Tấm gương
Sáng tạo là hành trình... cô đơn
 

Từ trái qua: nhà báo Phạm Huyền, TS Alan Phan và thứ trưởng Nguyễn Văn Lạng - Ảnh: Nguyễn Hoàng.

 
Trí tuệ là cái đột phá nhanh chóng

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa Thứ trưởng Nguyễn Văn Lạng, sang thế kỉ 21, Việt Nam vẫn là đất nước có trình độ công nghệ thấp, với 90% doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu tới 3 đến 4 thế hệ. Chúng ta vẫn là nền công nghiệp gia công và là một nền kinh tế xuất khẩu thô. Cá nhân ông cảm thấy như thế nào về điều này?

Thứ trưởng Nguyễn Văn Lạng: GDP của Việt Nam trên dưới 100 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu trên dưới 80 tỷ USD, trong đó chủ yếu vẫn là nông sản và xuất khẩu thô. Nhóm hàng hóa này chiếm khoảng 25% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của chúng ta, còn lại là các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu nhưng các sản phẩm đó hầu hết là gia công. Thí dụ như may mặc, giày da, đồ gỗ hay các lắp ráp điện tử bán dẫn hoặc các sản phẩm cơ khí khác kể cả đóng tàu. Rõ ràng chúng ta là một quốc gia chủ yếu vẫn là gia công, lắp ráp và rập khuôn các công nghệ của thế giới và xuất khẩu nông sản thô.

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa ông Alan Phan, là một người đã có 42 năm kinh doanh tại Mỹ, Trung Quốc..., ông có nhận định như thế nào về xu hướng phát triển nền kinh tế sáng tạo trên thế giới?

TS Alan Phan: Thực tình, nền kinh tế sáng tạo không phải là điều mới mẻ. Mỹ bắt đầu nền kinh tế sáng tạo của họ từ sau thế chiến thứ nhất với những công nghệ về radio, về tivi, về xe hơi và sau đó biến đổi dần dần. Tôi qua Trung Quốc 30 năm nay họ đã nói rằng muốn đẩy nền kinh tế lên thì phải dùng tới sự sáng tạo của trí tuệ. Gần đây nhất nhưng cũng 30 năm rồi, Nhật và Hàn Quốc là hai quốc gia đã đưa nền kinh tế của họ phát triển lên một tầm cao nhờ sự sáng tạo. Mặc dù khi bắt đầu, Nhật cũng gặp phải những vấn đề như Trung Quốc hiện nay, đó là cũng bắt chước, cũng copy nhưng dần dần họ đã tách khỏi những điều đó.

Việt Nam đi sau nhưng chúng ta vẫn có thể bắt kịp vì thực tế trí tuệ là cái đột phá nhanh chóng chứ không phải là theo một quy trình làm việc cổ điển.

Nhà báo Phạm Huyền: Theo ông, chúng ta có thể lấy một quốc gia nào làm hình mẫu trong phát triển kinh tế sáng tạo? Khi về Việt Nam, ông đã thấy tín hiệu về một sự phát triển kinh tế sáng tạo ở Việt Nam ra sao?

TS Alan Phan: Đã gọi là kinh tế sáng tạo thì không nên bắt chước hình mẫu của bất kì quốc gia nào, mình phải tạo con đường riêng cho mình. Tại Việt Nam bây giờ đã bắt đầu nói về nền kinh tế sáng tạo, đã hiểu được giá trị của trí tuệ. Theo tôi đây là bước khởi đầu rất đáng khích lệ.

Sáng tạo đồng nghĩa với mạo hiểm

Nhà báo Phạm Huyền: Nhìn từ phía một doanh nghiệp trẻ, từng đi du học ở Mỹ, Anh, xin hỏi ông Hùng, ông nghĩ thế nào về khái niệm kinh tế sáng tạo này? Là chủ một doanh nghiệp về công nghệ thông tin, theo ông, nền tảng cho kinh tế sáng tạo của Việt Nam có thể bắt đầu ở ngành này ra sao?
 

CEO Phạm Kim Hùng: Theo tôi sáng tạo là đem đến những cái mới, sáng tạo trong kinh tế là sự sáng tạo mang đến những điều có ích cho cuộc sống. Trong hai năm vừa qua, chúng ta phải chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính, tuy nhiên ngành công nghệ thông tin vẫn phát triển với sự ra đời nhiều sản phẩm sáng tạo có ảnh hưởng tới nhiều nước trên thế giới. Sự sáng tạo có thể giúp mọi doanh nghiệp phát triển và nó vượt ngoài sự cưỡng chế của các điều kiện thông thường khác, kể cả xảy ra khủng hoảng.

