Tấm gương
Nhà nghiên cứu NGUYỄN KHẮC THUẦN: Ai kiếm tiền sạch ắt dùng tiền thơm

Câu chuyện "đại gia và những kiểu nhậu độc” với "gái sinh thái”, "rau sạch” trên mặt báo tuần qua đã tạo nên nhiều luồng ý kiến khác nhau. Xung quanh vấn đề này, nhà nghiên cứu văn hóa và lịch sử Nguyễn Khắc Thuần khẳng định:

- Có thể nói ngay rằng những hành vi đó là không có văn hóa, đã và sẽ không bao giờ được sự đồng cảm của bất cứ ai trong xã hội. Các "đại gia” đó trước hết đã gây thất vọng ngay cho chính những người thân của mình, là vợ, là con. Người Việt mình vốn trọng dư luận nên đó chính là hình phạt nặng nề nhất.

* Câu chuyện khơi mào cho dư luận lần này lại bắt đầu từ những viên chức nhà nước, những người được coi là có học thức, có địa vị trong xã hội. Qua đo lường dư luận trên mặt báo, nhiều người cho biết những hành vi không đẹp này đang ngày một phổ biến. Ông nghĩ thế nào về ý kiến "người giàu có quyền sử dụng tiền theo cách mình muốn”?

- Trước hết, về góc độ văn hóa, người ta xét một người có học không phụ thuộc bằng cấp của người ấy, xét sự sang trọng cũng không phụ thuộc tiền bạc của họ. Bằng cấp, địa vị không phải lúc nào cũng đồng hành và càng không phải lúc nào cũng tỉ lệ thuận với văn hóa. Đó không phải thứ để khoe, nhất là trong một xã hội đang phát triển, nhiều chuẩn mực cũ đang bị phá vỡ và chuẩn mực mới chưa kịp ổn định như hiện nay. Đã qua rồi thời bao cấp, thời đổ đồng ai cũng như ai.

Theo quy luật tất yếu của kinh tế thị trường, xã hội có người giàu và người nghèo. Người giàu có quyền ăn ngon, mặc đẹp, có quyền vui thú và tận hưởng những giá trị đặc biệt của cuộc sống. Nhưng biết thực hiện quyền ấy một cách tốt đẹp và tạo được những giá trị nhân văn khác thì lại phụ thuộc nhận thức văn hóa và kỹ năng sống.

Có những người rất giàu nhưng đời sống văn hóa lại thấp kém, họ không phân biệt được giá trị vật chất và giá trị tinh thần thiêng liêng của bản thân con người. Ở đây, chưa bàn đến tính minh bạch của đồng tiền, nhưng tôi tin rằng những ai kiếm được đồng tiền thơm tho nhất định cũng sẽ sử dụng một cách thơm tho. Ngược lại thì...

* Điều đó có đáng để một nhà nghiên cứu về văn hóa lo lắng không?

- Là ủy viên hội đồng thẩm định phong cách doanh nhân, tôi được biết rất nhiều doanh nhân vừa giàu về tiền của lại vừa giàu về nhân cách. Họ đẹp từ trang phục đến trang sức, từ ngôn ngữ đến hành vi, từ tổ chức cuộc sống gia đình đến xây dựng đời sống văn hóa công sở. Họ lịch lãm và đáng yêu.

Đặc biệt, họ luôn tự khẳng định trách nhiệm đối với xã hội, biết dành một khoản lợi nhuận không nhỏ để giúp đỡ những người còn khó khăn. Đa số họ cũng còn rất trẻ. Tôi luôn nhìn văn hóa dân tộc, nhìn tương lai đất nước bắt đầu từ họ và không quá bi quan trước những hiện tượng rất đáng chê trách như vừa rồi mà nhiều người vẫn tức giận cho là "văn hóa suy đồi”.

Văn hóa VN không suy đồi, chỉ có một bộ phận kém hiểu biết đã ngang nhiên bộc lộ sự tầm thường của mình.

