Truyện ngắn
Dừng cánh
 

A.MAUROIS (Pháp)

Câu chuyện kì lạ nhất của đời tôi à? - Bà nói. - Khó đấy. Trong suốt cuộc đời tôi, biết bao chuyện đã xảy ra.

- Tôi nghĩ là vẫn có.

- Ồ, không. Tôi đã già đi; tôi đã khôn ngoan thêm. Đó là một cách khác để nói là tôi cần phải nghỉ ngơi.

Giờ đây, tôi thật hài lòng khi được ngồi một mình, vào buổi tối, đọc lại những bức thư thời xa xưa, hay nghe một đã hát.

- Không thể có chuyện người ta không tiếp tục tán tỉnh bà. Bà vẫn còn giữ được tất cả nhưng nét duyên dáng và tôi không biết những dấu ấn nào của sự từng trải, thể là những đau khổ trong quá khứ, khiến cho nét mặt bà càng làm xao xuyến lòng người… Không thể cưỡng lại được…

- Cám ơn lời khen của ông… Vâng, tôi vẫn còn những người hâm mộ. Điều bất hạnh là tôi không còn tin vào họ nữa. Tôi đã biết quá rõ những người đàn ông còn lửa nhiệt tình khi họ chưa đạt được gì, nhưng sau là sự hờ hững hay ghen tuông. Tôi vẫn tự hỏi mình hà cớ sao ta lại đi xem thêm một lần nữa tấn hài kịch mà ta đã biết rõ kết cục?... Tời còn trẻ, tôi đã sống khác. Mỗi lần như vậy, tôi lại có cảm giác là đã gặp một con người tuyệt vời, và con người đó đã dứt tôi ra khỏi hoài nghi. Tôi đến với họ bằng tất cả tấm lòng thành… Vậy đấy, mới cách đây năm năm thôi, khi tôi mới làm quen với Rơnô, chồng của tôi bây giờ, tôi có cảm tưởng là tôi đã đổi thay. Ông ấy khoẻ, hơi cục tính, ông ấy dứt khỏi tôi nỗi hoài nghi. Ông ấy cười tôi khi tôi lo âu hay quá cẩn trọng. Tôi đã tưởng tìm thấy trong ông ấy một vị cứu tinh. Không phải là ông ấy đã hoàn hảo, ông ấy học không cao và còn vụng về trong cách ứng xử. Nhưng ông ấy đã mang lại cho tôi cái mà tôi chưa từng bao giờ có: sự vững vàng… Một chiếc phao… ít nhất thì đó là những gì tôi nghĩ lúc đó.

- Bà không còn nghĩ như vậy nữa sao?

- Ông ấy biết rõ là không, Rơnô đã phải chứng kiến nhiều thất bại kinh khủng. Tôi đã phải an ủi ông ấy, làm ông ấy vững tin hơn; tôi đã bảo vệ Người bảo vệ của tôi… Những người đàn ông thật sự mạnh hiếm lắm.

- Ít nhất bà cũng đã gặp một lần?

- Vâng, tôi đã gặp một người. Vâng, chưa phải đã lâu lắm, và trong một hoàn cảnh thật lạ lùng… À, ông hỏi tôi về câu chuyện lạ kì nhất trong đời tôi. Vâng, câu chuyện ấy đấy.

- Bà kể đi!

- Trời, ông muốn điều gì vậy? Phải lục tìm trong ký ức của tôi… Và chuyện thì dài mà ông lại luôn bận rộn. Ông có thể dành cho tôi một đôi chút thì giờ chăng?

- Ồ tất nhiên, tôi sẵn sàng nghe chuyện của bà.

- Thôi được rồi… Cách đây đã hai mươi năm… Khi đó tôi là một người quả phụ trẻ. Ông vẫn còn nhớ lần kết hôn đầu tiên của tôi chứ? Để làm vui lòng cha mẹ, tôi đã lấy một người đàn ông hơn tôi quá nhiều tuổi; với ông ấy đúng ra tôi cũng có chút tình cảm, nhưng là tình cảm của một người con đối với một người cha… Tình yêu với ông ấy, đối với tôi, đó là một nghĩa vụ phải báo đền hơn là một niềm vui. Ba năm sau, ông ấy mất đi, để tôi trong một tình thế bỗng nhiên thoát khỏi sự giám hộ của gia đình, của người chồng. Tôi được tự do, làm chủ mọi hành động và số phận của mình. Tôi có thể nói mà không mang tiếng kiêu kỳ rằng khi đó tôi khá xinh.

- Còn hơn xinh nữa kia.

- Vâng, tuỳ ông quan niệm… Dù sao thì lúc ấy tôi cũng đã thấy hài lòng và ngay sau đó, tôi đã có sau lưng cả một tiểu đội những người muốn cầu hôn. Người được tôi ưa nhất là một người Mỹ, tên là Giắc Páckơ. Trong số những người Pháp là tình địch của anh ấy, cũng có nhiều người làm tôi vừa ý hơn. Họ biết chia sẻ với tôi những sở thích họ biết nói những lời tán dương dễ chịu. Giắc đọc rất ít, anh ấy không thích gì hơn là hơn là nhạc blue và nhạc jazz, anh ấy chuộng tranh với một niềm tin khờ khạo. Anh ấy nói chuyện yêu đương rất xoàng… Đúng hơn là anh ấy không hề nói gì về chuyện yêu đương. Anh ấy chỉ biết cầm lấy tay tôi khi chúng tôi ngồi trong rạp chiếu phim, trong nhà hát hay trong công viên, vào những buổi trăng sáng và nói với tôi:

- Em quả là kỳ diệu.

Lẽ ra tôi phải thấy là anh ấy thật buồn tẻ… Nhưng không, tôi rất vui lòng được đi chơi với anh ấy.

