Tấm gương
Thất bại là quá trình học hỏi
 

Bạn cần phân tích tất cả các thất bại để tìm ra những nguyên nhân cốt lõi

Phần 1 phỏng vấn cựu TGĐ A.G. Lafley của tập đoàn P&G: Thất bại là một món quà!

- Làm thế nào "sử dụng" thất bại một cách hữu ích?

Lafley: Rất nhiều CEO trong đó có tôi sử dụng đổi mới (innovation) và mua lại (acquisition) để tăng trưởng từ bên trong và bên ngoài một cách cân bằng và bền vững. Cả hai phương thức trên đều mạo hiểm và có tỉ lệ thất bại cao: hơn 80% đối với việc cải tiến sản phẩm mới trong lĩnh vực mà chúng tôi kinh doanh; hơn 70% đối với việc mua lại. Vì thế, tại P & G, tôi có một nhóm chuyên gia phân tích cặn kẽ tất cả các vụ mua lại của chúng tôi từ năm 1970 đến 2000. Và câu chuyện nghiêm túc ở đây là chỉ có 25% đến 30% thương vụ thành công trong giai đoạn đó. "Thành công" nghĩa là "đạt được hoặc vượt kế hoạch và mục tiêu đầu tư". "Thành công một phần" nghĩa là "vượt mức chi phí vốn". Chúng tôi nghiên cứu rất kỹ các thất bại. Chúng tôi xác định vấn đề và tìm ra những điểm chung trong sai lầm của mình.

- Ông có phát hiện ra tại sao P & G lại thường xuyên thất bại trong các vụ mua lại như vậy không?

Lafley: Có - nhưng đó không phải là điều gì đáng ngạc nhiên hay một nghiên cứu phức tạp. Chúng tôi đã tìm ra 5 nguyên nhân cơ bản dẫn đến thất bại: (1) Không có một chiến lược kết hợp thành công (2) Không hợp nhất nhanh chóng hoặc phù hợp (3) Trông đợi vào các giá trị gia tăng sau hợp nhất (synergy) mà không biến nó thành hiện thực (4) Văn hóa không tương hợp với nhau (5) Lãnh đạo không cùng phấn đấu vì mục tiêu chung.

- Những phân tích trên đã thay đổi mọi thứ như thế nào?

Lafley: Khi đã xác định được vấn đề, chúng tôi tập trung vào cái mà chúng tôi cần thay đổi. Làm thế nào để có thể tổ chức từng giai đoạn của vụ mua lại? Chúng tôi cần thực hiện những quy trình nào cho phù hợp? Nên sử dụng các biện pháp tạm thời nào để biết mình có đi đúng hướng hay không? Đó là một quá trình nghiêm ngặt, và bạn chỉ định một người nào đó phụ trách từng giai đoạn trong toàn bộ quá trình.

- Ông có thể đưa ra một ví dụ cho thấy quy trình đó đem lại thành công?

Lafley: Năm 2005, khi chúng tôi mua lại Gillette, đó là một trong 10 vụ thâu tóm lớn nhất trong lịch sử, chúng tôi chọn một đội ngũ và một quy trình phù hợp để tránh những vết xe đổ trong quá khứ. Chúng tôi mời Jim Kilts, CEO của Gillette tham gia Hội đồng quản trị của P & G, đồng thời để ông ấy và Clayt Daley - CFO (Giám đốc tài chính) của P & G - cùng phụ trách về việc hợp nhất và tạo dựng giá trị. Chúng tôi xác định tất cả các yếu tố của việc tạo dựng giá trị. Chúng tôi xác định trình tự và các yếu tố của quá trình hợp nhất. Chúng tôi chọn một nhà quản lý cấp cao và tài năng chịu trách nhiệm về mọi sáng kiến nhằm tạo dựng giá trị. Bob McDonald, CEO hiện nay, là người phụ trách các hoạt động hội nhập toàn cầu. Filippo Passerini phụ trách hợp nhất các hoạt động hậu trường và công nghệ thông tin; Rick Hughes phụ trách hợp nhất tất cả các hoạt động thu mua... Chúng tôi theo dõi tiến triển của mọi sáng kiến xây dựng giá trị bằng cách sử dụng các quy trình với những dấu hiệu đơn giản: "Chúng ta đang đi đúng hướng", "Chúng ta đang chệch hướng". Và chúng tôi chỉ định hướng mọi giai đoạn của quá trình hợp nhất, mọi viên gạch để xây nên giá trị, cho tới khi hoàn thành.

- Ông đánh giá như thế nào về thành công của vụ mua lại đó?

Lafley: Kết quả là chúng tôi đã tiết kiệm được hơn 150% so với ước tính ban đầu về chi phí tiết kiệm sau khi mua lại (cost synergy). Chỉ tính riêng khoản chi phí tiết kiệm này cũng đủ để coi vụ mua lại Gillette là một thành công. Doanh thu sau khi mua lại (revenue synergy) vẫn tiếp tục được duy trì - ví dụ, trong lĩnh vực chăm sóc răng miệng, chúng tôi đã kết hợp các nhãn hiệu Crest và Oral-B và kết hợp mọi ý tưởng mới về sản phẩm chăm sóc răng miệng - tất cả nhằm giúp tiết kiệm chi phí cao nhất.

