Tấm gương
Người giữ Sổ tiết kiệm của Bác Hồ

Dương Đức Quảng

Mười một năm ông được trực tiếp phục vụ Bác Hồ, trong đó nhiều năm là Trưởng phòng Văn thư của Văn phòng Phủ Chủ tịch. Sau khi Bác Hồ mất, cũng chừng ấy năm, ông là Thư ký riêng của Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng. Nhưng có một điều ít người được biết về ông: ông là người đứng tên "Lê Hữu Lập" trên Sổ tiết kiệm của Bác Hồ, lo nhiều việc chi tiêu của Bác do chính Bác giao.

Ông tiếp tôi trong căn phòng nhỏ của gia đình, ở sâu trong một ngôi nhà có nhiều hộ trên phố Hàng Chuối, Hà Nội. Căn phòng giản dị, có cả một chiếc gác xép lửng giữa phòng, như thường thấy trong nhiều căn hộ tập thể ở Hà Nội. Bộ salon tiếp khách đã cũ, cùng kiểu dáng, kích cỡ với các bộ salon nhiều gia đình ở Hà Nội sử dụng cách đây hơn 10 năm.

Đã ở tuổi gần 90 nhưng sức khỏe của ông còn tốt, nhất là ông còn rất minh mẫn, nhớ từng chi tiết trong từng câu chuyện kể về những năm tháng được phục vụ Bác Hồ, Bác Tôn. Có nhiều chuyện ông kể tôi đã được đọc đâu đó trong sách báo, nhưng có những chuyện lần đầu tiên tôi được nghe, được biết.

Hai lần nhận nhiệm vụ đặc biệt

Sau mấy năm học ở Trường Trung học tư thục Thăng Long, Hà Nội, nơi có các thầy giáo nổi tiếng như Bùi Kỷ, Đặng Thai Mai, Phan Thanh, Hoàng Minh Giám, Võ Nguyên Giáp… giảng dạy, do gia đình đông anh em, cậu học sinh Lê Hữu Lập đành phải bỏ dở việc học hành, lên Thái Nguyên giúp việc cho một người họ hàng làm ăn, buôn bán.

Năm 1941, lấy vợ, lại là con cả, theo lời cha, Lê Hữu Lập trở về quê ở Nam Trực, Nam Định làm ruộng và lo việc thờ cúng tổ tiên. Chính thời gian đó, anh thấy rõ cảnh khổ cực của bà con nông dân, tận mắt chứng kiến nạn đói thê thảm năm 1945 ở quê nhà, nên khi Cách mạng Tháng 8-1945 bùng nổ, anh hăng hái tham gia khởi nghĩa, cướp chính quyền ở quê, được kết nạp vào Đảng, làm Bí thư Chi bộ Tiểu khu Nam Trực.

Giữa năm 1947, anh rời gia đình đi kháng chiến. Hết làm cán bộ Văn phòng Tỉnh ủy Thái Nguyên, cán bộ Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy, Hiệu trưởng Trường Đảng Hoàng Văn Thụ ở Việt Bắc, anh lại đi phát động quần chúng đóng thuế nông nghiệp ở tỉnh Hoà Bình rồi được chọn đi học một ngành hoàn toàn mới, trước đây chưa bao giờ nghĩ tới: ngành Cơ yếu!

Đầu năm 1952, học xong, anh nhận nhiệm vụ đặc biệt: về làm công tác cơ yếu tại Văn phòng Trung ương Đảng. Anh là Bí thư Chi bộ đầu tiên của đơn vị này kể từ khi thành lập…

Năm 1958, khi Bác Hồ cần một cán bộ tin cẩn đã qua công tác cơ yếu để phụ trách Phòng Văn thư của Bác, lần thứ hai, ông Lê Hữu Lập nhận nhiệm vụ đặc biệt: làm Trưởng phòng Văn thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cuốn Sổ tiết kiệm và tấm lòng của Bác Hồ đối với người thân và với người dân bị oan