Tôi thấy anh ấy thật thoải mái và thẳng thắn. Anh ấy mang lại cho tôi sự tin cậy như người chồng của tôi đã mang lại cho tôi đã mang lại cho tôi sau này trong những ngày đầu chung sống. Những người bạn khác của tôi thường do dự trong các dự định của họ. Họ muốn trở thành người tình hay trở thành người chồng? Không khi nào họ nói rõ ràng. Với Giắc thì không. Ý nghĩ trăng hoa đó đối với anh ấy là một sự tởm lợm. Anh ấy muốn cưới tôi, đưa tôi sang Mỹ và ở đó, tôi sẽ đẻ cho anh ấy những đứa con xinh xắn, cũng như bố chúng nó, tóc quăn, mũi thẳng và mảnh, nói năng chậm rãi bằng giọng mũi và cũng rất ngây thơ. Khi đó, anh ấy là Phó chủ tịch một nhà băng; một ngày nào đó có thể anh ấy sẽ trở thành chủ tịch. Dù thế nào thì chúng tôi cũng không bao giờ thiếu thốn, và chúng tôi sẽ có một chiếc xe hơi thật đẹp. Cách anh ấy nhìn cuộc đời là như vậy.

Tôi thú thật với ông là tôi có bị quyến rũ. Ông ngạc nhiên ư?... Nhưng cái đó thuộc bản chất của tôi. Bởi vì tôi là con người phức tạp, cho nên những người sống đơn giản thu hút tôi. Tôi và gia đình không hoà hợp. Sang sống ở Mỹ là một cách để tránh xa những rắc rối. Sau mấy tháng thực tập ở một chi nhánh tại Pari, Giắc vừa trở lại Nữu Ước. Khi anh ấy lên đường, tôi đã hứa là sẽ theo sang đó và sẽ lấy nhau. Ông cũng nên nhớ là đến lúc đó tôi chưa hề là người tình của anh ấy.Không phải do tôi, nếu anh ấy tỏ ý thì chắc tôi cũng đã bằng lòng… Nhưng anh ấy luôn giữ mình. Giắc là một người theo đạo có những tập quán sống cứng nhắc. Anh ấy muốn có một đám cưới chính thức tại nhà thờ Xanh Patric ở Đại lộ thứ Năm, với những chàng phụ rể mặc áo đuôi tôm, mỗi anh chàng có một bông cẩm chướng trắng ở cúc áo ngực và những cô Bridesmaids (phù dâu) trong những chiếc áo dài bằng lụa mỏng… Những thứ ấy cũng chẳng làm tôi vừa lòng.

Chúng tôi thoả thuận là chúng tôi sẽ đến vào tháng Tư. Giắc đã lấy vé máy bay cho tôi. Tôi có ý muốn được đi bằng máy bay của hãng hàng không Pháp và vì cảm thấy điều này là hoàn toàn tự nhiên nên tôi không hề nghĩ đến chuyện nói lại với Giắc. Vào giờ phút chót, tôi nhận được chiếc vé Pari - Luân Đôn và Luân Đôn - Nữu Ước, do một hãng hàng không Mỹ trao cho, khi đó hãng này chưa có quyền được dừng cánh ở chỗ chúng tôi. Điều này làm tôi phật ý đôi chút ,nhưng ông biết đấy, tôi cũng thuộc người dễ tính nên đáng lẽ phải đi đổi vé thì tôi lại chấp thuận. Tôi phải đến Luân Đôn vào khoảng bảy giờ tối, ăn tối ở sân bay và chín giờ tối thì lên máy bay sang Nữu Ước.

Ông thích các sân bay chứ? Về chuyện đó thì tôi cũng có cái thú thật khó tả. Các sân bay sạch và hiện đại hơn các nhà ga xe lửa, được trang trí theo phong cách “phòng mổ”. Những giọng nói xa lạ, rất khó hiểu vì bị méo mó, luôn vang lên trong loa để gọi những hành khách đi đến những thành phố xa xôi ở nước ngoài. Qua cửa kính, ta nhìn thấy những chiếc máy bay khổng lồ hạ cánh và cất cánh.

Đó là những nét trang trí không thực nhưng không phải là không đẹp. Tôi ăn tối, sau đó yên trí ngồi vào một chiếc ghế kiểu Anh màu xanh nhạt, đúng lúc từ loa vọng lên một câu dài mà tôi không hiểu được và chỉ nhận ra hai tiếng Nữu Nước cùng con số của chiếc máy bay tôi sắp đi. Hơi lo ngại, tôi đưa mắt nhìn quanh. Một số hành khách đã đứng dậy.

Tôi để ý thấy ở chiếc ghế bên cạnh tôi một người đàn ông khoảng tuổi bốn mươi và có khuôn mặt hấp dẫn. Với những đường nét khá sắc cạnh, với mái tóc xoăn tít, và cái cổ cao, ông ấy gợi cho ta hình ảnh những nhà thơ lãng mạn Anh, và đặc biệt là hình ảnh của Sently. Tôi nhìn ông ta và tự hỏi: ”Nhà văn hay nhạc sĩ?”, và hy vọng được ngồi cùng ông ta trên máy bay. Chợt thấy điệu bộ bối rối của tôi, ông ta nói với tôi bằng tiếng Anh.

- Xin lỗi bà… Bà đi bằng chiếc máy bay 632 phải không ạ?

- Vâng… Nhưng họ vừa thông báo gì đấy?

-Họ nói là do trục trặc kỹ thuật, máy bay chỉ có thể cất cánh vào lúc sáu giờ sáng mai. Họ sẽ cho xe đón nhưng hành khách nào muốn nghỉ ở khách sạn trong vài ba phút nữa.

- Chán quá! Đến khách sạn để phải dậy vào lúc năm giờ. Thật chẳng hay ho gì. Ông sẽ làm gì bây giờ?

- Ồ, tôi ấy à? May mắn là tôi có người bạn làm việc ở ngay tại đây, tại sân bay này. Tôi đã để xe trong ga-ra nhà ông ấy. Tôi sẽ đến đó lấy xe để chở về nhà.

