Tấm gương
Hạnh phúc chân thật là gì?
 
Ông Allen Wallace là một học giả và cũng là một nhà Phật học Hoa Kỳ nổi tiếng. Ông đang điều hành những chương trình dài hạn tại Santa Barbara Institute và Đại học UCLA, nghiên cứu về sự liên hệ giữa thiền tập và hạnh phúc. Dưới đây là bài phỏng vấn ông Allen Wallace về đề tài thế nào là chân hạnh phúc.

~ Hỏi: Thế nào là một hạnh phúc chân thật?

+ Alan Wallace: Tôi thích dùng chữ "sự hoàn thiện nhân tính” hơn, theo nghĩa gốc dịch từ tiếng Hy Lạp là eudaimonia. Chúng ta thường dịch là "hạnh phúc chân thật”, nhưng "sự hoàn thiện nhân tính” thì chính xác hơn.

~ Hỏi: Và hạnh phúc ấy sẽ mang lại cho ta những gì?

+ Alan Wallace: Một cuộc sống có ý nghĩa.

~ Hỏi: Cái gì làm cho cuộc sống có ý nghĩa?

+ Alan Wallace: Theo tôi thì đó phải là cho mỗi ngày chứ không phải cho toàn bộ một cuộc đời. Tôi thấy có bốn yếu tố cho một ngày hạnh phúc.

Thứ nhất là ngày hôm nay mình có sống trong giới hạnh hay không? Ở đây tôi chỉ nói về những giới luật căn bản trong đạo Phật thôi, ví dụ như đừng làm hại ai, đừng nói nặng lời với ai, cố gắng thực tập từ bi và chánh niệm.

Điều thứ hai là tôi cảm thấy hạnh phúc thay vì khổ đau. Tôi đã gặp những người có tu tập, lúc nào họ cũng biểu lộ một sự bình an trong từng bước đi, trong cách ứng xử với những khó khăn trong cuộc sống và khi tiếp xúc với người khác.

Điều thứ ba là đi tìm sự thật, muốn thấy và hiểu rõ được thực tại, chân tướng của chính mình và cuộc sống. Và ta có thể ngồi yên trong căn phòng nhỏ của mình mà vẫn có thể làm được tất cả những việc ấy. Nhưng có điều không có ai trong chúng ta là riêng rẽ và tồn tại độc lập cả. Vì vậy, muốn có một đời sống hạnh phúc, ta phải trả lời câu hỏi thứ tư: "Ta mang lại gì cho cuộc đời này?”

Nếu tôi có thể nhìn lại một ngày trong đời mình và thấy có đủ bốn yếu tố: giới hạnh, hạnh phúc, sự thật và biết nghĩ đến chung quanh, thì tôi có thể nói rằng "Tôi là một người có hạnh phúc.”

Vấn đề hạnh phúc không hề tùy thuộc vào số tiền gửi ngân hàng của ta, hoặc thái độ của người vợ hay chồng, vào công việc làm hay mức tiền lương. Ta có thể sống một đời tròn đầy ý nghĩa, dù ta chỉ còn lại mười phút để sống trên cuộc đời này.

~ Hỏi: Trong bốn yếu tố ấy không có yếu tố sức khoẻ, vậy sức khoẻ không là một yếu tố quan trọng sao?

+ Alan Wallace: Sự thật là không! Một người học trò của tôi mang một chứng bệnh nan y hiếm gặp, mỗi ngày đều phải vào bệnh viện để chữa trị và dùng thuốc. Và anh phải sống như vậy trọn phần đời còn lại. Ta có thể nói: "Thật là tội nghiệp và khổ cho anh! Hoàn cảnh đáng thương quá!”

Nhưng ngày hôm kia tôi gặp anh, anh bảo tôi: "Alan này, tôi đang hạnh phúc!” Và tôi thấy anh thật sự hạnh phúc. Anh ta tìm được cho mình con đường đi giữa những giới hạn, và trong những điều kiện hiện có. Tâm ý anh trong sáng. Anh đọc sách, anh viết bài, anh tăng trưởng... Anh ngồi thiền mỗi ngày, và anh còn dạy thiền cho các bệnh nhân nan y khác trong bệnh viện nữa.

Anh ta sống một cuộc sống tràn đầy ý nghĩa, và anh có thể thành thật nói rằng mình đang hạnh phúc.

~ Hỏi: Bí quyết của anh ta là gì?

