Nhà tâm
lý học kiệt xuất người Mỹ Robert Rosenthal đã từng làm một thí nghiệm rất thú vị
trên những con chuột tại trường đại học Harvard như sau:
Đầu
tiên, ông phân những con chuột thí nghiệm thành hai nhóm. Ông giao nhóm A cho
một tổ thí nghiệm và nói với họ rằng:
- Các
anh thật may mắn, đây đều là những con chuột được chọn lựa kỹ, chúng rất thông
minh, rất thích hợp để huấn luyện làm xiếc. Sau đó giao nhóm còn lại cho một tổ
thí nghiệm khác, ông cũng nói với họ: Các anh thật không may, những con chuột
này chỉ là giống bình thường, chúng không mấy thông minh, các anh hãy dùng
phương pháp cơ bản nhất để huấn luyện chúng.
Hai nhóm
nhân viên văn phòng thí nghiệm theo "hướng dẫn” tiến hành huấn luyện. Một thời
gian sau, ông cho tiến hành kết quả thực nghiệm đối với cả hai nhóm, phương pháp
thực nghiệm là cho các con chuột tự tìm đường ra khỏi mê
cung.
Đối với
chuột mà nói, việc chui qua những hang ổ để tìm thức ăn là bình thường. Nhưng
suốt chặn đường này có nhiều ngõ cụt, bắt buộc chúng phải ghi nhớ, chỉ có những
con chuột thông minh mới có thể ra khỏi được mê cung này. Kết quả buổi kiểm tra,
chuột của nhóm A thông minh hơn nhiều so với chuột của nhóm B, chúng rất nhanh
đã ra khỏi mê cung.
Khi hoàn
thành buổi thực nghiệm, Rosenthal nói với các nhân viên văn phòng thí nghiệm là
ông tùy tiện chọn ra những con chuột này mà không có sự lựa chọn nào cả, thật ra
ông cũng không biết con chuột nào thông minh hơn con nào. Rồi giao cho nhóm A
bảo rằng nó rất thông minh, sau đó lại giao cho nhóm B bảo rằng nó chỉ là những
con chuột bình thường.
Do những
nhân viên thuộc nhóm A đã cho rằng chúng là những con chuột thông minh, nên đã
dùng phương pháp đặc biệt để huấn luyện chúng. Kết quả, chuột ở nhóm này quả
thật đã trở nên thông minh; trái lại, chuột ở nhóm B đã được xem là chuột bình
thường, nên dùng phương thức cơ bản nhất để huấn luyện, kết quả những con chuột
này không thông minh bằng.