của cơ thể, chẳng hạn như màu da thay đổi, có mùi vị đặc biệt hoặc thay đổi đáng kể trong sự hô hấp của bệnh nhân, hoặc trong giấc mơ, hay có thể quan sát qua những cử chỉ bất bình thường. Tuy nhiên, chỉ một số ít người có trí thức chuyên môn mới giải thích được những hiện tượng này. Mục đích là cảnh báo trước mạng sống của người này đang gặp nguy hiểm, đồng thời nhắc nhở người này cần phải tu luyện để kéo dài thêm tuổi thọ trước khi chuyện xấu này xảy ra.

Sự tu hành của chúng ta cũng là sự tích luỷ của "công đức", do đó, sẽ mang lại sức khỏe và giúp chúng ta sống lâu hơn, Một vị tu hành tốt, có thể thông qua việc tu hành để thể chất sinh lý và tinh thần của mình được hoàn chỉnh, đây là nguồn trị liệu lớn nhất, cũng là nguồn kháng cự để bảo vệ và chống lại bệnh tật hữu hiệu nhất.

Ngoài ra, còn có Diên-Thọ-Pháp-Môn (延壽法門), pháp môn này có thể thông qua sức mạnh của Thiền-Định (禪定) và Quán-Tưởng (觀想), hấp thụ Địa, Thuỷ, Hoả, Phong, Tứ-Đại và Khí của vũ trụ. Khi năng lượng của chúng ta bị yếu và không bình hành, pháp môn này có thể giúp tăng cường và đều hòa Khí của chúng ta để kéo dài thêm tuổi thọ. Có rất nhiều phương pháp giúp nâng cao tuổi thọ, như cứu các động vật sắp bị giết, mua họ về và phóng sanh là cách thường thấy, phóng sanh rất phổ biến ở Tây Tạng và vùng Hy-Mã-Lạp-Sơn, người ta thường đi đến các chợ để mua cá, và sau đó phóng sanh, theo luật Nghiệp-Quả của tự nhiên, tước đi sanh mệnh hoặc làm tổn thương chúng sinh khác, dĩ nhiên sẽ giảm ngắn tuổi thọ của chúng ta, ngược lại, nếu cứu sống chúng sinh, sẽ kéo dài thêm cuộc sống của chúng ta.

PHẦN 2 - "ĐAU KHỔ" CỦA LÂM-CHUNG-TRUNG-ẤM (臨終中陰)

Khoảng thời gian sắp lâm chung đến khi Nội-Hô-Hấp đình chỉ, hoặc trong giai đoạn xảy ra những triệu chứng của sự tử vong, được gọi là Lâm-Chung-Trung-Ấn, là quá trình "Đau Khổ", bởi vì nếu chúng ta không chuẩn bị cho cái chết, đó hẳn là một kinh nghiệm rất đau đớn.

Ngay cả đối với một vị tu hành, quá trình của tử vong cũng có thể rất là đau đớn, bởi vì sự mất đi của thân xác và những kinh nghiệm tích luỷ rất khó khăn trong suốt cuộc sống thực tại. Nếu đã nghe giáo pháp để hiểu được ý nghĩa của cái chết, bạn biết thời điểm cái chết sẽ đến, khi Địa-Quang-Minh (地光明) xuất hiện, sẽ ẩn tàng một hy vọng rất lớn. Tuy nhiên, điểm quan trọng là chúng ta có thể nhận chứng ra không, khi còn sống chúng ta nên thông qua tu hành để ổn định sự nhận chứng của tâm tánh.

Tuy nhiên, nhiều người không tu hành, không thực sự biết gì về cái chết. Đột nhiên toàn bộ cuộc sống và thực tại sẽ tiêu tan biến mất, điều đó rất là khủng khiếp, vì không biết những gì sẽ xảy ra, hoặc sẽ đi về đâu. vì khi còn sống ít ai chuẩn bị gì cho cái chết, hầu như tất cả những người chăm sóc cho người sắp lâm chung đều biết, sự lo âu thậm chí làm tăng thêm những đau đớn cho thể xác. Nếu chúng ta không chăm sóc tốt cho cuộc sống riêng mình, có hành vi xấu và tổn thương đến người khác, chúng ta sẽ cảm thấy tội lỗi và hoảng sợ. Nhưng nếu có sự hiểu biết về Trung-Ấm-Giáo-Pháp, dù chưa tu tập hoặc chứng ngộ, cũng ít nhiều mang lại cho chúng ta niềm an ủi và hy vọng.

2.1. QUÁ TRÌNH CỦA CÁI CHẾT

Kinh Tây Tạng thuyết minh rất kỷ về quá trình của Tử Vong, chủ yếu bao gồm hai giai đoạn của sự phân hủy, Ngoại-Phân-Hủy và Nội-Phân-Hủy, Ngoại-Phân-Hủy là sự phân hủy của Ngũ-Căn và Ngũ- Đại, Nội-Phân-Hủy là sự phân hủy của ý niệm và cảm xúc. Đầu tiên Chúng ta cần hiểu các thành phần cấu tạo của cơ thể và Tâm, chúng sẽ bị tiêu tan khi chết.

Cơ thể con người được tồn tại qua sự quyết định của năm yếu tố, Địa, Thuỷ, Hoả, Phong, và Khí. Thông qua Ngũ- Đại, cơ thể chúng ta mới được tạo thành và duy trì, khi chết Ngũ- Đại sẽ bị phân hủy. Ngũ- Đại sẽ quyết định phương thức sống của chúng ta, điều thú vị là: Tiềm năng và tính chất của Ngoại-Ngũ-Đại cũng tồn tại và hổ động trong Tâm, Tâm có thể dung nạp những kinh nghiệm khác nhau là tính chất của Địa-Đại, tính liên tục và tính khả tố là tính chất của Thuỷ-Đại, sự minh mẫn và cảm thụ là tính chất của Hoả-Đại, sự liên tục hoạt động là tính chất của Phong-Địa, bao la vô biên là tính chất của Không-Đại.

