Tấm gương
Người đứng đầu phải mạnh, sạch và có tầm nhìn
 

Các vị khách mời tại buổi trực tuyến. Ảnh: Lê Anh Dũng


"Một quốc gia muốn đi lên nhanh có 3 yếu tố về lãnh đạo: mạnh, sạch và có tầm nhìn... Nếu thiếu một trong ba yếu tố đó, thì hoặc dân tộc đó phát triển túc tắc hoặc bất hạnh" - Ts Mai Liêm Trực nói trong cuộc bàn tròn trực tuyến ngày 9.3

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Thưa các bạn, chỉ còn ít ngày nữa Hội nghị TƯ họp bàn chuẩn bị cho công tác đại hội lần thứ XI Đảng cộng sản Việt Nam- một đại hội rất trọng đại của dân tộc. Trong bối cảnh Đảng ta vừa kỉ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng với một tinh thần lạc quan phấn khởi và đầy tự hào.

Những ngày qua bạn đọc trong và ngoài nước đã quan tâm đến đại hội Đảng qua hai bài trò chuyện với TS. Mai Liêm Trực- nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính, viễn thông nguyên chủ tịch liên đoàn bóng đá VN, cũng như GS. Dương Phú Hiệp- nguyên tổng thư kí Hội đồng lí luận Trung ương.

Hai cuộc trò chuyện đó đã tạo được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Và mới đây, bài viết của ông Nguyễn Trung với tựa đề: "Việc Đảng là việc của quốc gia" cũng đang được bạn đọc quan tâm bàn luận.

Để đáp ứng yêu cầu bạn đọc, chúng tôi đã mời hai vị khách quí đang được bạn đọc quan tâm là TS. Mai Liêm Trực và GS. Dương Phú Hiệp đến trực tuyến với VietNamNet.

Trước hết xin hỏi TS. Mai Liêm Trực: Ông cảm nhận về không khí đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XI sắp tới như thế nào?

Người dân chờ đợi Đảng khởi xướng Đổi Mới 2

TS. Mai Liêm Trực: Lúc này, tôi có cảm giác người dân đang chờ đợi và mong muốn làm sao cho đại hội XI sẽ tạo bước ngoặt cho sự phát triển của đất nước sau giai đoạn Đổi Mới lần thứ nhất hơn 20 năm vừa qua- giai đoạn cởi trói, giai đoạn phát triển ban đầu. Và, bây giờ ta cần có cuộc Đổi Mới lần thứ 2. Tức là phát triển mạnh theo chiều sâu bền vững.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Sự mong đợi đó của ông có hi vọng, phấn khởi không? Hay ông đang chờ đợi trong một tâm trạng băn khoăn?

TS. Mai Liêm Trực: Có lẽ cũng không thể nói rằng hi vọng và lo lắng cái nào nhiều hơn cái nào. Nó đan xen.

GS. Dương Phú Hiệp: Theo tôi, đại hội nào dân chúng cũng cố gắng theo dõi chờ đợi hai vấn đề quan trọng nhất: Một là đường lối đề ra ở đại hội có gì mới? Hai là nhân sự có nhân vật nào đáng chú ý? Vì hai vấn đề này phải đồng bộ. Nếu đường lối đổi mới mà lại giao trọng trách cho người bảo thủ thì có thể cũng khó thực hiện được đường lối đó.

Đúng là nhân dân đang có tâm trạng hồi hộp chờ đợi. Nhiều người tỏ ra sốt ruột, hỏi tôi đại ý: anh có biết gì về các nội dung của Đại Hội chưa? Anh có biết nhân vật nào đáng chú ý ở Đại hội này không? Tôi cho đó là một sự quan tâm chính đáng.

Điều đó thể hiện trách nhiệm với đất nước, với dân tộc. Đúng như từ "trách nhiệm" mà TS. Trực đã nhấn mạnh với đại hội của Đảng mình.

Tôi nói là của Đảng mình chứ không phải của Đảng nào khác. Nếu qua đại hội, Đảng mình chọn được người thực tài ra giúp nước, giúp dân đó rất là mừng, mọi người sẽ lạc quan, phấn khởi. Nếu Đại hội thông qua những quyết sách quan trọng ích nước lợi dân thì tại sao nhân dân lại không quan tâm, không trông đợi.