Nhìn nhận về ngành công nghệ thông tin của Việt Nam, tôi cho rằng đây là một thị trường rất tiềm năng bởi vì chúng ta có dân số đông và tỷ lệ người sử dụng internet cũng rất cao, khoảng 20 triệu người. Đó có thể coi là một con số rất lớn nếu đem so sánh với các nước khác trong khu vực thậm chí ở cả những nước phát triển. Ở đây yêu cầu quan trọng nhất chính là sự sáng tạo.

Nhà báo Phạm Huyền: Với thực tế đa số các doanh nghiệp Việt Nam đều lắp ráp và làm thương mại là chính, thay vì đi vào nền tảng là sản xuất, theo ông, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nhất là doanh nghiệp trẻ đã quan tâm tới kinh tế sáng tạo và lấy sáng tạo là con đường đi chiến lược của mình hay chưa?

CEO Phạm Kim Hùng: Sau 3 năm du học ở Mỹ trở về Việt Nam, tôi thấy có những thay đổi nhất định trong nhận thức. Tôi biết nhiêu người còn rất trẻ song đã dám tách ra và sẵn sàng làm những điều mà mình muốn. Nguồn gốc sâu xa của sáng tạo là sự đam mê, có nghĩa là bạn sẵn sàng làm cái gì bạn cho là đúng và có giá trị. Những điều đó càng ngày càng được nhân rộng và đặc biệt trong môi trường đại học hiện tại. Tôi cho rằng đó là một dấu hiệu rất tốt.

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa thứ trưởng Nguyễn Văn Lạng, tôi có nghe các doanh nghiệp kể lại một câu nói của thứ trưởng rằng "Việt Nam là một nước đi sau và chúng ta phải đi tắt đón đầu, tuy nhiên phải chấp nhận mạo hiểm. Nhưng mạo hiểm phải có căn cứ để thành công. Đã là doanh nghiệp thì cần có ý chí sáng tạo và sự tham vọng". Vậy thứ trưởng có những đánh giá gì về những thành công bước đầu của cộng đồng doanh nghiệp như vậy?

TT Nguyễn Văn Lạng: Tôi cho rằng sáng tạo đồng nghĩa với mạo hiểm, sáng tạo đồng nghĩa với những ý tưởng những ước mơ thậm chí là tham vọng, mạo hiểm. Nếu không có sự mạo hiểm thì sẽ không có những sản phẩm sáng tạo. Những ý tưởng mà mình đưa ra đôi khi chỉ là do một cá nhân hay một nhóm nhưng nếu thành công nó có thể làm thay đổi căn bản hay thậm chí là cả một lĩnh vực không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn cầu.

Nếu không thành công, đó chỉ là sự đổ vỡ của một nhóm với chi phí không lớn.

Tôi cũng từng là doanh nhân trẻ, năm 1979 tôi từng làm giám đốc của lâm trường lớn nhất Đắc Lăk với hàng nghìn công nhân và bây giờ có những bạn trẻ còn trẻ hơn tôi rất nhiều.

Cách đây 1 tuần tôi đã đến thăm Naiscorp và TOSY. Sau đó, chúng tôi cũng tạo điều kiện cho NaisCorp trong một chương trình sắp tới. Sau đó tôi có vào dự Fesival cà phê Trung Nguyên, tôi đã tiếp xúc với lãnh đạo của Trung Nguyên và các nhà khoa học trong lĩnh vực này.

Ở Việt Nam chưa hẳn có một ngành có thể nói là sáng tạo nhưng ở đâu đó, ở từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương đã xuất hiện khá nhiều cá nhân, tập thể, những công ty thậm chí có những tập đoàn lớn đã bước vào lĩnh vực kinh tế sáng tạo.

Nhiều doanh nghiệp đã thành công với kinh tế sáng tạo
 
 
TT Nguyễn Văn Lạng: Nói về các doanh nghiệp, TOSY vừa thành công trong sản phẩm đĩa bay với 3,5 triệu USD đơn đặt hàng. TOSY cũng đã làm ra robot pingpong (bóng bàn). Khi tôi đặt câu hỏi rằng các nước tiên tiến như Nhật, Mỹ đã làm trước chúng ta rất lâu và họ cũng rất giỏi, vậy tại sao các bạn vẫn lao vào con đường này? Ông chủ của TOSY đã nói với tôi rằng các nước làm nhưng giá thành cao hơn chúng tôi rất nhiều. Chúng tôi có thẻ làm ra con người máy với chi phí thấp hơn hẳn sản phẩm cùng loại của các nước khác.