Ngừng một lát, ông ta nói tiếp:

- Hay đúng hơn, không… Tôi muốn tranh thủ lúc rảnh rỗi này để lượn một vòng… Tôi là thợ làm đàn oóc và thỉnh thoảng lại phải đi xem lại những cây đàn của tôi trong một vài nhà thờ ở Luân Đôn… Đây là một dịp ngẫu nhiên để có thể kiểm tra vài ba chiếc.

- Đêm thế này mà ông cũng có thể vào trong nhà thờ à?

Ông ta cười và rút trong túi áo ra một chùm vô số là chìa khoá.

- Vâng,tất nhiên! Tôi thường hay thử các phím đàn và bộ ống gió vào ban đêm để tránh làm phiền người khác.

- Ông tự chơi lấy à?

- Vâng, tôi cố chơi hết sức mình.

- Những buổi hoà nhạc của đàn oóc trong đêm tối và tĩnh mịch chắc phải thú vị lắm.

- Thú vị à? Tôi cũng chẳng biết nữa. Mặc dù tôi là một người rất mê âm nhạc nhà thờ, nhưng rồi tôi cũng không trở thành một nhà biểu diễn đàn oóc tài ba được. Nhưng được chơi đàn, với tôi là một niềm vui, điều đó thì chắc chắn.

Ngập ngừng một lát, ông ta nói thêm:

- Thưa bà, tôi sắp đề nghị với bà một điều hơi kỳ cục… Bà không hề quen biết tôi và tôi cũng chẳng có quyền gì bắt bà phải tin tôi… Nhưng nếu bà thích, tôi có thể đưa bà đi và sau đó đưa bà trở lại đây ngay… Chắc bà cũng là nhạc sĩ?

- Đúng vậy, nhưng sao ông lại biết?

- Bà đẹp như một giấc mơ của nghệ sĩ! Đó là điều không thể nhầm lẫn được.

Thú thật với ông là câu khen đó làm tôi cảm động. Ông ấy có một quyền lực rất lạ lùng. Tôi biết dạo chơi ở đường phố Luân Đôn vào ban đêm với một người khôn quen biết là thiếu thận trọng. Tôi tự thấy được những nguy hiểm có thể xảy ra. Tuy vậy, tôi vẫn không hề có ý nghĩ từ chối.

- Thôi được - tôi nói với ông ấy - nhưng còn cái túi nay thì tôi biết làm thế.

- Sẽ để vào sau xe cùng với chiếc túi của tôi.

Tôi không thể nào nói lại vớí ông là đêm hôm đó, chúng tôi đã vào ba nhà thờ nào, cũng như không thể tả được người bạn bí hiểm ấy của tôi đã chơi như thể nào. Tôi vẫn còn lưu giữ trong ký ức những chiếc cầu thang xoáy trôn ốc mà tôi phải vịn vào tay ông ấy để leo lên, nhưng vệt ánh trăng lạc qua cửa kính cùng những bản nhạc tuyệt vời. Tôi có nhận ra nhạc của Bach, của Phôrê, của Henđen, nhưng tôi biết hầu hết đó là ứng tác của ông ấy. Những khúc nhạc như vậy vang ngân lên vào lúc đó thật quả là xúc động. Như những lời khấn nguyện tuôn trào từ một tâm hồn đau khổ. Tiếp đó là những âm điệu thần tiên như một sự vuốt ve âu yếm dịu dàng. Tôi như say. Tôi hỏi tên nhà nghệ sĩ lỗi lạc này và được biết ông ấy tên là Pitơ Đơn.

- Chắc ông phải nổi tiếng lắm. - Tôi nói với ông. - Ông là một thiên tài đấy.

- Đừng nên tin như vậy. Thời gian và đêm tối tạo cho bà ảo giác. Tôi chỉ là một người chơi đàn loại xoàng.

Nhưng lòng tin gây cảm hứng cho tôi, và hôm nay thì là sự có mặt của bà.

Cái kiểu nói thẳng ra như vậy chẳng làm tôi ngạc nhiên, cũng chẳng làm tôi khó chịu. Pitơ Đơn là một trong những người mà chỉ sau vài ba phút gặp gỡ, ta đã có thể hoàn toàn tin được. Ông ấy không phải là người của thế giới này. Sau khi đã đi thăm hết ba nhà thờ, ông ấy nói với tôi một cách rất thoải mái:

- Đã gần nửa đêm rồi. Bà có muốn đến nghỉ ở nhà tôi trong ba hoặc bốn giờ còn lại không? Tôi sẽ mời bà ăn món trứng luộc. Cũng có vài thứ hoa quả. Người giúp việc tôi sẽ phải đến vào sáng mai để khuân các thứ đó đi.

Tôi cảm thấy sung sướng, và chính vì thế để ông hiểu hết, tôi phải thú thật là tôi đã mong muốn tuy rất mơ hồ, rằng đêm đó sẽ là khởi đầu cho một tình yêu. Lòng ngưỡng mộ ảnh hưởng đến tình cảm người phụ nữ nhiều hơn là với đàn ông. Những bản nhạc thần tiên ấy, đêm dần trôi trong những tiếng đàn du dương ấy, bàn tay dịu dàng và vững chải dìu tôi đi trong đêm ấy, tất cả đã sắp sẵn trong tôi những ước muốn mơ hồ. Nếu như bạn đường của tôi muốn, tôi đã hoàn toàn thuộc về ông… Con người tôi như vậy.

Gian nhà nhỏ chất đầy sách, quét vôi trắng màu vỏ trứng, với một vạch kẻ đen, khiến tôi thích thú. Lập tức tôi bỏ mũ và cởi áo khoác ngoài. Tôi đề nghị đước giúp ông ấy sửa soạn bữa ăn đêm trong gian bếp chật hẹp. Ông ấy từ chối:

- Không, tôi quen rồi. Bà lấy một cuốn sách mà đọc. Chỉ vài ba phút nữa tôi sẽ quay lại.

