Tấm gương
Doanh nhân với việc học tập
 

1. TRI THỨC, TIỀN VÀ HẠNH PHÚC

TS. Phạm Khánh Hùng, Luật sư Công ty luật Indochina Counsel, Phó TGĐ Công ty Báo cáo đánh giá Việt Nam.

Doanh nhân ngày được định nghĩa như những người dùng trí tuệ, tài sản và quan hệ của mình để làm tăng thêm của cải vật chất cho xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động. Thường xuyên phải dùng đến trí tuệ trong kinh doanh, doanh nhân có thể được coi là người lao động trí óc là trí thức.

Người Do Thái – dân tộc sản sinh ra nhiều tỉ phú hàng đầu thế giới đã gắn đồng tiền với tri thức. Họ cho rằng đoanh nhân nhất định phải có học thức uyên bác. Theo họ, lượng tri thức và tiền bạc tỉ lệ thuận với nhau. Khi nắm được tri thức trong kinh doanh, sẽ tránh phải đi đường vòng, sẽ đến đích trước người khác, kiếm được nhiều tiền hơn, nhanh hơn.

Là doanh nhân nghĩa là phải hướng tới việc làm giàu, làm giàu cho bản thân, cho gia đình và cho đất nước. Muốn làm giàu, phải có khát vọng làm giàu, phải biết cách ứng xử trong làm giàu và đặc biệt phải có tri thức làm giàu.

Rõ ràng, ngày nay, muốn làm giàu - kiếm được tiền và giữ được tiền, doanh nhân phải học. Học để tạo giá trị cho bản thân, đồng thời cũng là tăng giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp. Học để kinh doanh bài bản, chuyên nghiệp và chuyên môn hoá cao bởi thời đại mới và sức ép cạnh tranh không có chỗ cho cách làm cũ, tư duy cũ. Cảm hứng sáng tạo phần nhiều do việc học đem lại.

Bill Gates nói: Tôi không học đại học, chứ không phải bỏ học. Khi đã trở thành người giàu nhất thế giơí, ông vẫn luôn học hỏi.

Có doanh nhân quá bận rội, ít khi đến các cuộc giao lưu trong giới, tình cờ dự một buổi hội thảo bỗng thấy đem lại nhiều lợi ích bất ngờ. Anh kết luận mỗi cuộc gặp gỡ chỉ cần rút ra một điều tâm đắc, ứng dụng đều đó trong doanh nghiệp của mình là tạo ra hiệu quả lớn. Rất tiếc nhiều khoá học dành cho doanh nhân hiện nay được xây dựng cho những người sắp trở thành doanh nhân, chứ không phải cho danh nhân. Còn những doanh nhân thực thụ lại quá bận rộn, ít có thời gian dành cho vịêc học. Họ cho mục tiêu trước mắt và học cho mục tiêu lâu dài là học để tạo ra những giá trị hco bản thân và xã hội, để xây dựng nền móng tri thức vững vàng.

Thế mạnh của doanh nhân Việt Nam là sự siêng năng, ham học hỏi, học rất nhanh và biết áp dụng ngay những điều mình học hỏi vào doanh nghiệp. Trong bối cảnh hội nhập để thích ứng với cuộc chơi của cả thế giới, “tiệm cận” với tư duy, trình độ thề giới, doanh nhân cần nâng cao trình độ dân trí. Trong thời kỳ suy thoái, khi việc kinh doanh không dễ dàng như trước, càng tìm thấy nhiều bài học quý giá.

Để có đời sống tinh thần phong phú, tư duy tích cực tôi thuờng xuyên đọc và viết. Nên tạo dựng cho mình một tinh thần vững vàng, và tin rằng hết mưa trời lại hừng nắng. Tri thức giúp cho bạn bình tĩnh hơn trước mọi sự, dễ thích nghi, để đối phó với những khủng hoảng bên ngoài và bi kịch cá nhân.Tôi rất quan tâm tới việc học để sống, để cảm thấy hạnh phúc mỗi ngày. Rất tiếc không có những khoá học như thế. Mỗi người phải tự tìm hiểu, khám phá, coi chuyện học cũng như hơi thở.