Tham vọng của TOSY là đạt doanh số hàng tỷ USD thậm chí là 2 tỷ USD, một con số rất cụ thể trong một thập kỷ tới. Tôi nghĩ đó là điều kiện đầu tiên, quan trọng và tiên quyết cho việc phát triển một nền kinh tế sáng tạo

Tôi vừa đọc được thông tin về một bạn ở Mỹ đã hơn 30 năm, bạn này cũng vừa trở về gặp tôi trong ít ngày và tháng 6 sẽ quay trở lại Việt Nam. Bạn là phụ tá cho một nhà khoa học ở Mỹ, người đã đưa ra một công nghệ mới và nếu thành công, công nghệ này ra đời thì tất cả khiếm khuyết của các công nghệ điện tử bán dẫn và chip hiện nay sẽ được khắc phục. Đương nhiên từ ý tưởng phát mình tới thiết kế thành sản phẩm rồi trở thành thương mại hóa lại còn là một quá trình nữa dài. Google, Starburg, Trung Nguyên cũng là như vậy.

TT Nguyễn Văn Lạng: Dù thế nào Việt Nam cũng có những điều kiện để phát triển nông nghiệp nhiệt đới và thực sự chúng ta có khả năng trở thành cường quốc về nông nghiệp mặc dù chúng ta sản xuất chủ yếu là sản phẩm thô và giá trị còn thấp. Rõ ràng gạo, cà phê, cao su, hạt điều và một loạt nông sản khác chúng ta đang đứng Top 5, Top 10 thậm chí đứng hàng đầu thế giới vậy không có lí gì chúng ta không thể trở thành cường quốc trong xuất khẩu nông sản.

Tuy nhiên cần có những sáng tạo đem lại kết quả thực chất, thí dụ khi ăn gạo Việt người ta có thể nhận ra đây là gạo Việt Nam cũng như khi người ta sử dụng những thương hiệu nổi tiếng của Nhật, Đức, Ý...

Tôi cũng rất tán thành với ý kiến của bạn Hùng rằng công nghệ thông tin cũng là lĩnh vực chúng ta có tiềm năng. Những năm vừa qua chúng ta đã đạt được nhiều tiến bộ trong lĩnh vực này. Tất nhiên điều gì cũng phải bắt đầu từ những thứ đơn giản, quy mô nhỏ. Thí dụ như công ty OMI là công ty online đầu tiên tại Việt Nam, giờ đây có doanh số rất lớn, năm ngoái là hơn 30 tỷ đồng, năm nay là 60-70 tỷ đồng và hiện nay đã thành lập nhiều trường online với hàng triệu người truy cập. Tôi cho rằng đó là ý tưởng tuyệt vời của những người rất trẻ.

Sáng tạo là hành trình cô đơn

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa TS Alan Phan, có một thực tế là hiện nay có những doanh nghiệp thường đưa ra tuyên bố gây sửng sốt dư luận là nhất thế giới. Ví dụ, lãnh đạo FPT từng muốn trở thành số 1 trong lĩnh vực phần mềm, Bkis từng có tham vọng có được phần mềm diệt virus tốt nhất thế giới nhưng kết quả vẫn chưa đạt được như vậy. Ông nghĩ sao về điều đó?

TS Alan Phan: Thực tình quy trình sáng tạo, quy trình thiết lập một doanh nghiệp thành công đòi hỏi thời gian và nhiều cố gắng, phải nói đó là một hành trình rất cô đơn và chịu nhiều thất bại.

Vừa rồi sau cuộc du hành nói chuyện với doanh nghiệp, với sinh viên từ thành phố Hồ Chí Minh tới Hà Nội, tôi thấy rằng có rất nhiều sự tương phản giữa sự mặc cảm tự tôn hay đưa ra những lời phô trương phiếm diện và sự mặc cảm tự ti.

Thực sự tôi muốn nói tư duy của doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi, đó là tư duy dám chấp nhận thất bại và không sợ thất bại. Tôi có viết một bài về sự xấu hổ và che đậy sự xấu hổ. Thực tình thất bại không phải là điều đáng xấu hổ, nghèo khó cũng không phải là điều phải xấu hổ vì đó chỉ là một tình trạng tạm thời, mình có thể thay đổi mọi thứ.

