Tấm gương
Nếu xa dân thì chúng ta không còn lí do gì để tồn tại



ĐBQH Dương Trung Quốc. Ảnh: Lê Anh Dũng.


"Nếu xa rời dân thì chúng ta không còn lí do gì để tồn tại..."

Độc giả Lê Thị Vân ở Nha Trang có hỏi:"Tôi thấy tên Đảng, tên Nước của Bác rất tuyệt vời. Vậy sao chúng ta không làm đúng theo Bác?"

ĐBQH Dương Trung Quốc: Tôi nghĩ đây là câu hỏi không phải mới mẻ nhưng lâu nay chúng ta có phần né tránh bởi vì có lẽ nó vẫn chưa chín muồi chăng? Cái tên là một điều rất quan trọng và hàm chứa những giá trị nhất định nhưng đồng thời chúng ta cũng phải thấy rằng bản thân mỗi lần đổi tên cũng  là sản phẩm của chính thời đại đặt ra.

Tôi không phải Đảng viên nên tôi không dám bình luận gì nhiều nhưng mỗi khi đổi tên Nước, tên Đảng thì có bối cảnh lịch sử lúc đó. Bối cảnh lịch sử có cái lí của nó còn thực tiễn lịch sử sau đó sẽ kiểm nghiệm.

Tôi nghĩ rằng, đến lúc chín muồi nó khắc đến. Quan trọng hơn cái tên, đó là sự phát triển. Chúng ta vẫn gìn giữ được sự phát triển và thực tiễn cách mạng chúng ta đã tạo ra và thích ứng với sự phát triển của ngày hôm nay. Tôi cho điều đó mới là quan trọng.

Còn viêc đổi tên nước nó phải trải qua các tầng mức của các thủ tục đến khi đạt được sự đồng thuận cao thì tự khắc sẽ đến.

ĐBQH Dương Trung Quốc: Việc biểu quyết chỉ là 1 phương thức thể hiện thôi còn phát biểu là cách thể hiện, bày tỏ quan điểm của mình, 1 sự chia sẻ, 1 sự phản biện, 1 sự đóng góp.

Tôi có biết 1 câu nói của Bác Hồ , câu này không có trong chính văn, nhưng khi tôi dùng câu này trước Mặt trận Tổ Quốc, tôi phải nói rằng đây là 2 câu nói nằm trong Hồi ức của 2 nhà Lãnh đạo công tác tuyên huấn rất nổi tiếng. Bác Hồ có nói rằng "Dân chủ là làm sao cho dân mở miệng, đừng để cho dân sợ không dám mở miệng, nhưng điều đáng lo hơn nữa là khiến dân không thiết mở miệng", tức là người ta không có niềm tin để tham gia vào công việc chung nữa và khoảng cách giữa những người cầm quyền và những người dân là quá xa rồi.

Đó là điều đáng cảnh báo và câu nói của Bác hết sức sâu sắc. Bởi vì sức mạnh của chính Đảng của chúng ta là sức mạnh hội tụ được lòng dân, tập hợp trí tuệ của dân. Nếu chúng ta đánh mất cái đó thì như Bác Hồ đã nói: "Nếu chúng ta xa rời dân thì chúng ta không còn lí do gì để tồn tại...".

Tấm gương thuyết phục hơn vạn bài diễn thuyết

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Bạn đọc Nguyễn Việt Hùng ở TP. HCM cho rằng giá trị lớn nhất Bác để lại cho đất nước, cho dân tộc này là niềm tin. Mọi người dân đều tin vào Bác và từ đó tin vào đảng. Ngày nay, chính Đảng ta cũng đã nhận thấy niềm tin của nhân dân với đảng đã suy giảm. Vậy ai chịu trách nhiệm lỗi này với Bác và tại sao đảng lại có lỗi này với Bác?

PGS Lê Mậu Hãn: Niềm tin hiện thực phải căn cứ vào cuộc sống. Niềm tin của nhân dân ta với Hồ Chủ tịch là niềm tin về lý tưởng mà Cụ đã đứng đầu rèn luyện toàn đảng và toàn dân noi theo.