Ý thức cảm quan của cơ thể được tạo ra bởi Tâm, Nhục, Cốt, cơ quan tị giác嗅覺(鼻根) là Địa Đại. Huyết, cơ quan vị giác味覺(舌根) và dịch thể là Thuỷ đại. Nhiệt độ, sắc tố, cơ quan thị giác視覺(眼根) là Hoả đại. Hô hấp, cơ quan xúc giác觸覺(身根) là Phong- Đại. Huyệt trong cơ thể, cơ quan thính giác聽覺(耳根) là Không-Đại.

Khi qua đời, tất cả những yếu tố này sẽ bị phân hủy. Quá trình chết là một quá trình phức tạp và liên quan lẩn nhau, cơ thể và Tâm đồng thời tan rã. Khi ngừng thở, các chức năng cơ thể và cảm giác cũng biến mất. và sự hỗ trợ của khí cũng không tồn tại, Ngũ-Đại từ từ phân hủy. kết quả trong mọi giai đoạn phân hủy, sẽ ảnh hưởng cả hai phương diện thể chất và tinh thần của người lâm chung, những dấu hiệu này sẽ biểu hiện ra từ cơ thể vật lý bên ngoài và tinh thần bên trong.

2.2. TƯ THẾ LÂM CHUNG

Theo truyền thống, tư thế được đề nghị thường nằm bên phải, mà cũng là tư thế Phật-Đà nhập niết bàn, tay trái để trên đùi trái, tay phải để dưới quai hàm, đóng mũi phải. hai chân thân triển, hơi cong. Vì một số khí mạch ở bên phải của cơ thể sẽ gây ra Nghiệp- Khí của Vô-Minh (無明的 ”業氣” ). Tư thế nằm bên phải, sẽ đè nén trên những khí mạch này, đồng thời đóng mũi bên phải, cũng có thể giúp chặn lại những khí mạch Vô-Minh.

Khi cái chết sảy ra, Minh-Quang (明光) xuất hiện, lúc này sẽ có thể giúp người lâm chung nhận chúng được nó. Tư thế này cũng có thể giúp Ý -Thức rời khỏi cơ thể từ Phạm-Huyệt (梵穴) của Đỉnh-Luân (頂輪), bởi vì các đường mạch khác đã bị chặn, Ý-Thức chỉ còn một lối ra duy nhất.

PHẦN 3 - NGOẠI PHÂN HỦY(外分解):

3.1. NGŨ CĂN VÀ NGŨ ĐẠI(五根和五大)

Ngoại-Phân-Hủy là phân giải của Ngũ-Căn và Ngũ-Đại. Khi cái chết đến, những kinh nghiệm của phân hủy sẽ như thế nào?

Đầu tiên, có thể nhận thức được Ngũ-Căn bắt đầu ngưng hoạt động. Nếu người thân và bạn bè đứng nói chuyện gần giường người sắp quá cố, đến một điểm nào, người sắp quá cố chỉ còn nghe tiếng,nhưng không thể nhân biết họ đang nói gì, điều đó có nghĩa là nhĩ thức đã ngừng làm việc. Khi nhìn một vật gì phia trước, chỉ có thể nhận thấy hình dáng lờ mờ không rõ chi tiết, nghĩa là nhãn thức đã không còn hoạt động. Tình hình tương tự cũng sẽ xảy ra ở mũi, lưỡi và thân.

Khi những cảm giác của mắt, tai, mũi, lưỡi và thân thể không còn hoạt động nữa, lúc này chính là giai đoạn đầu của quá trình phân hủy.

3.2. BỐN GIAI ĐOẠN TIẾP THEO LÀ SỰ PHÂN HỦY CỦA TỨ-ĐẠI:

3.2.1. ĐỊA-ĐẠI:

Cơ thể bắt đầu mất hết sức lực, không ngồi được, không thể thẳng người, và không thể nắm bất cứ cái gì. không cách nào chống đầu lên, mà dường như rơi chìm xuống đất sâu, hoặc bị một áp lực nghiền nát, cảm thấy bất kỳ tư thế nào cũng không thoải mái. Khuôn mặt trở thành nhợt nhạt, rất khó mở mắt hoặc nhắm mắt. Khi sắc uẩn (色蘊) phân hủy, cơ thể cảm thấy rất là nhuyễn nhược vô lực, tâm thần bị bối rối, sau đó rơi vào trạng thái hôn mê.

(Ngũ uẩn, là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành và Thức. (五蘊,就是色,受,想,行,識).

Ngũ uẩn đại diện cho sự cấu trúc liên tục của tâm lý con người, cấu thành yếu tố kinh nghiệm và chấp chước của cái ngã, cũng là cơ sở đau khổ của luân hồi.)

Đây là dấu hiệu giải thể từ Địa-Đại hòa nhập (溶入) Thuỷ-Đại. Điều này có nghĩa rằng Địa-Đại không thể cung cấp cơ sở ý thức nữa, trong khi đó khả năng Thuỷ-Đại càng ngày càng minh hiển hơn. Vì vậy, tâm sẽ xuất hiện những huyễn tượng ánh sáng lấp lánh.

3.2.2. THUỶ-ĐẠI

Người quá cố không thể kiểm soát những dịch thể (液體) của cơ thể. Nước mũi, nước dãi, nước mắt sẽ chảy ra, nước tiểu có thể bị thất cấm(失禁). Lưỡi cứng không thể cử động, mắt bắt đầu cảm thấy khô, đôi môi rũ xuống và nhợt nhạt không có huyết sắc, miệng và cổ họng cảm giác như bị bóp nghẹt, trở nên rất khát nước. bắp cơ run rẩy và rút lại, cảm giác của cái chết bắctđầu bao phủ. Khi Thụ-Uẩn (受蘊) phân giải, cơ thể cảm giác rất yếu ớt, luân phiên xuất hiện đau khổ và vui sướng, nóng lạnh. Tâm trở nên mơ hồ, cáu gắt và căng thẳng. cảm thấy ngộp thở như khi bị rơi xuống biển chết đuối, hoặc bị con sông cuốn trôi.

