Suy ngẫm
Nhân quả phần 32 – Những câu hỏi về âm dương

Hỏi: - Khái niệm "Âm, Dương” của lý thuyết cổ truyền Trung Quốc, Hiểu như thế nào cho đúng Phật pháp?

Đáp: Muốn hiểu Phật giáo về lý thuyết "Âm Dương” tức là muốn hiểu "Văn Minh” Ấn Độ theo nền "Văn Minh” Trung Quốc.

Âm Dương chỉ là hai cực của nhân quả. Hai cực này hoạt động theo qui luật nhân quả tạo duyên hợp thành, mới có sinh ra vạn vật nên gọi là vạn vật sinh sôi, nảy nở. Cũng theo qui luật này hoạt động tạo ra duyên tan nên vạn vật phải chịu luật vô thường, biến đổi, tan rã và hoại diệt, nên gọi là vạn vật chết.

Nói lý thuyết ÂM, DƯƠNG là nói có vẻ văn học, chứ danh từ bình dân thì chỉ gọi là GIỐNG CÁI, GIỐNG ĐỰC mà thôi. Còn Phật giáo thì gọi là DUYÊN HỢP NHÂN QUẢ TỨ ĐẠI ÂM và DUYÊN HỢP NHÂN QUẢ TỨ ĐẠI DƯƠNG, chứ bản chất ÂM, DƯƠNG không có một nguyên tố đơn độc được, mà ÂM hay DƯƠNG là một hợp chất.

Ví dụ: người phụ nữ thuộc về ÂM nhưng muốn tạo thành thân người phụ nữ thì phải do TỨ ĐẠI ÂM hợp lại mà thành. Người nam thuộc về DƯƠNG nhưng muốn tạo thành thân người nam thì phải do TỨ ĐẠI DƯƠNG hợp lại mà thành.

Do ÂM, DƯƠNG mà có con đường sinh tử luân hồi, vì thế đạo Phật biết rất rõ nên quyết tâm tu tập làm chủ luật ÂM, DƯƠNG để diệt trừ con đường sinh tử luân hồi.

Người ta gọi KHÍ ÂM, KHÍ DƯƠNG nhưng KHÍ cũng là một hợp chất mới thành KHÍ

Văn minh Trung Quốc chỉ biết ÂM, DƯƠNG mà không biết ÂM, DƯƠNG là một hợp chất. Do không biết ÂM, DƯƠNG là một hợp chất, nên nền văn minh Trung Quốc không xác định đúng nghĩa và cũng chẳng biết ÂM DƯƠNG từ đâu sinh ra. Các nhà hiền triết Trung Quốc chỉ loanh quanh trong tưởng tri ÂM, DƯƠNG, NGŨ HÀNH nên xây dựng một nền văn hóa mang tính chất mê tín, mơ hồ, trừu tượng, ảo giác, dị đoan, lạc hậu v.v… Còn văn minh Ấn Độ do Phật giáo thì biết rất rõ ÂM, DƯƠNG từ NHÂN QUẢ sinh ra. Bởi NHÂN QUẢ là một qui luật điều hành tất cả vạn vật trong vũ trụ, cho nên thuyết ÂM, DƯƠNG cũng nằm trong qui luật của NHÂN QUẢ mà có.

ÂM, DƯƠNG theo văn minh Trung Quốc thì xây dựng nền văn hóa mê tín, lạc hậu, hoang đường.

ÂM, DƯƠNG theo văn minh Ấn Độ do Phật giáo thì xây dựng nền văn hóa đạo đức nhân bản – nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh.

Đấy là hai nền văn minh cũng lấy thuyết ÂM, DƯƠNG nhưng vì sự hiểu biết khác nhau nên xây dựng hai nền văn hóa cũng khác nhau.

Một bên là nền văn hóa Phật giáo Ấn Độ dạy con người đạo đức nhân bản – nhân quả sống không làm khổ mình khổ người và tất cả chúng sinh, nên làm lợi ích cho loài người.

Còn một bên là nền văn hóa Khổng, Lão Trung Quốc dạy con người sống trong Tam Cang, Ngũ Thường tạo thành những giai cấp xã hội phong kiến, theo luật âm dương ngũ hành nên trở thành những nếp sống mê tín, dị đoan, lạc hậu v.v… làm tai hại cho loài người rất lớn. Vì thế Lão, Trang yếm thế, tiêu cực bỏ đời tìm đạo VÔ VI.

