Tấm gương
Nhân quả từ lối sống
 
~ Tài liệu dành cho các Phật Tử

Chọn một lối sống tốt, chánh đáng là một vấn đề hết sức cần thiết đối với tất cả mọi người.

Có câu: "Cuộc sống vốn không công bằng nhưng luật nhân quả rất công bằng”. Tại sao cuộc sống vốn không công bằng mặc dù cuộc sống được quy định bằng những tiêu chuẩn, giá trị văn hóa đạo đức và các văn bản pháp luật Nhà nước?

Nếu nhìn về phương diện cá nhân sẽ thấy có rất nhiều vấn đề trong cuộc đời mà một con người phải trải qua, nhưng nếu có những sự kiện hay vấn đề gì đi nữa thì thời điểm xảy ra vẫn không bao giờ báo trước chính xác. Các nhà biên kịch, đạo diễn phim ảnh đều có thể dựng lên những câu chuyện đời thường với thời gian và không gian hoàn hảo nhưng đối diện trước cuộc đời của họ thì họ vẫn mù mờ.

Nếu nhìn về phương diện xã hội và thế giới, cả cộng đồng nhân loại cũng thật bé nhỏ, không thể kiểm soát được tất cả những gì sẽ xảy ra (khủng hoảng chính trị, dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh…). Như bàn tay của con người biết lúc nào phải mở ra và lúc nào phải nắm lại nhưng khi đã nắm lại thì trong bàn tay vẫn còn chút kẽ hở vậy. Một cuộc sống vốn không công bằng với con người nhưng có một quy luật dành cho cuộc đời con người ấy không sai không khác, đó là: Nhân quả.

Nhân quả trong lối sống của con người bao gồm những điều tốt đẹp và những điều hết sức bi thảm. Nhân quả về tương lai của một người giống như một bài toán khó cần tìm ra công thức để giải đáp. Việc tìm công thức giải đáp bài toán là một quá trình đòi hỏi nhiều công sức và trí tuệ. Nếu người tìm ra công thức giải được bài toán khó này trong một thời gian nhanh nhất được xem là người có thể bắt kịp được tương lai. Nếu người nào rất khó giải được bài toán thì xem như người đó chưa bắt kịp công thức của cuộc đời mình, họ cần tìm kiếm "nhà toán học” hoặc "nhà thông thái” nào đó để xin nhận được sự giúp đỡ.

Nhân quả dù tốt hay xấu đều tùy thuộc vào con người. Mỗi cá nhân tự gây tạo nghiệp nhân cho mình và chỉ chờ đợi diễn tiến của cái kết. Cuộc sống của con người thường mắc phải năm loại ham muốn căn bản:

~ Ăn ngon.

~ Ngủ nghỉ.

~ Tiền tài.

~ Danh vọng.

~ Sắc đẹp.

Và con người phải sống trong bể tham dục, ưu, bi, khổ, não, bệnh tật. Trong mỗi thời khắc đã qua, hiện tại đến tương lai là một chuỗi tương tác liên tục. Những việc làm của chúng ta hôm nay có thể cho biết câu trả lời của ngày mai cho dù không chắc chắn như chúng ta nghĩ. Nếu chúng ta muốn tận hưởng chuỗi nhân quả cuộc đời theo hướng tốt, tích cực thì không còn gì bằng việc tạo ra một lối sống tốt và lối sống tốt ấy rất cần có nguồn động lực, sự quyết tâm mạnh mẽ của chính bản thân.

Cuộc sống phải theo quy luật vô thường, không bao giờ đứng yên. Thời gian của một đời người cũng rất ngắn ngủi. Đừng chờ đợi một điều tốt đẹp đến với mình mà phải tự tạo điều tốt đẹp trước đã bằng tất cả sự thành thật. Khi chúng ta đã có cố gắng rồi thì ít ra cũng sẽ có một nguồn lực tiếp sức cho chúng ta thêm nữa. Vận may, cơ hội không phải mưa từ trên trời rơi xuống cho chúng ta tắm mát giữa trưa hè nóng bức vì chúng ta cũng biết rằng những giọt mưa không phải tự dưng mà có, nó phải hội đủ nhân duyên, được giúp sức từ hơi nước và các điều kiện khác.