* Hẳn ông cũng đã gặp nhiều câu chuyện về những màn ăn chơi hưởng lạc trong lịch sử. Người Việt xưa nhìn việc ấy như thế nào, ngoài đạo đức và dư luận xã hội, hành vi ấy có bị xem xét bởi pháp luật không?

- Người xưa ít khi tách đạo đức khỏi pháp luật. Nhiều vụ bất hiếu hoặc hoang dâm đều được đưa ra xét xử theo hình sự, những người được coi là có quyền làm "cha mẹ của dân” càng bị xử nặng. Sử chép chuyện Lý Long Xưởng (con trưởng hoàng đế Lý Anh Tông) vì hoang dâm nên bị truất ngôi thái tử, phế làm dân; hoàng đế Trần Anh Tông suýt bị thượng hoàng Trần Nhân Tông phế ngôi chỉ vì uống rượu đến say khướt trong cung.

Người xưa tuy cho phép "trai năm thê bảy thiếp” nhưng phải cưới hỏi đàng hoàng, người phụ nữ vẫn có chút danh phận. Pháp luật hiện hành quy định "một vợ một chồng”, vậy tại sao việc quan hệ không lành mạnh với người khác lại chỉ coi là vi phạm đạo đức?

Người xưa quan niệm "nam vô tửu như kỳ vô phong” nhưng hầu như ai cũng uống rất chừng mực. Mỗi bàn tiệc chỉ có một búp rượu (tương đương một xị), mỗi người chỉ uống một chén nhỏ như hạt mít và gọi là "nhắm rượu”, đúng nghĩa thưởng thức vị rượu ngon chứ không ép nhau uống hết chai này chai khác.

Luật xưa cũng quy định rất rõ không ai được vô cớ tổ chức uống rượu, lên công đường tuyệt đối không được đụng tới rượu, vi phạm sẽ bị nghiêm trị...

* Một nền văn hóa có bề dày khả kính như thế, tại sao lại dễ dàng xảy ra những hiện tượng lệch chuẩn trong đánh giá, thang giá trị bị đảo lộn như hiện giờ?

- Một bộ phận xã hội tuy có tài làm giàu nhưng lại chưa được trang bị những kiến thức văn hóa đủ để hội nhập vững vàng. Khi tiếp cận với văn hóa nước ngoài, những người không đủ tầm chỉ học được những mảnh vụn cực đoan và phản văn hóa, không đủ sức tiếp thu văn minh.

Môi trường văn hóa dân tộc bị chính những người này chở cặn bã và rác thải mà thiên hạ đã vứt bỏ về làm cho ô uế. Tiếc thay, đôi khi họ lại chính là những cán bộ đang giữ vị trí đòi hỏi sự mẫu mực.

Sau đó, lại có một số người khác, kể cả báo chí, do thiếu nhận thức và bản lĩnh nên đã vô tư quảng bá cho thứ rác thải nguy hiểm này. Có những trang báo say sưa phô bày những hình hài hở hang, hăng hái quảng cáo cho hàng hiệu. Không ít người trẻ bị choáng ngợp, chạy theo, nhận lầm giá trị hàng hóa với giá trị bản thân.

Người có tiền như các "đại gia” lại lấy sự mạnh tay xài tiền để chứng minh "đẳng cấp” mà không biết mình lạc hậu, như ông bà ta nói "phú quý giật lùi”...

Tuy nhiên, xin được nhấn mạnh lại là sự lệch lạc này chỉ có ở một số ít người. Những giá trị đích thực và lớn lao của văn hóa vẫn được đa số còn lại ra sức gìn giữ. Cái xấu, cái lạc hậu đương nhiên sẽ bị đào thải.