Chính bởi tâm trạng của người dân như vậy, đòi hỏi những người chuẩn bị văn kiện Đại hội nên quan tâm đến người dân xem họ đang mong muốn gì.

Về công tác tổ chức, cũng nên xem đất nước và người dân đang cần những người như thế nào. Chúng ta có cả một Viện dư luận xã hội của Ban Tuyên giáo, cơ quan này phải làm trách nhiệm ấy.

Lênin đã nói một câu rất ý nghĩa: "Hiểu được tâm trạng của quần chúng là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Đảng cầm quyền".

Không thể cứ chọn cán bộ dựa trên lập trường tư tưởng

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Nhưng tâm trạng của GS trước kỳ đại hội này thế nào?

GS Dương Phú Hiệp: Tôi cũng có tâm trạng giống như anh Trực cũng lo lắng, cũng hồi hộp, cũng đầy trăn trở về những vấn đề của đất nước.

Đất nước mình không thiếu người tài nhưng từ trước đến nay hình như ta vẫn còn thiếu sót về mặt tổ chức. Đại hội VI đã rất mạnh dạn nói thẳng ra rằng đây là sai lầm của mọi sai lầm, nguồn gốc của mọi sai lầm, nguyên nhân của mọi nguyên nhân.

Tôi có cảm giác công tác cán bộ lâu nay có gì đó vẫn chưa được rõ ràng, về mặt chủ trương để chọn người chưa được tường minh.

Chuyện này có liên quan không chỉ Ban tổ chức Trung ương, không chỉ ở mỗi kỳ đại hội mà còn liên quan đến vấn đề dân chủ. Bởi, nếu có một cơ chế dân chủ thực chất, biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến người dân sẽ có nhiều cơ hội tìm kiếm được người có tài để giao trọng trách.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Thưa TS. Mai Liêm Trực, vậy thì làm thế nào để cải tiến đổi mới công tác cán bộ, chọn lựa được người có đủ năng lực gánh vác trọng trách cho Đảng lúc này?

TS. Mai Liêm Trực: Lâu nay công tác cán bộ cũng bàn nhiều, có nhiều tiêu chuẩn khác nhau cho các cấp cán bộ khác nhau. Trong các quy định về tiêu chuẩn các bộ của từng cấp có nhiều trang dài lắm.

Cá nhân tôi cho rằng, thứ nhất, công tác cán bộ trước hết phải là người biết làm, làm cái việc mà mình được giao trách nhiệm. Thứ hai, phải tích cực làm, tức là biết làm và có ý thức trách nhiệm làm việc đó.

TS Mai Liêm Trực. Ảnh Lê Anh Dũng.

Những người được chọn lựa phải được thử thách qua thực tiễn chứ không phải là bằng cấp. Nên căn cứ theo yêu cầu công việc để chọn cán bộ. Theo kinh nghiệm cá nhân, tôi nghĩ cấp dưới của tôi hoặc những cấp cộng sự của tôi anh nào biết nghề, đúng việc họ làm, họ thường tích cực lăn xả ra làm, đam mê làm.

Trong thực tiễn ta có nhiều tiêu chuẩn, nhiều bảng biểu rất dài nhưng nhiều khi bố trí cán bộ không đảm bảo được như vậy, từ cấp thấp đến cấp cao vẫn chưa đáp ứng được nguyện vọng, thậm chí người ta còn nói thẳng ra là người đó không xứng đáng với vị trí đó.

Thực tế đã cho thấy, có những người được giao gánh một cái gánh mà sức lực của họ không kham nổi. Trong khi đó, có nhiều người có thể gánh tốt hơn, gánh nặng hơn thì lại không giao cho người ta.

Với công tác cán bộ nên làm theo kiểu, sức của người ta đến đâu thì giao người ta đến đó. Người nhận làm việc đó phải làm hết mình, có nhiệt huyết để làm thì tự nhiên họ sẽ sáng tạo làm việc tốt hơn.