2- Người ta thường nói "Âm Dương đồng nhất lý”, nghĩa là "Trần sao Âm vậy”. Vậy chúng con phải hiểu sao? Khi thầy dạy không có linh hồn.

Đáp: Từ xưa đến nay, loài người truyền nhau sự hiểu biết mù quáng, mê tín, dị đoan, lạc hậu, thiếu thực tế, không khoa học v.v… nên không chứng minh được những hiện tương siêu hình. Vì thế, con người tưởng ra mới xây một thế giới siêu hình mà mọi người gọi là cõi ÂM.

"ÂM DƯƠNG đồng nhất lý”. Nhưng ÂM DƯƠNG làm sao đồng nhất lý được? Người đàn ông là người đàn ông làm sao là ngươi đàn bà được. Ngược lại người đàn bà là người đàn bà làm sao là đàn ông được. Cho nên nghĩa đồng nhất lý là không đúng. Chỉ có ÂM DƯƠNG hợp nhau thì mới sinh ra vật thứ ba, chứ hai cái là một thì không đúng. Đừng hiểu theo tưởng giải của các nhà hiền triết xưa: DƯƠNG là TRẦN CẢNH, còn ÂM là ÂM CẢNH. TRẦN CẢNH tức là DƯƠNG CẢNH, nó có nghĩa là sự sống của con người ở cõi TRẦN GIAN, còn ÂM CẢNH là sự sống của linh hồn nơi cõi ÂM PHỦ. Đó là một quan niệm hết sức sai lầm của nền văn minh Trung Quốc. Cho nên chỉ nền văn minh Ấn Độ có Phật giáo mới giải quyết vấn đề tư tưởng mê tín, dị đoan, lạc hậu này.

Theo Phật giáo thì không có ÂM CẢNH mà chỉ có sự sống của con người ở trần gian. Sự sống của một người ở trần gian, gồm có DƯƠNG CẢNH và ÂM CẢNH. DƯƠNG CẢNH là Ý THỨC, Còn ÂM CẢNH là TƯỞNG THỨC. Bởi vậy trong một con người còn sống là phải có đủ ÂM, DƯƠNG. Vì thế, đức Phật dạy: "Thân con người sống gồm có năm uẩn hoạt động, nhưng khi con người chết thì năm uẩn hoại diệt không còn sót một uẩn nào cả. Năm uẩn này gồm có: Sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn.

Từ xưa đến nay người ta đã lầm tưởng SẮC UẨN là TRẦN CẢNH và TƯỞNG UẨN là ÂM CẢNH, nhưng SẮC UẨN và TƯỞNG UẨN là hai UẨN trong thân NGŨ UẨN của Phật giáo chứ đâu có hai cảnh: ÂM CẢNH và DƯƠNG CẢNH. ÂM CẢNH và DƯƠNG CẢNH chỉ là một thân con người. Vì thế khi thân người hoại diệt thì DƯƠNG CẢNH và ÂM CẢNH cũng không còn. Do sự hiểu biết của Phật giáo như vậy nên chỉ có thế giới duyên hợp hữu hình, chứ không bao giờ có thế giới linh hồn siêu hình.

ÂM, DƯƠNG của Phật giáo là lộ trình duyên hợp tái sinh luân hồi, cho nên người tu sĩ của Phật giáo là phải vượt ra khỏi con đường này, vì tâm người tu hành là phải diệt trừ tâm SẮC DỤC, vì còn tâm sắc dục là còn. Còn bị chi phối trong qui luật nhân quả ÂM, DƯƠNG thì còn tiếp tục tái sinh luân hồi.

Hỏi: Sắc uẩn của Phật giáo có bốn chất cơ bản: ĐẤT, NƯỚC, GIÓ, LỬA mà ở các sách cổ truyền phương Đông nhất là Trung Quốc nói có năm chất cơ bản: KIM, MỘC, THỦY, HỎA, THỔ. Vậy chúng con phải hiểu nó như thế nào?

Đáp: Văn minh Ấn Độ xác định một thân con người của Phật giáo là phải hợp lại đầy đủ bốn chất: ĐẤT, NƯỚC, GIO, LỬA. Trong ĐẤT gồm có: cỏ, cây, sắt, đá, sỏi, cát v.v…gọi là ĐẤT. Trong NƯỚC gồm có chất ướt, mềm, trơn, chảy v.v…gọi là NƯỚC. Trong GIÓ gồm có các chất: hơi, khí, bay, thổi v.v…gọi là GIÓ. Trong LỬA gồm có các chất, ấm, nóng, đốt cháy v.v… gọi là LỬA. Trong bốn chất này có đầy đủ KIM, MỘC, THỦY, HỎA, THỔ. Cho nên TỨ ĐẠI của Phật giáo thuộc nền văn minh Ấn Độ, nó mang đầy đủ bốn chất, không thiếu một chất nào cả.

