Tấm gương
Soichiro Honda: Không thất bại sẽ không bao giờ thành công
 

Thành công trong kinh doanh không chỉ là kết quả của việc kết hợp kỹ thuật siêu việt, ý thức cao về mẫu mã và chất lượng, mà còn phải trọng dụng nhân tài, biết lắng nghe ý kiến của cấp dưới. Quan trọng hơn cả là phải quyết tâm biến những giấc mơ của mình thành hiện thực. Với ông không có thất bại sẽ không bao giờ có thành công.

Học hành không đến nơi đến chốn

Soichiro Honda sinh năm 1906, tại một thị trấn nhỏ gần thành phố Hamamatsu ở miền Trung nước Nhật. Nhà đông anh em, lại rất nghèo khó, bố ông là một thợ rèn. Từ nhỏ ông đã tỏ ra hiếu kỳ và thích thú như muốn tò mò tìm hiểu tại sao cái máy lại chạy được.

Chưa đến tuổi đi học nhưng Soichiro đã tỏ ra rất sáng tạo và khéo tay, nhất là những thứ liên quan đến máy móc, kỹ thuật. Ông đã từng mày mò đục đẽo, cắt gọt, thiết kế cả một chiếc máy bay bằng tre nhưng có bộ phận như động cơ làm bằng dây cao su.

Nhưng khi đi học Soichiro lại không hề chăm chỉ, cần cù như cha mẹ mong muốn. Đã thế, ông còn bị đánh giá là một học sinh cá biệt. Soichiro đã từng khắc con dấu giả tên của cha mình để đóng dấu thay cho ký tên vào sổ liên lạc.

Nghịch ngợm là thế nhưng ngược lại Soichiro lại rất thông minh. Mới 8 tuổi nhưng Soichiro đã tự thiết kế và lắp cho mình một chiếc xe đạp. Khi xuất hiện những chiếc ôtô đầu tiên, Soichiro quan sát rất kỹ và tìm mọi cách cải thiện, sửa sang chiếc xe đạp của mình.

Thời niên thiếu Soichiro thoáng trông thấy một chiếc ôtô chạy trên đường. Vật chuyển động đó đã gieo vào lòng ông những suy nghĩ sau này mình phải thiết kế một thứ tương tự.

Năm 1922, Soichiro bỏ học lên Tokyo làm việc tại một cửa hàng sửa chữa ôtô. Ông muốn mình sẽ được làm thứ gì đó với máy móc ôtô nhưng vì quá bé và chưa học xong phổ thông nên ông chỉ được làm nội trợ và trông coi những đứa trẻ cho gia đình ông chủ.


Chiếc xe đầu tiên mang tên Honda (Honda A-type)


Biến sắt vụn thành "vàng"

Năm 1923, một trận động đất bất ngờ xảy ra đã xóa sổ cả xưởng ôtô này cùng gần như toàn bộ chủ, thợ trong giây phút. Như một phép lạ, Soichiro là một trong hai người sống sót.

Đứng dậy từ sự đổ nát, Soichiro thành lập một cơ sở nghiên cứu, chế tạo xe máy mang tên Honda Technical Research Institute. Ông vừa là chủ, vừa là người nghiên cứu, vừa là thợ và cũng là người bán xe. Cơ sở vật chất ban đầu của Soichiro cũng chỉ có một nhà kho bằng gỗ rộng 24 mét vuông để chế tạo những chiếc xe mô tô từ xe đạp và những động cơ máy 50 phân khối.

Sau Thế chiến thứ II, cả nước Nhật chỉ là tro tàn và đổ nát. Với kế hoạch hỗ trợ Marshall, nền kinh tế được phục hồi rất nhanh. Thế nhưng lúc đó phương tiện giao thông lại thiếu trầm trọng. Với đa số người dân và các doanh nghiệp nhỏ, họ đang cần rất gấp những phương tiện đi lại có động cơ nhưng phải gọn nhẹ, tiện lợi và tương đối rẻ tiền.