Thời hiện đại này, lối sống cá nhân có quá nhiều sự lựa chọn, điểm nhấn quan trọng là ở giai đoạn tuổi trẻ cần có định hướng tốt để về sau thu được kết quả tốt đẹp. Lối sống cá nhân luôn chịu ảnh hưởng từ gia đình, nhà trường, bạn bè và xã hội. Giới trẻ ngày nay còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ công nghệ kỹ thuật số và công nghệ giải trí (phim ảnh, âm nhạc, truyền hình, internet). Thế giới luôn chạy đua phô diễn sức mạnh của khoa học kỹ thuật, quân sự quốc phòng, tiền tệ… nhưng nếu con người sống thiếu lòng khoan dung và vị tha sẽ khiến cho thế giới rơi vào bất hạnh, bất công, xung đột, tội ác và hận thù.

Một cá nhân chọn lối sống ngông cuồng, phóng túng sẽ không mang lại một tương lai xán lạn nào cho họ cả. Một lối sống vô cảm, bất cần đối với những người xung quanh sẽ chỉ nhận cái kết không hay ho gì, thậm chí khi ta cần sự giúp đỡ nào đó, ta cũng sẽ khó nhận được sự trợ giúp nào một cách vui vẻ cả. Một lối sống dựa dẫm, xu nịnh sẽ nhận lại cái kết bị nhàm chán và bỏ rơi. Một con đường tù tội luôn dành cho những người chỉ thích cách kiếm nhiều tiền thật nhanh bất chấp mọi thủ đoạn và tàn ác, họ sẽ nhận hình phạt thích đáng và nặng nề hơn nữa là bản án lương tâm cắn rứt… Các khía cạnh tiêu cực nhất của lối sống cá nhân là đi theo nghề nghiệp bất thiện: sát sanh, trộm cắp, buông thả trong dục lạc, rượu chè, cờ bạc, nghiện ngập, buôn người, làm ăn gian dối, buôn bán vũ khí hủy diệt mạng sống.

Phật giáo khẳng định cái khổ là kết quả của những việc con người làm chứ không phải do thần linh hay một cái gì khác gây ra. Tất cả những việc làm của một người quyết định sự danh giá hay thấp hèn của người đó. Vì vậy, con người cần sự nỗ lực vượt mọi cam go để nâng cao trí tuệ và đạo đức của mình. Đức Phật đã vì lợi ích và sự an lạc cho chúng sinh mà chỉ ra những chỗ yếu kém của thân, khẩu, ý và phương pháp từ bỏ những thói hư tật xấu, tập các tính nết tốt. Những người đã có đức tính tốt rồi thì vẫn phải nâng cao các phẩm chất tốt, không phải đã tốt rồi tự mãn, kiêu căng.

Nói chung, có hai lối sống chính:

~ Lối sống từ bỏ dục lạc thế tục.

~ Lối sống đầy đủ các dục của người thế tục.

Hay nói cách khác lối sống của người xuất gia và lối sống của người đời muôn màu muôn vẻ.

Đối với giới xuất gia, Đức Phật chế giới để điều phục những bất ổn, bất thiện trong quá trình tu hành vì mục đích phạm hạnh và giải thoát sanh tử.

Đối với người thế tục, Đức Phật thuyết dạy những khía cạnh tích cực của sự tu dưỡng thân tâm, hạn chế sự kiệt quệ tinh thần và tính ích kỷ. Người thế tục cần làm các công đức để gieo hạt giống tốt cho đời sau. Con người giống như một hạt giống, hạt giống này rồi đến lúc không còn là hạt nhưng có thể tái sinh thành một cây khác từ chính hạt giống này. Giáo lý Ngũ giới, Bát Chánh đạo, Thập thiện nghiệp rất giúp ích cho lối sống hướng thiện của con người.

