Tấm gương
Nguyễn Trần Bạt: Đam mê quan sát cuộc sống

Ông từng nói với tôi: Khi người ta còn bận rộn với những điều gì đó, thi tôi làm giàu. Còn khi tất cả đổ xô tìm kiếm giàu sang, thì tôi đã làm những việc khác...

Sau khi trở thành người giàu có thứ hạng tại VN và là doanh nhân nổi tiếng Châu á, ông đang viết sách. Đó không phải loại sách văn chương mà những người có tiền nhiều khi lấy để tô điểm cho mình, hoặc thoả mãn cái thú thơ từ. Đó cũng không phải loại sách truyền bá kinh nghiệm làm giàu mà những người thành đạt thường xuất bản. Sách của ông kén người đọc. Nó mang màu sắc mênh mông, trừu tượng của những tư tưởng triết học. Vẻ đẹp của nó lấp lánh từ tư duy của một con người có bản năng sống mạnh mẽ và không ngừng chiêm nghiệm về đời sống.

Ông thừa nhận mình không phải là một nhà hàn lâm và cũng không có ý định trở thành như vậy. "Nhưng tôi là một người đam mê quan sát cuộc sống. Chính đam mê này và sự hấp dẫn của cuộc sống đã thúc ép tôi phải có những lý giải về nó." Và ông đã hơn một lần nói rằng: Nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà kinh doanh hay nhà chính trị... chỉ là những trạng thái khác nhau, quán xuyến những giai đoạn khác nhau của cuộc đời một con người. Chả ai sinh ra đã cố định với một thiên chức nào đó. Và ở giai đoạn này ông là một người viết. Giờ làm việc của ông bắt đầu từ 7 giờ sáng và không khi nào kết thúc trước 10 giờ khuya. Sức làm việc của ông thật đáng ngưỡng mộ với sự dày dặn của những trang viết, với những đề tài và những lý giải sự vật vã của đời sống. Đến nay ông đã có khoảng 2.000 trang viết. Và ông dự định sẽ kết thúc cuộc đời với 15.000 trang viết! Ngoài cuốn sách “Văn hoá và con người” dày 250 trang vừa ra đời, trong năm nay cuốn “Tự do sinh ra con người” khoảng 500 trang cũng sẽ được xuất bản.

Ông viết với một thái độ thận trọng, trân trọng người đọc. Người nghệ sĩ chân chính ngượng ngùng trước những cơn phải gió - những tác phẩm nghệ thuật, trong đó thể hiện bản ngã của anh ta. Càng có tài càng khiếm tốn. Ông viết sau những suy nghĩ đến chín nẫu, rụt rè thận trọng trước phản ứng của người đọc, không hề có chút lỗ mãng mà những người cầm bút nhiều khi mắc phải. Đó là thái độ liều mạng nói về mình, áp đặt những ý nghĩ chủ quan nhiều khi lệch lạc, rao giảng những triết lý sống.

"Văn hoá và con người" -như ông bộc bạch: Cuốn sách là một phần trong những cố gắng nhằm lý giải một số hiện tượng của cuộc sống xuất phát từ những đòi hỏi của chính nó. Ông không có tham vọng to tát mang tính triết học mà chỉ mongnhững nghiên cứu của mình như là kết quả của những suy tưởng khởi nguồn từ những ý niệm lắng lại trong tâm hồn mình, khi cuộc sống đã đi qua nó.

Chẳng hạn như về tự do, một đề tài trăn trở qua nhiều tiểu luận của ông, ông so sánh: Các công ty Mỹ như một tổ ong, có người ra và người vào, dựa trên một tiêu chuẩn nào đó với cơ chế thông thoáng. Mô hình này tốt hơn, bởi nó dựa trên sự tự do của con người, bởi vì sớm hay muộn, sự phát triển của xã hội cũng dựa trên sự thức tỉnh của các giá trị cá nhân. Toàn cầu hoá và hội nhập là một minh chứng cho sự dần mất đi của các giá trị khu trú để cho phép con người trở thành một đối tượng độc lập. Đó là cá nhân.

Ông hiếm khi ra khỏi "tháp ngà" của mình trừ những việc giao đãi quan trọng. Ông không trực tiếp điều hành công việc kinh doanh. Vậy ông làm gì trong suốt những khoảng thời gian dài tĩnh lặng đó? "Tôi suy nghĩ và bán trí khôn cho người khác" - Câu trả lời có vẻ ngạo mạn, nếu như người ta không hiểu ông. Ông có lối nói chuyện bóc trần và gọi đúng tên của sự vật mà không tô vẽ hay làm giảm nhẹ sự thật dù vẻ đẹp đẽ hay xấu xa của nó.

