Suy ngẫm
Nhân quả phần 35 – Nhân quả

Hỏi: Kính thưa Thầy, bậc tu hành đã chứng đạo làm chủ sanh tử, chấm dứt luân hồi còn có bị tai nạn và bệnh tật xảy ra hay không? Xin Thầy chỉ dạy cho chúng con rõ.

Đáp: Như các con đã biết con người từ nhân quả sanh ra, sống trong nhân quả, chết trở về nhân quả. Bậc tu hành sanh ra cũng như mọi người, từ nhân quả sanh ra và cũng đang sống như mọi người, ăn, uống, ngủ, nghỉ, nói, nín, sinh hoạt, hoạt động đều đang sống trong nhân quả và chết cũng như mọi người già cả, yếu đuối, bệnh tật và tử vong, nhưng không trở về nhân quả.

Có lẽ các bạn đã hiểu rằng! một người tu chứng, làm chủ sanh tử luân hồi không bao giờ có tai nạn, bệnh tật, già, chết đến với họ. Hiểu như vậy, tức là hiểu sai, hiểu không đúng. Bậc tu hành đắc đạo trước khi chưa tu hành, chưa đắc đạo thì các bậc ấy vẫn sanh ra như mọi người khác, vẫn mang thân nhân quả, như các bạn đã biết thân nhân quả là thân vô thường có vui, có buồn, có tai nạn, có bệnh tật, có sân hận, có si mê, có ganh tị, có tị hiềm, có nghi ngờ, có tật đố, có san tham và có già chết cũng như mọi người khác.

Nhưng bậc tu hành dù đã chứng đạo, vẫn phải còn mang thân xác nhân quả đó, thì mọi sự kiện vô thường của thân nhân quả không thể tha thứ cho bất cứ một ai còn mang thân xác đó, dù đó là đức Phật vẫn bị thân nhân quả vô thường chi phối theo luật nhân quả.

Vì thế mới bảo rằng luật nhân quả rất công bằng và công lý không nể mặt một ai. Nên khi sắp sửa nhập Niết Bàn, Đức Phật cũng bị đau, Ngài bảo ông A Nan: "Ta đau lưng quá, hãy trải chỗ cho ta nằm”.

Nói như vậy, các bạn sẽ hỏi đã nói tu hành chứng đạo, làm chủ sanh, già, bệnh, chết, cớ sao lại bảo còn có phiền não, già, bệnh, chết và có tại nạn? Thưa các bạn, ở đây chúng tôi nói bậc tu hành chứng đạo làm chủ sanh, già, bệnh, chết, nghĩa là thân nhân quả vô thường là thân sanh, già, bệnh, chết thì người tu hành chỉ làm chủ sanh, già, bệnh, chết, chứ không phải làm chủ cái thân giả tạo vô thường duyên hợp. Cái thân giả tạo vô thường duyên hợp, nó là một vật không có thật, nên sự sanh, già, bệnh, chết của nó là phải đến với nó nhưng nó không tác động vào người tu chứng được. Vì thế sanh, già, bệnh, chết không còn làm tâm họ dao động. Đó là giai đoạn làm chủ thứ nhất của người tu chứng.

Chỗ làm chủ thứ hai: nghĩa là khi có sanh, già, bệnh, chết đến thì người tu chứng sẽ làm chủ cái đó, bằng cách dùng đạo lực đẩy lui để lúc nào thân tâm cũng thanh thản và an lạc, không có khổ não.

Ví dụ: Làm chủ sanh khi cuộc sống chúng ta có xảy tai nạn, tranh tụng, ham muốn, thèm khát, sợ hãi, lo toan v.v... Người tu chứng sẽ dùng trí tuệ nhân quả quán xét thì ngay đó tâm sẽ được an ổn không còn buồn lo, sợ hãi, sân hận v.v... Còn khởi tâm ham muốn cái này, cái khác thì ta dùng trí tuệ Tứ Niệm Xứ quán xét các pháp vô thường, khổ, không, vô ngã thì tâm ham muốn (tham dục) dừng liền. Đó là cách làm chủ sanh thứ hai.

Làm chủ già, thân hành, khẩu hành, ý hành, tịnh chỉ, tức là tịnh chỉ tầm tứ. Một người tu chứng tới tuổi già tám mươi vẫn quắc thước, đi đứng vững vàng, không rung rẩy, không lụm cụm, trí tuệ sáng suốt không lẫn lộn v.v... đó là làm chủ già.

