Tấm gương
Người trẻ 'quản trị cuộc đời' như thế nào?

Chia sẻ của Chuyên gia giáo dục Giản Tư Trung - Hiệu trưởng trường Doanh nhân PACE, - khi đề cập tới khái niệm quản trị cuộc đời…

1. Muốn tới đích, phải biết mình muốn đến đâu

- Khái niệm quản trị cuộc đời nên được hiểu như thế nào, thưa ông?

Quản trị cuộc đời là cách thức chúng ta lãnh đạo, quản lý chính mình như thế nào để có được cuộc đời như mong muốn. Đó là những điều đặc biệt cần thiết cho cuộc đời nhưng lại chưa hoặc rất ít được dạy ở trường, nhất là ở bậc phổ thông trước khi bước vào đại học.

Người ta thường nói: 12 năm học phổ thông là để làm người, còn 4 năm học đại học là để làm việc.

Nhưng từ "làm người" nói riết đi nên nó trở nên sáo rỗng và mất đi cái thiêng liêng. Peter Drucker, người được coi là "cha đẻ” của quản trị kinh doanh hiện đại, có nói: "Một đất nước muốn phát triển, đất nước đó cần phải được quản trị tốt; một doanh nghiệp muốn lớn mạnh, doanh nghiệp đó cần phải được quản trị tốt; một gia đình muốn hạnh phúc, gia đình đó phải được quản trị tốt; và cũng như vậy, một cuộc đời muốn thành công, thành đạt, cuộc đời đó cũng cần phải được quản trị tốt. "

Nếu bạn không biết mình sẽ đi đến đâu thì sẽ chẳng bao giờ tới đích!

- Làm thế nào để một người trẻ có thể định hình được chiến lược của cuộc đời mình, thưa ông?

Có 3 điều giúp người ta xác định được chiến lược cuộc đời để dám mơ ước điều gì đó: Thứ nhất là ý nghĩa cuộc đời mình nằm ở đâu; thứ hai là căn của tôi là gì và thứ ba là cốt của tôi đến cỡ nào. Không có 3 điều này thì mơ cũng chỉ là tào lao!

Cái căn chỉ chiếm một phần rất nhỏ bé nhưng nếu thiếu nó sẽ rất khó để người ta thành công.

Kế đó là cái cốt đến đâu. Có người nói em có căn kinh doanh, nhưng cốt của em đến đâu? Cốt đại bàng hay cốt gà. Cốt gà thì chỉ kinh doanh tạp hóa được thôi, có cốt đại bàng mới mong là chủ tập đoàn đa quốc gia.

Đầu tiên các bạn phải làm rõ đích đến của mình là chỗ nào. Sau đó nhận biết mình là ai và mình đang ở đâu? Cái khó nhất là biết mình là ai.

- Và khi đó, để biết mình là ai thì người ta nên làm gì, thưa ông?

Tôi lấy ví dụ, nếu bạn làm cho một công ty, khả năng của bạn làm được 5 triệu đồng nhưng họ chỉ trả bạn 2,5 triệu đồng, vậy bạn sẽ làm việc như thế nào? Nếu các bạn làm 2,5 triệu đồng (tức là dưới sức mình) thì các bạn hiển nhiên mất đi 2,5 triệu đồng và mất luôn cả danh dự, phẩm giá của mình. Còn nếu làm 5 triệu đồng thì các bạn có thể bảo vệ danh dự của mình nhưng mất đi cơ hội để biết mình là ai. Lời khuyên của tôi là các bạn hãy làm ra 10 triệu đồng!

Mahatmah Gandhi có nói: "Cách tốt nhất để biết mình là ai là quên mình đi trong khi làm việc”.