TS. Alan Phan - Ảnh: Nguyễn Hoàng

Tôi không có ý kiến về những doanh nghiệp đưa ra lời tuyên bố họ sẽ số 1, số 2 hay sẽ nắm vững thị phần thế giới. Những điều đó tôi nghĩ không quan trọng, điều quan trọng là làm được gì.

Tôi cũng thường khuyên các doanh nghiệp Việt, nếu chưa làm gì thì có thể bỏ ra 1 USD mua DVD phim The Social Network về xem. Đó là bộ phim nói về những ngày đầu tiên của Chủ tịch trang mạng xã hội Facebook. Với sự giúp đỡ 1.000 USD của anh bạn cùng phòng, 4 năm sau mạng xã hội này được Goldman Sachs đánh giá là trị giá 60tỷ USD. Đó là một minh chứng hùng hồn nhất cho giá trị của sự sáng tạo.

Như tôi nói sự sáng tạo là một hành trình rất cô đơn, như tổng thống Mỹ Kennedy ngày trước có nói "thành công có rất nhiều cha mẹ nhưng thất bại là một đứa con hoang", tức là không ai thừa nhận hết". Vì vậy phải biết chấp nhận thất bại và cứ cắm cúi mà làm thôi. Rồi thời gian sẽ trả lời.

Nhà báo Phạm Huyền: Vậy, là chủ một doanh nghiệp trẻ về công nghệ thông tin, ông Hùng có thể chia sẻ với chúng tôi về mục tiêu của NES, về tham vọng của NES được chứ?

CEO Phạm Kim Hùng: Trước tiên, tôi xin kết nối ý kiến của TS Alan Phan và TT Lạng về vấn đề này. Tôi cũng cho rằng, sự sáng tạo đòi hỏi phải mạo hiểm. Tôi đã đọc một cuốn sách nói về những thành công làm thay đổii thế giới, họ phân tích sự thành công của hai biểu tượng Steve Jobs và Bill Gates. Thứ nhất điều kiện để có được sáng tạo như thế là họ có một môi trường học tập tốt, họ có niềm đam mê công nghệ thông tin, họ đã làm việc hơn 10.000 giờ để tích cóp kinh nghiệm cho mình. Hơn nữa họ còn trẻ, họ sẵn sàng mạo hiểm cuộc sống của mình để làm một thứ hoàn toàn mới mà không có sự đảm bảo chắc chắn về thất bại hay thành công.

Tôi muốn nói sự sáng tạo cần những người trẻ và dám mạo hiểm, say mê làm việc mà không quá lo lắng vẻ những thất bại có thể xảy đến. Khi chúng ta đã có tuổi và đã có gia đình chúng ta không đủ thời gian để thử nghiệm và chấp nhận những thất bại. Nói tóm lại để có được sự sáng tạo cần có hai yếu tố đó là môi trường ươm mầm sự sáng tạo và sự đam mê chấp nhận thất bại.

Nhà báo Phạm Huyền: Cảm ơn ông, nhưng tôi vẫn rất tò mò về tham vọng của ông khi thành lập NES. Ông có thể chia sẻ ước mơ, hoài bão, tham vọng của công ty của mình không?

CEO Phạm Kim Hùng: Trong thời gian học ở Mỹ tôi đã rất may mắn được học trong một môi trường mà sự sáng tạo được coi là tôn chỉ. Điều tôi học được ở đó không chỉ là kiến thức mà còn là ý chí sáng tạo của mọi người. Ở Mỹ có những sự khác biệt rất lớn so với Việt Nam, mọi người đều rất mong muốn tạo ra cái mới. Những thầy cô tưởng rằng chỉ trao cho chúng ta kiến thức nhưng cũng là người truyền cho sinh viên nhiệt huyết sáng tạo. Họ sẵn sàng giúp đỡ sinh viên nếu bạn có ý tưởng.

Ví dụ như khi Google mới thành lập họ không có những máy chủ tốt để có thể tạo ra search và họ đã sử dụng chính cơ sở vật chất trong trường.

Tham vọng của tôi đơn giản là từ ngành công nghệ thông tin này, làm được điều gì có ích, hiện tại chúng tôi đang hướng tới muc tiêu sử dụng internet để tạo ra những nền tảng online giúp đỡ cho công việc hàng ngày.