Để chuẩn bị cho công ty của mình, Soichiro đã đi lùng sục khắp thị trấn nhỏ của mình để mua lại tất cả các động cơ hai kỳ đã hỏng. Lúc đó người ta nghĩ ông chỉ là một kẻ nghèo khó, chuyên sống bằng nghề buôn bán đồng nát, sắt vụn.Thế rồi cả thị trấn nhỏ coi ông như một người điên khi thấy Soichiro bỏ ra cả một bó tiền Yên không ít để mua lại một lúc 500 động cơ của một đơn vị quân đội. Ông đã có cái mà ông đang tìm. Người đàn ông 40 tuổi khi đó rất tự tin về những việc mình muốn làm và quyết tâm làm bằng được.

Honda là người rất giàu óc sáng tạo. Từ một cơ hội bất ngờ sau Thế chiến II, ông phát hiện một loạt động cơ nhỏ dùng cho máy điện báo dã ngoại của quân đội Nhật Bản trong chiến tranh vốn đang bị bỏ phế. Honda liền mua lại số máy trên với giá rất rẻ để trang bị cho các xe đạp thông thường. Sau một thời gian mọi người phát hiện ra, loại xe đạp kỳ lạ này đã len lỏi khắp các ngõ ngách ở Nhật Bản. Soichiro Honda thu được một món tiền lớn qua vụ làm ăn này.

Khi động cơ của ông gây ra tiếng ồn lớn, ông đã có một giải pháp độc đáo là lắp thêm một chiếc động cơ nhỏ để có thể đi nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Sáng kiến và sản phẩm của Soichiro đã được hưởng ứng mãnh liệt. Từ đó cơ sở chế tạo xe máy của Soichiro Honda luôn sôi động và phát triển không ngừng. Năm 1948, Công ty Honda Motor Co. Ltd được thành lập và trở thành một tập đoàn số 1 thế giới về sản xuất xe máy.


Ông Soichiro Honda đang điều khiển chính chiếc xe mình làm ra. Ảnh Wiki.jpg


Kết quả quan trọng hơn bằng cấp

Khi còn đang theo học Trường Kỹ thuật Hama -Matsu, ông chỉ quan tâm đến những môn có liên quan đến bạc pít-tông, ngoài ra chẳng chịu ghi chép các môn khác và bỏ cả dự thi. Hiệu trưởng đã phải cảnh báo về vấn đề bằng cấp, thì ông đáp lại rằng một tấm bằng có giá trị thua một cái vé xem phim. "Vé giúp cho ta có chỗ ngồi trong rạp chiếu bóng, còn tấm bằng chưa chắc giúp ta kiếm được việc làm!". Từ bỏ bằng cấp, ông quyết định làm giàu theo cách của mình.

Khi là người đứng đầu của một tập đoàn lớn ông luôn đối xử các nhân viên của mình như người trong gia đình. Đặc biệt từ kinh nghiệm bản thân, ông khuyến khích và động viên những người không có đầy đủ bằng cấp nhưng có khả năng thật sự. Với ông, cơ hội là như nhau với mọi nhân viên. Kết quả làm việc là trên hết chứ không phải là bằng cấp.

Với việc đánh giá con người trong công việc, Honda không dùng từ "năng lực". Ông cho rằng giữa người với người không có sự phân biệt năng lực tốt xấu, chỉ tồn tại cá tính khác nhau. Bất kỳ người nào, chỉ cần đặt họ vào vị trí thích đáng, thì có thể phát huy đầy đủ thực lực của mình. Mặt khác, không nên chọn lựa những người phù hợp với mong muốn của mình, bởi vì những người không vừa mắt mình có thể là người có tài.


Honda khai trương chiếc ô tô đầu tiên. Ảnh Wiki

Tôn trọng nhân viên, ưu đãi nhân tài

Kỳ tích mà Honda tạo ra còn do việc ông tôn trọng nhân viên, cổ vũ khả năng tư duy sáng tạo độc lập của họ. Ông luôn tạo ra môi trường làm việc để tất cả công nhân đều có cơ hội thể hiện mình, làm cho họ cảm thấy mình đã và đang liên hệ chặt chẽ với một công việc quan trọng trong công ty. Nếu không giao cho nhân viên quyền lực, rõ ràng họ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào, và như vậy sẽ không bảo đảm được chất lượng sản phẩm. Với phương cách giao trách nhiệm cho công nhân, Honda có thể loại những sản phẩm không hợp quy cáchngay từ khâu chọn lựa nguyên liệu, linh kiện, cả đến các giai đoạn lắp ráp mà không cần đến người kiểm nghiệm.