Tôi chọn tập thơ “ Xonnê” của Sechxpia và chỉ đủ thời gian để đọc ba đoạn có nội dung hoà hợp một cách lạ lùng với tâm trạng tôi lúc bấy giờ. Sau đó Pitơ trở lại, đặt một chiếc bàn nhỏ trước mặt tôi và mời tôi.

- Các món ăn ngon tuyệt… Tôi lại đang đói. Ông thật là một người đàn ông lạ lùng. Ông làm gì cũng giỏi. Thật sung sướng cho người phụ nữ nào được chung sống cùng ông.

- Chẳng ai chung sống cùng tôi. Nhưng tôi sẽ cảm thấy thích thú hơn nếu được nghe bà kể về bà. Bà là người Pháp, có phải không? Bà đi sang Mỹ à?
- Vâng, tôi sắp lấy một người Mỹ.

Ông ta không hề tỏ vẻ ngạc nhiên hay không hài lòng.

- Bà yêu ông ta chứ?

- Tôi phải yêu ông ta vì tôi đã quyết định chọn ông ta làm người bạn suốt đời.

- Không phải lúc nào cái đó cũng là một lý do, - ông ta nói - Có nhiều đám cưới là do họ tự để trượt đến với nhau theo một cung cách khó thấy và chậm chạp, thậm chí không hề muốn vậy. Rồi đột nhiên người ta thấy là mình đã đi quá. Nhưng họ không có đủ can đảm để quay trờ lại nữa. Thế là một số kiếp lỡ làng… Nhưng mà nói với bà những điều bi lụy đó khi tôi chưa biết gì về sự lựa chọn của bà, thật là không phải chút nào. Có lẽ nào một người phụ nữ đầy đức hạnh như bà lại lầm lẫn được… Điều duy nhất khiến tôi ngạc nhiên là…

Ông ấy dừng lại.

- Ông cứ nói… Không sợ làm tôi phật ý đâu. Tôi là người minh mẫn nhất.. Tôi muốn nói tôi là người có khả năng nhất để từ phía ngoài nhìn thẳng vào những hành động của mình, nhìn để quan sát và phán xét.

- Thôi được rồi. Ông ấy tiếp, điều duy nhất làm tôi ngạc nhiên, không phải vì có một người Mỹ đã làm bà thích thú (ở Mỹ có nhiều người rất đáng chú ý và hấp dẫn) mà chính vì bà mong muốn sống trọn đời với ông ta, nơi quê xứ của ông ta… Ở đó, bà sẽ tìm thấy một “thế giới mới” với những giá trị cuộc sống hoàn toàn khác… Có thể đây chỉ là những định kiến của người Anh… Cũng có thể bản thân người chồng chưa cưới của bà thật tuyệt hảo, đến nỗi bà chẳng cần bất cứ một cái gì quan trọng ở cái xã hội nay mai sẽ bao bọc xung quanh vợ chồng bà.

Tôi suy nghĩ một lát. Hình như tất cả những điều tôi nói với Pitơ khi đó có một tầm quan trọng thật đặc biệt, tôi cũng chẳng biết vì sao, và tôi có nhiệm vụ phải diễn đạt lại thật chính xác những điều tinh tế nhất trong suy nghĩ của tôi cho ông ấy.

- Ông không nên tin như vậy - tôi nói - Giắc (người chồng tương lai của tôi) không phải là một người tuyệt hảo và tin chắc rằng tự anh ấy không đủ để thay thế cho sự khiếm khuyết một môi trường thân thiết đối với tôi… Giắc là một đàn ông đẹp trai, trung trực, anh ấy sẽ là một người chồng tốt, tức là người chồng không bao giờ lừa dối tôi và sẽ cho tôi những đứa con khoẻ mạnh. Nhưng ngoài con cái, công việc của anh ấy, tình hình chính trị và những giai thoại về bạn bè của anh ấy, chúng tôi rất ít mối quan tâm chung…Ông hiểu cho tôi. Giắc không hoàn toàn là người thông minh; anh ấy là một nhà kinh doanh rất khôn ngoan, anh ấy cũng có chút năng khiếu về cái đẹp, một thị hiếu khá chắc chắn… Chỉ mỗi tội là thơ, tranh, nhạc đều không có gì là quan trọng trong con mắt anh ấy. Anh ấy không bao giờ nghĩ đến những cái đó… Có trầm trọng lắm không? Nghệ thuật, suy cho đến cùng, chỉ là một trong nhiều hoạt động của con người.

- Đúng thế, - Pitơ Đơn nói. - Ta vẫn có thể là một đàn ông nhạy cảm mà không cần phải yêu nghệ thuật, hay nói đúng hơn là không cần phải biết nghệ thuật… Và thậm chí tôi thích một thái độ lãnh đạm thẳng thừng hơn là đua đòi nhăng nhít và ầm ĩ… Nhưng để làm chồng với một người phụ nữ như bà… ít nhất anh ấy cũng có trái tim tinh tế, cho phép đoán biết được những điều bí ẩn đang diễn ra trong trái tim người đàn bà chung sống ở ngay bên cạnh mình chứ?

- Anh ấy chẳng kiếm được xa đến thế đâu… Tôi sẽ làm anh ấy vừa lòng; anh ấy không biết vì sao, anh ấy không tự đặt cho mình những câu hỏi. Anh ấy không nghi ngờ gì về việc mang lại hạnh phúc cho tôi… Tôi sẽ chẳng có một người chồng cần mẫn, một ngôi nhà ở Đại lộ thứ Năm, một chiếc xe hơi hạng sang và những người hầu hạ da đen tuyệt diệu do mẹ anh ấy chọn từ xứ Vơcginia đó sao? Thử hỏi một người phụ nữ còn muốn gì hơn?

- Chớ cay độc như vậy, - ông ấy nòi, - Mỉa mai cay độc là dấu hiệu của một lương tâm không lành mạnh. Một khi những người đó nhằm vào người mà phải yêu, nó sẽ bóp chết mọi dung cảm… Đúng vậy đấy… Hết sức trầm trọng. May mắn duy nhất của sự cứu dỗi nằm trong thái độ thật sự dịu dàng thương cảm đối với người đàn ông. Hầu như tất cả họ đều bất hạnh.