Khi chọn người để giao trọng trách, đương nhiên là phải đánh giá qua kết quả công việc, thực tiễn. Chứ nếu đánh giá về mặt lí luận, đánh giá chung chung như lập trường tư tưởng vững vàng thì có vẻ không phù hợp thời cuộc.

Bản thân tôi, hồi còn đương nhiệm, trong mỗi cương vị được giao, lần nào viết kiểm điểm cũng lặp đi lặp lại về lập trường tư tưởng vững vàng nhưng bản thân cũng mơ hồi không biết lập trường đó cụ thể thế nào, viết như một công thức thế thôi. Đúng không GS.Hiệp? Viết thế, nhưng thực ra mình có làm cái gì đâu thì mình nghĩ chắc là như thế là lập trường tư tưởng vững vàng.

Tôi thấy, nhiều tiêu chuẩn được đặt ra hơi trừu tượng. Bởi vậy tôi mới nói khi chọn cán bộ cần phải qua thực tiễn đánh giá và phải xem người đó có máu làm không. Có những người cứ được giao là nhận, không đủ năng lực làm cũng nhận.

Cũng có nhiều người coi chức vị, địa vị của mình như là của trên trời rơi xuống, tự nhiên mình được hưởng cái đó, mình muốn làm gì mình làm. Nhiều người việc công mà cứ như là việc nhà của mình.

Cảm thấy đuối thì đừng cố ở lại, khổ cho dân

Có một lần tôi hỏi một người bạn cũng là đại biểu Quốc hội thế này: Tôi thấy lạ quá, mình thế này là may mắn lắm rồi, mình sống làm việc thế này, dân lo cho mình, dân nuôi thế này điều kiện của mình thế là sướng rồi, có nhà có cửa mọi cái thế này là tốt rồi. Sống không thấy đói khổ thiếu thốn như xưa là mình cũng thấy hài lòng lắm rồi. Vậy sao có những người được đãi ngộ rất nhiều mà ham quá, đến tuổi rồi không chịu nghỉ, cứ ngồi mãi.

Người bạn tôi nói luôn: "Trực ơi, chức vụ, quyền lực, tiền bạc nhiều khi như là ma túy. Có những người ham quá thành ra mất tỉnh táo, không rứt ra được".

Nói chuyện vui vậy thôi, nhưng sau nghĩ lại tôi cũng giật mình. Cán bộ mà cứ bám lấy lí do cống hiến đến hơi thở cuối cùng rồi lợi dụng ba cái chuyện đó để tham quyền cố vị thì khổ cho dân lắm.

Tôi không dám và không có đủ thông tin để đánh giá về những tiêu chuẩn cán bộ cấp cao, nhưng tôi thấy một cán bộ bình thường bất cứ một cái gì anh phải có trách nhiệm, ít nhất là làm tròn bổn phận của mình. Đó phải là những người có tâm huyết, làm việc vì dân, nhận nhiệm vụ vì dân.

Nhiều năm trước có lần tôi phát biểu trên báo rằng: nhận chức vụ như là nhận tạm ứng một niềm tin của dân, nên mình phải xứng đáng với niềm tin ấy.

Tóm lại, thứ nhất, khi chọn người để giao trọng trách phải chọn người có trách nhiệm, hăng hái cố gắng để thực hiện nhiệm vụ của mình.

Thứ hai, chỉ nhận trách nhiệm khi anh có thể gánh được việc đó, chứ không gánh nổi thì đừng có nhận, thứ ba là nói gì thì nói cũng phải có một tấm lòng đối với nước với dân. Khi mình không làm, mình cảm thấy đuối rồi thì nên dừng lại, đừng cố nữa mà khổ cho dân.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: GS Dương Phú Hiệp quan niệm thế nào về công tác cán bộ cấp cao?

GS Dương Phú Hiệp: Trước hết phải chọn được người đứng đầu Đảng và Nhà nước. Mà hai vị trí này nên là một để thuận tiễn cho các thủ tục ngoại giao đón tiếp. Lào đã nhất nguyên hoá Tổng Bí thư và Chủ tịch nước từ Đại hội IV. Trung Quốc cũng vậy

Với ta, theo yêu cầu thực tiễn, bây giờ nên tập trung vào chọn người đứng đầu. Khi người đứng đầu ấy chọn đúng rồi thì mới chọn các vị trí cấp dưới sau.