Honda rất chú trọng việc bồi dưỡng nhân tài, mời người mới. Khi khai thác phát triển loại xe máy mới, ông luôn tín nhiệm sử dụng một cách có ý thức những nhà nghiên cứu trẻ. Mặc dù nếu chỉ kiểm tra riêng về mặt kỹ thuật thì lớp kỹ thuật lâu năm đương nhiên là có, song họ cũng dễ đi vào con đường mòn nghiên cứu trước đây, không thích ứng kịp với sự thay đổi của thị trường. Vì vậy, khi chế tạo một thế hệ sản phẩm mới, Honda luôn sử dụng một loạt người mới thực hiện cho kế hoạch của mình.

Đồng thời để cổ vũ lòng say mê sáng tạo và tích cực trong công việc, ông cũng đưa ra nhiều chế độ ưu đãi đối với công nhân. Khi nhân viên đề xuất một ý tưởng hợp lý được đưa vào sử dụng, sẽ cho điểm căn cứ vào mức độ quan trọng của ý tưởng mà họ đưa ra. Nếu ý tưởng đó đạt 300 điểm, sẽ được nhận "giải thưởng Honda" gấp 10 lần.

Ngoài ra hàng năm, công ty còn phát hai lần tiền thưởng và nhiều mặt hàng phúc lợi cho nhân viên. Cán bộ, công nhân viên trên 70% có xe máy và xe ôtô do công ty sản xuất. Honda cũng rất quan tâm đến đời sống tinh thần của nhân viên, ông cho rằng: con người không phải là cái máy, nếu một nhà máy đem con người đặt ngang bằng với máy móc, thì xí nghiệp đó không thể phát triển lâu dài.

Chất lượng là số 1

Năm 1959, Honda mở đại lý đầu tiên ở Mỹ. Thay vì bán qua hệ thống phân phối hiện có của Mỹ, Honda có một cách tiếp cận khác thường. Ông bán ở bất cứ nơi đâu mà ông nghĩ là có thể thu hút khách hàng. Lúc đó, tổng cộng thị trường Mỹ tiêu thụ dưới 5.000 chiếc mỗi tháng. Nhưng chỉ trong vòng 2 năm, xe máy Honda bán chạy hơn tất cả những thương hiệu khác tại Mỹ.

Đến năm 1963, công ty Honda đã bán được 7.800 chiếc, đến 1984 đã bán được hơn 10 triệu chiếc Honda 50 phân khối. Kết quả đáng nể này là nhờ chất lượng của sản phẩm và một chiến dịch quảng cáo tuyệt vời. Thay vì nhắm vào đối tượng mê xe truyền thống, Honda dùng khẩu hiệu: "Bạn gặp những người dễ thương nhất trên một chiếc Honda". Chiến dịch này nhắm vào thị trường gia đình, và đã thành công rực rỡ. Honda tiếp tục thống lĩnh thị trường xe máy (bán chạy hơn xe Triumph ở Anh và Harley-Davidson ở Mỹ).

Ông Soichiro Honda làm việc cùng các cộng sự. Ảnh Wiki.jpg

Honda luôn coi chất lượng sản phẩm là sinh mệnh của công ty. Nguyên tắc của ông là: không nên chỉ chú ý đến việc kiếm tiền mà đưa ra những sản phẩm tiêu thụ chất lượng kém, đó là một công ty không có tiền đồ.

Đối với ông: "Thành công trong 1% trên cơ sở thất bại của 99%, không được sợ thất bại. Song đối với những sản phẩm sau khi đã hoàn thành việc nghiên cứu khai thác đưa ra tiêu thụ không cho phép để thất bại". Ông rất ghét những người nói đại loại kiểu: "Trong hàng triệu sản phẩm có một cái thứ phẩm, đó là điều dĩ nhiên". Ông cho rằng, sản phẩm mà công ty sản xuất ra một năm bất kể là 1 chiếc hay là 100 chiếc, nếu phát hiện ra một sản phẩm không hợp cách, cho dù đã xếp lên tàu cũng phải dỡ xuống toàn bộ để kiểm tra lại.

Honda không dừng lại đó, ông tiếp tục con đường tìm tòi, sáng tạo để nâng cao chất lượng sản phẩm và làm ra những mẫu mã mới. Ông đi khắp thế giới để nghiên cứu thị trường và tìm hiểu về kỹ thuật.

