Tấm gương
Nét chung của những nhà lập quốc Hoa Kỳ: Không cuồng tín

Trong lịch sử nước Mỹ có 6 vị chính trị gia được coi là "thê đội đầu", có công lập quốc: George Washington, Benjamin Frankleen, John Adams, Thomas Jefferson, James Madison và Alexander Hamilton.

Họ đều không phải là người vô thần, ít ra là nhìn về mặt công khai, nhưng trong các hoạt động xã hội và cả đời thường, họ đều vượt qua được những điều mê tín và định kiến tôn giáo mà không ít các công dân Mỹ đương thời hay bị vướng víu. Họ đã hành xử theo tư duy tỉnh táo và thực tế, chứ không để mình bị những lý lẽ cuồng tín lôi kéo.

Đối với vị Tổng thống Mỹ đầu tiên George Washington (1732-1799), tôn giáo chỉ đóng vai trò thứ yếu trong toàn bộ sự nghiệp của ông. Sinh thời, ông hầu như không trao đổi với ai về các quan điểm tôn giáo của mình nên điều đó đã trở thành bí ẩn ngay cả với những cha đạo gần gụi nhất với ông và tưởng như phải hiểu thấu ông nhất.

Theo truyền thống gia đình, Washington theo dòng Tân giáo, từng là một bộ phận của Anh giáo nhưng rồi tới năm 1879, tách thành một dòng đạo độc lập. Trong hoạt động chính trị, Washington cũng ít khi viện dẫn tới tôn giáo.

Ông rất hiếm khi nhắc tới Chúa Trời hay Chúa Jesus mà chỉ nói về Thượng đế như một thế lực siêu nhiên, siêu hình, có khả năng chi phối đời sống con người. Trong hàng loạt các bài phát biểu, kể cả trong diễn văn nhậm chức Tổng thống thứ nhất, ông đã đề cập tới việc tôn giáo về sứ mệnh của nó phải phục vụ các lợi ích xã hội.

Tuy nhiên, ông thể hiện ý tưởng này luôn luôn cực kỳ điềm đạm và ở dạng thức chung chung nhất có thể. Có lẽ, trong nhận thức của Washington, tôn giáo có thể giúp cải thiện tính cách con người và hỗ trợ việc củng cố trật tự xã hội, nhưng không thể đóng một vai trò gì đáng kể trong đời sống.

Tháng 12/1799, khi đang hấp hối, Washington thậm chí còn không đồng ý để cho cha cố tới cạnh giường mình mặc dù ông biết ông chỉ còn sống được những thời khắc ngắn ngủi nữa thôi (ông mất ngày 14/12/1799)... Câu trăng trối cuối cùng của ông cho viên sĩ quan phụ tá Tobias Lear: "Hãy chôn cất tôi giản dị thôi!".

Benjamin Frankleen (1706-1790), người đứng thứ hai trong danh sách 6 "trưởng lão" hàng đầu của nền chính trị Mỹ thời lập quốc, không chỉ là một nhà khoa học hạng nhất mà còn là một nhà ngoại giao tuyệt vời ở thứ hạng cũng cao như những "minh tinh" ngoại giao thời đó là Talleyran hay Metternich.

Ông tự coi mình là người theo tự nhiên thần giáo và đã nhiều lần viết và nói về điều này. Những người theo tự nhiên thần giáo công nhận rằng, thế giới được tạo lập do ý Chúa Trời, nhưng lại cho rằng, sau đó thế giới tự vận hành một cách độc lập và theo những quy luật riêng của mình.

Chủ nghĩa tự nhiên thần giáo của Frankleen rất nhất quán. Ông tin vào sự bất tử của linh hồn nhưng hoặc là không công nhận tính thiêng liêng của Jesus Christos, hoặc ít nhất là cũng hoài nghi về việc này. Phân tích văn bản các phát biểu của Frankleen, có thể thấy ông đã coi nhân vật Jesus of Nazareth chủ yếu là nhà sáng lập ra một học thuyết đạo đức vĩ đại mới hơn là một thánh nhân.