Lịch sử đã chứng minh, mỗi giai đoạn lịch sử cần có những người đáp ứng yêu cầu của giai đoạn ấy. Đất nước hiện đã giành được độc lập nhưng vẫn còn lạc hậu, còn khoảng cách khá xa với những nước khác. Nếu không có một thay đổi đột phá về cách làm nhân sự, về chính sách, đường lối thì khoảng cách ấy sẽ còn xa hơn nữa.

Chọn người đứng đầu Đảng, đứng đầu nhà nước, không phải do vai trò cá nhân quyết định được. Nếu có được một nhân vật tập hợp lực lượng, biết tổ chức, biết sửa đổi chính sách cho phù hợp nhất định sẽ tạo ra thay đổi đưa đất nước vươn lên.

TS. Mai Liêm Trực: Tôi cũng nhất trí với GS Hiệp khi bàn về việc chọn người đứng đầu. Đã đến lúc để nhất thể hóa Tổng bí thư đồng thời là Chủ tịch nước.

Sáng nay tôi có đọc bài của Nguyễn Trung nhắc lại đề xuất nhất thề hoá chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch nước của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Đây là đề xuất rất hay và cần được ủng hộ.

Với tư cách là một người dân bình thường, nói thật tôi cũng thấy hơi chạnh lòng khi xem ti vi thấy một Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước sang thăm VN, đi duyệt đội danh dự giữa một bên là Tổng Bí thư, một bên là Chủ tịch nước của mình. Rồi có chuyện Tổng Bí thư trước đây của chúng ta sang thăm Pháp mà hầu như không có báo chí nào đưa tin, vì theo chức danh bên họ thì chỉ tương đương Chủ tịch Đảng. Nếu là Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước thì các nước họ sẽ đón tiếp theo nghi thức Nhà nước, có nhiều cơ hội đi gặp gỡ, đối thoại, trực tiếp vận động cho quyền lợi quốc gia. Nếu chỉ là Tổng Bí thư thì sẽ ít điều kiện tiếp xúc, thuyết phục, đối thoại hơn.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Vậy thì việc lựa chọn người đứng đầu đó phải dựa trên những tiêu chuẩn như thế nào?

GS Dương Phú Hiệp: Tiêu chí của từng loại cán bộ lãnh đạo rất khác nhau. Ông cao nhất là đòi hỏi tiêu chuẩn cao nhất. Rồi đến Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương... Phải nghiên cứu tiêu chí trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, chứ không phải đem áp dụng những tiêu chí của thời chiến vào thời bình, của thời sau giải phóng cho thời bây giờ.



GS Dương Phú Hiệp. Ảnh Lê Anh Dũng

Tức là phải thay đổi, có kế thừa nhưng không cứng nhắc. Phải xoá bỏ quan niệm cứ là đảng viên là đương nhiên giỏi, lãnh đạo cái gì cũng được.

Tôi quan tâm đến người lãnh đạo cấp cao là phải có mấy tiêu chuẩn cơ bản sau đây.

Một là trình độ nhận thức.Trình độ nhận thức của người lãnh đạo khác với nhà khoa học, khác với trí thức là ở chỗ anh nhận thức được vị trí và vai trò của anh. Vị trí của anh là cao cấp, là trung tâm của hệ thống chính trị. Đảng là trung tâm, nếu anh là ủy viên Bộ chính trị, lương anh cao, tiêu chuẩn cao, trách nhiệm của anh cũng phải cao, phải nặng hơn người khác.

Tư duy của anh phải ở tầm chiến lược. Mỗi lời nói chữ viết của anh phải có sức nặng. Muốn thế anh phải nghiên cứu, học hỏi, gần đời, gần dân và nhất là anh phải biết sử dụng nhân tài.

Chẳng hạn như cố Tổng Bí thư Trường Chinh, vốn là người rất nguyên tắc, cứng nhắc, thậm chí kinh viện nhưng lại chịu khó lắng nghe góp ý thẳng thắn. Ông ấy bảo với chúng tôi: "rất tiếc là tôi gặp các anh muộn quá! Tôi năm nay gần 80 rồi".