- Tôi không tin Giắc là người bất hạnh. Anh ấy là một người Mỹ có khả năng thích ứng hoàn toàn với cái xã hội mà anh ấy đang sống, cái xã hội mà anh ấy nghĩ một cách trung thực là ưu việt nhất thế giới. Có điều gì mà anh còn phải lo ngại?

- Rồi ông ấy sẽ phải lo ngại về bà. Bà sẽ dạy cho ông ấy biết thế nào là đau khổ.

Tôi không biết ông có cảm thấy rằng đêm đó, tôi đã vào một trạng thái tinh thần sẵn sàng chấp nhận tất cả chưa. Thật là lùng khi đêm hôm khuya khoắt, tôi ngồi trong phòng với một người đàn ông nước Anh mà tôi vừa gặp cách đó vài giờ ở sân bay. Còn ngạc nhiên hơn là tôi đã thổ lộ hết tâm sự riêng tư cũng như những dự kiến trong tương lai của tôi. Sau cùng, càng đáng kinh ngạc khi ông ấy luôn khuyên nhủ tôi và tôi thì nghe những lời khuyên của ông ấy với lòng kính trọng.

Đúng như vậy đấy. Lòng tốt và phẩm hạnh từ con người Pitơ toả ra giữ cho tình thế hoàn toàn tự nhiên. Không phải ông ấy làm ra vẻ bậc tiên tri hay một nhà thuyết giáo. Hoàn toàn không phải như vậy. Đó là một con người không hề biết giả vờ. Ông ấy cười rất sảng khoái mỗi khi tôi đưa ra một nhận xét thú vị.

Ta còn nhận ra ở ông ấy một con người chính trực, điều rất hiếm thấy trên thế giới này… Vâng, đúng như vậy…một người chính trực… Ông hiểu chứ. Phần đông con người ta không nói theo như mình nghĩ. Sau những câu nói của họ bao giờ cũng có ẩn ý. Cái ý họ bày tỏ chỉ cốt che đậy một ý nghĩ khác mà họ muốn giấu đi…Hoặc là họ nói lung tung không cần nghĩ ngợi gì cả. Còn Pitơ, ông ấy cư xử như một số nhân vật nào đấy của Tônxtôi. Ông ấy đi thẳng tới tận đáy của vấn đề. Điều này khiến tôi ngạc nhiên đến mức phải hỏi ông ấy:

- Ông thuộc dòng máu Nga à?

- Tại sao? Tôi kinh ngạc vì câu hỏi của bà. Đúng vậy, mẹ tôi là người Nga, còn cha tôi là người Anh.

Tự hào vì sự khám phá cỏn con của mình, tôi tiếp tục hỏi:

- Ông chưa lập gia đình à? Chưa bao giờ à?

- Chưa… Bởi vì… Điều này có thể cho bà hơi kiêu ngạo. Tôi muốn dành cho tôi một điều gì đó cao cả hơn.

- Cho một tình yêu cao cả?

- Cho một tình yêu cao cả, nhưng sẽ không phải là tình yêu của một phụ nữ. Tôi luôn luôn có ý nghĩ là ngoài cái vẻ bề ngoài đau khổ của cái thế gian này, còn có một điều gì đó rất đẹp đẽ để vì nó mà ta cần phải sống.

- Và “cái gì đó” ấy, ông tìm được ở âm nhạc nhà thờ

- Vâng, và cả ở trong thơ. Cũng như cả trong kinh thánh. Tôi muốn dành cho cuộc đời tôi một cái gì đó thật trong sáng. Tôi phải xin lỗi bà vì tự nói về mình nhiều như vậy, nói một cách hơi…khoa trương…và không được Ăng-lê cho lắm…nhưng hình như bà hiểu tôi khá rõ ấy lại khá nhanh nữa.

Tôi đứng dậy và đến ngồi bên chân ông ấy. Tại sao? Tôi không thể nói thế nào với ông. Chỉ biết là tôi không thể làm khác được.

- Vâng, tôi hiểu, - tôi nói với ông ấy. - Tôi cũng nghĩ như ông là họa có điên mới chịu để hao phí cuộc sống, tài sản quý nhất của chúng ta vào những giây phút tầm thường, vào những công việc vô bổ, vào những cuộc cãi vã nhỏ nhen… Tôi mong rằng hết thảy mọi khoảnh khắc của đời tôi đều được như khoảng thời gian mà tôi đang sống với ông đây… Tuy tôi biết rằng điều đó cũng chẳng xảy ra… Tôi không đủ sức mạnh… Tôi sẽ buông mình trôi theo dòng, vì như vậy dễ dàng hơn… Tôi sẽ thành Giắc Păckơ phu nhân; tôi sẽ chơi bài Canasta; tôi sẽ chơi gôn khá hơn; mùa đông tôi sẽ đi đến vùng Flôriđa, và năm tháng cứ trôi qua như vậy, cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay… Có thể ông sẽ nói với tôi rằng như vậy là đáng tiếc… Ông nói đúng… Nhưng làm thế nào được?

Tôi tì người vào đầu gối ông ấy; vào giờ phút ấy; tôi là của ông ấy… Đúng như vậy, sự chiếm hữu có nghĩa lý gì đâu, ưng thuận mới là tất cả.

- Làm thế nào à? – Ông hỏi tôi. – Hãy giữ lấy quyền tự chủ của mình. Tại sao bà phải buông mình trôi theo dòng? Bà biết bơi cơ mà? Tôi muốn nói: bà có đủ nghị lực và phẩm giá… Đúng thế! Và hơn thế, để tự làm chủ số phận của mình không cần đến một cuộc đấu tranh trường kỳ cơ mà? Trên đời đường của một con người, có những giây phút hiếm hoi, mà khi đó, mọi điều sẽ được định đoạt dài lâu. Chính vào những giờ phút đó, ta phải can đảm để nói có hay không.