Đây là dấu hiệu Thuỷ-Đại đang nhập Hoả-Đại, lúc này Hoả-Đại thay thế hỗ trợ cho ý thức, tâm sẽ cảm nhận như bị làng khói mỏng hoặc sương mù bao phủ.

3.2.3. HOẢ-ĐẠI

Miệng và mũi khô hoàn toàn, nhiệt độ cơ thể bắt đầu giảm, thường thì bắt đầu lạnh từ bàn chân, tay và cuối cùng là tim. Dường như có nhiệt độ bóc từ Đính-Luân(頂輪), hơi thở thông qua miệng và mũi, sẽ cảm giác là hơi lạnh, sau đó không uống hoặc tiêu hóa được bất cứ điều gì. Khi Uẩn(蘊) phân hủy, Tâm cảm thấy hỗn loạn, không thể nhớ tên của người nhà hay bạn bè, hoặc thậm chí không nhận ra họ là ai, vì âm thanh và thị giác đã không còn hoặt động, càng ngày càng khó nhận thức được những gì xảy ra chung quanh họ.

Trong tâm cảm thấy như bị thiêu cháy dữ dội, đây cũng là Hoả-Đại đang nhập vào Phong- Đại, chức năng Hỏa-Đại giảm giần, và Phong-Đại sẽ từ từ đảm nhận vai trò của nhận thức, tâm sẽ xuất hiện ánh sáng lấp lánh, cũng giống như đom đóm trong đêm tối.

3.2.4. PHONG-ĐẠI

Hơi thở ngày càng khó khăn, không khí dường như thoát ra trong cổ họng, hơi thở gấp rút và phát ra những âm thanh nặng nề, hơi thở trở nên ngắn và tốn nhiều sức, thở ra trở nên dài hơn, đôi mắt trợn lên, người hoàn toàn không thể cử động được. Khi Hành-Uẩn (行蘊) phân hủy, tâm trở thành hổn loạn, không còn biết những gì về thế giới bên ngoài, tất cả đều trở nên mơ hồ. Đây là giai đoạn cuối cùng của sự cảm giác với môi trường bên ngoài. Lúc này bắt đầu có ảo tưởng và nhìn thấy ảo giác: Nếu khi sống làm nhiều điều xấu, sẽ thấy hình ảnh khủng sợ. Tất cả những hình ảnh hải hùng hoang mang khi còn sống sẽ được tái diễn lại, và thậm chí sợ hãi và muốn khóc. Nếu chúng ta sống thân thiện với lòng từ bi, sẽ nhìn thấy những niềm vui của cảnh thiên đường, gặp những người bạn khả ái và những vị thầy giác ngộ hoặc những thiện nhân, biết rằng qua đời chỉ có an tường, mà không sợ hải.

Kinh nghiệm bên trong của người lâm chung là một cơn cuồng phong quét qua toàn bộ thế giới của họ, cơn lốc xoáy, phá hủy toàn bộ vũ trụ, điều đó không thể tưởng tượng. Đây là dấu hiệu của Phong-Đại hội nhập vào tâm thức, tất cả tụ tập tại Tâm-Luân (心輪) của Khí-Sanh-Mệnh (生命氣). Vì vậy, trái tim sẽ thấy một ngọn đuốc hoặc đèn đang cháy, và toả ra ánh sáng màu đỏ.

Hơi hít vào tiếp tục trở thành ngắn hơn, thời gian thở ra lúc càng lâu hơn. Trong Thời gian này, máu tập trung tiến nhập vào Mạch-Sanh-Mệnh(生命脈) của Tâm-Luân. Ba giọt máu tụ tập lại nhau, một giọt tiếp đến một giọt, sản sanh ba hơi thở dài cuối cùng, rồi đột nhiên ngừng thở.

Chỉ còn ít hơi ấm ở trong tim. Tất cả các dấu hiệu của sự sống đều bị đình chỉ, lúc này thử nghiệm y học hiện đại gọi là "tử vong”, Nhưng các thượng sư Tây Tạng nói rằng quá trình bên trong vẫn còn tiếp tục. Thời gian giữa ngưng thở và Nội-Hô-Hấp (内呼吸) như ăn một bữa ăn, khoảng 20 phút. Nhưng điều này không phải tuyệt đối, toàn bộ tiến trình cũng có thể trãi qua một cách nhanh chóng.

PHẦN 4 - NỘI-PHÂN-HỦY(内分解)

Trong quá trình này, ý niêm và tinh thần sẽ lần lược bị phân hủy, người lâm chung sẽ không còn ý thức được gì.

Lúc này, Bạch-Bồ-Đề di truyền từ cha bị biến mất khi sự hỗ trợ của khí không còn nữa, và sẽ dọc theo Trung-Mạch (中脈) hạ đến Tâm-Luân (心輪), dấu hiệu thể hiện bên ngoài là "một màu trắng sóa " như ánh trăng trên bầu trời. Dấu hiệu bên trong là sự nhận thức trở nên rất rõ ràng, tất cả 33 ý niệm của Sân (三十三種嗔) đều ngừng vận tác, giai đoạn này được gọi là "Hiển-Hiện "(顯現appearance )。

Tiếp theo đó, Hồng-Bồ-Đề di tryuền từ mẹ sau sự hỗ trợ của khí bị biến mất, sẽ theo Trung-Mạch (中脈) thăng lên, dấu hiệu thể hiện bên ngoài là "một màu đỏ thẫm”, giống như mặt trời tỏa sáng trên bầu trời, dấu hiệu bên trong là hạnh phúc mạnh mẽ, bởi tất cả 40 ý niệm của Tham (四十種貪) đều ngừng vận tác, giai đoạn này, được gọi là "Tăng-Trưởng" (增長increase).

Khi Hồng-Bồ-Đề và Bạch-Bồ-Đề hội ngộ tại Tâm-Luân, chúng sẽ bao quanh ý thức ở tâm điểm. Tại thời điểm này, kinh nghiệm giống như trời và đất đã được hội hợp. Dấu hiệu bên ngoài là "một nhóm tối đen”, như thể được bao phủ trong một bầu trời tối thẫm. kinh nghiệm của dấu hiệu bên trong là không còn một ý niệm nào, tất cả 7 ý niệm của Si (七種痴) đều ngừng vận tác, giai đoạn này được gọi là "Hoàn-Toàn-Chứng-Đắc (完全証得full attainment).