Tại sao trong nhà tù đế quốc Mỹ, một người nông dân già tên Ngọc bị bắt ra chào cờ chính quyền Sài Gòn và tuyên bố từ bỏ Cụ Hồ nhưng ông đã khước từ bất chấp mọi sự đàn áp. Tên cai tù hỏi ông duyên nợ gì với Hồ Chí Minh mà không ra từ biệt. Nếu biết ông không phải Cộng sản chúng tôi thả ngay.

Ông trả lời: "Tôi và con cháu tôi suốt đời không bao giờ trả hết nợ với Hồ Chí Minh vì ông ta đem lại độc lập tự do cho tôi và con cháu mai sau". Khi người dân được hưởng quyền đó bằng hiện thực thì họ giữ niềm tin và bảo vệ đến cùng cái đảng, nhà nước đã lãnh đạo tổ chức đưa lại các thực tiễn cuộc sống của niềm tin ấy.

Cụ Hồ nói rồi, nếu không phát triển điều thiện, không làm tốt hơn, dân không còn tín nhiệm nữa, hãy coi chừng.

Chính cụ Hồ cũng đã nói, khi một đất nước sống vì mục tiêu ấy, chỉ đạo thực hiện mục tiêu ấy, với niềm tin ấy và thực thi bằng pháp luật, quản lý cho chặt chẽ thì chắc chắn dân sẽ theo.

Bây giờ mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh phải đưa vào thực thi trong cuộc sống và các cơ quan quyền lực có trách nhiệm phải chịu trách nhiệm trước. Lãnh đạo phải đi đầu rèn luyện và tổ chức quốc dân làm điều đó. Khi đó niềm tin sẽ được củng cố và người dân sẽ theo, các nhược điểm hiện nay sẽ khắc phục dần.

ĐBQH Dương Trung Quốc: Chữ niềm tin được Cụ Hồ định nghĩa rất hay. Khi Cụ đi khảo sát tình hình chuẩn bị đánh Pháp ở Hà Nội, Cụ hỏi các đồng chí phụ trách quân sự: chúng ta có quyết tâm không? Ai cũng nói quyết tâm. Nhưng Cụ bảo quyết tâm chưa đủ, phải tín tâm thì mới đồng tâm được. Tín tâm chính là lòng tin thực sự.

Nếu chỉ nghĩ về lòng tin như một lý tưởng, lý thuyết thì đó là chuyện cao xa. Tôi xin nói rằng một thế hệ lớn các chiến sĩ cộng sản chắc họ không đọc Mác-Lênin nhiều đâu, nhưng họ nghĩ Đảng phục vụ cho một mục tiêu cao cả là giành độc lập dân tộc, chống Pháp, chống Nhật, và nói đến một tương lai mà họ mong muốn vươn tới, vượt ra ngoài hiện thực họ đang sống.

Tôi vừa đọc một tài liệu ở nước ngoài của một viên quan cai trị người Pháp viết khi về hưu. Chính ông ta là người đã tổ chức việc xử tử hình các vị lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương trong khởi nghĩa Nam Kỳ. Bản báo cáo đầu tiên ông ta viết cho Toàn quyền Đờ-cu, ông nói chúng ta đã chứng kiến một cái chết rất dũng cảm của những người bị xử bắn. Viên Toàn quyền vặc lại tại sao với những tên phản loạn ông lại dùng chữ dũng cảm. Ông trả lời là lần sau chúng tôi lại chứng kiến, một cái chết, nói đầy đủ hơn là rất dũng cảm, họ không thèm bịt mắt và chính những người bắn họ phải cảm thấy xấu hổ. Sau đó ông quan này bị cách chức.

Tại sao lúc đó người dân tin Đảng? Vì lúc đó, lãnh đạo Đảng là những người không run sợ trước hòn tên mũi đạn, là những tấm gương thực sự. Đối với người phương Đông, tấm gương rất quan trọng. Thậm chí người ta còn lồng vào tấm gương những ý tưởng, niềm tin tôn giáo. Chúng ta đừng nghĩ rằng người dân nói chung có khả năng tiếp cận học thuyết lý thuyết. Trong khi đó, chúng ta hiện nay đang nói rất nhiều đến lý thuyết, nhưng tấm gương trước mắt lại chưa tương xứng với lý thuyết ấy và càng chưa tương xứng với những gì Cụ Hồ dạy bảo. Mất lòng tin là ở chỗ ấy thôi.