2. CÁNH BUỒM RA BIỂN

TS. Lưu Trọng Tuấn

Truởng đại diện Công ty Liven Agrichem Vietnam

Nữ văn sĩ Hellen Keller để cho đời một châm ngôn sống rất hay: ”Hãy nghĩ rắng ngày mai mình còn tồn tại thì hôm nay ta sẽ biết sống như thế nào”. Nếu các doanh nghiệp nghĩ rằng ngày mai cơn hồng thuỷ tài chính sẽ lan đến doanh nghiệp mình, thì chắc không doanh nghiệp nào “bình chân như vại” trong mấy năm qua, để hôm nay phải “cuống cuồng” và “trách móc” hệ thống tài chính ngân hàng. Đây là lúc phải thể hiện bản lĩnh lãnh đạo, mở rộng lối cho những sáng kiến từ mọi người trong công ty, cho dù những sáng kiến ấy chỉ giúp cho doanh nghiệp bớt đi một khoản nhỏ chi phí, cho dù sáng kiến ấy chỉ giúp tìm thêm một vài khách hàng nhỏ. Góp gió thành bão, thì mới chống lại được cơn bão lớn bên ngoài.

Khái niệm “Tổ chức không ngừng học hỏi” (Learning Organisation) và “Tính không ngừng học hỏi trong tổ chức” (Organisational Learning) đã được bao nhiêu nhà nghiên cứu và thực hành luận bàn. Có rất nhiều công ty tổ chức đào tạo nhân viên theo các khoá học tu nghiệp, song ít công ty tìm hiểu liệu nhân viên có tìm thấy ý nghĩa của việc đào tạo đó? Hay họ đi học hay chỉ vì sợ ông chủ nghĩ học là người không cầu tiến? Hãy bắt đầu từ những vấn đề trong công việc mà nhân viên gặp phải, ví dụ như nghiệp vụ về tín dụng thư (letter of credit), gặp riêng nhân viên đó mà nói rằng tôi đã đang ký cho bạn học thêm nghiệp vụ này, mong sau khoá học, bạn sẽ trở thành một “chuyên gia” của công ty về nghiệp vụ đó và hỗ trợ các đồng nghiệp khác. Hơn thế nữa phải sắp xếp cho họ một quỹ thời gian phù hợp. Bảo họ đi học trong lúc cô vợ sắp sinh hoặc mới sinh thì liệu học có tập trung? Một điều tưởng chừng nhỏ song vô cùng quan trọng, hãy trao đổi với họ về nghiệp vụ sau mỗi tuần đi học, để chia sẻ những kinh nghiệm của mình với họ, tìm hiểu xem họ có thích học hơn? sau mỗi tuần của khoá học, và lòng tri thức của họ có mạnh mẽ hơn lên, và tặng họ một lời khen ”Bạn sẽ mang về nhiều thành quả cho công ty với luợng kiến thức như thế!”

Theo cách nhìn của riêng tôi, tất cả đều học thật và dạy thật, song một số tìm thấy được một chiếc cầu dài giữa những điều đã học và thực tế công việc, và một số chỉ bước qua một chiếc cầu ngắn hơn. Ước mơ của tôi là mỗi người trong cuộc sống khi hành xử hiểu được cái lý (rationale) đằng sau mỗi hành vi. Chúng ta thường khuyến khích nhân viên nên mỉm cười khi trao đổi qua điện thoại, nhưng ít nhiều người hiểu rằng giọng nói qua điện thoại của mình sẽ hay hơn, cuốn hút hơn khi mỉm cười!

Có điều cần được cảnh tỉnh, thành đạt không có nghĩa là hoàn thiện, không có nghĩa là người giải quyết vấn đề thành thạo. Có rất nhiều doanh nhân thành đạt không đủ can đảm lên một chiếc xích lô, hay xe ôm dạo quanh các phố (nhưng người phương Tây làm được đấy!). Và khi thành đạt, họ nghĩ rằng người khác phải hiểu họ, tại sao không phải họ đi hiểu người khác. Họ thất bại khi không hiểu đứa con trai đang trưởng thành của mình. Họ thất bại khi người chồng không còn đưa họ đến một rạp chiếu phim (Mà chắc họ cũng ngại đến rạp chiếu phim vì họ thành đạt mà). Họ chỉ dám đem những vấn đề về gia đình đến những lớp học dành riêng cho doanh nhân, song những vấn đề của họ, người bình thường trong cuộc sống có thể giải quyết khá dễ dàng. Người Trung Quốc xưa khuyên phải tu thân, tề gia rồi mới bình thiên hạ, vì thế doanh nhân thành đạt càng phải học từ mọi người, nhất là những người bình thường nhất, và để thấy mục tiêu của mọi kinh doanh là hướng đến sự đóng góp cho xã hội và nhân loại.