Sau đó, khi ý thức hồi tỉnh lại một chút, ánh sáng Địa-Quang-Minh (地光明) sẽ xuất hiện, giống như bầu trời tinh khiết, không có mây và sương mù, còn được gọi là Tử-Vong-Minh-Quang-Đích-Tâm (死亡明光的心the mind of clear light of death), đây là nhận thức sau nhất trong tâm, còn được gọi là Phật-Tính, là nguồn gốc thực sự của ý thức. sự liên tục thể của tâm, thậm chí còn tiếp tục mở rộng đến khi thành Phật. (這種心的連續體continuum of mind,甚至會延續到成佛).

Tất cả chúng sinh, bao gồm những côn trùng vi nhỏ nhất, cũng phải trải qua quá trình này. Nếu tử vong vì tai nạn bất ngờ, quá trình này vẫn sẽ xảy ra, nhưng nó sẽ xảy ra rất nhanh.

Trong sự hiểu biết về quá trình xảy ra Ngoại-Phân-Huỷ và Nội-Phân-Hủy, điều đơn giản nhất là xem nó như sự phân hủy dần dần và liên tục của cơ thể và tâm trí, cho đến cuối cùng khi ý thức hiển lộ Địa-Quang-Minh.

PHẦN 5 - KINH NGHIỆM CỦA THÂN-TRUNG- ẤM

Trong vài tuần đầu tiên của Thân-Trung-Ấm(中陰身), tùy thuộc vào người quá cố là đàn ông hay đàn bà trong kiếp trước. Họ không biết mình đã chết, nên về nhà để gặp gia đình và người thân. Họ cố gắng nói chuyện hay chạm vào vai của người thân, nhưng người thân không trả lời, và cũng không nhận thức sự tồn tại của họ. Mặc dù họ ra sức tìm cách gây sự chú ý, nhưng vẫn không thể được. Khi thấy người thân đau lòng và buồn bã khóc thương vì cái chết của mình, người quá cố chỉ có khả năng để quan sát, họ cố gắng sử dụng vật dùng của mình, nhưng không được. Trên bàn ăn không còn chỗ ngồi của họ, người thân hay bạn bè đang xử dụng đồ riêng của họ. Họ cảm thấy giận dữ và phẫn nộ, tổn thương và thất vọng, "Giống như cá bị thụ khổ trong cát nóng."

Nếu người quá cố chấp trước với thân xác của họ, hay thậm chí cố gắng để tái nhập vào cơ thể hoặc lưu nán lại xung quanh, kết quả vẫn vô ích. Trong trường hợp cực đoan, Thân-Trung- Âm lơ lửng bên cạnh các vật dụng hoặc nhục thể bồi hồi vài tuần hoặc thậm chí vài năm, mà cảnh nhiên vẫn không biết trên thực tế mình đã chết. Chỉ khi nhận biết họ không có hình bóng, không phản ánh trong gương, không lưu lại dấu chân trên mặt đất, và cuối cùng họ mới hiểu rằng mình đã chết. Thật là một sự kinh hoàng mà họ không thể chấp nhận được khi biết mình đã tử vong.

Tại Thụ-Sanh-Trung-Ấm(受生中陰), người quá cố sẽ trải nghiệm sự lập lại của cuộc sống trong quá khứ, trải nghiệm lại mọi chi tiết của cuộc sống trước đây, đi thăm lại tất cả mọi nơi mà họ đã từng đến. Cứ bảy ngày, người quá cố bị buộc tái thứ lập lại những kinh nghiệm đau đớn của cái chết. Nếu là qua đời một cách an tường, sẽ mang trạng thái thanh thản của tâm trí, nếu chết một cách đau khổ, tâm cảnh sẽ mang trạng thái đau đớn. Hãy nhớ rằng, cường độ ý thức lúc này là bảy lần mạnh hơn khi còn sống, trong giai đoạn nhanh chóng của Thụ-Sanh-Trung-Ấm, toàn bộ ác nghiệp của cuộc sống trong quá khứ sẽ trở lai một cách tập trung và hỗn loạn.

Người quá cố sẽ bối rối và cô đơn lang thang trong thế giới Trung-Ấm, như trong một giấc mơ cuồng liệt, tưởng rằng mình vẫn có một cơ thể vật lý, và tin rằng họ vẫn còn thân xát tồn tại. Tuy nhiên, những kinh nghiệm trong giai đoạn Thụ-Sanh-Trung-Ấm chỉ do sự phát sinh bởi thói quen và nghiệp ngã của người quá cố.

Người quá cố sẽ nghe thấy tiếng ồn lớn gây ra bởi Tứ-Đại(四大), Địa, Thuỷ, Hoả, Phong, tiếng tuyết băng rơi không ngừng, tiếng sống hải hùng, tiếng ầm ầm phun trào dữ dội của núi lửa, hay những âm thanh khiếp sợ của cơn cuồng phong. Họ cố gắng chạy chốn để thoát khỏi những tiếng ồn này trong bóng tối sợ hãi, 3 vực thẳm khác nhau (trắng, đỏ, đen), sâu khủng khiếp và đáng sợ sẽ tách ra trước mặt, đây là vực thẳm của lòng Tham, Sân và Si của chính họ. Họ bị tấn công bởi bạo phong, mưa đá và máu, nghe thấy tiếng khóc kêu la kinh khủng, và bị truy bắt bởi ma quỷ ăn thịt và mãnh thú.