Làm chủ bệnh khi thân có bệnh đau nhức khổ sở chúng ta muốn làm chủ bệnh thọ này thì phải ly hỷ trú xả nhập Tam Thiền, từ nơi trạng thái Tam Thiền theo pháp như lý tác ý xả thọ khổ. Kinh dạy ly hỷ trú xả, tức là sau khi trú được xả, trú được xả, tức là nhập Tam Thiền. Khi đã nhập Tam Thiền xong liền xả lạc, xả khổ, xả lạc xả khổ, tức là xả thọ, xả thọ tức là xả sự đau khổ của thân. Ở đây các bạn nên nhớ, phần nhiều bệnh đau của con người đều do tưởng sanh ra bệnh, vì thế khi nhập Tam Thiền đã ly tưởng, do ly tưởng mà tâm không dao động trước các cảm thọ, nên xả cảm thọ rất dễ. Đó là làm chủ bệnh bằng thiền định còn làm chủ bệnh pháp môn Định Niệm Hơi Thở. Khi thân có bệnh liền nhiếp tâm an trú vào hơi thở rồi dùng pháp như lý tác ý: "Thọ là vô thường bệnh gì (nói tên ra) … ra khỏi thân ta. An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra” khi tác ý xong liền hít thở năm hơi thở rồi lại tác ý lại câu trên. Cứ tu tập như vậy cho đến khi hết bệnh. Đó là phướng pháp làm chủ bệnh.

Còn một phương pháp làm chủ bệnh nữa, đó là Tứ Thần Túc, chỉ cân hướng tâm về thân không bệnh là bệnh hết ngay. Làm chủ chết khi thân suy yếu sắp chết ta tịnh chỉ hơi thở nhập Tứ Thiền hướng tâm xả bỏ thân tứ đại nhân quả một cách dễ dàng, không có mệt nhọc, không có đau khổ, không có ngộp thở, chết một cách yên nhàn và thanh thản.

Làm chủ sanh, già, bệnh, chết có hai phần:

1/ Phần thứ nhất: Làm chủ tâm bất động trước cảnh sanh, già, bệnh, chết.

2/ Phần thứ hai: Làm chủ những trạng thái sanh, già, bệnh, chết của thân xảy đến, tức là trực tiếp tịnh chỉ các trạng thái đau khổ của sanh, già, bệnh, chết chứ không phải ngăn chặn không cho sanh, già, bệnh, chết hoặc ngăn chặn tai nạn đến với thân này. Vì thân này là thân nhân quả nên phải vay trả những điều thiện ác trước kia mà ta đã tạo ra, thì không thể ngăn chặn được.

Ngăn chặn, tức là dừng nhân quả,. Đạo Phật dạy làm chủ nhân quả, vượt qua nhân quả, chuyển nhân quả, chứ không dạy ngăn chặn và dừng nhân quả. Vì từ nhân quả con người sanh ra thì chỉ có làm chủ tâm không tạo nhân quả ác nữa, thì nhân quả sẽ chấm dứt, như Phật đã dạy trong pháp Tứ Chánh Cần: "ngăn ác diệt ác, sanh khởi thiện, tăng trưởng thiện”. Đó là pháp tu tập làm chủ nhân quả, chuyển nhân quả hay là pháp môn tu tập nhập định để làm chủ sanh tử, luân hồi.

Tóm lại, muốn làm chủ nhân quả, chấm dứt luân hồi là phải tu tập điều khiển khẩu hành, thân hành và ý hành luôn luôn thực hiện nhân thiện để tạo quả lành, hoàn toàn phải ngăn và diệt trừ nhân ác. Đó là giai đoạn tu tập thứ nhất mà người đệ tử của Phật cần phải tinh cần siêng năng tu tập, không được biếng trễ (Sơ Thiền). Muốn làm chủ điều khiển nghiệp quả của thân (lão, bệnh, tử) thì phải tu tập nhập Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền. Đó là giai đoạn thứ hai mà người đệ tử của Phật cần phải tinh cần tinh tấn siêng năng tu tập không được biếng trễ.

Muốn điều khiển làm chủ sự tái sanh luân hồi thì phải tu tập Tứ Niệm Xứ để có Tứ Thần Túc. Đó là giai đoạn thứ ba, người đệ tử của Phật cần phải tinh cần tinh tấn, siêng năng tu tập không được biếng trễ. Quý Phật tử đừng hiểu lầm, làm chủ nhân quả là dừng nhân quả. Hay nói cách khác, làm chủ nhân quả có nghĩa là làm cho thân tâm thanh thản, an lạc trước thọ lạc, thọ khổ, thọ bất lạc bất khổ chứ không như "Bất muội nhân quả” của các nhà Đại Thừa và Thiền Đông Độ.

Tóm lại làm chủ nhân quả, tức là làm chủ thân tâm của mình trước các pháp ác, bất thiện pháp, khiến cho thân tâm bất động và tự tại.
 