Hai là, ý thức về trách nhiệm của mình. Người lãnh đạo ra gánh vác việc nước không phải chỉ nghĩ đến quyền lợi mà vì trách nhiệm.

Ở ta vẫn còn tình trạng một số cán bộ vì quyền lợi mà chạy đua chứ không phải vì trách nhiệm. Cho nên trách nhiệm phải được quy định rõ ràng.

Một ông bác sĩ vô trách nhiệm, một anh lái xe ẩu, một ông kỹ sư xây cầu cẩu thả hay là người làm doanh thương vô đạo đức đều chịu xử lý theo pháp luật tuỳ theo tội nặng nhẹ. Thế nhưng, sai lầm của họ cùng lắm chỉ gây hại cho trăm người. Còn với người đứng đầu ra một đường lối sai, là hại cả chục triệu người. Khi ấy, sẽ xử lý thế nào hay chỉ kiểm điểm trách nhiệm cho có.

Chức vụ càng cao thì trách nhiệm càng phải nặng.Làm thế để anh vào không thấy vị trí bở mà tranh nhau... Phải thấy rõ trách nhiệm để tránh sai lầm.

Quan trọng nhất là bản lĩnh và tầm nhìn

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Trong các tiêu chí, thì các ông đã nêu gồm bản lĩnh lăn lộn qua thực tiễn, có chiến lược, có tầm nhìn, có tư tưởng đổi mới, đặc biệt là dũng cảm. Trong bối cảnh hiện nay, người ta nói người lãnh đạo phải là những người rất kiên định dũng cảm để dám đương đầu với thách thức khó khăn từ mọi phía. Những tố chất nào theo các ông là quan trọng?

TS Mai Liêm Trực: Các văn bản TƯ liên quan đến công tác cán bộ đã nói khá nhiều. Trong tình hình hiện nay, theo tôi, yêu cầu về cán bộ khác với trước. Trong chiến đấu, thì cần cái dũng cảm, cái sống chết với sinh mạng người.

Trong thời kì khủng hoảng như là 10 năm sau khi đất nước thống nhất thì cần những con người nhận ra và dám đương đầu với những thiếu sót, và dám nghe để mà cởi trói cho dân tộc chúng ta đi lên con đường đổi mới trong 25 năm vừa qua.

Trong giai đoạn hiện nay, tôi cho rằng tiêu chuẩn quan trọng nhất là bản lĩnh và cái tâm kiên của người lãnh đạo. Bản lĩnh ở đây tức là có cái dũng nhất định. Từ xưa đến nay, người ta nói trí, dũng là bản lĩnh của con người nhất là những thủ lĩnh.

Bác Hồ cũng nói cán bộ phải có đức và tài. Tài thì bàn nhiều rồi, còn Đức ở đây trước hết là tinh thần xả thân.

Đáng tiếc là cái tâm xả thân của nhiều cán bộ ta bây giờ dường như có vẻ hơi nguội lạnh. Tôi tham dự nhiều cuộc họp, từ cấp cao đến các cuộc họp chi bộ, họp cơ quan, thấy hầu như chẳng ai nói gì, những vấn đề khi đưa ra rất ít được thảo luận.

Một vài ý kiến đưa ra, trong lòng nhiều người băn khoăn lắm nhưng mà rồi cũng cho qua, thành ra là nhất trí. Dù nhiều người ngồi đấy đều cảm thấy quyết định như thế là chưa ổn. Tức là bản lĩnh và dũng khí còn khuyết nhiều.

Không khuyến khích thì người ta không nói. Không muốn nghe thì người ta không nói. Tâm trạng xã hội là như vậy.

Đảng là Đảng của dân tộc, của quốc gia. Muốn tập hợp trí tuệ, thì người lãnh đạo cao nhất phải nói với dân rằng Đảng muốn nghe một cách thực sự.

Ngay như Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu khi đương chức nói là việc này mọi người quyết cho nó rõ, nhưng tôi chưa rõ thì đề nghị nói tôi nghe. Hay như cố Tổng bí thư Trường Chinh rất chịu khó đi lắng nghe thực tiễn. Lúc chuẩn bị ĐH Đảng VI, tôi đang ở Campuchia, được đón TBT Trường Chinh sang thăm. Ông nói rằng, đất nước chúng ta đang sống đậm đặc trong cái không khí quan liêu bao cấp, bảo thủ trì trệ. Một con người có tiếng là cứng nhắc và kinh viện mà nói như thế, xúc động lắm.