Người quá cố sẽ bị cơn lóc Nghiệp-Phong (業風) vô tình thổi không ngừng, họ không thể cố định trên mặt đất. Trong thời điểm này, sự khủng khiếp sẽ không thể chịu đựng nổi, cơn Nghiệp-Phong xoáy vô cùng mạnh mẽ, thúc đẩy họ từ phía sau. Họ hoàn toàn bị chinh phục trong sự sợ hãi, giống như ngọn cỏ trong cơn cuồn phong, và họ bất lực lang thang trong u ám đen tối của thế giới Trung-Ấm. vừa đói vừa khát rất là đau khổ, họ đi khắp nơi tìm chổ trú ẩn. Suy nghĩ của họ thay đổi từng giây phút, những suy nghĩ này khiến họ càng bị hút mạnh vào Cảnh-Giới-Của-Tập(集的境界). Trong tâm họ, rất khát vọng có đựơc nhục thân, nhưng không thể tìm thấy, đó còn làm cho họ càng đau đớn và hoảng sợ hơn.

Toàn bộ cảnh tượng và môi trường trong thế giới Trung-Ấm được tạo thành do Nghiệp-Tố của người quá cố, những mộng tượng này do sự Vô-Minh của họ mà tạo thành. Nếu khi sống, họ là một ngưòi hành thiện hoặc người tu hành, thì niệm đầu của họ sẽ được niềm vui và an lạc trong thế giới Trung-Ấm, ngược lại, nếu khi sống đã làm tổn hại đến người khác, tất nhiên họ sẽ rất đau đớn và sợ hãi. Vì vậy, các ngư phu, đồ phu và những kẽ giết người sẽ thấy cảnh tưỡng công kích bởi những người bị họ sát hại khi còn sống.

Chi tiết của những cuộc khảo cứu về kinh nghiệm Gần-Cái-Chết(瀕死經驗), đặc biệt là trong các hiện tượng "Sanh-Mệnh-Hồi-Cố"(生命回顧), chúng ta có thể tưởng tượng được sự khủng sợ, đau khổ và hoang mang của các lãnh chúa độc tài, những kẻ khủng bố hoặc những tên côn đồ trong thế giới Trung-Ấm, " Sanh-Mệnh-Hồi-Cố " dường như cho chúng ta biết kinh nghiệm sau khi chết trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến tất cả sự đau đớn mà chúng ta đã gây ra cho người khác.

PHẦN 6 – THỤ SANH TRUNG ẤM (受生中陰)

Đối với hầu hết mọi người, kinh nghiệm của cái chết là kết thúc của quá trình chết, tiến vào trạng thái của sự hủy diệt tiêu thất. Trong sự phân hủy nhanh chóng của ba giai đoạn. Bạch-Bồ-Đề (白菩提) của cha và Hồng-Bồ-Đề (红菩提) của mẹ sẽ hội họp tại Tâm-Luân (心輪), được gọi là "Hoàn Toàn Chứng Đắc” (完全証得) sẽ phát sinh. Địa-Quang-Minh (地光明) hiển hiện, nhưng vì người quá cố không nhận chứng được, do đó bước vào một trạng thái hôn mê vô ý thức.

Lần đầu tiên không nhận chứng được, còn được gọi là giai đoạn đầu của Vô-Minh, kinh Tây Tạng gọi là "Ma Rigpa”. Chu kỳ luân hồi tạm bị gián đoạn tại thời điểm tử vong, nhưng lúc này lại bắt đầu một chu kỳ luân hồi khác. Pháp-Tính-Trung-Ấm (法性中陰) lập tức phát sinh, chỉ trong khoảnh khắc rất nhanh, nếu không kịp nhận chứng được. Đây là nhận chứng thất bại lần thứ hai, cũng là giai đoạn hai của Vô-Minh.

Tại thời điểm này, việc đầu tiên người quá cố cảm nhận được là "Trời và Đất như đã bị tách ra”, người quá cố đột nhiên tiến nhập giữa cái chết và bắt đầu chu kỳ của một cuộc sống mới khác trong trạng thái Thân-Trung-Ấm, còn được gọi là Thụ-Sanh-Trung-Ấm(受生中陰), kinh Tây Tạng gọi là sipa bardo, giai đoạn thứ ba của Trung-Ấm trong tử vong.

Do không nhận chứng được Địa-Quang-Minh và Pháp-Tính-Trung-Ấm, tất cả các chủng tử (種子) của Tập Khí (習氣) được kích thích để hồi tỉnh. Vì vậy, Thụ-Sanh-Trung-Ấm được thức tỉnh và tiến nhập vào phôi thai của cuộc sống tiếp theo.

Trong giai đoạn Thụ-Sanh-Trung-Ấm, vì tâm không còn bị hạn chế hay chướng ngại nhục thể của kiếp trước, do đó, cơ hội "Thụ-Sanh" đến một cảnh giới khác sẽ vô giới hạn. Sự Trung-Ấm này bao gồm sự "Tồn Tại” của Ý-Sanh-Thân (意生身) "mental body” bên ngoài và sự "Tồn Tại” của Tâm bên trong.

Trong giai đoạn Thụ-Sanh-Trung-Ấm, Tâm rất là thanh minh và hoạt lực vô hạn, nhưng hướng chuyển động hoàn toàn phụ thuộc vào Nghiệp Lực(業力) của Tập-Khí (習氣) trong kiếp trước. Gọi là "nghiệp" của Thụ-Sanh-Trung-Ấm, Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào nghiệp lực của quá khứ, lúc này ý thức hoàn toàn không thể quyết định được, và bị Nghiệp Lực tác động một cách vô hướng.

Gian đoạn này, Tâm từ từ triển hiện, và tiến đến giai đoạn tiếp theo: từ trạng thái tinh khiết nhất của Địa-Quang-Minh (地光明), ánh sáng và năng lượng của Pháp-Tính-Trung-Ấm hiển hiện, và tiến vào giai đoạn Thụ-Sanh-Trung-Ấm, Tâm đựơc triển hiện với một hình thức cụ thể hơn. Những gì xảy ra trong giai đoạn này, sẽ tương phản với quá trình phân hủy, Phong-Đại(風大) lại xuất hiện, đồng thời, trạng thái hiểu biết về tham, sân, si sẽ đến cùng với Phong-Đại. Sau đó, vì ký ức của Nghiệp-Báo-Thân(業報身) trong quá khứ vẫn còn trong tâm như mới xảy ra, nó sẽ hình thành Ý-Sanh-Thân (意生身).