Tại sao Bác Hồ luôn tự biến mình thành tấm gương? Bác nói một tấm gương còn hơn rất nhiều bản diễn thuyết. Bác viết những điều đó khi còn rất trẻ trong các bài báo thời ở Pháp. Sau này cuộc đời của Bác cũng đúng như vậy. Một nhà báo nước ngoài nói rằng cụ đi đôi dép cao su, không phải cụ lập dị mà cụ muốn nhắc nhở mọi người đất nước còn nghèo như thế và một người ở cương vị như cụ phải làm như thế.

Tôi nghĩ đó là những chuyện chúng ta nói rất nhiều mà chưa làm. Chỉ nhìn vào đời sống hàng ngày sẽ thấy sự giảm sút lòng tin. Người dân chẳng phân tích những học thuyết xa xôi xem chúng có còn hợp thời không, mà đơn giản họ chỉ nhìn vào người lãnh đạo. Chính vì thế, trong một chừng mực nào đó, tôi rất tán thành cuộc vận động học và làm theo gương Bác Hồ vĩ đại, nhưng học và làm như thế nào mới là quan trọng.

Học Bác là nói ít làm nhiều, lời nói đi đôi với việc làm

ĐBQH Dương Trung Quốc và Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn tại bàn tròn trực tuyến. Ảnh: Lê Anh Dũng.


Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn:
Độc giả Nguyễn Quang Thạch đồng cảm với ý kiến Bác Hồ là con  người của hành động, lời nói và việc làm của Bác đi liền với nhau. Chính vì thế mà mọi người đều tin yêu và hành động theo Bác. Độc giả này đặt câu hỏi vì đâu mà xã hội ta bây giờ, người nói thì nhiều mà người có sản phẩm cho xã hội thì ít. Giải pháp vĩ mô nào để tăng người làm và giảm người nói trong giới trí thức và công chức nhà nước để các di nguyện của Bác Hồ được đáp ứng phần nào?

ĐBQH Dương Trung Quốc: Thực ra tôi nghĩ câu hỏi này nên gửi cho các nhà lãnh đạo, còn chúng tôi là những người có thể chỉ suy nghĩ dựa trên địa vị xã hội của mình, do đó những ý kiến của chúng tôi rất có thể lý thuyết. Chính những người thực thi mới là quan trọng vì tính hiện thực trong tư tưởng của Bác là rất rõ ràng.

Ở đây, chúng ta không nói là một sự tiếp cận duy ý chí như mong muốn, nhưng nếu theo dõi kỹ các hành xử của Bác thì thấy Bác đều thể chế hóa, pháp luật hóa những tư tưởng ấy.

Ví dụ, cuối năm 1945, sau khi ký sắc lệnh về bộ máy hành chính, thì ngay sau đó Bác ký hai sắc lệnh tiếp theo là Sắc lệnh thành lập Ủy ban thanh tra đặc biệt và Tòa án đặc biệt, để điều tiết chính những bộ máy mà chúng ta đặt ra. Lúc đó, Bác mời vào Ủy ban thanh tra đặc biệt hai nhân vật, một là cụ Bùi Bằng Đoàn, cựu thượng thư bộ hình, vì đây là con người có học và biết việc hành chính, biết cách điều hành, hai là nhà thơ Cù Huy Cận, thứ trưởng Bộ Nông nghiệp, vì đây là một người trẻ và có uy tín xã hội. Bên cạnh đó là một Tòa án đặc biệt mà Chủ tịch nước sẽ là Chánh án, hội thẩm là Bộ trưởng Bộ nội vụ.

Thế nên nói đến Bác Hồ đừng chỉ xem xét những lời nói. Ngay cả việc làm cũng không chỉ là hành xử cá nhân mà đi cùng là cả một thể chế kèm theo để biến thành hiện thực đời sống và đưa vào khuôn khổ pháp luật. Đấy mới là sự bền vững.