Nghĩa là, làm việc quên mình sẽ có cơ hội để khám phá chính mình, biết mình là ai. Đi làm không phải chỉ để kiếm tiền mà là để kiếm tìm những thứ khác, để không phải là tạo ra tiền mà là rất nhiều tiền. Đó là cách nghĩ của người khôn ngoan

2. Tài sản lớn nhất là tuổi trẻ và thời gian

- Theo ông, những người trẻ không nên lãng phí điều gì nhất?

Tài sản lớn nhất mà các bạn trẻ đang có chính là tuổi trẻ và thời gian để thực hiện những điều mình muốn. Khi mà con người ta không còn hữu ích thì đó là khi con người ta đã chết. Người ta luôn phải tâm niệm sống có ích kể cả khi đã qua đời!

Các bạn có thể biến 4 -5 năm đại học của mình thành có ý nghĩa hoặc không là gì cả. Thước đo trưởng thành của con người không phải là tuổi tác mà chính là những gì các bạn đã trải qua trong cuộc đời này.

- Trên con đường kiếm tìm công danh, các bạn trẻ nên tuyệt đối tránh điều gì, thưa ông?

Có ba chiến lược nên tránh, thứ nhất là "Gì làm nấy", đây là điều nguy hiểm nhất trong xã hội. Cái gì em chơi được là em chơi thôi chứ chẳng cần biết nó có thích hợp và mang tính tích lũy hay không.

Thứ hai là "cố đấm ăn xôi", nghĩa là biết đi đường đó là sai, ngừng sớm là bớt thiệt hại nhưng vẫn cố đi vì không biết đi đường nào khác và ngại gian khổ. Cũng giống như nhiều bạn sinh viên, biết ngành mình học không hợp nhưng trót học 1 - 2 năm rồi nên vẫn cố tiếp tục, để rồi ra trường cũng chẳng thể làm được điều gì lớn lao

Thứ ba là "tham dì mất má", nghĩa là trong cuộc đời làm nhiều thứ, mình làm tốt cái này nhưng thích cả những cái khác nữa, bỏ chuyển sang để rồi cũng chẳng đến đâu. Phải xác định con đường của mình, kiên trì với nó. Đừng có hái hoa bắt bướm nhiều quá thì sẽ chẳng bao giờ đến được đỉnh cao của mình. Nhưng nếu tham dì mà không mất má thì lại là một điều tốt.

- Giữa cái công và cái danh, điều gì có ý nghĩa và đáng để con người ta theo đuổi hơn, thưa ông?

Muốn có danh thì phải có công. Có công sẽ có danh. Những người nổi tiếng hàng đầu thế giới là những người làm được nhiều việc nhất cho người khác. Những người chỉ chú tâm đi tìm tiền bạc, danh vọng sẽ chẳng bao giờ thấy. Hoài bão là muốn làm điều gì đó cho mình (vì mình), còn sứ mệnh là mang lại điều gì đó cho ai (sống để làm gì). Mỗi người chỉ có một cuộc đời, do đó phải biết rõ mình muốn dùng cuộc đời vào việc gì và việc đó có đáng hay không.

Đừng cố gắng trở thành một người thành công mà hãy cố gắng trở thành người có giá trị.

Tất cả những gì mà mình nhận được từ cuộc đời luôn luôn là sau những gì mà mình đã làm cho cuộc đời. Nếu các bạn muốn có được tình yêu thương từ những người khác thì các bạn chỉ có thể có được khi làm việc đó với họ.

3. Năm người thầy vĩ đại

- Nhiều sinh viên hiện nay cho rằng, sống lý tưởng là dại dột. Ông nghĩ sao về điều này?

Người khôn ngoan là người thực dụng hay lý tưởng? Đó là câu hỏi không dễ trả lời. Nếu chỉ thực dụng hoặc lý tưởng thôi thì đều sẽ chết.

Theo tôi, người khôn ngoan là người vô cùng lý tưởng và cực kỳ thực dụng! Lý tưởng thực tế khác với lý tưởng sáo rỗng và thực dụng khôn ngoan thì khác với thực dụng ngu ngốc. Chỉ có ích kỷ mới làm nên điều lớn lao.