Ngay từ khi còn trẻ, Frankleen đã thôi không tới tham dự các buổi thuyết giáo và trong suốt cuộc đời mình rất ít khi bước chân vào nhà thờ. Ông không bao giờ phát biểu cổ xuý cho bất kỳ giáo phái nào và không tham gia vào các cuộc tranh luận tôn giáo. Ông không bao giờ coi Thiên Chúa giáo cao hơn các tôn giáo khác và không công nhận quyền độc quyền của Thiên Chúa giáo trong việc nhận thức chân lý thiêng liêng.

Không ngẫu nhiên mà người bạn Anh Joseph Priestley của ông, một nhà hoá học lừng danh (một trong hai tác giả của phát minh ra khí ôxy) và cũng là một người theo chủ nghĩa tự nhiên thần giáo kiên định đã viết rằng, Frankleen không chỉ tự mình không tin vào Thiên Chúa giáo mà còn trong thực tế đã vận động những người khác cùng làm như ông.

Người đứng thứ ba trong danh sách 6 "trưởng lão" hàng đầu của nền chính trị Mỹ thời lập quốc là vị Tổng thống thứ hai, John Adams (1735-1826). Trước khi làm chủ Nhà Trắng, Adams từng làm Phó Tổng thống cho Tổng thống George Washington. Ông xuất thân từ gia đình từng không chỉ một đời theo học thuyết Calvin.

Chỉ khi đã trưởng thành, John Adams mới chuyển sang theo thuyết nhất thể thuộc chủ nghĩa giáo hội tự do vì ông không căm ghét ý tưởng chính trong học thuyết Calvin là, trên đời này chỉ một số ít người được chọn mới được cứu vớt linh hồn cũng như ý tưởng con người ta sinh ra đã bị ràng buộc bởi một số phận đã được định sẵn...

Adams cũng tham dự các nghi lễ tôn giáo một cách khá thường xuyên, nhưng không bao giờ tỏ ra hào hứng trong các công chuyện nhà thờ. Ông từng viết rằng, ông không bao giờ định trộn lẫn tôn giáo với chính trị và điều này đúng là sự thật. Adams cũng tin vào sức mạnh của trí tuệ con người như tin vào các tín điều tôn giáo và không bao giờ tỏ ra có một mảy may tính cuồng tín tôn giáo.

Đối với ông, đức Chúa Trời mang tính biểu tượng của lòng nhân ái, tình anh em giữa con người nhiều hơn là một biểu tượng tôn giáo. Theo ông, muốn là một tín đồ Cơ Đốc giáo thực thụ, chỉ cần làm đúng theo lương tâm thiên phú và những gì ghi trong Kinh Thánh, chứ không cần để cho mình bị lôi cuốn bởi các phù phiếm sinh hoạt nhà thờ thường nhật...

Vị Tổng thống thứ hai của Mỹ đã mất vào lúc 6 giờ tối 4/7/1826, ở tuổi 91. Tương truyền, trước khi thiếp lịm đi vĩnh viễn, ông vẫn còn hỏi về tình hình sức khoẻ của vị Tổng thống Mỹ thứ ba là Thomas Jefferson, người bạn thâm giao, từng cùng ông tham gia ký vào Bản Tuyên ngôn Độc lập.

Và đã có một sự trùng hợp hiếm hoi: cũng chính trong ngày ấy, trước khi Adams mất vài giờ, Jefferson cũng đã ra đi vào cõi vĩnh hằng. Vị Tổng thống thứ ba của nước Mỹ (sinh năm 1743), một trong những tác giả của Bản Tuyên ngôn Độc lập, sinh thời vốn có tiếng là "thoáng" trong tư duy.

Ông công khai bày tỏ ác cảm đối với các cha đạo của mọi dòng tu, coi họ là kẻ thù đối với tự do và những nô bộc trung thành của chuyên chế. Jefferson viết rằng, đức Chúa trong Kinh Thánh nóng nảy, độc ác, thù dai, đồng bóng và không công bằng. Ông coi đạo Thiên Chúa là sự mê tín.

Không phải là người vô thần, nhưng ông cũng đã chỉ là một người theo thuyết tự nhiên thần giáo một cách hết sức chừng mực. Jefferson tin (hay nói đúng hơn, cố gắng tin) vào sự bất tử của linh hồn và cuộc sống ở thế giới bên kia cũng như tin vào việc sáng tạo thế giới bởi một đấng toàn năng thiêng liêng.