Đức Phật dạy con người phải cố gắng không ngừng đi tìm trí tuệ và hãy có lòng từ bi để tiếp tục xây dựng một cuộc sống tích cực. Nhân quả luôn luôn hiện hữu trong lối sống của con người thông qua mỗi hành vi và các mối quan hệ của cá nhân. Vì vậy chọn một lối sống tốt, chánh đáng là một vấn đề hết sức cần thiết đối với tất cả mọi người dù cho có phải trải qua những thời khắc khó khăn gì đi nữa hay phải bắt đầu làm lại cuộc đời.

 


 
Tấm gương
  Nhìn thẳng vào khủng hoảng giáo dục Việt Nam  
  Nhớ và quên  
  Những Bình Diện của Tâm Linh  
  Những hiểu lầm về Phật, Pháp, Tăng khi đi chùa của Phật tử  
  Những lời cuối cùng của Đức Phật  
  Những lời dạy của đức DALAI LAMA  
  Những lời vàng của Đức Dalai Lama đời thứ 14  
  Những điều trường Harvard dạy và không dạy bạn  
  Nới rộng khung cửa sổ Việt - Mỹ nhìn vào nhau  
  Nước Mỹ sẽ không còn dọa nạt các nước khác?  
  Nước Mỹ đã sẵn sàng cho một Tổng thống da màu?  
  Ông Lý Quang Diệu nói về nhân tài  
  Ông Lý Quang Diệu “chẩn bệnh” nước Mỹ  
  Ông trùm Donald Trump mơ làm thợ xây  
  Ông Vũ Khoan luận về ba loại quyền lực  
  Oprah: Có phải đạo Phật là con đường đi đến hạnh phúc?  
  Park Tae Joon: Có sức mạnh nhờ không tham nhũng  
  Phân bổ quyền lực sai kiềm chân quy hoạch đô thị VN  
  Phật an ủi kẻ ưu sầu  
  Phát ngôn & Hành động: Hàm cá mập và lời cầu xin của nhân dân  
  Phật tại Tâm và Phật từ Tâm  
  Phát triển lòng từ - tác giả Dalai Lama  
  Phát triển mô hình kinh doanh mới như thế nào?  
  Phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma 14  
  Qua đau khổ, khốn khó mới thấy mình hạnh phúc  
  Quốc gia nghèo đang tụt hậu  
  Quyền không cho mới thực... đáng ghét  
  Sam Walton - ông vua bán lẻ ở Mỹ  
  Sáng tạo là hành trình... cô đơn  
  Sợ nhất là dân không muốn nói nữa  
  Soichiro Honda: Không thất bại sẽ không bao giờ thành công  
  Sống chủ động trong thông tin toàn cầu  
  Sống trọn vẹn từng ngày  
  Steve Jobs & Thiền  
  Steve Jobs kể về cuộc đời và cái chết trong diễn văn bất hủ  
  Sự biến dạng tâm lý xã hội dưới tác động của tham nhũng  
  Sử gia trực bút, dẫu chết không dời  
  Sự thật - nhìn thẳng và thấy rõ!  
  Sự tích Đức Phật A Di Đà  
  Sức mạnh của lòng từ  
  Suy giảm kinh tế, VN không phải là câu chuyện riêng biệt  
  Suy tư của dân thời khủng hoảng  
  Tadashi Yanai, người giàu nhất Nhật Bản  
  Tạm bợ và giảng dạy  
  Tâm lý tiểu nông và toàn cầu hóa kinh tế ở VN  
  Tạo khuôn khổ cho nhóm lợi ích  
  Thà dạy giới tính từ sớm còn hơn để trẻ "chạy lung tung"  
  Thái độ sống - Nguyễn Tất Thịnh  
  Tham nhũng giáo dục kéo lùi Việt Nam  
  Thất bại là quá trình học hỏi  
  Thế giới này không phải của ta  
  Thế nào là phật pháp?  