PHẦN 7 – KẾT LUẬN

Ý nghĩa của bài viết không phải chỉ nhấn mạnh các kinh nghiệm kỳ dị của cãnh giới sau khi chết, nhưng để học tập làm thế nào để mặt đối mặt với cái chết? Thấu qua hiểu biết bản chất tâm tính của trí tuệ, ung dung đối mặt với cái chết, tìm được nơi Tịnh-Độ (淨土) của tâm linh.

Vấn đề thú vị là:

-Bạn biết thế nào để tính 49 ngày sau cái chết?

-Tại sao sẽ thấy ánh sáng sau khi chết? Bạn biết tất cả các loại ánh sáng sẽ đại diện cho một loạt các hướng dẫn gì không?

-Ngũ-Đại phân hủy là gì? Làm thế nào để chuẩn đoán các dấu hiệu của cái chết?

-Bạn biết 49 ngày sau cái chết sẽ gặp 112 vị thần? Và họ sẽ giúp bạn như thế nào?

-Có phương pháp gì để giải thoát khi đối mặt với những thẩm tội của Âm-Giới,?

-Nếu bạn không kịp giải thoát đến nơi Tịnh Độ (淨土), bạn có thể trở lại thế giới này nữa không?

-Làm thế nào để chọn một nơi chốn tốt để được đầu thai?

-Giả như bạn bị đưa vào địa ngục, bạn có thể làm gì để đảo ngược tình hình và trở về trần gian?

-Cẩm nang có thể hoá giải hiểm cảnh của Trung Ấm là gì?

Đây là cuốn sách tìm hiểu về cái chết, và những gì phải đối mặt với thế giới sau khi chết. Làm thế nào để giúp đỡ người lâm chung ra đi một cách nhẹ nhàng không sợ hãi, và làm thế nào chuẩn bị cho cái chết của mình.

Mặc dù tôi chưa hiểu biết gì về tôn giáo Mật tông, cũng không biết niệm Chú, sự thật vẫn còn nhiều vấn đề sâu sắc khó hiểu thấu đáo được, nhưng ít nhất tôi cũng hiểu biết những gì về thế giới sau khi cái chết.

Tây Tạng Sinh Tử Thư được chia ra thành ba chủ đề chính:

1: Sanh

2: Tử Vong

3: chết và tái sinh

I. Sanh

"Nếu chúng ta hy vọng ra đi một cách thanh thản, thì phải tập sống cho thanh thản, nếu chúng ta muốn chết một cách an tường, thì phải bồi dưỡng và tu luyện an tường trong tâm và cuộc sống hàng ngày”. ─ Dalai Lama 14

Từ quan điểm của Phật giáo Tây Tạng, chúng ta có thể chia sự "tồn tại” thành bốn sự liên tục không ngừng và liên quan chặt chẽ của thực thể:

1. Sanh: "Tự-Nhiên-Trung-Ấm” (自然中陰) khi còn sống, Bao gồm toàn bộ quá trình từ sanh đến tử.

2. Tử vong: Sự đau đớn của "Lâm-Chung-Trung-Ấm” (臨終中陰), bắt đầu từ quá trình chết cho đến khi kết thúc của "Nội-Hô-Hấp"(內呼吸).

3. Sau khi chết: "Pháp-Tính-Trung-Ấm” (法性中陰), bao gồm sự thể nghiệm của ánh sáng Tâm-Tính (心性) sau khi chết.

4. Chuyển Thế: "Thụ Sanh Trung- Ấm "受生中陰” của Nghiệp Lực, thường được gọi là "Thân-Trung-Ấm” (中陰身).

tiếp tục cho đến khi đầu thai và được tái sinh với cuộc sống mới.

II. Lâm Chung

"Giúp người lâm chung an tường ra đi và chuẩn bị cho cái chết của chính bản thân mình cũng quan trọng không kém. Nếu chúng ta ra đời mà không có người nào quan tâm và chăm sóc, tất nhiên chúng ta sẽ không thể sống được. Người chết cũng vậy, không thể tự giúp mình, chúng ta phải tận tâm làm hết mọi thứ để giảm sự đau khổ và lo lắng của họ, giúp họ ra đi một cách an tường tự tại. ” ─ Dalai Lama 14

Cuốn sách này đề cập hai điểm về sự giúp đở tinh thần cho người lâm chung: Cấp dưỡng niềm họ hy vọng và tìm thấy sự tha thứ. Khi bạn gần người hấp hối, hãy nhấn mạnh rằng họ làm tốt và đã hoàn thành nhiều vấn đề, để giúp họ cảm thấy cuộc sống là xây dựng và hạnh phúc. Đồng thời, trong một thời điểm thích hợp, nhớnhắc rằng họ cũng có Phật-Tính, khuyến khích họ cố gắng thông qua sự tu tập trong Quan-Tưởng (觀想) để An-Trụ (安住) tại Tâm-Tính, đặc biệt nhắc nhở họ sựđau đớn chỉ là tạm thời, tìm phương pháp tốt nhất để Khải-Phát(啟發), cho họ niềm hy vọng. Ngay cả khi người lâm chung trong tình trạng hôn mê nghiêm trọng,cũng có thể nhận được thông điệp bạn truyền thụ.

III. Tử Vong và Tái Sinh

Trong khoảnh khắc của cái chết, mặc dù chúng ta đã tích lũy một loạt các nghiệp khác nhau. Miễn là chúng ta cố gắng sản sanh lòng thiện, tăng cường và kích thích thiện-Nghiệp (善業), cũng có thể dẫn chúng ta đến sự tái sinh hạnh phúc. -Dalai Lama 14

Khi tử vong, tất cả các thành phần của cơ thể và nhận thức của tâm trí đều bị huỷ diệt, tất cả chân tính bao gồm giác ngộ cũng đều Phân hủy, chỉ để lại bản chất tuyệt đối sơ khai "Địa-Quang-Minh” hoặc” Ánh Sáng”, đây cũng là một cơ hội tốt để giải thoát. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều không nhận thức được.