Máy khoẻ, gọn, nhẹ và không ồn là những ưu thế của xe Honda lúc bấy giờ. Ngoài ra Honda còn có một ưu điểm nữa mà không một loại xe máy nào lúc đó làm được là, xe không bao giờ bị chảy dầu, bởi các chi tiết được sản xuất một cách chính xác đến hoàn hảo. Cũng bắt đầu từ đây, các sản phẩm xe máy Honda nhanh chóng chinh phục thị trường một cách nhanh không ngờ.

Nếu như người Mỹ tự hào có Henry Ford thì người Nhật lại tự hào có Honda. Sự thành công của Soichiro Honda đã đánh thức thế hệ trẻ luôn tin vào chính những khả năng bản thân mình để dũng cảm vượt qua bằng ý chí như một kỳ tích.

 


 
Tấm gương
  Sống chủ động trong thông tin toàn cầu  
  Sống trọn vẹn từng ngày  
  Steve Jobs & Thiền  
  Steve Jobs kể về cuộc đời và cái chết trong diễn văn bất hủ  
  Sự biến dạng tâm lý xã hội dưới tác động của tham nhũng  
  Sử gia trực bút, dẫu chết không dời  
  Sự thật - nhìn thẳng và thấy rõ!  
  Sự tích Đức Phật A Di Đà  
  Sức mạnh của lòng từ  
  Suy giảm kinh tế, VN không phải là câu chuyện riêng biệt  
  Suy tư của dân thời khủng hoảng  
  Tadashi Yanai, người giàu nhất Nhật Bản  
  Tạm bợ và giảng dạy  
  Tâm lý tiểu nông và toàn cầu hóa kinh tế ở VN  
  Tạo khuôn khổ cho nhóm lợi ích  
  Thà dạy giới tính từ sớm còn hơn để trẻ "chạy lung tung"  
  Thái độ sống - Nguyễn Tất Thịnh  
  Tham nhũng giáo dục kéo lùi Việt Nam  
  Thất bại là quá trình học hỏi  
  Thế giới này không phải của ta  
  Thế nào là phật pháp?  
  Thiếu can đảm nhiều người bỏ cuộc quá sớm  
  Thiếu tầm nhìn - khó giàu  
  Thư của cố tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng  
  Thủ tướng TQ viết đơn xin việc bằng máu  
  Thuật xử thế của người xưa – 01. MỞ ĐẦU CÂU CHUYỆN  
  Thuật xử thế của người xưa – 02. HÌNH ẢNH MỘT XỬ NỮ NGÀY XƯA  
  Thuật xử thế của người xưa – 03. ÔNG GIÀ HỌ MÃ MUA...  
  Thuật xử thế của người xưa – 04. CHUYỆN CON VE SẦU VÀ NƯỚC NGÔ  
  Thuật xử thế của người xưa – 05. TIẾNG ĐÀN BÀN QUỐC SỰ  
  Thuật xử thế của người xưa – 06. THUẦN VU KHÔN THỬ TÀI TRÂU KỴ  
  Thuật xử thế của người xưa – 07. QUAN DỞ ĐƯỢC KHEN, QUAN GIỎI...  
  Thuật xử thế của người xưa – 08. NHÂN VÀ TRÍ  
  Thuật xử thế của người xưa – 10. BIỂN CÁ LỚN  
  Thuật xử thế của người xưa – 11. THẾ NÀO LÀ ĂN TRỘM  
  Thuật xử thế của người xưa – 12. MẠO BIỆN CỨU TRI KỶ  
  Thuật xử thế của người xưa – 13. TÍN LĂNG QUÂN KẾT BẠN  
  Thuật xử thế của người xưa – 14. ĐẸP VÀ XẤU  
  Thuật xử thế của người xưa – 15. CÁI GHEN CỦA NÀNG TRỊNH TỤ  
  Thuật xử thế của người xưa – 16. CỐT CÁCH CỦA MỘT NHÂN TÀI  
  Thuật xử thế của người xưa – 17. DIỆN MẠO CỦA MỘT TƯỚNG TÀI  
  Thuật xử thế của người xưa – 19. Khi Triệu Quát được phong tướng  