  Thiếu can đảm nhiều người bỏ cuộc quá sớm  
  Thiếu tầm nhìn - khó giàu  
  Thư của cố tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng  
  Thủ tướng TQ viết đơn xin việc bằng máu  
  Thuật xử thế của người xưa – 01. MỞ ĐẦU CÂU CHUYỆN  
  Thuật xử thế của người xưa – 02. HÌNH ẢNH MỘT XỬ NỮ NGÀY XƯA  
  Thuật xử thế của người xưa – 03. ÔNG GIÀ HỌ MÃ MUA...  
  Thuật xử thế của người xưa – 04. CHUYỆN CON VE SẦU VÀ NƯỚC NGÔ  
  Thuật xử thế của người xưa – 05. TIẾNG ĐÀN BÀN QUỐC SỰ  
  Thuật xử thế của người xưa – 06. THUẦN VU KHÔN THỬ TÀI TRÂU KỴ  
  Thuật xử thế của người xưa – 07. QUAN DỞ ĐƯỢC KHEN, QUAN GIỎI...  
  Thuật xử thế của người xưa – 08. NHÂN VÀ TRÍ  
  Thuật xử thế của người xưa – 10. BIỂN CÁ LỚN  
  Thuật xử thế của người xưa – 11. THẾ NÀO LÀ ĂN TRỘM  
  Thuật xử thế của người xưa – 12. MẠO BIỆN CỨU TRI KỶ  
  Thuật xử thế của người xưa – 13. TÍN LĂNG QUÂN KẾT BẠN  
  Thuật xử thế của người xưa – 14. ĐẸP VÀ XẤU  
  Thuật xử thế của người xưa – 15. CÁI GHEN CỦA NÀNG TRỊNH TỤ  
  Thuật xử thế của người xưa – 16. CỐT CÁCH CỦA MỘT NHÂN TÀI  
  Thuật xử thế của người xưa – 17. DIỆN MẠO CỦA MỘT TƯỚNG TÀI  
  Thuật xử thế của người xưa – 19. Khi Triệu Quát được phong tướng  
  Thuật xử thế của người xưa – 20. QUỶ CỐC THỬ TÀI HỌC TRÒ  
  Thuật xử thế của người xưa – 21. TỂ TƯỚNG ÁN ANH, QUÝ TRỌNG VỢ  
  Thuật xử thế của người xưa – 22. HỌ CHẾT VÌ... QUẢ ĐÀO  
  Thuật xử thế của người xưa – 23. Thế nào là “Công pháp bất vị thân”  
  Thuật xử thế của người xưa – 24. VÔ CỚ HẠI NGƯỜI LÀ CÁI CỚ...  
  Thuật xử thế của người xưa – 25. MỘT BÀ HOÀNG GIỮ TIẾT  
  Thuật xử thế của người xưa – 26. KHỔNG TỬ VÀ CUỘC HÒA HỘI LỖ TỀ  
  Thuật xử thế của người xưa – 27. CÁCH HỐI LỘ VÀ NHẬN HỐI LỘ  
  Thuật xử thế của người xưa – 28. TẤM LÒNG QUẦN THẦN  
  Thuật xử thế của người xưa – 29. CUỘC CHUẨN BỊ VĨ ĐẠI  
  Thuật xử thế của người xưa – 30. LO TRONG VÀ LO NGOÀI  
  Thuật xử thế của người xưa – 31. NGƯỜI NƯỚC SỞ LÀM DẤU...  
  Thuật xử thế của người xưa – 32. HÀ BÁ CƯỚI VỢ  
  Thuật xử thế của người xưa – 33. LÀM THẾ NÀO ĐỂ DÂN ĐỒNG LOẠT  
  Thuật xử thế của người xưa – 34. KHEN CHÊ CŨNG ĐỀU CÓ TỘI  
  Tiến hoá và cách mạng để không lỡ nhịp WTO  
  Tiếng kêu của chim cú mèo  
  Tiếp thị như Dân chủ và Tiếp thị vì Dân chủ  
  Tiếp thị số và 5 phút với GS Quelch  
  Tiết kiệm từ thói quen "của đau con xót  
  Tiêu chuẩn người có học  
  Tìm hiểu về Phật giáo: danh sách 29 vị Phật trong quá khứ và tương lai  
  Tìm hiểu về Phật giáo: Phật - Bồ Tát - Chúng Sanh  
  Tìm trong vô thường  
  Tin nhắn cuối cùng sau trận động đất  
  Tín đồ doanh nhân  
  Tình bạn cao quý  
Trang 2/4 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4  Trang sau