 
Suy ngẫm
  Nhân quả phần 36 – Làm chủ sanh, già, bệnh, chết (sinh, lão, bệnh, tử)  
  Nhân quả phần 37 – Sáu nẻo luân hồi  
  Nhân quả phần 38 – Hơi nóng chỗ nào thì tái sinh chỗ đó  
  Nhân quả phần 39 – Nhân quả có trùng hợp không?  
  Nhân quả phần 40 – Cái gì chịu hậu quả thiện ác, nếu không có linh hồn  
  Nhân quả phần 41 – Nghiệp  
  Nhân quả phần 42 – Người điếc không sợ súng  
  Nhân quả phần 43 – Nhân quả  
  Nhân quả phần 44 – Tướng cướp Angulimala  
  Nhân quả phần 45 – Lòng biết ơn và niềm mơ ước  
  Nhân quả phần 46 – Một ly sữa  
  Nhân quả và nghiệp báo  
  Nhân tướng học: Tướng mặt người lụy tình trong tình yêu  
  Nhẫn và chịu đựng  
  Nhàn đàm về nịnh  
  NHÂN, NGHĨA, LỄ, TRÍ, TÍN  
  Nhìn mặt đoán tính cách như thế nào?  
  Nhìn người  
  Nhìn sự việc một cách thực tế  
  Nhìn tai đoán vận mệnh của bạn  
  Nhớ đến tôi  
  Những bài học kinh doanh từ lời răn dạy của Đức Đạt-lại Lạt-ma  
  Những bài học từ thất bại  
  Những bài học về kinh doanh  
  Những dấu chấm câu  
  Những giấc mơ ảo về cuộc sống  
  Những hiểu lầm về nghiệp chướng  
  Những lời nói dối của người mẹ  
  Những lựa chọn khôn ngoan  
  Những lý do khiến bạn không thể làm lãnh đạo  
  Những nghịch lý của cuộc sống  
  Những người sống quanh ta  
  Những Nguyên Tắc Vàng của Dale Carnegie  
  Những phẩm chất làm nên nhà lãnh đạo (Phần 1)  
  Những thời điểm giúp bạn hiểu thấu những quy luật cuộc đời  
  Những thứ cần phải quên  
  Những yếu tố cần thiết để đạt được mục tiêu trong cuộc sống!  
  Những đặc điểm kết hợp làm nên tướng đại phú quý  
  Những điềm báo trước khi chết và cảnh giới tái sanh  
  Những điều giản dị  
  Những điều không nên làm trong cuộc sống  
  Những điều nên biết về phúc báo và tương lai của người phụ nữ  
  Những điều tuy nhỏ nhưng lại chứa đựng nhiều ý nghĩa lớn  
  Những Bí Quyết Dẫn Đến Thành Công Và Hạnh Phúc  
  Niềm tin có giá trị riêng  
  Nói thật  
  Nuôi sách nghìn ngày dùng một lúc  
  Phải ham đọc rồi sẽ "biết đọc"  
  Phản đề của một 9X về sự hy sinh  
  Phật giáo với hòa giải  
  Phát ngôn & Hành động: Siêu xe, siêu lệ và tiếng thở dài buồn  
  Phật nói về mặt trăng !  
  Phép lạ của sự tỉnh thức - Thiền sư Thích Nhất Hạnh  
  Phỏng vấn con mèo  
  Phỏng vấn một cảnh sát hình sự  
  Phỏng vấn một giám khảo  
  Phỏng vấn một khán giả  
  Phỏng vấn một nhà sử học  
  Phỏng vấn một phụ huynh  
  Phỏng vấn một thầy giáo dạy sử  
  Phỏng vấn Ông Bụt  
  Phỏng Vấn Thượng Đế  
  Phủi bụi cho tâm hồn  
  Phương pháp lập nghiệp vĩnh cửu  
  Quả báo khi buông lời ác độc với người khác  
  Quá khứ - hiện tại - tương lai  
  Quả tạ và cọng rơm  
  Qua đường  
  Quán niệm về cái chết để sống có ích  
  Quán niệm về lòng tốt, sự nhiệt tình & hiểu biết  
  Quan sát và lắng nghe  
  Quán Tưởng  
  Qui luật Nhân Quả  
  Quy luật thu hút  
  Quyền thế và đặc lợi  
  Sát sanh và Bệnh tật  
  Say và điên  
  Sinh ký tử quy  
  Sinh Tử Là Việc Lớn  
  Smart - 5 nguyên tắc đặt mục tiêu  
  Số mạng nghiệp báo đồng hay khác?  
  Sống an vui  
  Sống bình an để thiết lập bình an  
  Sống có mục tiêu  
  Sống không hối tiếc  
  Sống lạc quan, tại sao không?  
  Sống lại  
  Sống một mình  
  Sống thành công!  
  Sống thật  
  Sống thứ sinh: Nguồn gốc sự bất hạnh của con người  
  Sống trọn vẹn trong ngày  
  Sống tử tế với nhau  
  Sống và chết  
  Sự hoàn mỹ trong quan hệ  
  Sự khác biệt của những người thành công  
  Sự khác biệt giữa kiêu hãnh và kiêu ngạo  
  Sự khác biệt giữa người thành công và cực kỳ thành công  
  Sự khác nhau giữa phụ nữ ngốc và phụ nữ thông minh  
  Sự nhìn nhận chân thành sẽ giúp bạn thanh thản hơn  
Trang 6/9 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9  Trang sau