- Và ông cho rằng tôi đang ở vào một trong những thời điểm ấy và tôi phải trả lời là không sao?

Ông ấy vuốt ve mái tóc tôi, rồi nhấc tay ra và nghĩ ngợi.

- Bà đặt cho tôi một câu hỏi thật khó trả lời. - Cuối cùng ông ấy nói. Tôi, một người vừa mới quen bà, chưa biết gì về bà, về gia đình bà, về người chồng tương lai của bà, tôi có quyền gì để khuyên nhủ bà? Tôi sẽ rất có thể mắc sai lầm lớn… Không phải tôi phải trả lời câu hỏi ấy, mà chính bà. Vì chỉ có bà mới biết bà mong muốn gì ở cuộc hôn nhân này, chỉ có bà mới đủ dữ kiện để nhìn thấy trước những gì sẽ xảy ra sau đó. Tất cả những gì tôi có thể làm được là khuyên bà nên chú ý đến những gì là chủ yếu, theo ý của tôi và có thể cũng là ý của bà, và tự hỏi: “Ta có tin chắc là sẽ không bóp chết trong mình những gì tốt đẹp nhất không?”.

Đến lượt tôi phải suy nghĩ.

- Rất tiếc là tôi không dám tin chắc như vậy. Điều tốt đẹp nhất của tôi, đó là hy vọng, mà chính tôi cũng không biết được từ một niềm khích lệ nào đó là niềm khao khát được hy sinh… Khi còn nhỏ, tôi mơ ước được trở thành một bà thánh hay một nữ anh hùng… Còn bây giờ, tôi mơ ước được hiến dâng mình cho một con người đáng hâm mộ và nếu như có thể, giúp đỡ người ấy làm nên sự nghiệp hoàn thành sứ mệnh của mình… Vậy đó… Những điều vừa nói với ông, tôi chưa hề nói với ai khác… Tại sao lại với ông? Tôi cũng tự hỏi tôi. Ở ông có cái gì đó vẫy gọi lòng tin và trao gửi.

- Cái điều ấy, ông ấy nói, - chính là sự từ bỏ. Người nào không tự tìm cho mình những điều mà người khác gọi là hạnh phúc, thì rồi sẽ có thể yêu những người khác cũng như chính mình sẽ được yêu, sẽ có thể qua đó mà tìm thấy lại một dạng khác của hạnh phúc.

Lúc ấy tôi đã làm một cử chỉ mạnh bạo và hơi điên. Tôi nắm lấy tay ông ấy và thốt lên:

- Thế tại sao ông, ông Pitơ Đơn, ông lại không có phần hạnh phúc thực sự của mình? Tôi cũng vậy, tôi vừa mới quen ông, nhưng hình như ông là người mà tôi luôn tìm kiếm một cách vô ý thức.

- Đừng nên tin như vậy… Bà đánh giá tôi khác với con người thực của tôi. Tôi sẽ không bao giờ là một người tình cũng như một người chồng mà bất cứ một phụ nữ nào mong đợi. Tôi sống quá kín đáo. Tôi sẽ không chịu được khi có bên cạnh tôi từ sáng đến tối rồi lại từ tối đến sáng, một con người luôn đòi tôi phải quan tâm đến, và người đó lại được quyền như vậy…

- Sự quan tâm là có đi có lại.

- Đúng như thế, nhưng riêng tôi, tôi không cần đến sự quan tâm ấy.

- Ông tự cho mình có đủ sức mạnh để đương đầu với cuộc sống này… Thực như vậy chăng?

- Nói đúng hơn là tôi cảm thấy đủ sức mạnh để đương đầu trong cuộc sống này cùng với tất cả những người có thiện ý… để cùng họ làm việc, nhằm làm cho thế giới này êm đẹp và hạnh phúc hơn, hay ít nhất là cố gắng làm được như vậy…

- Khó khăn sẽ bớt đi nếu ông có bên cạnh một người phụ nữ là bạn đời. Tất nhiên, người phụ nữ ấy phải cùng niềm tin với ông. Nếu như người ấy yêu ông…

- Điều đó thôi chưa đủ… Tôi biết khá nhiều phụ nữ do yêu mà theo đuổi người đàn ông mình yêu như một người đi trong mơ. Một ngày nào đó, người phụ nữ ấy sẽ tỉnh mộng và nhận thấy rằng mình đang đi trên nóc nhà, đi trong gian nguy. Khi đó, người ấy chỉ còn ý nghĩ: tụt xuống và chiếm lại cái sàn nhà bình dị của cuộc đời… Người đàn ông… nếu có lòng thương hại người phụ nữ thì sẽ cùng tụt xuống. Sau đó, như người ta thường nói. Họ xây dựng tổ ấm. Đó là một chiến binh đã bị tước vũ khí.

- Ông muốn một mình tranh đấu?

- Chưa bao giờ tôi nói điều này một cách khó khăn như lúc này, nhưng quả vậy… Tôi muốn tranh đấu chỉ mỗi mình tôi.

Tôi thở dài.

- Tốt hơn cả lả nên hy sinh cả Giắc và tôi.

- Cho ai?

- Cho chính bản thân bà.

Tôi cầm lấy mũ của tôi và đặt nó trước một chiếc gương, Pitơ đưa cho tôi chiếc áo choàng.

- Bà nói đúng, phải đi thôi. Sân bay cách đây khá xa và ta nên đến trước những người khác đi xe ca.

Ông ấy tắt đi một ngọn đèn bếp. Trước khi bước ra, bằng một cử chỉ mà tôi cảm thấy không thể cưỡng lại được, ông ấy ôm tôi vào lòng và hôn tôi như một người anh. Tôi không cưỡng lại, tôi buông mình theo một sức mạnh mà tôi muốn bị chinh phục. Nhưng ông ấy đã nhanh chóng bỏ vòng tay của mình ra, mở cửa và nhường cho tôi đi ra trước. Trên chiếc xe nhỏ tôi ngồi bên cạnh ông ấy, không hề nói một lời.