PGS Lê Mậu Hãn. Ảnh: Lê Anh Dũng.


PGS Lê Mậu Hãn:
Tổ chức Tòa án hồi đó quy định rất đặc biệt, có toàn quyền, làm trước báo cáo sau, vì tình hình lúc đó cấp bách. Nay ta bình thường rồi nhưng những suy thoái trong xã hội, những tham nhũng phá hoại vẫn là nguy cơ lớn. Đã đến lúc pháp luật phải thực thi như tinh thần của cụ Hồ "trăm điều phải có thần linh pháp quyền", pháp quyền phải thực thi ngay trong cuộc sống, nếu không thì chỉ nói nhiều mà không làm.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Độc giả Nguyễn Văn Mạnh ở Huế hỏi rằng: Bác là người học tất cả các tinh hoa của thế giới,học mọi điều hay ở mọi nền văn hóa,  là hiện thân đặc sắc của dân tộc Việt Nam,  là biết dung hợp. Nhưng dường như bây giờ chúng ta chỉ nêu lên học một vài nước này nước kia, có những nước có những điểm ta cần phải học thì ta vẫn ngại, vậy đã đúng với cách làm của Bác chưa?

ĐBQH Dương Trung Quốc: Vế đầu thì hoàn toàn đúng, tôi chia sẻ tán thành, rằng Bác là người biết cách học và quan trọng nhất là biết học để làm gì. Điều này Bác cũng nhiều lần dạy cho đồng bào, cán bộ. Nhưng trong thời đại hôm nay, học gì, tôi nghĩ lại có nội hàm khác. Mà quan trọng nhất là mục tiêu học để làm gì? Học Bác Hồ là học ở điểm đấy.

Chúng ta cũng tiếp nhận tri thức của nhân loại để phục vụ cho mục tiêu chung, cũng là của Cụ Hồ: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Học không chỉ công nghệ, kỹ thuật mà học cả văn hóa, lối sống. Đây là bài toán nói thì dễ, làm thì khó. Ngay chúng tôi ngồi dự bàn tròn này cũng nghĩ trong bụng: nói thì dễ chứ đưa vào đời sống thì khó.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Bạn Trần Việt Hưng ở Hà Nội hỏi rằng Bác Hồ là người chân thật trong nói và làm (nghĩ sao nói thế) nhưng tại sao hiện nay trong đảng ta vẫn còn tình trạng một số cán bộ đương chức đương quyền thì nói khác, còn khi nghỉ hưu lại nói khác? Như vậy có thực sự đúng chúng ta đã học và làm theo Bác hay không?

ĐBQH Dương Trung Quốc: Đó là hiện tượng có thực, để giải thích hiện tượng này cũng không đơn giản nhưng tôi nghĩ là có thể tìm ra được một phần nào đó ở 2 yếu tố: cơ chế, cơ chế có thể thể hiện ngay trong cái ta vẫn gọi là ý thức tổ chức.

Nhưng có điều là đôi khi những tổ chức lại đi ngược lại với yếu tố ta gọi là dân chủ. Ta phải thừa nhận dân chủ là một công cụ cho sự phát triển.

Thứ hai là vấn đề lợi ích. Tôi nghĩ rằng chúng ta đừng thoát ly ra khỏi thực tiễn, chính lợi ích luôn luôn chi phối mỗi người chúng ta trong đời sống.

Tại sao năm 45 - 46, có những người bỏ nhà bỏ cửa, mang cả một khối lượng tài sản rất lớn ủng hộ cách mạng, đấy là chưa nói đến các sinh mạng của mình. Có phải vì lúc đó lợi ích hình như rất gần gũi nhau, có mục tiêu chung là niềm khao khát độc lập tự do, và những ước vọng về một viễn cảnh mà chúng ta hy vọng sẽ đạt tới bằng chính sự hy sinh của mình.