Chúng ta phải có những con người, ý chí trong những giai đoạn như thế.

Việc là việc của dân, việc của nước chứ đâu phải việc nhà mình mà mình muốn làm sao thì làm. Đã nhận làm thì phải có cái dũng cảm, bản lĩnh để chịu trách nhiệm.

Tôi cho là bản lĩnh và tầm nhìn hiện nay là quan trọng nhất. Đặc biệt là người lãnh đạo tầm quốc gia. Nếu thiếu hai điều đó là khó khăn.

Nhìn sang các nước khác cũng tương tự. Những ngước như Iraq, Afghanistan, Campuchia thời Polpot,...khi lãnh đạo không đủ bản lĩnh và tầm nhìn thì đưa dân tộc vào tai hoạ.

Còn có những dân tộc, may mắn có lãnh đạo có tầm nhìn, có chí khí như Lý Quang Diệu của Singapore, Park Chung Hee của Hàn Quốc thì chỉ mất mấy chục năm là đưa đất nước bứt lên.

Người ta thường tranh luận về chuyện độc đảng hay không độc đảng, nhưng tôi nghĩ, các dân tộc đi lên từ nghèo đói thường phải trải qua những giai đoạn khá độc đoán, khi dân trí chưa cao cần phải tập hợp sức mạnh. Không thể nào nói cái nào hay hơn cái nào vì có những nước đa nguyên đấy nhưng vẫn nghèo đói. Trong khi có những nước như Singapore, bị mang tiếng là độc đoán, nhưng rất mạnh và phát triển, ít tham nhũng nhất.

Vậy nên tôi nghĩ, một dân tộc may mắn hay bất hạnh là do người lãnh đạo dân tộc ấy. Một quốc gia muốn đi lên nhanh có 3 yếu tố về lãnh đạo: mạnh, sạch và có tầm nhìn... Nếu thiếu một trong ba yếu tố đó, thì hoặc dân tộc đó phát triển túc tắc hoặc bất hạnh.

Ảnh: Lê Anh Dũng

Polpot mạnh đấy, sạch đấy nhưng thiếu tầm nhìn thì đưa dân tộc Khơme đi vào diệt chủng và tai hoạ. Ông Lý Quang Diệu của Singapore mạnh, sạch, có tiếng là độc đoán nhưng tầm nhìn xa, trông rộng thì đưa đất nước tới phú cường.

Lãnh đạo chúng ta rất mạnh đấy chứ. Nhưng tham nhũng còn nhiều và tầm nhìn có lúc còn hạ chế nên chưa phát triển được nhanh, chưa cố gắng rút được vài ba chục năm để bứt lên.

Tôi nhớ là Mahathir Mohamad, khi thôi làm Thủ tướng Malaysia có nói một câu tôi thấy rất xúc động: Sau mấy chục năm phấn đấu, từ nay, dân tộc Malaysia ngẩng đầu nói rằng nước Malaysia không còn là một nước nghèo nàn nữa. Không biết bao giờ chúng ta có thể nói câu đó một cách dõng dạc.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Vậy, vị Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước, con người mà chúng ta mong muốn, con người đó đủ khả năng, đủ phẩm chất để nói câu đó, để dám chịu trách nhiệm để nói câu đó có thể tìm được không?

Tôi rất hi vọng như vậy, nên tôi nói rằng trong 20 năm nữa, các nước họ bứt lên rất nhanh. Để kỉ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng, chúng ta còn 20 năm nữa, làm sao mà để từ giờ đến đấy, làm cho đất nước ta có lãnh đạo mạnh, sạch và có tầm nhìn. Đế dứt ra đưa đất nước chúng ta trong 20 năm tới, có thể nói là dân tộc VN, ngẩng đầu lên nói rằng chúng ta không còn đói nghèo. Như lời Bác Hồ nói, "sánh vai cùng các cường quốc năm châu". Nguyện vọng ngàn năm của đất nước mình, đã chiến đấu hi sinh rất nhiều, mà cứ để cái nghèo đeo đẳng.