Tuy nhiên, ông lại luôn luôn phủ nhận bản chất thần thánh của Jesus Christos mà chỉ coi đó là một nhà truyền giáo vĩ đại. Jefferson đánh giá các lời dạy dỗ về đạo đức của Jesus Christos là đỉnh cao của đạo đức học nhưng luôn coi đó là thành quả của trí tuệ con người chứ không phải là khải huyền của thần thánh.

Ông còn đưa ra một quan điểm mạnh bạo hơn là, các nguyên tắc đạo đức tồn tại ngoài sự phụ thuộc vào tín ngưỡng hay tôn giáo và vì thế, đã kịch liệt bác bỏ ý kiến cho rằng, những người vô thần thì không hiểu được các nguyên tắc đạo đức.

Ngay từ thời trai trẻ, Jefferson đã tin tưởng một cách chắc chắn vào sự tự do của lương lâm, điều mà ông cho là quyền lợi tự nhiên của con người, được Đấng Tối cao ban cho.

Chính nguyên tắc này đã được Jefferson đưa vào dự thảo "Luật Tự do tín ngưỡng của bang Virginia" (Virginia Statute for Religious Freedom) mà ông soạn thảo năm 1779. Trên cương vị Tổng thống, Jefferson đã tiến hành một cách quyết liệt chính sách tách Giáo hội ra khỏi Nhà nước, đã được ghi rõ trong Điều Tu chính thứ nhất của Hiến pháp Mỹ...

Vị Tổng thống Mỹ thứ tư James Madison (1751-1836), Madison là một trong những tác giả của Bản Tuyên ngôn Độc lập và là người có uy lực nhất trong nhóm những người lập quốc này. Ông theo Tân giáo, nhưng không bao giờ là tín đồ cuồng nhiệt của nó.

Chính Madison năm 1786, trên cương vị Thống đốc bang Virginia, đã tích cực tiến hành thông qua tại cơ quan lập pháp bang "Luật Tự do tín ngưỡng của bang Virginia" mà Jefferson đã soạn thảo trước đó 7 năm.

Trong bộ luật này có ghi: "Không một ai bị bắt buộc phải theo cố định một thứ tôn giáo nào... Tất cả mọi người đều có quyền được tự dọ lựa chọn tôn giáo và có quyền dùng những lý lẽ của mình để bảo vệ ý kiến của mình về vấn đề tôn giáo". Cho tới hôm nay, bộ luật này vẫn còn nguyên hiệu lực...

Người cuối cùng trong danh sách 6 "trưởng lão" hàng đầu của nền chính trị Mỹ thời lập quốc là Alexander Hamilton (1755/1757 -1804), từng giữ cương vị Bộ trưởng Tài chính trong thành phần chính phủ đầu tiên của nước Mỹ.

Trong thời gian chiến tranh giành độc lập, Hamilton là sĩ quan tuỳ tùng của George Washington và trên thực tế là Tham mưu trưởng quân đội. Ông từng tham gia tích cực vào hoạt động của Hội đồng Hiến pháp rồi cùng Madison và John Jay chuẩn bị một loạt bài viết ủng hộ cho Hiến pháp mới, về sau đã được đưa vào lịch sử tư duy chính trị thế giới với tên gọi "Những bài báo của những người tán thành chế độ Liên bang" (Federalist Papers).

Chính Hamilton là người đưa ra sáng kiến tiến hành công việc này. Trên cương vị Bộ trưởng Tài chính trong những năm từ 1789 tới 1795 dưới thời Tổng thống Washington, Hamilton đã đặt nền móng cho chính sách tài chính và ngân sách của chính phủ liên bang. Năm 1800, Hamilton đã lập ra Đảng của những người ủng hộ chế độ Liên bang (Federalist Party), chính đảng đầu tiên ở Mỹ.

Hamilton là người theo dòng Tân giáo. Trong suốt một thời gian dài, sự tỏ ra mộ đạo của ông chủ yếu chỉ mang tính "trình diễn" do những nhu cầu chính trị hơn là tâm linh thực chất. Tuy nhiên, đến giai đoạn cuối đời, có vẻ như ông đã trở thành một con chiên ngoan đạo.

Năm 1804, Hamilton đã bị trọng thương trong cuộc đấu súng với vị Phó Tổng thống lúc đó là ông Aaron Barr và qua đời vào ngày hôm sau, nửa năm trước lễ sinh nhật lần thứ 50 của mình. Khác với các "trưởng lão" trong giai đoạn lập quốc, Hamilton đã không ngại sử dụng tôn giáo làm vũ khí chính trị để mưu hại các đối thủ.