Tháng 7/1958, ông Lê Hữu Lập chính thức được chuyển sang làm việc tại Văn phòng của Bác Hồ. Thời gian này Bác Hồ mới sang ở nhà sàn, xây dựng xong ngày 19/5/1958. Văn phòng của Bác lúc đó rất ít người, ngoài ông Vũ Kỳ là Thư ký riêng của Bác, đồng thời là Chánh Văn phòng, chỉ có ông Lê Hữu Lập là Trưởng phòng Văn thư, ông Cù Văn Chước là Phó phòng, ông Trần Văn Vượng đánh máy và một vài anh em nấu ăn, lái xe, cần vụ…

Công việc chính của ông Lập là tiếp nhận và trình Bác những công văn, thư từ, báo chí gửi Bác; trình ký những Sắc lệnh, Thư ủy nhiệm ngoại giao, các hồ sơ khen thưởng… Báo chí gửi đến, kể cả các báo địa phương, Bác thường đọc rất kỹ, đánh dấu hoặc ghi ý kiến vào những bài báo đáng chú ý, gửi tặng Huy hiệu của Người cho những người làm việc tốt mà báo chí nêu gương.

Sau này, khi tuổi Bác ngày một cao, để bảo vệ đôi mắt cho Người, từ năm 1962 ông Lập được giao cùng ông Chước tổng hợp tin tức, lựa chọn tin, bài trên các báo, mỗi ngày hai lần vào đầu giờ buổi sáng và buổi tối trước khi Bác nghỉ, đọc cho Bác nghe…

Ông là người được giao đứng tên "Lê Hữu Lập" trên cuốn Sổ tiết kiệm của Bác, gửi ở một quầy tiết kiệm trên phố Hàng Gai, Hà Nội. Tiền tiết kiệm của Bác được dành dụm từ tiền lương hằng tháng còn lại sau khi trừ mọi chi tiêu, sinh hoạt và là tiền nhuận bút Bác viết bài cho Báo Nhân Dân.

Dịp Bác đi dự Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô, là đại biểu mời, Bác được Đảng bạn tặng một số tiền, Bác dặn nhập số tiền đó vào quỹ của Đảng, không để vào Sổ tiết kiệm của Người. Bác thường dùng tiền tiết kiệm để mua quà tặng trong những dịp cần thiết. Có lần đi công tác về, thấy bộ đội phòng không trực chiến dưới nắng chói chang của mùa hè, Bác nói ông Lập rút tiền trong Sổ tiết kiệm trao cho Bộ Quốc phòng làm quà, mua nước giải khát cho anh em…

Khi được tin ông Nguyễn Sinh Mợi, người anh em thúc bá bị đau nặng, Bác Hồ tự tay viết thư gửi đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An:

"Thân gửi đồng chí Võ Thúc Đồng

Được tin cụ Mợi đau nặng, tôi không có điều kiện về thăm nom chăm sóc. Tôi nhờ đồng chí giúp đỡ chữa chạy. Tôi cảm ơn. Thân ái".

Bác giao ông Lập cầm bức thư vào Vinh đưa tận tay đồng chí Võ Thúc Đồng. Khi biết cụ Mợi không qua khỏi, Bác cho gọi anh Nguyễn Sinh Định, con trai cụ Mợi, cán bộ Ủy ban Hành chính Hà Nội, cùng các con vào chỗ Bác. Bác dặn ông Lập rút ở Sổ tiết kiệm của Bác 200 đồng để giúp lo liệu công việc cho cụ Mợi.

Lần đầu tiên sau nhiều năm phục vụ Bác, ông Lập được chứng kiến các cháu gọi Bác bằng ông, bằng chú. Nhìn ông cháu âu yếm nhau, ông Lập thật sự xúc động. Ông biết nhiều khi vì công việc chung Bác phải nén tình cảm riêng. Bác muốn họ hàng và cả quê hương tự mình phấn đấu vươn lên, không dựa dẫm, đòi hỏi đặc quyền, đặc lợi…

Bác lo nhiều công việc lớn, nhưng không bỏ qua những việc nhỏ, nhất là những lời kêu oan của người dân. Đọc thư gửi lên Bác, ông Lập phải đọc thật kỹ, báo cáo với Bác từng trường hợp người dân viết thư gửi Bác để cầu cứu.