Nhà báo Phạm Huyền: Tại Việt Nam có Socbay của Naiscorp. Trong một hội nghị gần đây về phát triển công nghệ thông tin có ý kiến lo ngại rằng ứng dụng này không thể nào cạnh tranh được với Google. Xin hỏi TS Alan Phan, nếu cứ loay hoay so sánh mình với những người khổng lồ đó đâu sẽ là thị trường "ngách" cho doanh nghiệp Việt Nam phát huy được sự sáng tạo?

TS Alan Phan: Như tôi đã nói sáng tạo là sự suy nghĩ đặc thù và khác biệt, nếu cứ đi theo chân người khổng lồ thì sẽ không bao giờ bắt kịp họ, vì thế cần cóm một lối đi khác. Thị trường toàn cầu là một thị trường lớn nên có nhiều khoảng rất tốt để doanh nghiệp Việt Nam phát triển. Không nhất thiết phải tuyên bố rằng ta sẽ chiếm ngự thị trường, sẽ hạ gục Google, Yahoo hay Intel. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có cách tìm được thị trường tiềm năng cho mình. Dù đi sau nhưng cũng không có gì phải ngần ngại.

Tác giả: Diễn đàn kinh tế Việt Nam
 


 
Tấm gương
  Sợ nhất là dân không muốn nói nữa  
  Soichiro Honda: Không thất bại sẽ không bao giờ thành công  
  Sống chủ động trong thông tin toàn cầu  
  Sống trọn vẹn từng ngày  
  Steve Jobs & Thiền  
  Steve Jobs kể về cuộc đời và cái chết trong diễn văn bất hủ  
  Sự biến dạng tâm lý xã hội dưới tác động của tham nhũng  
  Sử gia trực bút, dẫu chết không dời  
  Sự thật - nhìn thẳng và thấy rõ!  
  Sự tích Đức Phật A Di Đà  
  Sức mạnh của lòng từ  
  Suy giảm kinh tế, VN không phải là câu chuyện riêng biệt  
  Suy tư của dân thời khủng hoảng  
  Tadashi Yanai, người giàu nhất Nhật Bản  
  Tạm bợ và giảng dạy  
  Tâm lý tiểu nông và toàn cầu hóa kinh tế ở VN  
  Tạo khuôn khổ cho nhóm lợi ích  
  Thà dạy giới tính từ sớm còn hơn để trẻ "chạy lung tung"  
  Thái độ sống - Nguyễn Tất Thịnh  
  Tham nhũng giáo dục kéo lùi Việt Nam  
  Thất bại là quá trình học hỏi  
  Thế giới này không phải của ta  
  Thế nào là phật pháp?  
  Thiếu can đảm nhiều người bỏ cuộc quá sớm  
  Thiếu tầm nhìn - khó giàu  
  Thư của cố tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng  
  Thủ tướng TQ viết đơn xin việc bằng máu  
  Thuật xử thế của người xưa – 01. MỞ ĐẦU CÂU CHUYỆN  
  Thuật xử thế của người xưa – 02. HÌNH ẢNH MỘT XỬ NỮ NGÀY XƯA  
  Thuật xử thế của người xưa – 03. ÔNG GIÀ HỌ MÃ MUA...  
  Thuật xử thế của người xưa – 04. CHUYỆN CON VE SẦU VÀ NƯỚC NGÔ  
  Thuật xử thế của người xưa – 05. TIẾNG ĐÀN BÀN QUỐC SỰ  
  Thuật xử thế của người xưa – 06. THUẦN VU KHÔN THỬ TÀI TRÂU KỴ  
  Thuật xử thế của người xưa – 07. QUAN DỞ ĐƯỢC KHEN, QUAN GIỎI...  
  Thuật xử thế của người xưa – 08. NHÂN VÀ TRÍ  
  Thuật xử thế của người xưa – 10. BIỂN CÁ LỚN  
  Thuật xử thế của người xưa – 11. THẾ NÀO LÀ ĂN TRỘM  
  Thuật xử thế của người xưa – 12. MẠO BIỆN CỨU TRI KỶ  
  Thuật xử thế của người xưa – 13. TÍN LĂNG QUÂN KẾT BẠN  
  Thuật xử thế của người xưa – 14. ĐẸP VÀ XẤU  