+ Alan Wallace: Anh ta không đi tìm hạnh phúc ở bên ngoài. Khi chúng ta trông cậy vào địa vị, tiền bạc, vào vợ hay chồng mình để có được hạnh phúc, thì ta sẽ không bao giờ có hạnh phúc! Vì chúng ta nương tựa vào những thứ không phải của mình. Hơn nữa, những người chung quanh cũng đang tranh giành với ta những thứ tiền bạc, địa vị... ấy, mà những thứ ấy đâu có dư dả đủ cho tất cả mọi người. Điều đáng buồn là vậy!

~ Hỏi: Còn điều đáng mừng?

+ Alan Wallace: Điều đáng mừng là hạnh phúc chân thật không bày bán ngoài phố chợ để ai có tiền là có thể mua về. Một trong những bí mật ít ai khám phá được là: Hạnh phúc mà ta đang đi tìm ở những chức vụ cao, trong một người chồng hay người vợ gương mẫu, đứa con ngoan, sức khoẻ đầy đủ, việc làm tốt, có an ninh, có diện mạo đẹp... thật ra lúc nào cũng đang có sẵn trong ta, chỉ cần ta tiếp xúc mà thôi. Thay vì đi tìm bên ngoài thì tại sao ta không thử quay vào tìm trong chính mình xem sao!

Nhưng điều ấy không có nghĩa là ta sẽ không lập gia đình, không mua xe hay tìm một việc làm vừa ý... Tôi chỉ muốn nói rằng, nếu bạn có hạnh phúc thì hạnh phúc ấy không hề tùy thuộc vào những yếu tố bên ngoài, vì chúng không nằm trong sự kiểm soát của bạn.

~ Hỏi: Mọi người ai cũng nói rằng tiền bạc, địa vị không mang lại hạnh phúc, nhưng có mấy ai thật sự sống theo quan điểm đó đâu?

+ Alan Wallace: Thật ra thì trong thâm tâm chúng ta chưa thật sự có niềm tin. Chúng ta vẫn đi tìm kiếm bên ngoài, đeo đuổi những gì mà ta nghĩ là sẽ mang lại hạnh phúc – danh vọng, chức vụ, tình yêu, một sự bảo đảm về tiền bạc và tình cảm. Chúng ta không có hy vọng và niềm tin vào một hạnh phúc chân thật nào đó. Ta tự nhủ: "Có lẽ hạnh phúc chân thật không thật có, chỉ nói nghe cho hay ho vậy thôi. Mình thì bằng lòng với một máy nghe nhạc bỏ túi hay một tivi màn hình lớn... như vậy là vui rồi. Không đòi hỏi hay cầu mong gì xa xôi hơn nữa...”. Hoặc cũng có người nói rằng: "Thôi đừng nói chuyện hạnh phúc, chỉ gắng qua được ngày hôm nay là đủ khoẻ rồi!”. Tôi nghĩ họ cũng đáng thương thật!

~ Hỏi: Như vậy đó có phải là một sự tuyệt vọng không?

+ Alan Wallace: Đó là một trạng thái mà tâm ta không còn không gian nữa, ta đánh mất đi một cái nhìn rộng lớn. Tôi nghĩ tới tâm từ (metta). Khi thực tập tâm từ, chúng ta bắt đầu bằng tình thương với chính mình. Nhưng điều ấy không có nghĩa là: "Công việc nào tốt nhất cho tôi đây? Lương bao nhiêu là xứng đáng với mình đây?”. Nhưng chính là: "Làm cách nào để ta được hạnh phúc?”, "Ta nên sống cách nào để ta có hạnh phúc, an lạc và có ý nghĩa?”

Và sau đó ta nới rộng cái nhìn đó ra: "Làm thế nào để những người đang sống trong khổ đau tìm được một hạnh phúc thật sự?”

~ Hỏi: Shantideva nói: "Những kẻ trốn tránh khổ đau lại cắm đầu lao vào khổ đau. Chính vì sự tham muốn hạnh phúc mà họ vô tình phá vỡ hạnh phúc đang có và xem chúng như kẻ thù”. Tại sao lại như vậy? Tại sao chúng ta lại ít ai chọn con đường tu học, nếu như nó có thể mang lại cho ta một hạnh phúc chân thật?

+ Alan Wallace: Thật ra câu trả lời là vì chúng ta không hề biết điều gì có thể mang lại cho ta một hạnh phúc thật sự. Cần phải có một thời gian dài và những kinh nghiệm khổ đau trước khi ta thức tỉnh và ghi nhận được những gì đang xảy ra. Chúng ta bị trói chặt vào những hình tượng, ý niệm trong đầu: "Phải chi vợ hay chồng tôi là người như vậy, phải chi tôi có được công việc như vậy, có được một số tiền như vậy, sắc đẹp tôi như vậy, sức khoẻ tôi như vậy... tôi sẽ có hạnh phúc.” Nhưng đó chỉ là ảo tưởng thôi.