Nhưng bây giờ thì điều đó hơi khó bởi chúng ta không có một mục tiêu chung hoặc mục tiêu chung đó rất là mơ hồ. Ở đó người ta chưa tìm thấy lợi ích chung trong lợi ích riêng, nhất là trong cơ chế hiện nay khi chúng ta đang ở trong một thời kỳ cùng với cái gọi đổi mới tức là một sự xáo trộn nhiều hệ thống giá trị và tạo ra rất nhiều những cơ hội có tính chất tình huống. Hình như mọi người đều cảm thấy cơ hội này sẽ không lâu dài cho nên luôn luôn muốn tạo ra một lợi ích riêng cho mình, hơn là tìm lợi ích chung của cả nước.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Đặt ra vấn đề lợi ích riêng - chung, dường như có mâu thuẫn không khi mới đây chúng ta vẫn tiếp tục khẳng định kinh tế Nhà nước là chủ đạo và đóng vai trò quan trọng nhất, biểu hiện như các doanh nghiệp Nhà nước sở hữu phần lớn tài nguyên quốc gia. Chắc chắn cơ chế đó khó lòng giải quyết được thỏa đáng mối quan hệ lợi ích giữa cá nhân với tập thể. Như vậy liệu có phải chúng ta đi ngược lại những nhu cầu xã hội cũng như tâm tư suy nghĩ hành động của con người hôm nay không?

ĐBQH Dương Trung Quốc: Đến bây giờ, thú thực tôi vẫn chưa hiểu thế nào là Chủ nghĩa xã hội.

Chúng ta đưa ra một khái niệm là định hướng xã hội chủ nghĩa. Nên hiểu rằng đó là chúng ta hướng tới một mục tiêu, một lý tưởng còn cụ thể làm thế nào thì chúng ta còn phải tìm tòi thực tiễn đời sống. Nếu bây giờ chúng ta cứ lạm dụng chữ chủ nghĩa xã hội sẽ trở thành điều gì mơ hồ.

Có thể, mỗi người hiểu một cách khác nhau, đó là điều rất nguy hiểm, bởi nó dẫn đến sự phân tâm trong đời sống. Người nào cũng giải thích nó theo kiểu hướng có lợi cho mình. Định hướng xã hội chủ nghĩa tôi cho là có ý của nó là chúng ta cùng nhau tìm.

Chúng ta có sửa sai nhưng ít khi dám nhận sai

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Nhân câu trả lời của ĐBQH Dương Trung Quốc, độc giả Nguyễn Thanh Hằng ở Vinh có hỏi dường như từ chủ nghĩa xã hội đang được dùng rất nhiều nhưng chúng ta chưa làm rõ nội hàm của nó và chúng tôi cảm nhận đôi khi chúng ta giương câu đó ra như cái mộc để che chắn bản thân, để không bị quy chụp. Liệu cảm giác này đúng hay sai?

ĐBQH Dương Trung Quốc: Tôi nhắc lại điều Cụ Hồ nói là: chúng ta đang xây dựng một chế độ mới, không có mẫu hình sẵn. Chúng ta phải đi tìm, bằng năng lực của mình. Quan trọng là biết sửa chữa khuyết điểm. Ở góc độ người làm sử, tôi thấy sửa chữa khuyết điểm rất là khó và nhận khuyết điểm càng khó hơn.

Nguyên do là chúng ta đã không đặt đúng mức vấn đề trách nhiệm cá nhân. Mà một xã hội không có trách nhiệm cá nhân thì rất khó có thể tiến lên một cách bền vững, thậm chí có thể trả giá cho sự quanh co, vòng vèo, làm chậm đi rất nhiều sự phát triển. Tôi thấy đó là điều tương đối rõ trong đời sống từ việc lớn cho đến việc nhỏ.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Nhưng Bác của chúng ta sẵn sàng nhận sai và đã từng nhận khuyết điểm trước quốc dân đồng bào về những sai lầm trong cải cách ruộng đất. Sau này, chúng ta đã có nhà lãnh đạo nào đứng ra nhận khuyết điểm như Bác và chịu trách nhiệm trước quốc dân đồng bào như Bác hay chưa?