- Sau khi ông bắt đầu sử dụng quy trình mới, P & G làm thế nào để ghi nhận được sự thay đổi?

Lafley: Chúng tôi biết rõ những sai lầm từ năm 1970 đến 2000, vì thế chúng tôi có thể nâng tỉ lệ thành công trong các vụ mua lại từ dưới 30% lên hơn 60% trong vòng 10 năm qua. Toàn bộ ý tưởng về việc thực sự nghiên cứu, thực sự tìm hiểu về thất bại có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi vì thất bại không hề đối lập với thành công. Rất nhiều người nghĩ rằng chỉ có thể thành công hoặc thất bại.

Theo quan điểm của tôi, thất bại là quá trình học hỏi. Bạn học để biết những điều bạn có thể làm tốt hơn.

- Là kết quả của kiến thức mà ông mới khám phá được, liệu Gillette có phải là một trường hợp điển hình hoàn hảo cho việc hợp nhất một thương vụ mua lại?

Lafley: Không, Gillette không phải là trường hợp hoàn hảo. Chúng tôi liên tục tiến hành đánh giá mọi yếu tố của vụ mua lại Gillette. Có rất nhiều thứ lẽ ra chúng tôi có thể làm khác đi hoặc tốt hơn, đặc biệt trong vấn đề phát triển con người và phương diện tăng trưởng. Cá nhân tôi đã dành rất nhiều thời gian để cố gắng đảm bảo rằng những người có tên trong danh sách "tạo nguồn" lãnh đạo của Gillette phụ trách những công việc tương xứng, nhưng chúng tôi đã mất một vài người mà chúng tôi không muốn họ ra đi - và chúng tôi không thể bổ nhiệm tất cả nhân viên của Gillette vào những vị trí hoàn toàn phù hợp để bắt đầu. Chúng tôi sẽ giữ những bài học đó và ứng dụng trong lần tiếp theo.
 
Tác giả: Phương Hà dịch (theo HBR)
 