Nhiều người hỏi tại sao tôi theo học tiếng Anh, vì tôi thích những câu chuyện của Katherine Mansfield và O. Henry. Tại sao tôi theo học quản trị, bởi lẽ nó mang đến cho tôi một cánh buồm ra biển lớn. Tôi chỉ có một kinh nghiệm học duy nhất, đó là trước khi học, tìm đọc những người thành đạt trong lĩnh vực đó, hiểu quá trình phấn đấu của họ, và nói với mình, người học được, sao mình không học được, bắt đầu mở sách ra, và đọc.

3. HỌC ĐỂ TIN

Luật sư Nguyễn ngọc Bích

Vì sao doanh nhân lại đổ xô đi học thời buổi khủng hoảng này?

Trước tiên, phải nhìn nhận lại thực chất của những bất trắc đến với doanh nhân trong môi trường kinh doanh hiện nay.

Thiếu vốn làm ăn là một thực tế mang tính bản chất của mọi công ty. Vòng quay vốn của mỗi đợt hàng phải cần một khoảng thời gian nhất định, mà trong thời gian đó họ vẫn phải cần tiền đầu tư để tái sản xuất, mở rộng kinh doanh, chuẩn bị cho một đợt hàng mới. Khi lãi suất quá cao, đi vay không được, vốn sẽ thiếu. Nhìn ra bản chất của vấn đề là bạn đang thiếu vốn để sản xuất lô hàng kế tiếp, thì việc đầu tiên phải làm là giảm bớt chi phí, nâng cao sản lượng, giữ nguyên chất lượng đã có. Những việc này không thể “cứu” được ngay bằng việc đi học, mà phải là một quá trình dài. Khi công ty đã hoạt động hiệu quả và xây dựng được hệ thống quản trị chuyên nghiệp, bạn mới có cơ sở để điều chỉnh bộ máy, cắt giảm, điều chỉnh thế nào khi chưa có một thể chế, một quy trình sản xuất đầy đủ được mọi người trong công ty cùng tuân thủ? Chính vì cứ mỗi người làm một cách, nên khi khủng hoảng xảy ra lại “chế” tiếp, đẩy khó khăn ngày càng phình to ra. Khi không xác định được gốc của vấn đề, chúng ta sẽ bàn lung tung, học lung tung, không giúp được gì cả.
Mặt khác, tất cả các trường dạy doanh nhân hiện nay đang sử dụng tài liệu mới nhất, hiện đại nhất của các nước, chí ít cũng chỉ cách đây 5 năm. Trong khi tiến trình kinh doanh của người Việt mình còn cách xa họ cả 50 năm. Tìm lại tài liệu của họ 50 năm về trước để áp dụng cũng khó lắm, vì quản trị liên quan đến con người, đến ý thức, chứ không phải là một cỗ máy. Con người mỗi tuổi đòi hỏi cách “đối xử” phù hợp với tuổi của mình, có thể rút ngắn thời gian, nhưng không thể “đi tắt, đón đầu”, nhất là trong lĩnh vực tin học, tiếng Anh. Tiếng Anh dốt làm sao “đi tắt, đón đầu?”.

Các công ty Việt Nam hiện nay về mô thức quản trị mới chỉ bằng các công ty của Mỹ, châu Âu thập niên 60-90. Chúng ta muốn học để ra biển lớn, trước tiên phải có thuyền. Chỉ có thúng thôi làm sao chống lại được với sóng lớn? Phải dựng được thuyền, sau đó đi học mới bảo trì được. Những kiến thức quản trị hiện nay của người ta là đang dạy là để sửa “thuyền”, trong khi bạn là ‘thúng”. Nấu bữa tiệc khó hơn nấu bữa cơm nhà nhiều . Trong khi chúng ta đang học nấu dạ tiệc, mà chưa biết nấu cơm nhà. Lệch pha là ở chỗ đó. Chúng ta sống toàn bằng ước vọng mà không biết mình là ai.