ĐBQH Dương Trung Quốc: Chúng ta đã có sửa sai, nhưng lại ít khi nhận sai bởi vì nó liên quan đến một giá trị nào đó mà mỗi con người phải giữ cho mình bằng mọi giá, bởi vì đương nhiên chẳng có ai đi so sánh với Bác Hồ. Bác Hồ là con người của một thời kì lịch sử, một sản phẩm của lịch sử. Còn con người hiện nay của chúng ta lại luôn đứng trước một cơ chế mà lợi ích là thượng sách cho nên không bao giờ muốn nhận cái sai về mình.

Tôi cho rằng các nhà lãnh đạo đã sửa sai rất nhiều, nếu không làm sao chúng ta đổi mới được như ngày hôm nay. Tuy nhiên, điều đáng e ngại nhất là chúng ta không dám nhận sai, tức là chúng ta còn thiếu tự tin.

 


 
Tấm gương
  Nếu được phép tôi xin thay 'tôn giáo' bằng niềm tin  
  Ngăn cỗ xe giáo dục lao dốc  
  Nghệ thuật lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình  
  Nghèo đói và trốn thuế  
  Nghĩ khác, làm khác và làm tốt hơn  
  Ngôi nhà đích thực của ta là sự an bình trong tâm.  
  Ngũ giới - năm nguyên tắc vàng của người phật tử (THE FIVE PRECEPTS ~ THE BUDDHIST GOLDEN RULE)  
  Người giữ Sổ tiết kiệm của Bác Hồ  
  Người khổng lồ Wal-Mart lập nghiệp như thế nào?  
  Người ngồi lên bom nổ chậm năm ấy  
  Người phụ nữ tay không trở thành triệu phú đôla  
  Người trẻ 'quản trị cuộc đời' như thế nào?  
  Người vợ  
  Người đứng đầu phải mạnh, sạch và có tầm nhìn  
  Nguyên Chủ tịch Quốc hội bàn về phương thức cầm quyền của Đảng  
  Nguyễn Trần Bạt - Từ cậu bé bán nước chè dạo đến ông chủ tập đoàn  
  Nguyễn Trần Bạt - “Tổng tư lệnh” của những điều khác biệt  
  Nguyễn Trần Bạt giao lưu với sinh viên Khoa Quản lý...  
  Nguyễn Trần Bạt giao lưu: Việt Nam gia nhập WTO - Cơ hội...  
  Nguyễn Trần Bạt: Doanh nhân dưới lăng kính văn hóa  
  Nguyễn Trần Bạt: Tôi bới những đống rác của đời sống để tìm ra những giá trị.  
  Nguyễn Trần Bạt: Đam mê quan sát cuộc sống  
  Nhà nghiên cứu NGUYỄN KHẮC THUẦN: Ai kiếm tiền sạch ắt dùng tiền thơm  
  Nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt: Chúng ta phải tỉnh táo, phải có một thái độ rất chiến lược, một bản lĩnh chiến lược  
  Nhà văn Nguyên Ngọc: Triết lý giáo dục hiện nay...  
  Nhầm lẫn về sự thành đạt  
  Nhân & duyên  
  Nhận biết bản chất tâm hồn  
  Nhân dân "chịu trách nhiệm"!  
  Nhân loại  
  Nhân quả từ lối sống  
  Nhìn thẳng vào khủng hoảng giáo dục Việt Nam  
  Nhớ và quên  
  Những Bình Diện của Tâm Linh  
  Những hiểu lầm về Phật, Pháp, Tăng khi đi chùa của Phật tử  
  Những lời cuối cùng của Đức Phật  
  Những lời dạy của đức DALAI LAMA  
  Những lời vàng của Đức Dalai Lama đời thứ 14  
  Những điều trường Harvard dạy và không dạy bạn  
  Nới rộng khung cửa sổ Việt - Mỹ nhìn vào nhau  
  Nước Mỹ sẽ không còn dọa nạt các nước khác?  
  Nước Mỹ đã sẵn sàng cho một Tổng thống da màu?  