Nhưng có hề gì khi bản chất của con người là ích kỷ và nhiệm vụ của giáo dục là biến cái ích kỷ ngu ngốc thành cái ích kỷ khôn ngoan. Ích kỷ là động lực phát triển của mỗi con người, mỗi tổ chức, mỗi quốc gia… nhưng quan trọng là ích kỷ kiểu gì để phát huy mặt tốt.

- Với nhiều bạn trẻ, tấm bằng đại học giống như tấm hộ chiếu để vào đời. Không có nó, hẳn một người sẽ gặp rất nhiều khó khăn... Ông nghĩ sao về điều này?

Việt Nam luôn tự hào là tuy nghèo nhưng học giỏi nhưng tại sao học giỏi mà vẫn nghèo? Vậy cái giỏi đó là giỏi gì, thi hay học. Giỏi giải quyết những vấn đề của xã hội, cá nhân, đất nước hay thế giới. Hãy học đừng vì bằng cấp, mà hãy học vì đẳng cấp của chính mình!

Chính bạn phải là sự thay đổi mà bạn muốn nhìn thấy trong cuộc đời này. Nếu bạn không hài lòng với bất cứ điều gì (gia đình, đất nước, thế giới…) thì chính bạn phải là người thay đổi chứ không phải là người khác.

Học các trường danh tiếng để làm gì? Nếu chỉ để lấy kiến thức thì tôi ở nhà, lên Internet cũng được. Học trường tốt là học cách suy nghĩ của họ. Sinh viên ở MIT, Harvard… ra trường luôn với suy nghĩ trong đầu là có thể làm gì thay đổi thế giới, còn sinh viên mình, cố gắng ra trường kiếm việc làm và… chấm hết!

- Ông có thể chia sẻ về bí quyết tự học của mình?

Với tôi khái niệm về người thầy khá rộng. Có 5 người thầy quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người:

Thứ nhất là sách (vĩ đại, rẻ nhất và dễ có nhất). Một cuốn sách hay có thể làm thay đổi một cuộc đời, một xã hội mà giá có khi chỉ bằng một tô phở. Chỉ cần khoảng 50.000VNĐ bạn đã có thể mang về đầu giường mình một người thầy có thể dạy mình từ nửa đêm tới khi gà gáy.

Thứ hai là người thầy bằng xương bằng thịt. Bất cứ ai giúp bạn khai sáng, hiểu được những điều mà trước đây bạn chưa biết thì đều là thầy tốt của bạn, họ có thể là cha mẹ, bạn bè, hoặc là một người xa lạ.

Thứ ba là những trải nghiệm. Đôi khi chúng ta phải trả giá để có được những kinh nghiệm sống.

Thứ tư là những nhân vật lớn, có uy tín trong xã hội. Các bạn có thể học từ họ qua sách, báo, TV, Internet… Nhưng bạn phải xác định ai đáng tin, ai đáng học. Đừng học hoài để rồi ngẫm ra lại học toàn những điều vô nghĩa!

Cuối cùng là Internet. Sự vĩ đại của nó thật khó diễn tả mà trong đó "bác" Google là có sức mạnh lớn nhất. Nhưng vấn đề là các bạn lên mạng để làm gì. Tôi lấy làm lạ là nhiều người lên mạng chỉ để "chat". Quan trọng là biết khai thác Internet phục vụ công việc và cuộc sống của mình.

- Và điều cuối cùng ông muốn chia sẻ với các bạn trẻ là...?

Trong mỗi đời người nên tự trả lời những câu hỏi ngắn: Sống vì mình/vì người, sống thực dụng/ích kỷ, nên vì cái chung hay cái riêng, nên chơi hay làm việc, sống vì công hay vì danh?...

Xin cảm ơn ông!