Tôi cũng như nhiều người dân khác rất mong muốn ĐH sẽ bầu ra được lãnh đạo mạnh, sạch, có tầm nhìn.

 


 
Tấm gương
  Nguyên Chủ tịch Quốc hội bàn về phương thức cầm quyền của Đảng  
  Nguyễn Trần Bạt - Từ cậu bé bán nước chè dạo đến ông chủ tập đoàn  
  Nguyễn Trần Bạt - “Tổng tư lệnh” của những điều khác biệt  
  Nguyễn Trần Bạt giao lưu với sinh viên Khoa Quản lý...  
  Nguyễn Trần Bạt giao lưu: Việt Nam gia nhập WTO - Cơ hội...  
  Nguyễn Trần Bạt: Doanh nhân dưới lăng kính văn hóa  
  Nguyễn Trần Bạt: Tôi bới những đống rác của đời sống để tìm ra những giá trị.  
  Nguyễn Trần Bạt: Đam mê quan sát cuộc sống  
  Nhà nghiên cứu NGUYỄN KHẮC THUẦN: Ai kiếm tiền sạch ắt dùng tiền thơm  
  Nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt: Chúng ta phải tỉnh táo, phải có một thái độ rất chiến lược, một bản lĩnh chiến lược  
  Nhà văn Nguyên Ngọc: Triết lý giáo dục hiện nay...  
  Nhầm lẫn về sự thành đạt  
  Nhân & duyên  
  Nhận biết bản chất tâm hồn  
  Nhân dân "chịu trách nhiệm"!  
  Nhân loại  
  Nhân quả từ lối sống  
  Nhìn thẳng vào khủng hoảng giáo dục Việt Nam  
  Nhớ và quên  
  Những Bình Diện của Tâm Linh  
  Những hiểu lầm về Phật, Pháp, Tăng khi đi chùa của Phật tử  
  Những lời cuối cùng của Đức Phật  
  Những lời dạy của đức DALAI LAMA  
  Những lời vàng của Đức Dalai Lama đời thứ 14  
  Những điều trường Harvard dạy và không dạy bạn  
  Nới rộng khung cửa sổ Việt - Mỹ nhìn vào nhau  
  Nước Mỹ sẽ không còn dọa nạt các nước khác?  
  Nước Mỹ đã sẵn sàng cho một Tổng thống da màu?  
  Ông Lý Quang Diệu nói về nhân tài  
  Ông Lý Quang Diệu “chẩn bệnh” nước Mỹ  
  Ông trùm Donald Trump mơ làm thợ xây  
  Ông Vũ Khoan luận về ba loại quyền lực  
  Oprah: Có phải đạo Phật là con đường đi đến hạnh phúc?  
  Park Tae Joon: Có sức mạnh nhờ không tham nhũng  
  Phân bổ quyền lực sai kiềm chân quy hoạch đô thị VN  
  Phật an ủi kẻ ưu sầu  
  Phát ngôn & Hành động: Hàm cá mập và lời cầu xin của nhân dân  
  Phật tại Tâm và Phật từ Tâm  
  Phát triển lòng từ - tác giả Dalai Lama  
  Phát triển mô hình kinh doanh mới như thế nào?  
  Phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma 14  
  Qua đau khổ, khốn khó mới thấy mình hạnh phúc  
  Quốc gia nghèo đang tụt hậu  
  Quyền không cho mới thực... đáng ghét  
  Sam Walton - ông vua bán lẻ ở Mỹ  
  Sáng tạo là hành trình... cô đơn  
  Sợ nhất là dân không muốn nói nữa  
  Soichiro Honda: Không thất bại sẽ không bao giờ thành công  
  Sống chủ động trong thông tin toàn cầu  
  Sống trọn vẹn từng ngày  
  Steve Jobs & Thiền  
  Steve Jobs kể về cuộc đời và cái chết trong diễn văn bất hủ  