Người đàn ông này có xuất thân như bao nhiêu chàng trai xứ Nghệ khăn gói ra Hà Nội học, cái nghèo bám đuổi sau lưng. Xứ nghèo ấy có một con đường, một truyền thống là phải học giỏi để đỗ đạt. Ông cũng tự nhận "đuổi theo và bắt trượt vinh quang như bắt con bồ câu nhà hàng xóm". Nhưng ông sớm nhận ra, nếu con người cứ theo đuổi những ước vọng của riêng mình, bất chấp nghĩa vụ với bản thân, với người thân và với xã hội thì là con người không cao thượng. Có lẽ chính điều này làm ông thức tỉnh. Và chính vì thế, ông rời viện nghiên cứu để lập một công ty tư nhân, bước chân vào kinh doanh. Điều đó là số phận của công hay là sự toan tính đầy lý trí thì cũng khó phân định rạch ròi.

Về công việc viết lách, ông phân định: Có ba loại người viết. Loại thứ nhất truyền đạt, giáo dục cuộc đời bằng kinh nghiệm và tình yêu, sự hiểu biết. Loại thứ hai giải toả chính tâm hồn mình, ý nghĩa giáo dục nằm ngoài ý thức người viết. Loại thứ ba viết để trang điểm, làm sang cho bản thân. Đây cũng là nhu cầu chính đáng thôi. Ông cười: tôi muốn làm loại thứ nhất, nhưng về khả năng thì đứng vào loại thứ hai, và tuyệt đối không ở loại thứ ba... Ông viết hối hả với ý nghĩ rằng cuộc sống là thứ gì đó mà không tranh thủ sẽ trôi qua. Ý nghĩ cũng là một cuộc gặp gỡ vãng lai của những điều có lý, nếu không ghi lại cũng trôi qua không dấu vết. Ông đọc nhiều và khuyến khích cộng sựđọc sách. Inverconsult có một thư viện bề thế rất ấn tượng. Chính điều này ảnh hưởng đến nhân viên, cộng sự của ông, để họ sống trong một guồng máy chi phối bởi tư duy sáng tạo và không ngừng phát triển.
 