 


 
Tấm gương
  Người vợ  
  Người đứng đầu phải mạnh, sạch và có tầm nhìn  
  Nguyên Chủ tịch Quốc hội bàn về phương thức cầm quyền của Đảng  
  Nguyễn Trần Bạt - Từ cậu bé bán nước chè dạo đến ông chủ tập đoàn  
  Nguyễn Trần Bạt - “Tổng tư lệnh” của những điều khác biệt  
  Nguyễn Trần Bạt giao lưu với sinh viên Khoa Quản lý...  
  Nguyễn Trần Bạt giao lưu: Việt Nam gia nhập WTO - Cơ hội...  
  Nguyễn Trần Bạt: Doanh nhân dưới lăng kính văn hóa  
  Nguyễn Trần Bạt: Tôi bới những đống rác của đời sống để tìm ra những giá trị.  
  Nguyễn Trần Bạt: Đam mê quan sát cuộc sống  
  Nhà nghiên cứu NGUYỄN KHẮC THUẦN: Ai kiếm tiền sạch ắt dùng tiền thơm  
  Nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt: Chúng ta phải tỉnh táo, phải có một thái độ rất chiến lược, một bản lĩnh chiến lược  
  Nhà văn Nguyên Ngọc: Triết lý giáo dục hiện nay...  
  Nhầm lẫn về sự thành đạt  
  Nhân & duyên  
  Nhận biết bản chất tâm hồn  
  Nhân dân "chịu trách nhiệm"!  
  Nhân loại  
  Nhân quả từ lối sống  
  Nhìn thẳng vào khủng hoảng giáo dục Việt Nam  
  Nhớ và quên  
  Những Bình Diện của Tâm Linh  
  Những hiểu lầm về Phật, Pháp, Tăng khi đi chùa của Phật tử  
  Những lời cuối cùng của Đức Phật  
  Những lời dạy của đức DALAI LAMA  
  Những lời vàng của Đức Dalai Lama đời thứ 14  
  Những điều trường Harvard dạy và không dạy bạn  
  Nới rộng khung cửa sổ Việt - Mỹ nhìn vào nhau  
  Nước Mỹ sẽ không còn dọa nạt các nước khác?  
  Nước Mỹ đã sẵn sàng cho một Tổng thống da màu?  
  Ông Lý Quang Diệu nói về nhân tài  
  Ông Lý Quang Diệu “chẩn bệnh” nước Mỹ  
  Ông trùm Donald Trump mơ làm thợ xây  
  Ông Vũ Khoan luận về ba loại quyền lực  
  Oprah: Có phải đạo Phật là con đường đi đến hạnh phúc?  
  Park Tae Joon: Có sức mạnh nhờ không tham nhũng  
  Phân bổ quyền lực sai kiềm chân quy hoạch đô thị VN  
  Phật an ủi kẻ ưu sầu  
  Phát ngôn & Hành động: Hàm cá mập và lời cầu xin của nhân dân  
  Phật tại Tâm và Phật từ Tâm  
  Phát triển lòng từ - tác giả Dalai Lama  
  Phát triển mô hình kinh doanh mới như thế nào?  
  Phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma 14  
  Qua đau khổ, khốn khó mới thấy mình hạnh phúc  
  Quốc gia nghèo đang tụt hậu  
  Quyền không cho mới thực... đáng ghét  
  Sam Walton - ông vua bán lẻ ở Mỹ  
  Sáng tạo là hành trình... cô đơn  
  Sợ nhất là dân không muốn nói nữa  
  Soichiro Honda: Không thất bại sẽ không bao giờ thành công  
  Sống chủ động trong thông tin toàn cầu  
  Sống trọn vẹn từng ngày  
  Steve Jobs & Thiền  