Chúng ta ai cũng biết, những người có đủ sức khoẻ, tiền bạc, địa vị, tình yêu... nhưng vẫn mang đầy khổ đau. Những người đó là thầy của chúng ta, vì họ dạy cho ta một bài học lớn. Họ dạy cho ta thấy rằng, mình có thể trúng một tấm vé số lớn của cuộc đời nhưng vẫn trật tấm vé số của hạnh phúc.

~ Hỏi: Khi nói về một "hạnh phúc chân thật”, có lẽ ông muốn ám chỉ rằng trong cuộc đời còn có những loại hạnh phúc khác nữa?

+ Alan Wallace: Phải rồi! Chúng ta thường lầm lẫn những gì đức Phật gọi là bát phong, tám ngọn gió xao động của cuộc đời, và cho đó là hạnh phúc. Tám ngọn gió ấy là muốn thịnh mà không suy, muốn vui mà tránh khổ, muốn được khen mà không bị chê, muốn danh vọng mà không bị khinh thường. Nhưng ta phải nhớ điều này, thật ra không có gì là sai quấy với những sự giàu có, vui mừng, được khen ngợi hay có danh tiếng. Ví dụ như nói về sự giàu có, giả sử ta có một chiếc áo mới, nếu ta bỏ chiếc áo mới ấy đi, ta có thành một người tốt đẹp hơn không? Lẽ dĩ nhiên là không! Thật ra không có gì là sai quấy với sự sở hữu, nhưng thật hết sức sai lầm nếu ta cho rằng điều đó có thể mang lại hạnh phúc cho ta.

Hạnh phúc chân thật là tiếp xúc với gốc rễ của hạnh phúc chứ không phải chỉ nắm bắt những yếu tố có thể hoặc không thể tạo thành hạnh phúc. Và sự khác biệt giữa tu tập với sự đuổi bắt tám ngọn gió xao động của cuộc đời là ở chỗ đó. Cũng có người tu tập vì mục đích muốn thoả mãn tám ngọn gió ấy, muốn tìm được một niềm vui thú trong thiền tập. Họ xem thiền tập như một tách cà phê, một cuộc chạy bộ thể dục, hay sự xoa bóp khoan khoái vậy. Thật ra những điều đó cũng không có gì là sai quấy hết, nhưng chúng rất giới hạn. Thiền tập có thể làm một việc mà sự xoa bóp... không thể làm được, nó có thể chữa lành những vết thương trong tâm ta.

~ Hỏi: Con đường hạnh phúc này dường như đòi hỏi ta phải có một niềm tin và sự buông bỏ rất lớn. Điều ấy hơi đáng sợ một chút. Nếu như tôi buông bỏ hết những thứ bên ngoài ấy thì tôi sẽ trở thành gì đây?

+ Alan Wallace: Thật ra chúng ta không cần nhảy vào chỗ nước sâu làm gì. Điều đó cũng giống như là một ngày nào đó tự nhiên ta hứng khởi lên rồi tuyên bố: "Thế giới này như căn nhà lửa, đầy khổ đau. Tôi sẽ từ bỏ tất cả để đi tìm một niềm an lạc theo Phật pháp”. Rồi chừng vài ngày, vài tuần hay giỏi lắm là vài tháng sau, ta sẽ nói: "Ái chà, sự tu tập này cũng đâu có gì là hạnh phúc hay an lạc như họ nói đâu, mà không biết cái máy nghe nhạc bỏ túi, cái tivi hay cô tình nhân cũ của mình đâu rồi nhỉ, có ai biết đâu rồi không?”

Vì vậy vấn đề không phải là lập tức xả bỏ tất cả mọi thú vui của cuộc đời và chỉ thực tập giáo pháp sâu xa của Phật pháp. Cũng giống như dạy một đứa trẻ mới tập bơi vậy, ta đâu có thảy đứa bé vào chỗ nước sâu rồi xem chuyện gì sẽ xảy ra! Trước tiên ta phải tập cho nó bơi ở nơi cạn cho quen dần. Cũng vậy, ta hãy bước đi chậm mà vững. Bắt đầu bằng việc ngồi thiền một chút vào mỗi sáng và mỗi tối, xem điều đó ảnh hưởng đến một ngày của ta như thế nào. Dần dần ta sẽ nếm được mùi vị của đạo pháp. Ta có thể sẽ cảm thấy rằng: "Cũng thú vị đó chứ! Ta cảm thấy hạnh phúc hơn. Mà không chỉ có hạnh phúc thôi, ta còn có chút đạo hạnh nữa. Ta thấy được thực tại rõ ràng hơn. Và nếu muốn, bây giờ ta có khả năng giúp được người chung quanh và cuộc đời hữu hiệu hơn nhờ sự thực tập”.