Năm 1800, Hamilton đã không chỉ buộc tội đối thủ Thomas Jefferson vô thần và vô đạo đức mà còn nói bóng gió về việc nên đưa ra những đạo luật cấm những người vô thần giữ các cương vị lãnh đạo quốc gia. Tuy nhiên, trong thời gian làm việc ở Hội nghị Hiến pháp, Hamilton cũng là người ủng hộ tự do tôn giáo và việc tách Giáo hội khỏi Nhà nước như Jefferson.

Ông cũng đã không từ bỏ quan điểm này khi tham gia viết "Những bài báo của những người ủng hộ chế độ Liên bang". Vì vậy, sự sùng đạo muộn màng của Hamilton đã không ảnh hưởng gì đến di sản chính trị triết học của ông.

Chính nhờ tư tưởng không lụy tôn giáo đó của những nhà lập quốc nên nước Mỹ mới có được hệ thống lề luật như nó đang có hiện nay, giúp nó thoát khỏi những mâu thuẫn và đụng độ tôn giáo không dễ tránh khỏi trong một xã hội có nhiều dân tộc và tín ngưỡng như thế.
 


 
Tấm gương
  Nếu không thấy hạnh phúc, đó là lỗi của bạn  
  Nếu mỗi bạn trẻ đều đọc cuốn sách này  
  Nếu nghèo đói là trường đại học tốt nhất...  
  Nếu xa dân thì chúng ta không còn lí do gì để tồn tại  
  Nếu được phép tôi xin thay 'tôn giáo' bằng niềm tin  
  Ngăn cỗ xe giáo dục lao dốc  
  Nghệ thuật lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình  
  Nghèo đói và trốn thuế  
  Nghĩ khác, làm khác và làm tốt hơn  
  Ngôi nhà đích thực của ta là sự an bình trong tâm.  
  Ngũ giới - năm nguyên tắc vàng của người phật tử (THE FIVE PRECEPTS ~ THE BUDDHIST GOLDEN RULE)  
  Người giữ Sổ tiết kiệm của Bác Hồ  
  Người khổng lồ Wal-Mart lập nghiệp như thế nào?  
  Người ngồi lên bom nổ chậm năm ấy  
  Người phụ nữ tay không trở thành triệu phú đôla  
  Người trẻ 'quản trị cuộc đời' như thế nào?  
  Người vợ  
  Người đứng đầu phải mạnh, sạch và có tầm nhìn  
  Nguyên Chủ tịch Quốc hội bàn về phương thức cầm quyền của Đảng  
  Nguyễn Trần Bạt - Từ cậu bé bán nước chè dạo đến ông chủ tập đoàn  
  Nguyễn Trần Bạt - “Tổng tư lệnh” của những điều khác biệt  
  Nguyễn Trần Bạt giao lưu với sinh viên Khoa Quản lý...  
  Nguyễn Trần Bạt giao lưu: Việt Nam gia nhập WTO - Cơ hội...  
  Nguyễn Trần Bạt: Doanh nhân dưới lăng kính văn hóa  
  Nguyễn Trần Bạt: Tôi bới những đống rác của đời sống để tìm ra những giá trị.  
  Nguyễn Trần Bạt: Đam mê quan sát cuộc sống  
  Nhà nghiên cứu NGUYỄN KHẮC THUẦN: Ai kiếm tiền sạch ắt dùng tiền thơm  
  Nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt: Chúng ta phải tỉnh táo, phải có một thái độ rất chiến lược, một bản lĩnh chiến lược  
  Nhà văn Nguyên Ngọc: Triết lý giáo dục hiện nay...  
  Nhầm lẫn về sự thành đạt  
  Nhân & duyên  
  Nhận biết bản chất tâm hồn  
  Nhân dân "chịu trách nhiệm"!  
  Nhân loại  
  Nhân quả từ lối sống  
  Nhìn thẳng vào khủng hoảng giáo dục Việt Nam  
  Nhớ và quên  
  Những Bình Diện của Tâm Linh  
  Những hiểu lầm về Phật, Pháp, Tăng khi đi chùa của Phật tử  
  Những lời cuối cùng của Đức Phật  