  Steve Jobs kể về cuộc đời và cái chết trong diễn văn bất hủ  
  Sự biến dạng tâm lý xã hội dưới tác động của tham nhũng  
  Sử gia trực bút, dẫu chết không dời  
  Sự thật - nhìn thẳng và thấy rõ!  
  Sự tích Đức Phật A Di Đà  
  Sức mạnh của lòng từ  
  Suy giảm kinh tế, VN không phải là câu chuyện riêng biệt  
  Suy tư của dân thời khủng hoảng  
  Tadashi Yanai, người giàu nhất Nhật Bản  
  Tạm bợ và giảng dạy  
  Tâm lý tiểu nông và toàn cầu hóa kinh tế ở VN  
  Tạo khuôn khổ cho nhóm lợi ích  
  Thà dạy giới tính từ sớm còn hơn để trẻ "chạy lung tung"  
  Thái độ sống - Nguyễn Tất Thịnh  
  Tham nhũng giáo dục kéo lùi Việt Nam  
  Thất bại là quá trình học hỏi  
  Thế giới này không phải của ta  
  Thế nào là phật pháp?  
  Thiếu can đảm nhiều người bỏ cuộc quá sớm  
  Thiếu tầm nhìn - khó giàu  
  Thư của cố tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng  
  Thủ tướng TQ viết đơn xin việc bằng máu  
  Thuật xử thế của người xưa – 01. MỞ ĐẦU CÂU CHUYỆN  
  Thuật xử thế của người xưa – 02. HÌNH ẢNH MỘT XỬ NỮ NGÀY XƯA  
  Thuật xử thế của người xưa – 03. ÔNG GIÀ HỌ MÃ MUA...  
  Thuật xử thế của người xưa – 04. CHUYỆN CON VE SẦU VÀ NƯỚC NGÔ  
  Thuật xử thế của người xưa – 05. TIẾNG ĐÀN BÀN QUỐC SỰ  
  Thuật xử thế của người xưa – 06. THUẦN VU KHÔN THỬ TÀI TRÂU KỴ  
  Thuật xử thế của người xưa – 07. QUAN DỞ ĐƯỢC KHEN, QUAN GIỎI...  
  Thuật xử thế của người xưa – 08. NHÂN VÀ TRÍ  
  Thuật xử thế của người xưa – 10. BIỂN CÁ LỚN  
  Thuật xử thế của người xưa – 11. THẾ NÀO LÀ ĂN TRỘM  
  Thuật xử thế của người xưa – 12. MẠO BIỆN CỨU TRI KỶ  
  Thuật xử thế của người xưa – 13. TÍN LĂNG QUÂN KẾT BẠN  
  Thuật xử thế của người xưa – 14. ĐẸP VÀ XẤU  
  Thuật xử thế của người xưa – 15. CÁI GHEN CỦA NÀNG TRỊNH TỤ  
  Thuật xử thế của người xưa – 16. CỐT CÁCH CỦA MỘT NHÂN TÀI  
  Thuật xử thế của người xưa – 17. DIỆN MẠO CỦA MỘT TƯỚNG TÀI  
  Thuật xử thế của người xưa – 19. Khi Triệu Quát được phong tướng  
  Thuật xử thế của người xưa – 20. QUỶ CỐC THỬ TÀI HỌC TRÒ  
  Thuật xử thế của người xưa – 21. TỂ TƯỚNG ÁN ANH, QUÝ TRỌNG VỢ  
  Thuật xử thế của người xưa – 22. HỌ CHẾT VÌ... QUẢ ĐÀO  
  Thuật xử thế của người xưa – 23. Thế nào là “Công pháp bất vị thân”  
  Thuật xử thế của người xưa – 24. VÔ CỚ HẠI NGƯỜI LÀ CÁI CỚ...  
  Thuật xử thế của người xưa – 25. MỘT BÀ HOÀNG GIỮ TIẾT  
  Thuật xử thế của người xưa – 26. KHỔNG TỬ VÀ CUỘC HÒA HỘI LỖ TỀ  
  Thuật xử thế của người xưa – 27. CÁCH HỐI LỘ VÀ NHẬN HỐI LỘ  
Trang 2/4 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4  Trang sau