 
Tấm gương
  Nhà nghiên cứu NGUYỄN KHẮC THUẦN: Ai kiếm tiền sạch ắt dùng tiền thơm  
  Nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt: Chúng ta phải tỉnh táo, phải có một thái độ rất chiến lược, một bản lĩnh chiến lược  
  Nhà văn Nguyên Ngọc: Triết lý giáo dục hiện nay...  
  Nhầm lẫn về sự thành đạt  
  Nhân & duyên  
  Nhận biết bản chất tâm hồn  
  Nhân dân "chịu trách nhiệm"!  
  Nhân loại  
  Nhân quả từ lối sống  
  Nhìn thẳng vào khủng hoảng giáo dục Việt Nam  
  Nhớ và quên  
  Những Bình Diện của Tâm Linh  
  Những hiểu lầm về Phật, Pháp, Tăng khi đi chùa của Phật tử  
  Những lời cuối cùng của Đức Phật  
  Những lời dạy của đức DALAI LAMA  
  Những lời vàng của Đức Dalai Lama đời thứ 14  
  Những điều trường Harvard dạy và không dạy bạn  
  Nới rộng khung cửa sổ Việt - Mỹ nhìn vào nhau  
  Nước Mỹ sẽ không còn dọa nạt các nước khác?  
  Nước Mỹ đã sẵn sàng cho một Tổng thống da màu?  
  Ông Lý Quang Diệu nói về nhân tài  
  Ông Lý Quang Diệu “chẩn bệnh” nước Mỹ  
  Ông trùm Donald Trump mơ làm thợ xây  
  Ông Vũ Khoan luận về ba loại quyền lực  
  Oprah: Có phải đạo Phật là con đường đi đến hạnh phúc?  
  Park Tae Joon: Có sức mạnh nhờ không tham nhũng  
  Phân bổ quyền lực sai kiềm chân quy hoạch đô thị VN  
  Phật an ủi kẻ ưu sầu  
  Phát ngôn & Hành động: Hàm cá mập và lời cầu xin của nhân dân  
  Phật tại Tâm và Phật từ Tâm  
  Phát triển lòng từ - tác giả Dalai Lama  
  Phát triển mô hình kinh doanh mới như thế nào?  
  Phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma 14  
  Qua đau khổ, khốn khó mới thấy mình hạnh phúc  
  Quốc gia nghèo đang tụt hậu  
  Quyền không cho mới thực... đáng ghét  
  Sam Walton - ông vua bán lẻ ở Mỹ  
  Sáng tạo là hành trình... cô đơn  
  Sợ nhất là dân không muốn nói nữa  
  Soichiro Honda: Không thất bại sẽ không bao giờ thành công  
  Sống chủ động trong thông tin toàn cầu  
  Sống trọn vẹn từng ngày  
  Steve Jobs & Thiền  
  Steve Jobs kể về cuộc đời và cái chết trong diễn văn bất hủ  
  Sự biến dạng tâm lý xã hội dưới tác động của tham nhũng  
  Sử gia trực bút, dẫu chết không dời  
  Sự thật - nhìn thẳng và thấy rõ!  
  Sự tích Đức Phật A Di Đà  
  Sức mạnh của lòng từ  
  Suy giảm kinh tế, VN không phải là câu chuyện riêng biệt  
  Suy tư của dân thời khủng hoảng  
  Tadashi Yanai, người giàu nhất Nhật Bản  
  Tạm bợ và giảng dạy  
  Tâm lý tiểu nông và toàn cầu hóa kinh tế ở VN  
  Tạo khuôn khổ cho nhóm lợi ích  
  Thà dạy giới tính từ sớm còn hơn để trẻ "chạy lung tung"  
  Thái độ sống - Nguyễn Tất Thịnh  
  Tham nhũng giáo dục kéo lùi Việt Nam  
  Thất bại là quá trình học hỏi  
  Thế giới này không phải của ta  
  Thế nào là phật pháp?  
  Thiếu can đảm nhiều người bỏ cuộc quá sớm  
  Thiếu tầm nhìn - khó giàu  
  Thư của cố tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng  
  Thủ tướng TQ viết đơn xin việc bằng máu  
  Thuật xử thế của người xưa – 01. MỞ ĐẦU CÂU CHUYỆN  
  Thuật xử thế của người xưa – 02. HÌNH ẢNH MỘT XỬ NỮ NGÀY XƯA  
  Thuật xử thế của người xưa – 03. ÔNG GIÀ HỌ MÃ MUA...  
  Thuật xử thế của người xưa – 04. CHUYỆN CON VE SẦU VÀ NƯỚC NGÔ  
  Thuật xử thế của người xưa – 05. TIẾNG ĐÀN BÀN QUỐC SỰ  
  Thuật xử thế của người xưa – 06. THUẦN VU KHÔN THỬ TÀI TRÂU KỴ  
  Thuật xử thế của người xưa – 07. QUAN DỞ ĐƯỢC KHEN, QUAN GIỎI...  
  Thuật xử thế của người xưa – 08. NHÂN VÀ TRÍ  
  Thuật xử thế của người xưa – 10. BIỂN CÁ LỚN  
  Thuật xử thế của người xưa – 11. THẾ NÀO LÀ ĂN TRỘM  
  Thuật xử thế của người xưa – 12. MẠO BIỆN CỨU TRI KỶ  
  Thuật xử thế của người xưa – 13. TÍN LĂNG QUÂN KẾT BẠN  
  Thuật xử thế của người xưa – 14. ĐẸP VÀ XẤU  
  Thuật xử thế của người xưa – 15. CÁI GHEN CỦA NÀNG TRỊNH TỤ  
  Thuật xử thế của người xưa – 16. CỐT CÁCH CỦA MỘT NHÂN TÀI  
  Thuật xử thế của người xưa – 17. DIỆN MẠO CỦA MỘT TƯỚNG TÀI  
  Thuật xử thế của người xưa – 19. Khi Triệu Quát được phong tướng  
  Thuật xử thế của người xưa – 20. QUỶ CỐC THỬ TÀI HỌC TRÒ  
  Thuật xử thế của người xưa – 21. TỂ TƯỚNG ÁN ANH, QUÝ TRỌNG VỢ  
  Thuật xử thế của người xưa – 22. HỌ CHẾT VÌ... QUẢ ĐÀO  
  Thuật xử thế của người xưa – 23. Thế nào là “Công pháp bất vị thân”  
  Thuật xử thế của người xưa – 24. VÔ CỚ HẠI NGƯỜI LÀ CÁI CỚ...  
  Thuật xử thế của người xưa – 25. MỘT BÀ HOÀNG GIỮ TIẾT  
  Thuật xử thế của người xưa – 26. KHỔNG TỬ VÀ CUỘC HÒA HỘI LỖ TỀ  
  Thuật xử thế của người xưa – 27. CÁCH HỐI LỘ VÀ NHẬN HỐI LỘ  
  Thuật xử thế của người xưa – 28. TẤM LÒNG QUẦN THẦN  
  Thuật xử thế của người xưa – 29. CUỘC CHUẨN BỊ VĨ ĐẠI  
  Thuật xử thế của người xưa – 30. LO TRONG VÀ LO NGOÀI  
  Thuật xử thế của người xưa – 31. NGƯỜI NƯỚC SỞ LÀM DẤU...  
  Thuật xử thế của người xưa – 32. HÀ BÁ CƯỚI VỢ  
  Thuật xử thế của người xưa – 33. LÀM THẾ NÀO ĐỂ DÂN ĐỒNG LOẠT  
  Thuật xử thế của người xưa – 34. KHEN CHÊ CŨNG ĐỀU CÓ TỘI  
  Tiến hoá và cách mạng để không lỡ nhịp WTO  
  Tiếng kêu của chim cú mèo  
  Tiếp thị như Dân chủ và Tiếp thị vì Dân chủ  
Trang 2/4 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4  Trang sau