Ta thật sự có hạnh phúc hơn, và ta cũng sẽ có niềm tin vào con đường mình đi hơn. Tám ngọn gió xao động của cuộc đời vẫn thổi, chúng vẫn tiếp tục đến rồi đi. Chúng vẫn có mặt, nhưng bây giờ ta có thể sử dụng chúng để hỗ trợ thêm cho sự thực tập của mình.

~ Hỏi: Như vậy ta có thể kết luận rằng con đường tu tập của đức Phật không phải chỉ để giác ngộ dưới cội Bồ-đề, mà còn để mang lại hạnh phúc cho kẻ khác?

+ Alan Wallace: Tôi tin rằng đức Phật đã chứng nghiệm được một điều rất sâu sắc và phi thường dưới cội Bồ-đề. Nhưng ngài cũng ý thức rằng, sự giác ngộ đó sẽ không có kết quả viên mãn nếu ngài không chia sẻ với kẻ khác. Giác ngộ không phải là cho riêng chính mình: "Bây giờ thì tôi ngon lành rồi. Xong việc, đến nơi, nghỉ được rồi”. Thế giới chúng ta được chuyển hóa nhờ sự có mặt của đức Phật trên cuộc đời này. Nhưng không phải là 49 ngày ngài ngồi dưới cội Bồ-đề khiến cho cuộc đời này được chuyển hóa, mà chính là 45 năm sau đó, khi đức Phật đi gặp gỡ và tiếp xúc với đủ các hạng người bần cùng, vua chúa, chiến sĩ, kẻ ăn mày... Gặp ai ngài cũng chia sẻ sự giác ngộ.

Vì thế, trở lại với bốn yếu tố mà tôi đã nêu, khi ngồi dưới cội Bồ-đề là đức Phật phát huy ba yếu tố đầu: đạo hạnh, hạnh phúc và sự thật. Và 45 năm sau đó ngài phát triển yếu tố thứ tư, mang hạnh phúc vào cuộc đời. Và theo tôi đức Phật chính là khuôn mẫu của một cuộc sống hạnh phúc và tràn đầy ý nghĩa.

Nhưng ở đây tôi cũng phải cảnh giác các bạn, đôi khi nếu muốn tiếp xúc với hạnh phúc chân thật, các bạn cũng phải chịu khó từ bỏ cái máy nghe nhạc bỏ túi hay cái tivi màn hình rộng của mình!

 


