D. BUZZATI
Một buổi sáng, hoạ sẽ nổi tiến Lucio Predonzni, bốn muơi sáu tuổi, từ lâu đã lui về ngôi nhà của mình ở nông thôn, sững người khi mở tờ báo ra, vì ông vừa trông thấy ở trang ba có dòng chữ in đậm:
MỘT TỔN THẤT LỚN CỦA NỀN MỸ THUẬT NƯỚC Ý
Họa sĩ Lucio Predonzni đã qua đời
Và ở bên dưới có mấy dòng chữ in nghiêng:
Ngày 21 tháng hai, sau một cơn bệnh, mặc dù các bác sĩ hết lòng cứu chữa, họa sĩ Lucio Predonzani đã từ trần. Trước khi mất ông đã bày tỏ ý nguyện của ông là sau tang lễ mới thông báo về cái chết của ông.
Tiếp đó là một bài khen ngợi ông hết lời, phía dưới ký tên Steffani, nhà phê bình nghệ thuật cỡ lớn. Lại còn có cả ảnh của ông viền khung đen nữa.
Bàng hoàng, không tin ở mắt mình, Lucio vội vã đọc qua bài ấy.
“Mathilde! Mathilde!” Ông hổn hển gọi
- Có chuyện gì vậy? vợ ông ở phòng bên hỏi.
- Lại đây, lại đây nhanh lên! Ông giục.
- Anh chờ một chút. Em đang là quần áo! - Em cứ bỏ đấy, sang đây ngay đi”
Giọng ông hoảng hốt đến nỗi Mathilde phải đặt bàn là xuống chạy sang.
“Này.. em đọc đi!... “ Lucio rên rỉ đưa vợ tờ báo
“Ôi anh ơi! Lucio của tôi, Lucio tội nghiệp của tôi, kho báu của tôi…” bà nghẹn ngào kêu than.
Cảnh ấy rốt cuộc làm Lucio bực bội.
“Em điên à? Em không thấy anh sống sờ sờ đây à? Nhưng em có hiểu đây là một lầm lẫn, một lầm lẫn, một lầm lẫn kinh khủng không?”
Mathilde lập tức nín khóc, nhìn chồng, mặt bà tươi tỉnh lên, rồi đột nhiên, thấy buồn cười quá, bà cười phá lên.
“Trời ơi! Buồn cười quá đi mất! Em xin lỗi, nhưng… anh biết không… một tổn thất lớn cho nền mỹ thuật… mà anh lại vẫn hồng hào khoẻ mạnh thế này!... bà nói rồi lại phá lên cười.
- Thôi! Đủ rồi đấy! Được rồi, cái lão chủ báo kia sẽ biết tay anh! Lão sẽ phải trả giá đắt cái trò đùa này!
Lucio ra ngay thành phố, đến thẳng toà báo. Ông chủ báo tiếp ông rất nhã nhặn.
“Thưa ngài, mời ngài ngồi xuống đây. Ngài dùng một điếu thuốc thơm?... Bây giờ, tôi nghe ngài nói đây: ngài hạ cố tới tòa báo chúng tôi có việc gì vậy?”
Ông ta giả vờ hay quả thật, ông ta không biết cái tin mà báo của ông ta đã đăng? Lucio sửng sốt.
- Nhưng…nhưng…trong tờ báo hôm nay…trang ba…có đăng tin tôi đã chết…
- Thật sao?
Ông chủ báo cầm lấy tờ báo trên bàn làm việc, giở ra, hiểu sự việc (hoặc giả vờ hiểu ), hơi bối rối một chút, một chút thôi, rồi bình tĩnh lại ngay.
- Vâng, vâng… đúng là có một lầm lẫn nhỏ…
Lucio không nhịn nổi nữa.
- Lầm lẫn? ông hét lên. Phải nói là ông đã giết tôi! Thật kinh khủng!
- Vâng, vâng, kể ra thì cũng…Nhưng tôi hy vọng ngài đánh giá đúng những lời ca ngợi trên báo tôi đối với tài nghệ của ngài chứ?
- Ca ngợi mà làm gì! Ông đã làm tôi tan tành sự nghiệp!
- Tôi không chối là đã có một lầm lẫn nhỏ…
- Lầm lẫn! Ông bảo tôi đã chết trong khi tôi còn đang sống mà ông gọi là lầm lận? tôi yêu cầu ông phải cải chính hẳn hoi. Và phải đền bù, mọi tổn thất do chuyện này gây ra!
- Tổn thất ư? Không phải đâu thưa ông - ông chủ báo chuyển cách xưng hô từ “ngài” sang “ông”, một dấu hiệu xấu - ông không nhận thấy một dịp may hiếm có đã đến với ông đấy thôi!
- Dịp may?
- Chứ sao nữa! Một dịp may tuyệt vời khi một họa sĩ chết, giá các bức tranh của ông ta sẽ tăng vọt lên. Mặc dù không muốn, nhưng chúng tôi đã giúp ông một điều vô cùng lớn.
- Vậy là… Tôi phải làm như đã chết tôi phải biến mất?
- Tất nhiên, nếu ông muốn tận dụng dịp may này… Trời, ông không định bỏ lở nó đấy chứ? Ông hãy suy nghĩ một chút mà xem: một cuộc triển lãm đẹp các bức tranh của một họa sĩ mới hết để lại, một đợt quảng cáo rầm rộ… Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để “lăng xê” chuyện này. Đây sẽ là một vụ làm ăn hốt hàng triệu bạc, thưa ngài, - nhưng còn tôi, tôi biến mất sao được?
- Ngài có một anh trai hay em trai không nhỉ?