Còn nền văn minh Đông phương Trung Quốc đưa ra NGŨ HÀNH để xác định thân người có năm chất: KIM, MỘC, THỦY, HỎA, THỔ nhưng NGŨ HÀNH không đủ để tạo ra thân người vì còn thiếu chất khí (GIÓ). NGŨ HÀNH tuy nói năm chất nhưng kỳ thực chỉ có ba chất: KIM, MỘC và THỔ. KIM, MỘC và THỔ chỉ là một chất ĐẤT. Các nhà hiền triết Đông phương Trung Quốc không hiểu nên chia ĐẤT làm ba chất KIM, MỘC, THỔ. Đó là cái hiều sai của nền văn minh này. Còn hai chất THỦY và HỎA, đó là NƯỚC và LỬA. Cho nên nền văn minh ÂM, DƯƠNG, NGŨ HÀNH của Đông phương Trung Quốc cho thân người có ba chất ĐẤT, NƯỚC, LỬA là không đúng, vì trong thân người còn có một chất nữa, đó là GIÓ. Một cái hiểu sai lầm của Văn minh Trung Quốc đã biến nền văn hóa của họ mê tín dị đoan lạc hậu gây tai hại cho loài người rất lớn. Nếu không có nền văn minh Phật giáo Ấn Độ thì ngàn đời người ta không thấy cái sai này.

Nếu đem văn minh Đông phương Trung Quốc so sánh với văn minh Ấn Độ thì văn minh Trung Quốc thiếu thực tế, không cụ thể, không khoa học, vì thế đối với văn minh Ấn Độ nó còn kém xa. Văn minh Đông phương Trung Quốc chỉ là một triết thuyết ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH để tạo ra những thế giới ảo tưởng, siêu hình như: thiên đàng, địa ngục, linh hồn, chứ không phải là chân lí của loài người. Cho nên văn minh Trung Quốc là một nền văn hóa mê tín, dị đoan, lạc hậu v.v…

Hỏi: Kết hợp cả ÂM DƯƠNG và NGŨ HÀNH này vào trong cuộc sống con người VN không phải là ít, nó đã ăn sâu vào nếp nghĩ suy tư của người phương Đông từ việc nhỏ đến việc lớn nhất: Cúng bái, cầu khấn, chiêm tinh, số tử vi, xem tướng, xem bói, xem ngày xây cất nhà mới, xem ngày dựng vợ gả chồng v.v…và v.v…tức là thuyết ÂM DƯƠNG và NGŨ HÀNH đã ảnh hưởng đến nhiều lãnh vực cuộc sống của con người phương Đông.

Đáp: Như chúng ta ai cũng biết: "Một sự văn minh mà không đúng chân lí của con người là một tai hại rất lớn cho loài người, nó không bao giờ mang lại sự bình an và hạnh phúc cho con người mà nó còn đem cho con người hao tốn công sức và tiền của rất lớn trong việc mê tín dị đoan (như xem bói, xem ngày giờ tốt xấu, cúng bái cầu siêu, cần an, cúng sao, giải hạn, trừ linh, trừ thần, làm tuần, làm tự…). Chính những nền văn minh sai lạc này mà cuộc sống của con người thường xảy ra những xung đột và chiến tranh, Vì thế cả một thế giới trên hành tinh không được bình an.
 