Liên Hoa Sanh Đại Sĩ cho biết:

"Tất cả chúng sanh đã sống, chết và tái sinh lập đi lập lại vô số lần, tuy nhờ đã kinh nghiệm "Minh-Quang”, nhưng do sự chướng ngại của Vô-Minh, nên họ lang thang vô hạn kỳ trong dòng luân hồi”.

Tất nhiên, chúng ta là những kẻ phàm phu bình thường, được tái sinh hay siêu thoát chỉ thông qua cách tu hành, nếu có thể hồi quy lòng thiện, vẫn có thể được tái sinh hạnh phúc.

Đoạn cuối cuốn sách có viết rằng, trong thế giới này, tốt và ác cùng nhau tồn tại, tần suất của người tốt và kẻ ác khác nhau. Tần suất của những kẻ tà ác không thể đáp ứng các tiêu chuẩn thăng cấp, không thể tái sinh một cách thuận lợi, sẽ cảm nhận nỗi đau khổ trong quá trình nâng cấp, chỉ ở lại trong tâm tối mà không hiểu vì sao.

Kinh Nghiệm Cận Tử Của Người Tây Phương - Mô Tả Sau Cái Chết:

Sẽ Thấy Những Gì Trong Thời Điểm Trước Khi Chết?

Mặc dù kinh nghiệm cận tử xảy ra trong các tình huống khác nhau và có những khác biệt rất lớn, nhưng khi họ tường thuật lại những kinh nghiệm đó, có nhiều sự tương tự trùng hợp không thể bỏ qua, chúng có thể quy nạp thành 14 điều như sau, được sắp xếp thứ tự theo cảm thụ xuất hiện.

1. Biết Tin Đã Chết:

Họ nghe thấy bác sĩ hoặc những người hiện diện tuyên cáo về cái chết của mình, và cảm thấy sự kiệt sức của cơ thể đạt đến cực độ.

2. Thể Nghiệm Niềm Vui:

Gian đoạn đầu có cảm giác an tường và thanh thản dễ chịu. Rồi đầu tiên cảm nhận được nỗi đau, nhưng cảm giác này biến mất rất nhanh, và sau đó thấy mình lơ lửng trong một không gian tối tâm, bao quanh bới một cảm giác rất thoải mái chưa bao giờ có.

3. Âm Thanh Lạ:

Khi cái chết xảy ra, sẽ có một âm thanh kỳ lạ phiêu nhiên nổi lên. Một người phụ nữ trẻ cho biết cô nghe thấy một âm thanh tương tự như nhạc khúc, giai điệu mỹ diệu du dương.

4. Tiến Vào Một Hố Đen:

Có người phản ảnh cho biết, họ như bất ngờ bị kéo vào một không gian âm tối. và bắt đầu có cảm nhận, nó giống như một trụ thể không có không khí, cảm giác như một khu vực chuyển tiếp, một bên là hiện thế và bên kia là dị vực.

5. Linh Hồn Ra Khỏi Cơ Thể:

Cảm thấy mình đang đứng ở một nơi quan sát cơ thể của chính mình. Một người đàn ông chết đuối nhớ lại, ông ra khỏi cơ thể của mình, cô độc trong một không gian, cảm thấy mình nhẹ nhàng như thể là một chiếc lông.

6. Ngôn Ngữ Bị Giới Hạn:

Họ đã cố gắng muốn cho người khác biết hoàn cảnh cực kỳ khó khăn của mình, nhưng không ai nghe thấy lời nói của họ. Một người phụ nữ nói rằng, tôi đã cố gắng nói chuyện với những người hiện diện, nhưng không ai có thể nghe thấy.

7. Thời Gian biến mất:

Trong thời gian thoát ra khỏi cơ thể, cảm giác đối với thời gian đã biến mất. có người nhớ lại rằng, trong thời gian đó, ông nhiều lần ra vào xác thể của mình.

8. Giác Quang Rất Nhạy Cảm:

Thị giác, thính giác nhạy cảm gấp nhiều lần hơn so với trước. Một người đàn ông nói rằng ông đã chưa bao giờ nhìn rõ ràng được như vậy, tầm nhìn được cải tiến một cách đáng kinh ngạc.

9. Cô Đơn Và Bất Lực:

Sau đó, sẽ xuất hiện một ý thức mạnh mẽ của sự cô lập và cô đơn. Một người đàn ông nói rằng ông cố gắng hết sức để liên hệ với những người khác, nhưng không thể được, nên cảm thấy rất là cô đơn và bất lực.

10. Có Người Trợ Giúp:

Tại thời điểm này, chung quanh sẽ xuất hiện những người bạn hay người thân, và những người này đều đã chết cả rồi, sẽ trợ giúp họ an nhiên chuyển sang thế giới bên kia. Hoặc cho biết hồi chuông báo tử của họ chưa đến, và phải quay trở lại một thời gian nữa.

11. Ánh Sáng Xuất Hiện:

Trong thời điểm cuối của "kinh nghiệm cận tử", sẽ có sự xuất hiện của một ánh sáng, ánh sáng này minh xác thể hiện một "Nhân Tính” rõ ràng.

12. Nhìn Lại Cuộc Sống Quá Khứ:

Thời gian này, đương sự sẽ hồi cố cuộc sống quá khứ của mình một cách toàn diện. Các nhân chứng mô tả lại, hình ảnh tất cả những gì xảy ra trong quá khứ sẽ xuất hiện theo thứ tự thời gian, cảm giác và cảm xúc vui buồn của những gì trong quá khứ sẽ được lập lại.

13. Hàng Rào Biên Giới:

Tại thời điểm này, sẽ gặp phải một hiện tượng được gọi là "ranh giới " hay " giới tuyến" , ngăn cản không cho đến một nơi nào đó , hiện tượng này được hình dung với nhiều hình thức khác nhau: như một vũng nước, một đám mây mù, một cánh cửa, một hàng rào, một khu rừng hoang giả, hoặc một sợ dây.