  Thuật xử thế của người xưa – 15. CÁI GHEN CỦA NÀNG TRỊNH TỤ  
  Thuật xử thế của người xưa – 16. CỐT CÁCH CỦA MỘT NHÂN TÀI  
  Thuật xử thế của người xưa – 17. DIỆN MẠO CỦA MỘT TƯỚNG TÀI  
  Thuật xử thế của người xưa – 19. Khi Triệu Quát được phong tướng  
  Thuật xử thế của người xưa – 20. QUỶ CỐC THỬ TÀI HỌC TRÒ  
  Thuật xử thế của người xưa – 21. TỂ TƯỚNG ÁN ANH, QUÝ TRỌNG VỢ  
  Thuật xử thế của người xưa – 22. HỌ CHẾT VÌ... QUẢ ĐÀO  
  Thuật xử thế của người xưa – 23. Thế nào là “Công pháp bất vị thân”  
  Thuật xử thế của người xưa – 24. VÔ CỚ HẠI NGƯỜI LÀ CÁI CỚ...  
  Thuật xử thế của người xưa – 25. MỘT BÀ HOÀNG GIỮ TIẾT  
  Thuật xử thế của người xưa – 26. KHỔNG TỬ VÀ CUỘC HÒA HỘI LỖ TỀ  
  Thuật xử thế của người xưa – 27. CÁCH HỐI LỘ VÀ NHẬN HỐI LỘ  
  Thuật xử thế của người xưa – 28. TẤM LÒNG QUẦN THẦN  
  Thuật xử thế của người xưa – 29. CUỘC CHUẨN BỊ VĨ ĐẠI  
  Thuật xử thế của người xưa – 30. LO TRONG VÀ LO NGOÀI  
  Thuật xử thế của người xưa – 31. NGƯỜI NƯỚC SỞ LÀM DẤU...  
  Thuật xử thế của người xưa – 32. HÀ BÁ CƯỚI VỢ  
  Thuật xử thế của người xưa – 33. LÀM THẾ NÀO ĐỂ DÂN ĐỒNG LOẠT  
  Thuật xử thế của người xưa – 34. KHEN CHÊ CŨNG ĐỀU CÓ TỘI  
  Tiến hoá và cách mạng để không lỡ nhịp WTO  
  Tiếng kêu của chim cú mèo  
  Tiếp thị như Dân chủ và Tiếp thị vì Dân chủ  
  Tiếp thị số và 5 phút với GS Quelch  
  Tiết kiệm từ thói quen "của đau con xót  
  Tiêu chuẩn người có học  
  Tìm hiểu về Phật giáo: danh sách 29 vị Phật trong quá khứ và tương lai  
  Tìm hiểu về Phật giáo: Phật - Bồ Tát - Chúng Sanh  
  Tìm trong vô thường  
  Tin nhắn cuối cùng sau trận động đất  
  Tín đồ doanh nhân  
  Tình bạn cao quý  
  Tình cảm đẹp của một người ăn xin  
  Tinh thần ROWAN  
  Tình yêu và sắc đẹp dưới cái nhìn của đức phật  
  Tôi rất mê những người tài  
  Tổng thư ký LHQ nói về quyền lực  
  Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp  
  Tranh cử thực sự để chọn đúng người lãnh đạo  
  Trí thức phải vừa có Trí dục vừa phải có Đức dục  
  Trói chân sáng tạo  
  Trong cuộc sống có phép nhiệm màu  
  Trực tuyến với người hùng FPT: Phải dám mơ to  
  Trực tuyến: Mở cánh cửa truyền thông Việt - Mỹ  
  Tự do sinh ra con người  
  Tự do tư tưởng gặp rủi ro  
  Tư duy tổng thể: Vấn nạn lớn của giáo dục Việt Nam  
  Từ Hệ tư tưởng đến Hệ giá trị  
  Từ ổ chuột bước vào Harvard  
  Tuổi nào có thể làm giàu?  
  Tuổi thơ cùng khổ của Tổng thống Hàn Quốc  
  Tượng vàng  
  Tỷ phú cho đi nửa gia tài vì lời hứa thời trai trẻ  
  Tỷ phú tự thân trẻ nhất châu Á  
  Vài số liệu về ngành giáo dục Mỹ (1)  
  Vấn đề của giáo dục Việt Nam là sự tha hóa  
  Về giáo dục của Việt Nam trong nền kinh tế thị trường  
  Về một số bất cập trong giáo dục  
  Về nghệ thuật - 1  
  Về nghệ thuật - 2  
  Vì một nền giáo dục “tốt và công bằng” - phần 1  
Trang 3/4 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4  Trang sau