  Ông Lý Quang Diệu nói về nhân tài  
  Ông Lý Quang Diệu “chẩn bệnh” nước Mỹ  
  Ông trùm Donald Trump mơ làm thợ xây  
  Ông Vũ Khoan luận về ba loại quyền lực  
  Oprah: Có phải đạo Phật là con đường đi đến hạnh phúc?  
  Park Tae Joon: Có sức mạnh nhờ không tham nhũng  
  Phân bổ quyền lực sai kiềm chân quy hoạch đô thị VN  
  Phật an ủi kẻ ưu sầu  
  Phát ngôn & Hành động: Hàm cá mập và lời cầu xin của nhân dân  
  Phật tại Tâm và Phật từ Tâm  
  Phát triển lòng từ - tác giả Dalai Lama  
  Phát triển mô hình kinh doanh mới như thế nào?  
  Phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma 14  
  Qua đau khổ, khốn khó mới thấy mình hạnh phúc  
  Quốc gia nghèo đang tụt hậu  
  Quyền không cho mới thực... đáng ghét  
  Sam Walton - ông vua bán lẻ ở Mỹ  
  Sáng tạo là hành trình... cô đơn  
  Sợ nhất là dân không muốn nói nữa  
  Soichiro Honda: Không thất bại sẽ không bao giờ thành công  
  Sống chủ động trong thông tin toàn cầu  
  Sống trọn vẹn từng ngày  
  Steve Jobs & Thiền  
  Steve Jobs kể về cuộc đời và cái chết trong diễn văn bất hủ  
  Sự biến dạng tâm lý xã hội dưới tác động của tham nhũng  
  Sử gia trực bút, dẫu chết không dời  
  Sự thật - nhìn thẳng và thấy rõ!  
  Sự tích Đức Phật A Di Đà  
  Sức mạnh của lòng từ  
  Suy giảm kinh tế, VN không phải là câu chuyện riêng biệt  
  Suy tư của dân thời khủng hoảng  
  Tadashi Yanai, người giàu nhất Nhật Bản  
  Tạm bợ và giảng dạy  
  Tâm lý tiểu nông và toàn cầu hóa kinh tế ở VN  
  Tạo khuôn khổ cho nhóm lợi ích  
  Thà dạy giới tính từ sớm còn hơn để trẻ "chạy lung tung"  
  Thái độ sống - Nguyễn Tất Thịnh  
  Tham nhũng giáo dục kéo lùi Việt Nam  
  Thất bại là quá trình học hỏi  
  Thế giới này không phải của ta  
  Thế nào là phật pháp?  
  Thiếu can đảm nhiều người bỏ cuộc quá sớm  
  Thiếu tầm nhìn - khó giàu  
  Thư của cố tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng  
  Thủ tướng TQ viết đơn xin việc bằng máu  
  Thuật xử thế của người xưa – 01. MỞ ĐẦU CÂU CHUYỆN  
  Thuật xử thế của người xưa – 02. HÌNH ẢNH MỘT XỬ NỮ NGÀY XƯA  
  Thuật xử thế của người xưa – 03. ÔNG GIÀ HỌ MÃ MUA...  
  Thuật xử thế của người xưa – 04. CHUYỆN CON VE SẦU VÀ NƯỚC NGÔ  
  Thuật xử thế của người xưa – 05. TIẾNG ĐÀN BÀN QUỐC SỰ  
  Thuật xử thế của người xưa – 06. THUẦN VU KHÔN THỬ TÀI TRÂU KỴ  
  Thuật xử thế của người xưa – 07. QUAN DỞ ĐƯỢC KHEN, QUAN GIỎI...  
  Thuật xử thế của người xưa – 08. NHÂN VÀ TRÍ  
  Thuật xử thế của người xưa – 10. BIỂN CÁ LỚN  
  Thuật xử thế của người xưa – 11. THẾ NÀO LÀ ĂN TRỘM  
  Thuật xử thế của người xưa – 12. MẠO BIỆN CỨU TRI KỶ  
  Thuật xử thế của người xưa – 13. TÍN LĂNG QUÂN KẾT BẠN  
  Thuật xử thế của người xưa – 14. ĐẸP VÀ XẤU  
Trang 2/4 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4  Trang sau