 
Tấm gương
  Hãy suy ngẫm  
  Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi !  
  HLV Calisto: "Lương tâm là ông chủ duy nhất của tôi"  
  Hóa giải suy nghĩ sai lầm: Chúng ta là công việc của mình  
  Hoàn cảnh không may giúp ta nghị lực  
  Học mà không suy nghĩ là phí công  
  Học sinh cần học kỹ năng gì?)  
  IQ quan trọng hay EQ?  
  Khám phá tư duy của những người đột phá sáng tạo  
  Khi đam mê trở thành động lực sống  
  Khởi nghiệp từ 1 xu  
  Không có sự phát triển nào đi trước tự do  
  Không có tầm nhìn, đừng nói chuyện kinh doanh  
  Không có tư duy phản biện, không phải là trí thức!  
  Không có ý tưởng mới, thì mãi theo sau người khác  
  Không gian tinh thần  
  Không nên cộng thêm cái gì vào tư tưởng Hồ Chí Minh  
  Không thể đi tắt  
  Không đẽo chân cho vừa giày  
  Khuyết điểm của VN là để mô hình phát triển theo chiều rộng quá lâu  
  Kim Woo Choong: Đỉnh cao và vực thẳm  
  Làm chủ vận mạng  
  Làm gì để có một Chính phủ mạnh?  
  Làm giàu, ai bảo không khó?  
  Lãnh đạo có trộm cắp?  
  Lời Bụt dạy về Tam bảo - Ngũ giới - Giáo pháp  
  Lời Bụt dạy về tình thương và sự hiểu biết  
  Lời Dạy Của Khổng Tử  
  Lời dạy của Đức Phật về lối sống  
  Lời khuyên của 10 tỷ phú dành cho thế hệ trẻ  
  Lời khuyên từ nhà hiền triết Warren Buffett  
  Lời phật dạy - (tám điều giác ngộ)  
  Lối sống  
  Lòng từ bi và con người  
  Luật hóa quyền tiếp cận thông tin của công dân  
  Lý Quang Diệu nói về nhân tài  
  Lý Quang Diệu: Xã hội chỉ tồn tại nếu có sự công bằng  
  Mạn đàm về chuyện ăn của doanh nhân  
  McCain dồn dập tấn công Obama trong tranh luận lần chót  
  Mẹ & Con  
  Michael Porter: "Cần thích nghi với chiều hướng xấu"  
  Một cách nhìn khác về con người Alan Phan  
  Một cách nhìn khác về cuộc đời  
  Một câu chuyện đẹp  
  Một người nô lệ da đen mù lòa  
  Mười điều nên học từ ALBERT EINSTEIN  
  Muốn Lấy Mật Đừng Phá Tổ Ong  
  Năng lực triển vọng  
  Nelson Mandela: 8 bài học cho nhà lãnh đạo  
  Nét chung của những nhà lập quốc Hoa Kỳ: Không cuồng tín  
  Nếu không thấy hạnh phúc, đó là lỗi của bạn  
  Nếu mỗi bạn trẻ đều đọc cuốn sách này  
  Nếu nghèo đói là trường đại học tốt nhất...  
  Nếu xa dân thì chúng ta không còn lí do gì để tồn tại  
  Nếu được phép tôi xin thay 'tôn giáo' bằng niềm tin  
  Ngăn cỗ xe giáo dục lao dốc  
  Nghệ thuật lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình  
  Nghèo đói và trốn thuế  
  Nghĩ khác, làm khác và làm tốt hơn  
  Ngôi nhà đích thực của ta là sự an bình trong tâm.  
  Ngũ giới - năm nguyên tắc vàng của người phật tử (THE FIVE PRECEPTS ~ THE BUDDHIST GOLDEN RULE)  
  Người giữ Sổ tiết kiệm của Bác Hồ  
  Người khổng lồ Wal-Mart lập nghiệp như thế nào?  
  Người ngồi lên bom nổ chậm năm ấy  
  Người phụ nữ tay không trở thành triệu phú đôla  
  Người trẻ 'quản trị cuộc đời' như thế nào?  
  Người vợ  
  Người đứng đầu phải mạnh, sạch và có tầm nhìn  
  Nguyên Chủ tịch Quốc hội bàn về phương thức cầm quyền của Đảng  
  Nguyễn Trần Bạt - Từ cậu bé bán nước chè dạo đến ông chủ tập đoàn  
  Nguyễn Trần Bạt - “Tổng tư lệnh” của những điều khác biệt  
  Nguyễn Trần Bạt giao lưu với sinh viên Khoa Quản lý...  
  Nguyễn Trần Bạt giao lưu: Việt Nam gia nhập WTO - Cơ hội...  
  Nguyễn Trần Bạt: Doanh nhân dưới lăng kính văn hóa  
  Nguyễn Trần Bạt: Tôi bới những đống rác của đời sống để tìm ra những giá trị.  
  Nguyễn Trần Bạt: Đam mê quan sát cuộc sống  
  Nhà nghiên cứu NGUYỄN KHẮC THUẦN: Ai kiếm tiền sạch ắt dùng tiền thơm  
  Nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt: Chúng ta phải tỉnh táo, phải có một thái độ rất chiến lược, một bản lĩnh chiến lược  
  Nhà văn Nguyên Ngọc: Triết lý giáo dục hiện nay...  
  Nhầm lẫn về sự thành đạt  
  Nhân & duyên  
  Nhận biết bản chất tâm hồn  
  Nhân dân "chịu trách nhiệm"!  
  Nhân loại  
  Nhân quả từ lối sống  
  Nhìn thẳng vào khủng hoảng giáo dục Việt Nam  
  Nhớ và quên  
  Những Bình Diện của Tâm Linh  
  Những hiểu lầm về Phật, Pháp, Tăng khi đi chùa của Phật tử  
  Những lời cuối cùng của Đức Phật  
  Những lời dạy của đức DALAI LAMA  
  Những lời vàng của Đức Dalai Lama đời thứ 14  
  Những điều trường Harvard dạy và không dạy bạn  
  Nới rộng khung cửa sổ Việt - Mỹ nhìn vào nhau  
  Nước Mỹ sẽ không còn dọa nạt các nước khác?  
  Nước Mỹ đã sẵn sàng cho một Tổng thống da màu?  
  Ông Lý Quang Diệu nói về nhân tài  
  Ông Lý Quang Diệu “chẩn bệnh” nước Mỹ  
  Ông trùm Donald Trump mơ làm thợ xây  
  Ông Vũ Khoan luận về ba loại quyền lực  
Trang 2/4 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4  Trang sau