- Có, tôi có một người anh trai, anh ấy sống ở Nam Phi. Nhưng sao kia?
- Tuyệt! Ông ấy có giống ngài không?
- Khá giống. Nhưng anh ấy để râu.
- Càng tuyệt! Ngài cũng hãyđể râu đi và hãy bảo ngài là anh của ngài. Ngài tin tôi đi, để nguyên mọi chuyện thế này thì hơn…chứ cải chính cũng chẳng để làm gì… thêm nữa…người chết rồi lại sống lại không bao giờ được yêu mến đâu… và trong giới nghệ thuật, sao khi đã được ca ngơi như thế ông có sống lại cũng gây nhiều ấn tượng khó chịu lắm…
- Luxico không biết chối từ thế nào. Ộng trở lại ngôi nhà ở nông thôn, ngồi miết trong một căn phòng cho râu mọc ra. Vợ ông để tang. Bạn bè ông đến thăm hỏi bà, trong đó đặc biệt có OscarPradelli; cũng là họa sĩ vốn rất thân với Lucio. Rồi các khách mua tranh bắt đầu tới: những người buôn tranh, nhưng người sưu tập, những kẻ đánh hơi thấu một vụ làm ăn béo bở. Những bức tranh trước kia khó khăn lắm mới bán được giá vài chục nghàn, nay dễ dàng bán được với giá vài trăm nghàn. Còn ở trong cái “hang” bí mật của mình, Lucio vẽ liên tục tất nhiên là ông phải đề ngày tháng lùi lại.
Một tháng sau, râu đã khá rậm, Lucio đánh liều đi ra ngoài, tự nhận là người anh ở Nam Phi mới về. Ông đeo kính vào, cố nói bằng một giọng hơi lạ đi.
Vì tò mò trong một lần đi dạo đầu tiên, ông đến hầm mộ của gia đình ông. Ông thấy một người thợ khắc đá đang khắc lên tấm bia tên ông cùng ngày sinh và ngày mất.
Ông bảo người đó rằng ông là anh trai của người quá cố.
Ông mở khoá chiếc cửa nhỏ dẫn xuống nơi xếp quan tài của những người ruột thịt đã khuất! Bao nhiêu là quan tài! Có một chiếc mới tinh, rất đẹp. “Luxio Predonzani”, ông đọc được trên tấm biển đồng. nắp quan tài được vặn vít chặt. Trong lòng đầy một nỗi sợ hãi u tối, ông gõ gõ ngón tay vào một mặt bên của quan tài. Âm thanh vang lên chứng tỏ trong đó rỗng. May quá!
Thật lạ lùng. Oscar Pradelli đến thăm nhà ông ngày càng nhiều hơn, thì Mathillde, vợ ông càng tươi tắn và hình như trẻ ra. Lucio quan sát sự thay đổi của vợ với một cảm giác vừa thích thú lại vừa lo sợ. Một tối, ông hiểu rằng ông thèm muốn vợ, đã mấy năm rồi ông mới lại thấy thế. Ông thèm muốn người vợ goá bụa của ông.
Còn về phần Oscar, anh ta cứ đến luôn luôn như hồi này liệu có chướng lắm không? Nhưng khi Lucio nói với vợ điều ấy bà phản ứng gay gắt ”anh sao thế hả? Tội nghiệp Oscar, anh ấy đúng là người bạn thật sự duy nhất của anh. Chỉ có một mình anh ấy là chân thành thương tiếc anh. Anh ấy dành thời giờ an ủi em, vậy mà anh lại nghi ngờ. Anh phải biết xấu hổ chứ!”.
Trong lúc đó, cuộc triển lãm tranh của ông thành công rực rỡ. Nó đem lại cho ông tới năm triệu rưỡi bạc. Rồi Lucio cùng các bức tranh của ông mau chóng rơi vào quên lãng. Tên tuổi ông ngày càng ít được nhắc đến. Chẳng bao lâu không ai nhắc đến ông nữa.
Sững sỡ và buồn rầu, ông nhận thấy không có Lucio, thế giới vẫn như thế: mặt trời vẫn mọc và vẫn lặng như trước, vẫn như trước, các gia nhân vẫn giũ thảm vào buổi sáng, các đoàn tàu vẫn lao nhanh, mọi người vẫn ăn uống vui chơi, và đêm đêm trong công viên, các đôi trai gái vẫn ôm nhau như trước.
Cho tới một hôm, đi dạo về ông nhận ra ở phòng ngoài có treo chiếc áo mưa của Oscar, người bạn thân của ông. Trong nhà tĩnh lặng, ấm cúng. Và từ phòng trong vang ra những tiếng thầm thì, những hơi thở nhè nhẹ. Ông nhón chân đi ra cửa tiến thẳng về phía nghĩa trang đó là một buổi tối êm dịu nhiều mưa.
Tới trước hầm mộ của gia đình, ông đưa mắt nhìn quanh không có một bóng người. Ông mở cửa đi xuống.
Thong thả, ông dùng dao díp vặn mấy cái vít ở quan tài mới tinh, chiếc quan tài của ông, của Lucio. Mở quan tài ra, ông nhẹ nhàng nằm vào trong đó nằm đúng tư thế của một người an giấc ngàn thu. Ông không ngờ cái tư thế nằm này lại thoải mái như vậy.
Không bối rối, ông hạ dần nắp quan tài xuống. Khi chỉ còn một khe nhỏ, ông lắng tai nghe một lát xem có ai gọi ông không. Nhưng không ai gọi ông cả. Ông liền buông tay cho cái nắp rơi xuống đóng sập kín lại.