PHẠM VŨ thực hiện
 


 
Tấm gương
  Nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt: Chúng ta phải tỉnh táo, phải có một thái độ rất chiến lược, một bản lĩnh chiến lược  
  Nhà văn Nguyên Ngọc: Triết lý giáo dục hiện nay...  
  Nhầm lẫn về sự thành đạt  
  Nhân & duyên  
  Nhận biết bản chất tâm hồn  
  Nhân dân "chịu trách nhiệm"!  
  Nhân loại  
  Nhân quả từ lối sống  
  Nhìn thẳng vào khủng hoảng giáo dục Việt Nam  
  Nhớ và quên  
  Những Bình Diện của Tâm Linh  
  Những hiểu lầm về Phật, Pháp, Tăng khi đi chùa của Phật tử  
  Những lời cuối cùng của Đức Phật  
  Những lời dạy của đức DALAI LAMA  
  Những lời vàng của Đức Dalai Lama đời thứ 14  
  Những điều trường Harvard dạy và không dạy bạn  
  Nới rộng khung cửa sổ Việt - Mỹ nhìn vào nhau  
  Nước Mỹ sẽ không còn dọa nạt các nước khác?  
  Nước Mỹ đã sẵn sàng cho một Tổng thống da màu?  
  Ông Lý Quang Diệu nói về nhân tài  
  Ông Lý Quang Diệu “chẩn bệnh” nước Mỹ  
  Ông trùm Donald Trump mơ làm thợ xây  
  Ông Vũ Khoan luận về ba loại quyền lực  
  Oprah: Có phải đạo Phật là con đường đi đến hạnh phúc?  
  Park Tae Joon: Có sức mạnh nhờ không tham nhũng  
  Phân bổ quyền lực sai kiềm chân quy hoạch đô thị VN  
  Phật an ủi kẻ ưu sầu  
  Phát ngôn & Hành động: Hàm cá mập và lời cầu xin của nhân dân  
  Phật tại Tâm và Phật từ Tâm  
  Phát triển lòng từ - tác giả Dalai Lama  
  Phát triển mô hình kinh doanh mới như thế nào?  
  Phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma 14  
  Qua đau khổ, khốn khó mới thấy mình hạnh phúc  
  Quốc gia nghèo đang tụt hậu  
  Quyền không cho mới thực... đáng ghét  
  Sam Walton - ông vua bán lẻ ở Mỹ  
  Sáng tạo là hành trình... cô đơn  
  Sợ nhất là dân không muốn nói nữa  
  Soichiro Honda: Không thất bại sẽ không bao giờ thành công  
  Sống chủ động trong thông tin toàn cầu  
  Sống trọn vẹn từng ngày  
  Steve Jobs & Thiền  
  Steve Jobs kể về cuộc đời và cái chết trong diễn văn bất hủ  
  Sự biến dạng tâm lý xã hội dưới tác động của tham nhũng  
  Sử gia trực bút, dẫu chết không dời  
  Sự thật - nhìn thẳng và thấy rõ!  
  Sự tích Đức Phật A Di Đà  
  Sức mạnh của lòng từ  
  Suy giảm kinh tế, VN không phải là câu chuyện riêng biệt  
  Suy tư của dân thời khủng hoảng  
  Tadashi Yanai, người giàu nhất Nhật Bản  
  Tạm bợ và giảng dạy  
  Tâm lý tiểu nông và toàn cầu hóa kinh tế ở VN  
  Tạo khuôn khổ cho nhóm lợi ích  
  Thà dạy giới tính từ sớm còn hơn để trẻ "chạy lung tung"  
  Thái độ sống - Nguyễn Tất Thịnh  