14. Trở Về Với Cuộc Sống:

Nếu may mắn được cứu sống, trong "kinh nghiệm cận tử” tiến hành đến một mức độ nào đó, người cận tử phải hồi sinh. Giai đoạn đầu khi vừa chết, ai cũng muốn quay trở về nhục thể của mình, nhưng khi càng tiến sâu vào trong kinh nghiệm của cận tử, thì bắt đầu từ chối trở lại cơ thể, nếu gặp sự hiện diện của ánh sáng, cảm xúc ấy càng mãnh liệt hơn. Nhưng sau đó, người cận tử tất sẽ hồi sinh và trở lại với cuộc sống.
 


 
Suy ngẫm
  Thế giới tự do  
  Thế nào gọi là nhìn sâu?  
  Thế nào là anh hùng  
  Thế nào là khó và dễ?  
  Thích và yêu  
  Thiên chúa tạo dựng con người  
  Thói quen thứ 8 của Stephen Covey  
  Thông - Thiên - Học  
  Thông điệp tình yêu  
  Thư gởi cho Con  
  Thưa thầy hạnh phúc là gì?  
  Thuốc chữa bệnh thất tình  
  Thương hiệu cá nhân đích thực - TS.HUBERT RAMPERSAD  
  Thưởng thức kỹ càng  
  Thương yêu là thông cảm  
  Thượng Đế hỏi gì?  
  Thượng Đế đã ban cho tôi sách vở cùng lúc với bóng tối.  
  Tiền bạc  
  Tiếng nói của cuộc sống  
  Tiếp thị sự tử tế  
  Tìm kiếm những điều tốt đẹp  
  Tìm Kiếm Tình Yêu  
  Tìm việc khó hay giữ việc khó ?  
  Tình bạn & tình yêu  
  Tình bạn trong đời  
  Tinh thần phấn chấn  
  Tình thương chân thật là bình đẳng  
  Tình thương sẽ không còn - khi người ta cần ngon miệng  
  Tình yêu và chiến tranh  
  Tìm sứ mệnh  
  Tội & Phước  
  Tôi học được rằng  
  Tôi muốn nói cảm ơn...  
  Tôi sẽ ngừng than vãn!  
  Tóm tắt căn bản về Phật giáo  
  Tranh Minh Họa Kinh Nhân Quả  
  Trẻ Em Học Được Gì Từ Cuộc Sống  
  Trí thức salon?: Cái nhìn ghê gớm của Lê Thị Liên Hoan  
  Trích dịch vài danh ngôn để đời của Đức Dalai Lama  
  Trước khi  
  Từ - Bi - Hỷ - Xả  
  Tu cái miệng là tu hơn nửa đời người  
  Từ con số không!  
  Tu hành không phải là buông bỏ, mà là để hiểu lẽ hoán đổi  
  Tự hoàn thiện chính mình  
  Tu là cầu bình an hay sửa đổi xấu thành tốt  
  Tự nhận thức là tố chất của lãnh đạo xuất chúng  
  Tự quán chiếu bản thân  
  Tự tìm cho ta sự thảnh thơi  
  Tuổi trẻ với hạnh nhẫn nhục  
  Tuổi trẻ với lòng từ bi  
  Tuổi trẻ với vấn đề diệt dục  
  Tuổi trẻ với vấn đề giải thoát  
  Tuổi trẻ với vấn đề hổ thẹn - HT. Thích Thanh Từ  
  Tuổi trẻ với vấn đề trí tuệ  
  Tướng mệnh của người thông minh  
  Tướng mũi không lo thiếu tiền xài  
  Tướng Trung Quốc bàn về niềm tin và đạo đức  
  Ước mơ và sự thành công  
  Văn hóa làng xã và triết lý phát triển  
  Vấn đề then chốt của người tu phật  
  Vì sao ta phải tế nhị?  
  Việt Nam hãy đi trước Trung quốc  
  Việt Nam tinh hoa đạo đức - tác giả Bùi Ngọc Sơn  
  Việt Nam trước thách thức xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển  
  Vô minh là căn bản của sanh tử  
  Vô thường & Vô ngã  
  Vui và buồn  
  Xem tướng tuyển người phù hợp cho công việc  
  Xin lỗi & tha thứ & cảm ơn  
  Xử sự thế nào trước những lời phê bình?  
  Ý Niệm Về Hạnh Phúc Là Những Chướng Ngại Của Hạnh Phúc  
  Ý đẹp  
  Yêu  
  Yêu một người  
  Yêu thương bản thân  
  Yêu thương người khác là cách thức tốt đẹp nhất để yêu thương bản thân bạn  
  Yêu và hiểu  
  Ðâu là điểm mạnh của bạn ?  
  Ðấu Quyền Anh  
  Ðau đớn  
  Ðến cuối đời, có gì để tiếc?  
  Đắc Nhân Tâm - Dale Carnegie - Phần I: Những thuật căn bản để dẫn đạo người  
  Đắc Nhân Tâm - Dale Carnegie - Phần II: Sáu cách gây thiện cảm  
  Đắc Nhân Tâm - Dale Carnegie - Phần III: Dẫn dụ người khác cho họ nghĩ như mình  
  Đắc Nhân Tâm - Dale Carnegie - Phần IV: Sửa tính người mà không làm cho họ phật ý  
  Đắc Nhân Tâm - Dale Carnegie - Phần V: Phép nhiệm mầu  
  Đàn ông khác đàn bà  
  Đàn ông thực sự nghĩ gì?  
  Đất nước lớn lên  
  Đề cao mình quá khiến bạn không sáng suốt  
  Để cuộc sống luôn đúng nghĩa  
  Để dân trao quyền mà không mất quyền  
  Để khỏe hơn vua Càn Long  
  Để luôn sáng tạo trong mọi hoàn cảnh  
  Để lương tâm được bày tỏ  
  Để trở thành người tốt hơn  
  Để “Sở Hữu” Hạnh phúc - Giản Tư Trung  
  Đến một lúc  
  Đến một lúc...  
Trang 8/9 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9  Trang sau