Một xã hội phát triển đòi hỏi con người phải tin nhau, đó là cái đạo gốc của xã hội. Có như vậy phí giao dịch mới giảm bớt. Tham nhũng ở mọi chỗ, mọi nơi, làm sao giảm phí vô hình? Khi con người thiếu đạo đức, xã hội thiếu một hệ thống nền tảng thì không thể xây dựng được một đất nước có niềm tin.

Phải qua một quá trình mới xây dựng được niềm tin. Học chính là để xây dựng niềm tin. Tham lam là kẻ thù của niềm tin. Niềm tin không thể có được khi doanh nhân thiếu ngay thẳng, tham lam và dối trá. Để tin, trước tiên cả một hệ thống giáo dục cách đối xử phải khác đi. Kinh tế thị trường đòi hỏi mỗi con người phải hoàn thiện về đạo đức, để tin nhau, cùng làm với nhau. Nếu thiếu yếu tố tinh thần này thì học cũng chẳng để làm gì. Làm ăn với nhau mà cứ phải thủ là thua.

Trong cuộc chiến, những người “thủ” không bao giờ phát triển được. Xã hội phải khuyến khích sự cởi mở, chia sẻ, thành thật, để doanh nhân ý thức được sản phẩm mình làm ra là để phục vụ con người, thấy được mục đích kinh doanh cao cả hơn. Khi có tiền, người ta dễ tham lam. Tham lam là hỏng. Tiền nhiều, quá nhiều, mà không có nền tảng tinh thần vững mạnh thì khó giữ được thiên lương. Con người sống bằng tinh thần chứ đâu có bằng tiền. Phải đi từ gốc con người mới tạo ra được những thành quả của con người.

 