  Tham nhũng giáo dục kéo lùi Việt Nam  
  Thất bại là quá trình học hỏi  
  Thế giới này không phải của ta  
  Thế nào là phật pháp?  
  Thiếu can đảm nhiều người bỏ cuộc quá sớm  
  Thiếu tầm nhìn - khó giàu  
  Thư của cố tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng  
  Thủ tướng TQ viết đơn xin việc bằng máu  
  Thuật xử thế của người xưa – 01. MỞ ĐẦU CÂU CHUYỆN  
  Thuật xử thế của người xưa – 02. HÌNH ẢNH MỘT XỬ NỮ NGÀY XƯA  
  Thuật xử thế của người xưa – 03. ÔNG GIÀ HỌ MÃ MUA...  
  Thuật xử thế của người xưa – 04. CHUYỆN CON VE SẦU VÀ NƯỚC NGÔ  
  Thuật xử thế của người xưa – 05. TIẾNG ĐÀN BÀN QUỐC SỰ  
  Thuật xử thế của người xưa – 06. THUẦN VU KHÔN THỬ TÀI TRÂU KỴ  
  Thuật xử thế của người xưa – 07. QUAN DỞ ĐƯỢC KHEN, QUAN GIỎI...  
  Thuật xử thế của người xưa – 08. NHÂN VÀ TRÍ  
  Thuật xử thế của người xưa – 10. BIỂN CÁ LỚN  
  Thuật xử thế của người xưa – 11. THẾ NÀO LÀ ĂN TRỘM  
  Thuật xử thế của người xưa – 12. MẠO BIỆN CỨU TRI KỶ  
  Thuật xử thế của người xưa – 13. TÍN LĂNG QUÂN KẾT BẠN  
  Thuật xử thế của người xưa – 14. ĐẸP VÀ XẤU  
  Thuật xử thế của người xưa – 15. CÁI GHEN CỦA NÀNG TRỊNH TỤ  
  Thuật xử thế của người xưa – 16. CỐT CÁCH CỦA MỘT NHÂN TÀI  
  Thuật xử thế của người xưa – 17. DIỆN MẠO CỦA MỘT TƯỚNG TÀI  
  Thuật xử thế của người xưa – 19. Khi Triệu Quát được phong tướng  
  Thuật xử thế của người xưa – 20. QUỶ CỐC THỬ TÀI HỌC TRÒ  
  Thuật xử thế của người xưa – 21. TỂ TƯỚNG ÁN ANH, QUÝ TRỌNG VỢ  
  Thuật xử thế của người xưa – 22. HỌ CHẾT VÌ... QUẢ ĐÀO  
  Thuật xử thế của người xưa – 23. Thế nào là “Công pháp bất vị thân”  
  Thuật xử thế của người xưa – 24. VÔ CỚ HẠI NGƯỜI LÀ CÁI CỚ...  
  Thuật xử thế của người xưa – 25. MỘT BÀ HOÀNG GIỮ TIẾT  
  Thuật xử thế của người xưa – 26. KHỔNG TỬ VÀ CUỘC HÒA HỘI LỖ TỀ  
  Thuật xử thế của người xưa – 27. CÁCH HỐI LỘ VÀ NHẬN HỐI LỘ  
  Thuật xử thế của người xưa – 28. TẤM LÒNG QUẦN THẦN  
  Thuật xử thế của người xưa – 29. CUỘC CHUẨN BỊ VĨ ĐẠI  
  Thuật xử thế của người xưa – 30. LO TRONG VÀ LO NGOÀI  
  Thuật xử thế của người xưa – 31. NGƯỜI NƯỚC SỞ LÀM DẤU...  
  Thuật xử thế của người xưa – 32. HÀ BÁ CƯỚI VỢ  
  Thuật xử thế của người xưa – 33. LÀM THẾ NÀO ĐỂ DÂN ĐỒNG LOẠT  
  Thuật xử thế của người xưa – 34. KHEN CHÊ CŨNG ĐỀU CÓ TỘI  
  Tiến hoá và cách mạng để không lỡ nhịp WTO  
  Tiếng kêu của chim cú mèo  
  Tiếp thị như Dân chủ và Tiếp thị vì Dân chủ  
  Tiếp thị số và 5 phút với GS Quelch  
Trang 2/4 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4  Trang sau