 
Tấm gương
  Thế giới này không phải của ta  
  Thế nào là phật pháp?  
  Thiếu can đảm nhiều người bỏ cuộc quá sớm  
  Thiếu tầm nhìn - khó giàu  
  Thư của cố tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng  
  Thủ tướng TQ viết đơn xin việc bằng máu  
  Thuật xử thế của người xưa – 01. MỞ ĐẦU CÂU CHUYỆN  
  Thuật xử thế của người xưa – 02. HÌNH ẢNH MỘT XỬ NỮ NGÀY XƯA  
  Thuật xử thế của người xưa – 03. ÔNG GIÀ HỌ MÃ MUA...  
  Thuật xử thế của người xưa – 04. CHUYỆN CON VE SẦU VÀ NƯỚC NGÔ  
  Thuật xử thế của người xưa – 05. TIẾNG ĐÀN BÀN QUỐC SỰ  
  Thuật xử thế của người xưa – 06. THUẦN VU KHÔN THỬ TÀI TRÂU KỴ  
  Thuật xử thế của người xưa – 07. QUAN DỞ ĐƯỢC KHEN, QUAN GIỎI...  
  Thuật xử thế của người xưa – 08. NHÂN VÀ TRÍ  
  Thuật xử thế của người xưa – 10. BIỂN CÁ LỚN  
  Thuật xử thế của người xưa – 11. THẾ NÀO LÀ ĂN TRỘM  
  Thuật xử thế của người xưa – 12. MẠO BIỆN CỨU TRI KỶ  
  Thuật xử thế của người xưa – 13. TÍN LĂNG QUÂN KẾT BẠN  
  Thuật xử thế của người xưa – 14. ĐẸP VÀ XẤU  
  Thuật xử thế của người xưa – 15. CÁI GHEN CỦA NÀNG TRỊNH TỤ  
  Thuật xử thế của người xưa – 16. CỐT CÁCH CỦA MỘT NHÂN TÀI  
  Thuật xử thế của người xưa – 17. DIỆN MẠO CỦA MỘT TƯỚNG TÀI  
  Thuật xử thế của người xưa – 19. Khi Triệu Quát được phong tướng  
  Thuật xử thế của người xưa – 20. QUỶ CỐC THỬ TÀI HỌC TRÒ  
  Thuật xử thế của người xưa – 21. TỂ TƯỚNG ÁN ANH, QUÝ TRỌNG VỢ  
  Thuật xử thế của người xưa – 22. HỌ CHẾT VÌ... QUẢ ĐÀO  
  Thuật xử thế của người xưa – 23. Thế nào là “Công pháp bất vị thân”  
  Thuật xử thế của người xưa – 24. VÔ CỚ HẠI NGƯỜI LÀ CÁI CỚ...  
  Thuật xử thế của người xưa – 25. MỘT BÀ HOÀNG GIỮ TIẾT  
  Thuật xử thế của người xưa – 26. KHỔNG TỬ VÀ CUỘC HÒA HỘI LỖ TỀ  
  Thuật xử thế của người xưa – 27. CÁCH HỐI LỘ VÀ NHẬN HỐI LỘ  
  Thuật xử thế của người xưa – 28. TẤM LÒNG QUẦN THẦN  
  Thuật xử thế của người xưa – 29. CUỘC CHUẨN BỊ VĨ ĐẠI  
  Thuật xử thế của người xưa – 30. LO TRONG VÀ LO NGOÀI  
  Thuật xử thế của người xưa – 31. NGƯỜI NƯỚC SỞ LÀM DẤU...  
  Thuật xử thế của người xưa – 32. HÀ BÁ CƯỚI VỢ  
  Thuật xử thế của người xưa – 33. LÀM THẾ NÀO ĐỂ DÂN ĐỒNG LOẠT  
  Thuật xử thế của người xưa – 34. KHEN CHÊ CŨNG ĐỀU CÓ TỘI  
  Tiến hoá và cách mạng để không lỡ nhịp WTO  
  Tiếng kêu của chim cú mèo  
  Tiếp thị như Dân chủ và Tiếp thị vì Dân chủ  
  Tiếp thị số và 5 phút với GS Quelch  
  Tiết kiệm từ thói quen "của đau con xót  
  Tiêu chuẩn người có học  
  Tìm hiểu về Phật giáo: danh sách 29 vị Phật trong quá khứ và tương lai  
  Tìm hiểu về Phật giáo: Phật - Bồ Tát - Chúng Sanh  
  Tìm trong vô thường  
  Tin nhắn cuối cùng sau trận động đất  
  Tín đồ doanh nhân  
  Tình bạn cao quý  
  Tình cảm đẹp của một người ăn xin  
  Tinh thần ROWAN  
  Tình yêu và sắc đẹp dưới cái nhìn của đức phật  
  Tôi rất mê những người tài  
  Tổng thư ký LHQ nói về quyền lực  
  Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp  
  Tranh cử thực sự để chọn đúng người lãnh đạo  
  Trí thức phải vừa có Trí dục vừa phải có Đức dục  
  Trói chân sáng tạo  
  Trong cuộc sống có phép nhiệm màu  
  Trực tuyến với người hùng FPT: Phải dám mơ to  
  Trực tuyến: Mở cánh cửa truyền thông Việt - Mỹ  
  Tự do sinh ra con người  
  Tự do tư tưởng gặp rủi ro  
  Tư duy tổng thể: Vấn nạn lớn của giáo dục Việt Nam  
  Từ Hệ tư tưởng đến Hệ giá trị  
  Từ ổ chuột bước vào Harvard  
  Tuổi nào có thể làm giàu?  
  Tuổi thơ cùng khổ của Tổng thống Hàn Quốc  
  Tượng vàng  
  Tỷ phú cho đi nửa gia tài vì lời hứa thời trai trẻ  
  Tỷ phú tự thân trẻ nhất châu Á  
  Vài số liệu về ngành giáo dục Mỹ (1)  
  Vấn đề của giáo dục Việt Nam là sự tha hóa  
  Về giáo dục của Việt Nam trong nền kinh tế thị trường  
  Về một số bất cập trong giáo dục  
  Về nghệ thuật - 1  
  Về nghệ thuật - 2  
  Vì một nền giáo dục “tốt và công bằng” - phần 1  
  Vì một nền giáo dục “tốt và công bằng” - phần 2  
  Vị Tha & tâm từ & đạo đức  
  Vị thần tượng thời nay - ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA - His Holiness Dalai Lama  
  Việc nước mà dân không biết thì không thể dân chủ được  
  Võ Quốc Thắng - Tôi chia sẻ với người dám làm doanh nhân  
  Vỏ quýt dày có móng tay nhọn  
  Vượt bão 2009: Đảng phải tập hợp sức dân bằng trí tuệ và gương mẫu  
  Đã đến lúc không thể tránh né những vấn đề cốt tử  
  Đảng lãnh đạo nhưng không áp đặt  
  Đạo Phật nguyên thủy và các tư tưởng chính  
  Đạo Phật và sự đau khổ trong cuộc sống  
  Để hành chính không còn “hành là chính”  
  Để lãnh đạo sáng tạo và chính trực  
  Điều gì quan trọng hơn: Ít bực mình hay hạnh phúc?  
  Đổi Mới II: Ý chí lãnh đạo và đồng thuận xã hội  
  Đôi tay đẹp  
  Đối thoại với thiền sư Thích Nhất Hạnh về hạnh phúc  
  Đối thoại với Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Breath, breath, you’re online  
  Đối thoại với trí thức không cần treo bảng  
  Đột phá tư duy để tiến xa hơn  
  Đức Pháp Vương: Hãy chuyển hóa oán hận thành yêu thương!  
Trang 3/4 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4  Trang sau