  Thuật xử thế của người xưa – 20. QUỶ CỐC THỬ TÀI HỌC TRÒ  
  Thuật xử thế của người xưa – 21. TỂ TƯỚNG ÁN ANH, QUÝ TRỌNG VỢ  
  Thuật xử thế của người xưa – 22. HỌ CHẾT VÌ... QUẢ ĐÀO  
  Thuật xử thế của người xưa – 23. Thế nào là “Công pháp bất vị thân”  
  Thuật xử thế của người xưa – 24. VÔ CỚ HẠI NGƯỜI LÀ CÁI CỚ...  
  Thuật xử thế của người xưa – 25. MỘT BÀ HOÀNG GIỮ TIẾT  
  Thuật xử thế của người xưa – 26. KHỔNG TỬ VÀ CUỘC HÒA HỘI LỖ TỀ  
  Thuật xử thế của người xưa – 27. CÁCH HỐI LỘ VÀ NHẬN HỐI LỘ  
  Thuật xử thế của người xưa – 28. TẤM LÒNG QUẦN THẦN  
  Thuật xử thế của người xưa – 29. CUỘC CHUẨN BỊ VĨ ĐẠI  
  Thuật xử thế của người xưa – 30. LO TRONG VÀ LO NGOÀI  
  Thuật xử thế của người xưa – 31. NGƯỜI NƯỚC SỞ LÀM DẤU...  
  Thuật xử thế của người xưa – 32. HÀ BÁ CƯỚI VỢ  
  Thuật xử thế của người xưa – 33. LÀM THẾ NÀO ĐỂ DÂN ĐỒNG LOẠT  
  Thuật xử thế của người xưa – 34. KHEN CHÊ CŨNG ĐỀU CÓ TỘI  
  Tiến hoá và cách mạng để không lỡ nhịp WTO  
  Tiếng kêu của chim cú mèo  
  Tiếp thị như Dân chủ và Tiếp thị vì Dân chủ  
  Tiếp thị số và 5 phút với GS Quelch  
  Tiết kiệm từ thói quen "của đau con xót  
  Tiêu chuẩn người có học  
  Tìm hiểu về Phật giáo: danh sách 29 vị Phật trong quá khứ và tương lai  
  Tìm hiểu về Phật giáo: Phật - Bồ Tát - Chúng Sanh  
  Tìm trong vô thường  
  Tin nhắn cuối cùng sau trận động đất  
  Tín đồ doanh nhân  
  Tình bạn cao quý  
  Tình cảm đẹp của một người ăn xin  
  Tinh thần ROWAN  
  Tình yêu và sắc đẹp dưới cái nhìn của đức phật  
  Tôi rất mê những người tài  
  Tổng thư ký LHQ nói về quyền lực  
  Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp  
  Tranh cử thực sự để chọn đúng người lãnh đạo  
  Trí thức phải vừa có Trí dục vừa phải có Đức dục  
  Trói chân sáng tạo  
  Trong cuộc sống có phép nhiệm màu  
  Trực tuyến với người hùng FPT: Phải dám mơ to  
  Trực tuyến: Mở cánh cửa truyền thông Việt - Mỹ  
  Tự do sinh ra con người  
  Tự do tư tưởng gặp rủi ro  
  Tư duy tổng thể: Vấn nạn lớn của giáo dục Việt Nam  
  Từ Hệ tư tưởng đến Hệ giá trị  
  Từ ổ chuột bước vào Harvard  
  Tuổi nào có thể làm giàu?  
  Tuổi thơ cùng khổ của Tổng thống Hàn Quốc  
  Tượng vàng  
  Tỷ phú cho đi nửa gia tài vì lời hứa thời trai trẻ  
  Tỷ phú tự thân trẻ nhất châu Á  
  Vài số liệu về ngành giáo dục Mỹ (1)  
  Vấn đề của giáo dục Việt Nam là sự tha hóa  
  Về giáo dục của Việt Nam trong nền kinh tế thị trường  
  Về một số bất cập trong giáo dục  
  Về nghệ thuật - 1  
  Về nghệ thuật - 2  
  Vì một nền giáo dục “tốt và công bằng” - phần 1  
  Vì một nền giáo dục “tốt và công bằng” - phần 2  
  Vị Tha & tâm từ & đạo đức  
Trang 3/4 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4  Trang sau