  Sự biến dạng tâm lý xã hội dưới tác động của tham nhũng  
  Sử gia trực bút, dẫu chết không dời  
  Sự thật - nhìn thẳng và thấy rõ!  
  Sự tích Đức Phật A Di Đà  
  Sức mạnh của lòng từ  
  Suy giảm kinh tế, VN không phải là câu chuyện riêng biệt  
  Suy tư của dân thời khủng hoảng  
  Tadashi Yanai, người giàu nhất Nhật Bản  
  Tạm bợ và giảng dạy  
  Tâm lý tiểu nông và toàn cầu hóa kinh tế ở VN  
  Tạo khuôn khổ cho nhóm lợi ích  
  Thà dạy giới tính từ sớm còn hơn để trẻ "chạy lung tung"  
  Thái độ sống - Nguyễn Tất Thịnh  
  Tham nhũng giáo dục kéo lùi Việt Nam  
  Thất bại là quá trình học hỏi  
  Thế giới này không phải của ta  
  Thế nào là phật pháp?  
  Thiếu can đảm nhiều người bỏ cuộc quá sớm  
  Thiếu tầm nhìn - khó giàu  
  Thư của cố tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng  
  Thủ tướng TQ viết đơn xin việc bằng máu  
  Thuật xử thế của người xưa – 01. MỞ ĐẦU CÂU CHUYỆN  
  Thuật xử thế của người xưa – 02. HÌNH ẢNH MỘT XỬ NỮ NGÀY XƯA  
  Thuật xử thế của người xưa – 03. ÔNG GIÀ HỌ MÃ MUA...  
  Thuật xử thế của người xưa – 04. CHUYỆN CON VE SẦU VÀ NƯỚC NGÔ  
  Thuật xử thế của người xưa – 05. TIẾNG ĐÀN BÀN QUỐC SỰ  
  Thuật xử thế của người xưa – 06. THUẦN VU KHÔN THỬ TÀI TRÂU KỴ  
  Thuật xử thế của người xưa – 07. QUAN DỞ ĐƯỢC KHEN, QUAN GIỎI...  
  Thuật xử thế của người xưa – 08. NHÂN VÀ TRÍ  
  Thuật xử thế của người xưa – 10. BIỂN CÁ LỚN  
  Thuật xử thế của người xưa – 11. THẾ NÀO LÀ ĂN TRỘM  
  Thuật xử thế của người xưa – 12. MẠO BIỆN CỨU TRI KỶ  
  Thuật xử thế của người xưa – 13. TÍN LĂNG QUÂN KẾT BẠN  
  Thuật xử thế của người xưa – 14. ĐẸP VÀ XẤU  
  Thuật xử thế của người xưa – 15. CÁI GHEN CỦA NÀNG TRỊNH TỤ  
  Thuật xử thế của người xưa – 16. CỐT CÁCH CỦA MỘT NHÂN TÀI  
  Thuật xử thế của người xưa – 17. DIỆN MẠO CỦA MỘT TƯỚNG TÀI  
  Thuật xử thế của người xưa – 19. Khi Triệu Quát được phong tướng  
  Thuật xử thế của người xưa – 20. QUỶ CỐC THỬ TÀI HỌC TRÒ  
  Thuật xử thế của người xưa – 21. TỂ TƯỚNG ÁN ANH, QUÝ TRỌNG VỢ  
  Thuật xử thế của người xưa – 22. HỌ CHẾT VÌ... QUẢ ĐÀO  
  Thuật xử thế của người xưa – 23. Thế nào là “Công pháp bất vị thân”  
  Thuật xử thế của người xưa – 24. VÔ CỚ HẠI NGƯỜI LÀ CÁI CỚ...  
  Thuật xử thế của người xưa – 25. MỘT BÀ HOÀNG GIỮ TIẾT  
  Thuật xử thế của người xưa – 26. KHỔNG TỬ VÀ CUỘC HÒA HỘI LỖ TỀ  
  Thuật xử thế của người xưa – 27. CÁCH HỐI LỘ VÀ NHẬN HỐI LỘ  
  Thuật xử thế của người xưa – 28. TẤM LÒNG QUẦN THẦN  
  Thuật xử thế của người xưa – 29. CUỘC CHUẨN BỊ VĨ ĐẠI  
Trang 2/4 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4  Trang sau