Có lần nhận được lá thư của ông K, một trí thức giỏi tiếng Pháp, làm ở một nhà xuất bản, kêu cứu Bác vì bị xử tù oan. Bác giao ông Lập báo cáo ông Vũ Kỳ rồi đi gặp các cơ quan có trách nhiệm yêu cầu xem xét việc này, báo cáo Bác. Kết quả sự việc sau khi các cơ quan có trách nhiệm điều tra, xem xét cho thấy ông K bị xử tù oan vì bị vu khống.

Sau 9 tháng bị tù oan, ông K được trả lại tự do. Ngày ra tù, vợ chồng ông tìm đến nhà ông Lập cảm ơn và chỉ có lời thỉnh cầu duy nhất là nhờ ông Lập thưa lại với Bác Hồ lòng biết ơn vô hạn của ông bà trước tấm lòng bao dung của Người!

Vị đắng của tách cà phê

Mười một năm trực tiếp phục vụ Bác Hồ và cũng chừng ấy năm làm Thư ký riêng của Bác Tôn, ông Lê Hữu Lập học tập ở hai vị Chủ tịch nước nhiều đức tính tốt đẹp, thấy cả hai Bác vĩ đại trong cả cuộc sống đời thường, vô cùng giản dị, luôn gần gũi mọi người, mọi việc lớn nhỏ đều vì nước, vì dân.

Ông là người từng được chứng kiến những giây phút Bác trầm ngâm khi nghe ông đọc cuốn truyện "Bất khuất" của Nguyễn Đức Thuận, thấy Bác vẫn thư thái, ung dung dạo bộ sau khi nghe Đại tướng Võ Nguyên Giáp báo cáo về "Sự kiện Vịnh Bắc Bộ" năm 1964 do Mỹ tạo ra để lấy cớ ném bom miền Bắc, thấy Bác "cười chảy nước mắt" khi nghe ông đọc một mẩu chuyện vui trên báo…, nên biết Bác tuy là lãnh tụ tối cao, nhưng Bác cũng là một con người, cũng có những thú vui và thói quen bình thường như những người bình thường khác, chứ không phải là một ông thánh, xa lạ với đời sống con người!

Biết Bác hút thuốc lá nhiều là hại sức khỏe, nhưng các bác sĩ ở Hội đồng bảo vệ sức khỏe không ai nỡ khuyên Bác bỏ thuốc lá vì đó là thú vui riêng từ hàng chục năm nay của Bác, có lẽ là từ hồi Bác còn trẻ.

Thấy Bác ho nhiều, các bác sĩ chỉ khuyên Bác nên hút bớt thuốc lá. Nhưng tự Bác đã bỏ thuốc, một việc không dễ, nhất là đối với một người quen hút từ nhiều năm, lại thường ngồi làm việc một mình.

Bác còn có một thói quen là gần cuối giờ làm việc buổi sáng thường uống một tách cà phê nóng. Nhưng khi uống cà phê Bác lại nhớ thuốc lá nên sau này Bác bỏ cả cà phê. Sau mấy chục năm, ông Lập vẫn còn nhớ cảm giác của mình khi ngày đầu tiên Bác đưa tách cà phê của Bác cho ông uống sau khi Bác cai thuốc: uống tách cà phê của Bác mà cảm thấy vị cà phê như đắng hơn!

Mười một năm thường xuyên có mặt trong nhà sàn của Bác, ông Lập quen thuộc từng đồ vật trong phòng. Nhà sàn của Bác làm bằng gỗ mỏng, khuất trong khu vườn bách thảo nên bí, mùa hè thì nóng, mùa đông thì lạnh. Đầu giường Bác có một chiếc quạt lá cọ, không phải để phòng mất điện vì đã có máy nổ dự phòng. Bác không để quạt chạy liên tục. Bác bảo "máy cũng phải nghỉ mới bền lâu". Còn ông Lập thì nghĩ, Bác dùng quạt lá cọ vì Bác không muốn sống xa cách cuộc sống của nhân dân khi đó còn rất khó khăn, thiếu thốn!

Trên bàn làm việc của Bác thường có một chiếc đĩa nhỏ để mấy bông hoa nhài, hoa ngọc lan. Nhiều lần trước khi bước lên nhà sàn làm việc với Bác, ông Lập thường ngắt một vài nụ nhài sắp nở bỏ vào trong túi áo ngực. Ngồi làm việc với Bác một lúc, người ấm lên, mấy nụ nhài trong túi áo dần nở, mùi thơm ngát, hòa cùng hương nhài trên bàn làm việc của Bác thoang thoảng, dễ chịu vô cùng.