Trời đổ mưa và đường phố Luân Đôn ban đêm buồn đến não lòng. Một vài phút sau, Pitơ cất tiếng nói. Ông ấy kể cho tôi và những người sống trong các ngôi nhà nhỏ bé xây cất hàng loạt về cuộc đời đơn điệu của học, cách sống thiếu niềm vui của họ, và hy vọng của họ. Khả năng miêu tả của ông ấy thật đáng ngạc nhiên. Lẽ ra ông ấy phải là một tiểu thuyết gia cỡ lớn.

Sau đó chúng tôi đi qua khu công nghiệp lân cận thành phố. Người bạn đường của tôi ngừng lời. Còn tôi, tôi chìm trong suy tư. Tôi nghĩ đến những gì sẽ xảy ra vào ngày mai, khi tôi đến Nữu Ước. Chắc chắn là sau cái đêm xáo động này, với Giắc, tôi sẽ trở nên lố bịch. Đột nhiên, tôi nói:

- Ông Pitơ, dừng lại đi.

Ông ấy đột ngột hãm xe và hỏi:

- Có chuyện gì vậy? Bà mệt à?... Hay bà bỏ quên cái gì ở nhà tôi?

- Không. Nhưng tôi không muốn đi Nữu Ước nữa… Tôi không muốn lại đi một bước nữa.

- Bà nói sao?

- Tôi đã suy nghĩ rồi. Ông đã mở mắt cho tôi. Ông đã nói với tôi là trong cuộc đời có những thời điểm quyết định cả cuộc đời… Và đây là một trong những thời điểm ấy… Tôi đã quyết định. Tôi sẽ không lấy Giắc Pắckơ nữa.

- Trách nhiệm của tôi trong chuyện này thật là kinh khủng. Tôi tưởng đã khuyên bà những điều tốt lành. Nhưng tôi đã lầm.

- Ông không thể lầm được. Và nhất là tôi, tôi không thể lầm được.

Bây giờ tôi đã nhìn thấy rõ ràng là tôi sắp làm một việc điên rồ. Tôi sẽ không đi nữa.

- Cũng đành phó mặc trời. Bà đã được cứu thoát vừa đúng lúc bà đang đi tới một tai họa. Nhưng bà không sợ phải trở lại Pari sao? Sẽ nói với mọi người như thế nào đây?

- Tại sao lại phải sợ? Cha mẹ và bè bạn tôi rất lấy làm tiếc khi tôi ra đi. Mọi người gọi cuộc hôn nhân ấy là một hành động thiếu suy nghĩ… Mọi người sẽ vui sướng khi thấy tôi quay lại.

- Thế còn ông Giắc?

- Giắc sẽ buồn khổ trong vài ngày, hay vài giờ. Ông ấy đau khổ vì tự ái, nhưng ông sẽ nói rằng suýt nữa ông ấy đã gặp biết bao phiền muộn với một người đàn bà tính khí thất thường như tôi. Ông ấy sẽ vui sướng mà nhận thấy rằng đã cắt đứt trước chứ không phải sau khi cưới… Chỉ có điều là phải điện cho ông ấy, để ngày mai ông ấy khỏi phải mất công đi đón.

Pitơ cho nổ máy ô tô.

- Bây giờ chúng ta làm gì? – Ông ấy hỏi.

- Chúng ta cứ tiếp tục đi đến sân bay. Máy bay vẫn đợi ông. Tôi, tôi sẽ đi một chiếc khác, trở lại nước Pháp.

- Một giấc mơ đẹp.

- Mơ khi còn thức.

Trên đường đi ra đường bay, tôi đi đến phòng điện báo đánh điện cho
Giăc: “Em đã đi đến kết luận rằng kết hôn là phi lý. Stop. Em rất tiếc, bởi vì anh rất yêu em, nhưng em không thể sống ở nước ngoài được. Stop. Em nghĩ tốt hơn cả là nói thẳng. Stop. Em gửi lại anh chiếc vé để anh lấy lại tiền. Stop. Thân yêu, Mácxen”. Tôi đọc lại và thay bốn chữ sống ở nước ngoài bằng sống xa lạ. Như vậy rõ ràng hơn, bớt đi được một chữ.

Trong khi tôi gửi điện. Pitơ đi hỏi giờ máy bay cất cánh. Khi trở lại, ông ấy nói:

- Mọi điều đều tốt đẹp. Hay nói đúng hơn là mọi điều đều không tốt: động cơ đã sửa xong. Tôi sẽ đi trong vòng hai chục phút nữa. Còn bà phải đợi đến bảy giờ. Tôi rất buồn là phải để lại bà một mình. Bà có muốn tôi mua cho bà một cuốn sách không?

- Không sao cả. Tôi cũng có cái để mà nghĩ rồi.

- Bà có tin chắc rằng sẽ không có gì đáng tiếc không đã cho đánh bức điện ấy đi thì dù có muốn nghĩ lại cũng quá muộn rồi.

Tôi không trả lời ông ấy, tôi đưa tờ điện đã viết cho nhân viên điện báo.

- Điện khẩn phải không ạ? - Người nhân viên điện báo hỏi lại.

- Không.

Sau đó tôi khoác tay Pitơ.

- Ông Pitơ thân mến, tôi có cảm giác tôi được cùng ra máy bay với một người bạn thân quen từ lâu.

Tôi không thể kể lại cho ông những gì ông ấy nói tôi trong hai mươi phút còn lại sau đó. Đó là những quy tắc sống thực sự mà ông ấy khuyên nhủ tôi. Đã nhiều lần ông định nói với tôi rằng tôi là người phụ nữ có nhiều tính cách đàn ông, rằng tôi là một người bạn thuỷ chung rằng tôi không bao giờ nói dối. Nếu những điều trên có phần nào đúng sự thực thì đó chính là nhờ Pitơ. Cuối cùng tiếng loa vang lên: “Khách đi Nữu Ước, máy bay số sáu trăm ba mươi hai…”. Tôi tiễn Pitơ đến tận cửa ra đường băng. Tôi ôm hôn ông ấy như một người vợ hôn chia tay chồng. Sau đó, không bao giờ tôi gặp lại ông ấy nữa.