 
Suy ngẫm
  Nhân quả phần 33 – Duyên nhân quả  
  Nhân quả phần 34 – Con người từ đâu sanh ra?  
  Nhân quả phần 35 – Nhân quả  
  Nhân quả phần 36 – Làm chủ sanh, già, bệnh, chết (sinh, lão, bệnh, tử)  
  Nhân quả phần 37 – Sáu nẻo luân hồi  
  Nhân quả phần 38 – Hơi nóng chỗ nào thì tái sinh chỗ đó  
  Nhân quả phần 39 – Nhân quả có trùng hợp không?  
  Nhân quả phần 40 – Cái gì chịu hậu quả thiện ác, nếu không có linh hồn  
  Nhân quả phần 41 – Nghiệp  
  Nhân quả phần 42 – Người điếc không sợ súng  
  Nhân quả phần 43 – Nhân quả  
  Nhân quả phần 44 – Tướng cướp Angulimala  
  Nhân quả phần 45 – Lòng biết ơn và niềm mơ ước  
  Nhân quả phần 46 – Một ly sữa  
  Nhân quả và nghiệp báo  
  Nhân tướng học: Tướng mặt người lụy tình trong tình yêu  
  Nhẫn và chịu đựng  
  Nhàn đàm về nịnh  
  NHÂN, NGHĨA, LỄ, TRÍ, TÍN  
  Nhìn mặt đoán tính cách như thế nào?  
  Nhìn người  
  Nhìn sự việc một cách thực tế  
  Nhìn tai đoán vận mệnh của bạn  
  Nhớ đến tôi  
  Những bài học kinh doanh từ lời răn dạy của Đức Đạt-lại Lạt-ma  
  Những bài học từ thất bại  
  Những bài học về kinh doanh  
  Những dấu chấm câu  
  Những giấc mơ ảo về cuộc sống  
  Những hiểu lầm về nghiệp chướng  
  Những lời nói dối của người mẹ  
  Những lựa chọn khôn ngoan  
  Những lý do khiến bạn không thể làm lãnh đạo  
  Những nghịch lý của cuộc sống  
  Những người sống quanh ta  
  Những Nguyên Tắc Vàng của Dale Carnegie  
  Những phẩm chất làm nên nhà lãnh đạo (Phần 1)  
  Những thời điểm giúp bạn hiểu thấu những quy luật cuộc đời  
  Những thứ cần phải quên  
  Những yếu tố cần thiết để đạt được mục tiêu trong cuộc sống!  
  Những đặc điểm kết hợp làm nên tướng đại phú quý  
  Những điềm báo trước khi chết và cảnh giới tái sanh  
  Những điều giản dị  
  Những điều không nên làm trong cuộc sống  
  Những điều nên biết về phúc báo và tương lai của người phụ nữ  
  Những điều tuy nhỏ nhưng lại chứa đựng nhiều ý nghĩa lớn  
  Những Bí Quyết Dẫn Đến Thành Công Và Hạnh Phúc  
  Niềm tin có giá trị riêng  
  Nói thật  
  Nuôi sách nghìn ngày dùng một lúc  
  Phải ham đọc rồi sẽ "biết đọc"  
  Phản đề của một 9X về sự hy sinh  
  Phật giáo với hòa giải  
  Phát ngôn & Hành động: Siêu xe, siêu lệ và tiếng thở dài buồn  
  Phật nói về mặt trăng !  
  Phép lạ của sự tỉnh thức - Thiền sư Thích Nhất Hạnh  
  Phỏng vấn con mèo  
  Phỏng vấn một cảnh sát hình sự  
  Phỏng vấn một giám khảo  
  Phỏng vấn một khán giả  
  Phỏng vấn một nhà sử học  
  Phỏng vấn một phụ huynh  
  Phỏng vấn một thầy giáo dạy sử  
  Phỏng vấn Ông Bụt  
  Phỏng Vấn Thượng Đế  
  Phủi bụi cho tâm hồn  
  Phương pháp lập nghiệp vĩnh cửu  
  Quả báo khi buông lời ác độc với người khác  
  Quá khứ - hiện tại - tương lai  
  Quả tạ và cọng rơm  
  Qua đường  
  Quán niệm về cái chết để sống có ích  
  Quán niệm về lòng tốt, sự nhiệt tình & hiểu biết  
  Quan sát và lắng nghe  
  Quán Tưởng  
  Qui luật Nhân Quả  
  Quy luật thu hút  
  Quyền thế và đặc lợi  
  Sát sanh và Bệnh tật  
  Say và điên  
  Sinh ký tử quy  
  Sinh Tử Là Việc Lớn  
  Smart - 5 nguyên tắc đặt mục tiêu  
  Số mạng nghiệp báo đồng hay khác?  
  Sống an vui  
  Sống bình an để thiết lập bình an  
  Sống có mục tiêu  
  Sống không hối tiếc  
  Sống lạc quan, tại sao không?  
  Sống lại  
  Sống một mình  
  Sống thành công!  
  Sống thật  
  Sống thứ sinh: Nguồn gốc sự bất hạnh của con người  
  Sống trọn vẹn trong ngày  
  Sống tử tế với nhau  
  Sống và chết  
  Sự hoàn mỹ trong quan hệ  
  Sự khác biệt của những người thành công  
  Sự khác biệt giữa kiêu hãnh và kiêu ngạo  
Trang 6/9 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9  Trang sau