  Những lời dạy của đức DALAI LAMA  
  Những lời vàng của Đức Dalai Lama đời thứ 14  
  Những điều trường Harvard dạy và không dạy bạn  
  Nới rộng khung cửa sổ Việt - Mỹ nhìn vào nhau  
  Nước Mỹ sẽ không còn dọa nạt các nước khác?  
  Nước Mỹ đã sẵn sàng cho một Tổng thống da màu?  
  Ông Lý Quang Diệu nói về nhân tài  
  Ông Lý Quang Diệu “chẩn bệnh” nước Mỹ  
  Ông trùm Donald Trump mơ làm thợ xây  
  Ông Vũ Khoan luận về ba loại quyền lực  
  Oprah: Có phải đạo Phật là con đường đi đến hạnh phúc?  
  Park Tae Joon: Có sức mạnh nhờ không tham nhũng  
  Phân bổ quyền lực sai kiềm chân quy hoạch đô thị VN  
  Phật an ủi kẻ ưu sầu  
  Phát ngôn & Hành động: Hàm cá mập và lời cầu xin của nhân dân  
  Phật tại Tâm và Phật từ Tâm  
  Phát triển lòng từ - tác giả Dalai Lama  
  Phát triển mô hình kinh doanh mới như thế nào?  
  Phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma 14  
  Qua đau khổ, khốn khó mới thấy mình hạnh phúc  
  Quốc gia nghèo đang tụt hậu  
  Quyền không cho mới thực... đáng ghét  
  Sam Walton - ông vua bán lẻ ở Mỹ  
  Sáng tạo là hành trình... cô đơn  
  Sợ nhất là dân không muốn nói nữa  
  Soichiro Honda: Không thất bại sẽ không bao giờ thành công  
  Sống chủ động trong thông tin toàn cầu  
  Sống trọn vẹn từng ngày  
  Steve Jobs & Thiền  
  Steve Jobs kể về cuộc đời và cái chết trong diễn văn bất hủ  
  Sự biến dạng tâm lý xã hội dưới tác động của tham nhũng  
  Sử gia trực bút, dẫu chết không dời  
  Sự thật - nhìn thẳng và thấy rõ!  
  Sự tích Đức Phật A Di Đà  
  Sức mạnh của lòng từ  
  Suy giảm kinh tế, VN không phải là câu chuyện riêng biệt  
  Suy tư của dân thời khủng hoảng  
  Tadashi Yanai, người giàu nhất Nhật Bản  
  Tạm bợ và giảng dạy  
  Tâm lý tiểu nông và toàn cầu hóa kinh tế ở VN  
  Tạo khuôn khổ cho nhóm lợi ích  
  Thà dạy giới tính từ sớm còn hơn để trẻ "chạy lung tung"  
  Thái độ sống - Nguyễn Tất Thịnh  
  Tham nhũng giáo dục kéo lùi Việt Nam  
  Thất bại là quá trình học hỏi  
  Thế giới này không phải của ta  
  Thế nào là phật pháp?  
  Thiếu can đảm nhiều người bỏ cuộc quá sớm  
  Thiếu tầm nhìn - khó giàu  
  Thư của cố tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng  
  Thủ tướng TQ viết đơn xin việc bằng máu  
  Thuật xử thế của người xưa – 01. MỞ ĐẦU CÂU CHUYỆN  
  Thuật xử thế của người xưa – 02. HÌNH ẢNH MỘT XỬ NỮ NGÀY XƯA  
  Thuật xử thế của người xưa – 03. ÔNG GIÀ HỌ MÃ MUA...  
  Thuật xử thế của người xưa – 04. CHUYỆN CON VE SẦU VÀ NƯỚC NGÔ  
  Thuật xử thế của người xưa – 05. TIẾNG ĐÀN BÀN QUỐC SỰ  
  Thuật xử thế của người xưa – 06. THUẦN VU KHÔN THỬ TÀI TRÂU KỴ  
  Thuật xử thế của người xưa – 07. QUAN DỞ ĐƯỢC KHEN, QUAN GIỎI...  
  Thuật xử thế của người xưa – 08. NHÂN VÀ TRÍ  
  Thuật xử thế của người xưa – 10. BIỂN CÁ LỚN  
Trang 2/4 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4  Trang sau