- Sao, không bao giờ gặp lại à? Tại sao thế? Bà không cho ông ấy địa chỉ hay sao?

- Có chứ, nhưng không bao giờ ông ấy viết cho tôi lấy một chữ. Tôi nghĩ rằng ông ấy thích sống như vậy để hướng dẫn con người ta, để rồi lại biến đi.

- Còn bà, những lần sau đến Luân Đôn bà không tìm gặp lại ông ấy sao?

- Để làm gì kia chứ? Ông ấy đã cho tôi, như ông ấy nói, điều gì là tốt đẹp nhất của mình. Chúng ta sẽ không bao giờ lấy lại được bầu không khí có một không hai của cái đêm đó… Không nên hi vọng sống lại giây phút quá tuyệt vời… Và tôi đã không lầm khi nói với ông rằng đó là câu chuyện lạ kì nhất trong cuộc đời tôi chứ? Người đàn ông đã làm thay đổi số phận của tôi, người đã khiến tôi trở lại sống ở nước Pháp chứ không phải ở nước Mỹ, lại là một người Anh không quen biết, chỉ ngẫu nhiên gặp ở sân ga máy bay. Ông không thấy điều đó là tuyệt diệu sao?

- Điều đó, tôi trả lời bà, giống như những câu chuyện xa xưa kể lại về một Đức Chúa Trời cải trang thành ăn mày hay thành một kẻ xa lạ để tiếp cận con người. Nhưng trong thực tế… và Mácxen ạ, người đàn ông kia cũng không làm bà thay đổi hoàn toàn đâu, bởi rốt cục thì bà vẫn lấy Rơnô, một Giăc dưới cái tên khác kia mà?

Bà mơ màng trong giây lát:

- Vâng, đúng thế. Ta không thể thay đổi hoàn toàn tính con người, mà chỉ sửa được đôi chút thôi.

NGUYỄN SINH dịch

 


 
Truyện ngắn
  Dừng lại để biết thương  
  Dùng tạm  
  Em Biết Anh Yêu Vợ  
  Em là đàn bà, anh có cưới không?  
  Em sai rồi  
  Em vẫn luôn yêu anh  
  Em đã nói dối ...  
  Em đồng ý ly hôn  
  Gai của hoa hồng  
  Gia tài  
  Giá trị  
  Giá trị của hòn đá  
  Giá trị của lòng biết ơn  
  Giá trị của những câu hỏi  
  Giá trị tiêu biểu  
  Giấc mơ  
  Giáo chủ  
  Giáo dục  
  Giáo Dục 2  
  Giáp mặt cuộc đời  
  Giàu có  
  Gió, cây và lá  
  Giọt máu tình yêu...!  
  Giọt nước mắt cám ơn  
  Giữ khoảng cách  
  Giúp đỡ  
  Góc khuất của trái tim  
  Hai cha con người mù  
  Hai chiếc hộp  
  Hai chiếc nhẫn và 3 cánh tay  
  Hai con gấu thi tài  
  Hai hiệu cắt tóc  
  Hai mảnh giấy yêu thương  
  Hai người đàn ông và một người đàn bà  
  Hai người đi đường và cây rìu  
  Hai thiên thần  
  Hai điều ước  
  Hạnh phúc  
  Hạnh phúc không chỉ là nụ cười  
  Hạnh phúc ở dưới chân  
  Hạnh phúc ở đâu?  
  Hạnh phúc và hai giọt dầu  
  Hãy bế em ra khỏi cuộc đời anh...  
  Hãy cẩn thận  
  Hãy học cách tha thứ  
  Hãy kiểm soát sự nóng giận  
  Hãy lắng nghe hay nhận một viên đá  
  Hãy nói trước khi quá muộn  
  Hãy tha thứ cho bố  
  Hãy tin vào bản thân  
  Hãy để quá khứ của hoàng hôn trôi qua…  
  Hiện tại là món quà của cuộc sống  
  Hiệu ứng tâm lý ROBERT ROSENTHAL  
  Hoa hồng tặng mẹ ngày giáng sinh  
  Hoa hồng trắng  
  Hoa sen bồ tát  
  Hoa trà đắng  
  Hoa từng mùa  
  Hoa viôlét ngày thứ tư  
  Hôn nhân, xanh xanh đỏ đỏ  
  Hòn đá và viên gạch  
  Hồng nhan thầm lặng  
  Kẻ ruồng bỏ  
  Khi hạnh phúc vụt bay  
  Khi một người đàn bà biết yêu  
  Khi tình yêu ở bên cạnh !  
  Khi trái tim đã dành cho một người  
  Khi đại nạn đến, anh có thể nắm chặt tay em không?  
  Khóa kéo  
  Khoảng cách  
  Khoảng khắc bối rối  
  Khóc  
  Không bao giờ quá trễ để thực hiện ước mơ  
  Không chỉ là ký ức  
  Không chờ đợi  
  Không có cha mẹ bên cạnh  
  Không thể tốt riêng mình  
  Không trách mắng  
  Không đủ  
  Kiếm tìm sự hoản hảo...  
  Kiếp sau vẫn nguyện làm chồng em  
  Kim cương  
  Ký hiệu thỏ con  
  Ký ức tuổi thơ  
  Lá rụng nơi thiên đường  
  Lá thư tình của chàng trai  
  Lá thư từ bên kia thế giới  
  Lá thư yêu thương  
  Làm cách nào để khiến chó sói chăm chỉ?  
  Lầm lẫn  
  Làm mẹ  
  Làm tôi 2 chủ  
  Lam Trinh  
  Lần này thầy không nghĩ đến em  
  Lắng nghe âm thanh  
  Lẵng quả thông  
  Lâu đài cát  
  Lẽ thường  
  Lễ tốt nghiệp  
  Lọ hoa và cái trống  
Trang 3/7 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7  Trang sau