Ông Lê Hữu Lập nghỉ hưu đã trên hai mươi năm nay. Niềm vui của ông bây giờ là thấy con cháu trưởng thành, luôn giữ được "nếp nhà" mà ông bà truyền lại. Người con cả của ông là Lê Quốc Trung, nguyên Tổng Giám đốc TTXVN, nay là Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam.

Ông tự hào nhất về phần thưởng mà rất ít người có, đó là tấm Bằng khen số 03, ngày 3/9/1972 của Chủ tịch nước tặng, vì ông "Đã tận tụy hoàn thành nhiệm vụ phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người còn sống".

 


 
Tấm gương
  Người khổng lồ Wal-Mart lập nghiệp như thế nào?  
  Người ngồi lên bom nổ chậm năm ấy  
  Người phụ nữ tay không trở thành triệu phú đôla  
  Người trẻ 'quản trị cuộc đời' như thế nào?  
  Người vợ  
  Người đứng đầu phải mạnh, sạch và có tầm nhìn  
  Nguyên Chủ tịch Quốc hội bàn về phương thức cầm quyền của Đảng  
  Nguyễn Trần Bạt - Từ cậu bé bán nước chè dạo đến ông chủ tập đoàn  
  Nguyễn Trần Bạt - “Tổng tư lệnh” của những điều khác biệt  
  Nguyễn Trần Bạt giao lưu với sinh viên Khoa Quản lý...  
  Nguyễn Trần Bạt giao lưu: Việt Nam gia nhập WTO - Cơ hội...  
  Nguyễn Trần Bạt: Doanh nhân dưới lăng kính văn hóa  
  Nguyễn Trần Bạt: Tôi bới những đống rác của đời sống để tìm ra những giá trị.  
  Nguyễn Trần Bạt: Đam mê quan sát cuộc sống  
  Nhà nghiên cứu NGUYỄN KHẮC THUẦN: Ai kiếm tiền sạch ắt dùng tiền thơm  
  Nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt: Chúng ta phải tỉnh táo, phải có một thái độ rất chiến lược, một bản lĩnh chiến lược  
  Nhà văn Nguyên Ngọc: Triết lý giáo dục hiện nay...  
  Nhầm lẫn về sự thành đạt  
  Nhân & duyên  
  Nhận biết bản chất tâm hồn  
  Nhân dân "chịu trách nhiệm"!  
  Nhân loại  
  Nhân quả từ lối sống  
  Nhìn thẳng vào khủng hoảng giáo dục Việt Nam  
  Nhớ và quên  
  Những Bình Diện của Tâm Linh  
  Những hiểu lầm về Phật, Pháp, Tăng khi đi chùa của Phật tử  
  Những lời cuối cùng của Đức Phật  
  Những lời dạy của đức DALAI LAMA  
  Những lời vàng của Đức Dalai Lama đời thứ 14  
  Những điều trường Harvard dạy và không dạy bạn  
  Nới rộng khung cửa sổ Việt - Mỹ nhìn vào nhau  
  Nước Mỹ sẽ không còn dọa nạt các nước khác?  
  Nước Mỹ đã sẵn sàng cho một Tổng thống da màu?  
  Ông Lý Quang Diệu nói về nhân tài  
  Ông Lý Quang Diệu “chẩn bệnh” nước Mỹ  
  Ông trùm Donald Trump mơ làm thợ xây  
  Ông Vũ Khoan luận về ba loại quyền lực  
  Oprah: Có phải đạo Phật là con đường đi đến hạnh phúc?  
  Park Tae Joon: Có sức mạnh nhờ không tham nhũng  
  Phân bổ quyền lực sai kiềm chân quy hoạch đô thị VN  
  Phật an ủi kẻ ưu sầu  
  Phát ngôn & Hành động: Hàm cá mập và lời cầu xin của nhân dân  
  Phật tại Tâm và Phật từ Tâm  
  Phát triển lòng từ - tác giả Dalai Lama  
  Phát triển mô hình kinh doanh mới như thế nào?  
  Phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma 14  
  Qua đau khổ, khốn khó mới thấy mình hạnh phúc  
  Quốc gia nghèo đang tụt hậu  
  Quyền không cho mới thực... đáng ghét  
  Sam Walton - ông vua bán lẻ ở Mỹ  
  Sáng tạo là hành trình... cô đơn  
  Sợ nhất là dân không muốn nói nữa  
  Soichiro Honda: Không thất bại sẽ không bao giờ thành công  
  Sống chủ động trong thông tin toàn cầu  
  Sống trọn vẹn từng ngày  
  Steve Jobs & Thiền  
  Steve Jobs kể về cuộc đời và cái chết trong diễn văn bất hủ  
  Sự biến dạng tâm lý xã hội dưới tác động của tham nhũng  
  Sử gia trực bút, dẫu chết không dời  
  Sự thật - nhìn thẳng và thấy rõ!  
  Sự tích Đức Phật A Di Đà  
  Sức mạnh của lòng từ  
  Suy giảm kinh tế, VN không phải là câu chuyện riêng biệt  
  Suy tư của dân thời khủng hoảng  
  Tadashi Yanai, người giàu nhất Nhật Bản  
  Tạm bợ và giảng dạy  
  Tâm lý tiểu nông và toàn cầu hóa kinh tế ở VN  
  Tạo khuôn khổ cho nhóm lợi ích  
  Thà dạy giới tính từ sớm còn hơn để trẻ "chạy lung tung"  
  Thái độ sống - Nguyễn Tất Thịnh  
  Tham nhũng giáo dục kéo lùi Việt Nam  
  Thất bại là quá trình học hỏi  
  Thế giới này không phải của ta  
  Thế nào là phật pháp?  
  Thiếu can đảm nhiều người bỏ cuộc quá sớm  
  Thiếu tầm nhìn - khó giàu  
  Thư của cố tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng  
  Thủ tướng TQ viết đơn xin việc bằng máu  
  Thuật xử thế của người xưa – 01. MỞ ĐẦU CÂU CHUYỆN  
  Thuật xử thế của người xưa – 02. HÌNH ẢNH MỘT XỬ NỮ NGÀY XƯA  
  Thuật xử thế của người xưa – 03. ÔNG GIÀ HỌ MÃ MUA...  
  Thuật xử thế của người xưa – 04. CHUYỆN CON VE SẦU VÀ NƯỚC NGÔ  
  Thuật xử thế của người xưa – 05. TIẾNG ĐÀN BÀN QUỐC SỰ  
  Thuật xử thế của người xưa – 06. THUẦN VU KHÔN THỬ TÀI TRÂU KỴ  
  Thuật xử thế của người xưa – 07. QUAN DỞ ĐƯỢC KHEN, QUAN GIỎI...  
  Thuật xử thế của người xưa – 08. NHÂN VÀ TRÍ  
  Thuật xử thế của người xưa – 10. BIỂN CÁ LỚN  
  Thuật xử thế của người xưa – 11. THẾ NÀO LÀ ĂN TRỘM  
  Thuật xử thế của người xưa – 12. MẠO BIỆN CỨU TRI KỶ  
  Thuật xử thế của người xưa – 13. TÍN LĂNG QUÂN KẾT BẠN  
  Thuật xử thế của người xưa – 14. ĐẸP VÀ XẤU  
  Thuật xử thế của người xưa – 15. CÁI GHEN CỦA NÀNG TRỊNH TỤ  
  Thuật xử thế của người xưa – 16. CỐT CÁCH CỦA MỘT NHÂN TÀI  
  Thuật xử thế của người xưa – 17. DIỆN MẠO CỦA MỘT TƯỚNG TÀI  
  Thuật xử thế của người xưa – 19. Khi Triệu Quát được phong tướng  
  Thuật xử thế của người xưa – 20. QUỶ CỐC THỬ TÀI HỌC TRÒ  
  Thuật xử thế của người xưa – 21. TỂ TƯỚNG ÁN ANH, QUÝ TRỌNG VỢ  
  Thuật xử thế của người xưa – 22. HỌ CHẾT VÌ... QUẢ ĐÀO  
  Thuật xử thế của người xưa – 23. Thế nào là “Công pháp bất vị thân”  
Trang 2/4 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4  Trang sau