 
Tấm gương
  Donald Trump - tỷ phú hay ngôi sao truyền hình  
  Dù khó khăn lúc đầu, cái tiến bộ rồi sẽ thắng  
  Giám đốc Deloitte bắt bệnh doanh nghiệp Việt  
  Giảng viên "lãng quên" và sinh viên "trộn lẫn"  
  Giáo dục lòng say mê làm việc  
  Giới tỉ phú làm gì với tiền tỉ?  
  GS Michael Porter: Nước Mỹ cần một chiến lược kinh tế dài hạn (P1)  
  GS Michael Porter: Nước Mỹ cần một chiến lược kinh tế dài hạn (P2)  
  GS TS VŨ GIA HIỀN - GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG VĂN HOÁ – DU LỊCH: Bạo lực xã hội thể hiện tâm trạng bất an  
  GS.Kaplan: GS.Kaplan:  
  GS.Michael Porter: "VN nên bớt phụ thuộc vào nhân công giá rẻ"  
  Gs.Michael Porter: VN phải cải cách từ thôi thúc bên trong  
  Gương hy sinh  
  Gương người xưa: Dùng từ bi và đức độ để cảm hóa dân chúng  
  Hạc giấy ở HIROSHIMA  
  Hai mươi câu hỏi dành cho TS. Alan Phan  
  Hạn chế danh mục  
  Hạnh phúc chân thật là gì?  
  Hãy suy ngẫm  
  Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi !  
  HLV Calisto: "Lương tâm là ông chủ duy nhất của tôi"  
  Hóa giải suy nghĩ sai lầm: Chúng ta là công việc của mình  
  Hoàn cảnh không may giúp ta nghị lực  
  Học mà không suy nghĩ là phí công  
  Học sinh cần học kỹ năng gì?)  
  IQ quan trọng hay EQ?  
  Khám phá tư duy của những người đột phá sáng tạo  
  Khi đam mê trở thành động lực sống  
  Khởi nghiệp từ 1 xu  
  Không có sự phát triển nào đi trước tự do  
  Không có tầm nhìn, đừng nói chuyện kinh doanh  
  Không có tư duy phản biện, không phải là trí thức!  
  Không có ý tưởng mới, thì mãi theo sau người khác  
  Không gian tinh thần  
  Không nên cộng thêm cái gì vào tư tưởng Hồ Chí Minh  
  Không thể đi tắt  
  Không đẽo chân cho vừa giày  
  Khuyết điểm của VN là để mô hình phát triển theo chiều rộng quá lâu  
  Kim Woo Choong: Đỉnh cao và vực thẳm  
  Làm chủ vận mạng  
  Làm gì để có một Chính phủ mạnh?  
  Làm giàu, ai bảo không khó?  
  Lãnh đạo có trộm cắp?  
  Lời Bụt dạy về Tam bảo - Ngũ giới - Giáo pháp  
  Lời Bụt dạy về tình thương và sự hiểu biết  
  Lời Dạy Của Khổng Tử  
  Lời dạy của Đức Phật về lối sống  
  Lời khuyên của 10 tỷ phú dành cho thế hệ trẻ  
  Lời khuyên từ nhà hiền triết Warren Buffett  
  Lời phật dạy - (tám điều giác ngộ)  
  Lối sống  
  Lòng từ bi và con người  
  Luật hóa quyền tiếp cận thông tin của công dân  
  Lý Quang Diệu nói về nhân tài  
  Lý Quang Diệu: Xã hội chỉ tồn tại nếu có sự công bằng  
  Mạn đàm về chuyện ăn của doanh nhân  
  McCain dồn dập tấn công Obama trong tranh luận lần chót  
  Mẹ & Con  
  Michael Porter: "Cần thích nghi với chiều hướng xấu"  
  Một cách nhìn khác về con người Alan Phan  
  Một cách nhìn khác về cuộc đời  
  Một câu chuyện đẹp  
  Một người nô lệ da đen mù lòa  
  Mười điều nên học từ ALBERT EINSTEIN  
  Muốn Lấy Mật Đừng Phá Tổ Ong  
  Năng lực triển vọng  
  Nelson Mandela: 8 bài học cho nhà lãnh đạo  
  Nét chung của những nhà lập quốc Hoa Kỳ: Không cuồng tín  
  Nếu không thấy hạnh phúc, đó là lỗi của bạn  
  Nếu mỗi bạn trẻ đều đọc cuốn sách này  
  Nếu nghèo đói là trường đại học tốt nhất...  
  Nếu xa dân thì chúng ta không còn lí do gì để tồn tại  
  Nếu được phép tôi xin thay 'tôn giáo' bằng niềm tin  
  Ngăn cỗ xe giáo dục lao dốc  
  Nghệ thuật lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình  
  Nghèo đói và trốn thuế  
  Nghĩ khác, làm khác và làm tốt hơn  
  Ngôi nhà đích thực của ta là sự an bình trong tâm.  
  Ngũ giới - năm nguyên tắc vàng của người phật tử (THE FIVE PRECEPTS ~ THE BUDDHIST GOLDEN RULE)  
  Người giữ Sổ tiết kiệm của Bác Hồ  
  Người khổng lồ Wal-Mart lập nghiệp như thế nào?  
  Người ngồi lên bom nổ chậm năm ấy  
  Người phụ nữ tay không trở thành triệu phú đôla  
  Người trẻ 'quản trị cuộc đời' như thế nào?  
  Người vợ  
  Người đứng đầu phải mạnh, sạch và có tầm nhìn  
  Nguyên Chủ tịch Quốc hội bàn về phương thức cầm quyền của Đảng  
  Nguyễn Trần Bạt - Từ cậu bé bán nước chè dạo đến ông chủ tập đoàn  
  Nguyễn Trần Bạt - “Tổng tư lệnh” của những điều khác biệt  
  Nguyễn Trần Bạt giao lưu với sinh viên Khoa Quản lý...  
  Nguyễn Trần Bạt giao lưu: Việt Nam gia nhập WTO - Cơ hội...  
  Nguyễn Trần Bạt: Doanh nhân dưới lăng kính văn hóa  
  Nguyễn Trần Bạt: Tôi bới những đống rác của đời sống để tìm ra những giá trị.  
  Nguyễn Trần Bạt: Đam mê quan sát cuộc sống  
  Nhà nghiên cứu NGUYỄN KHẮC THUẦN: Ai kiếm tiền sạch ắt dùng tiền thơm  
  Nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt: Chúng ta phải tỉnh táo, phải có một thái độ rất chiến lược, một bản lĩnh chiến lược  
  Nhà văn Nguyên Ngọc: Triết lý giáo dục hiện nay...  
  Nhầm lẫn về sự thành đạt  
  Nhân & duyên  
  Nhận biết bản chất tâm hồn  
Trang 1/4 : 1 - 2 - 3 - 4  Trang sau