Tấm gương
Nhân dân "chịu trách nhiệm"!

Nếu các đơn vị không có năng lực chịu trách nhiệm, sao lại có năng lực để nhận trách nhiệm?Những phân tích của TS Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm VPQH.

Người chịu trách nhiệm là "nhân dân"

"Huề cả làng" là chuyện rất khó xảy ra trong việc sử dụng tiền ngân sách. Nếu tiến hành thanh tra mãi mà "chúng ta" vẫn không làm rõ được trách nhiệm của "chúng mình", thì những người sẽ luôn luôn phải chịu trách nhiệm là nhân dân. Nhân dân sẽ phải trả giá bằng cách chịu dựng một thứ dịch vụ chất lượng thấp, hoặc sẽ phải mất thêm tiền đóng thuế để hoàn thiện công trình. Đó là chưa nói đến việc tiền đầu tư xây dựng công trình cũng là tiền của dân; tiền vay nợ để dầu tư cho công trình cũng là thứ tiền mà người dân sẽ phải trả.

Thế nhưng, nếu người dân phải chịu trách nhiệm lấy thì trả tiền cho tất cả các cơ quan chủ đầu tư, chọn thầu, tư vấn, thiết kế, giám sát ... và cả cho thanh tra nữa để làm gì? Có nhất thiết phải chi phí tốn kém như vậy chỉ để có được những thứ hàng chợ kém chất lượng hay không?

Một công trình chỉ có thể bị hư hỏng, bị kém chất lượng do lỗi của việc chọn thầu; hoặc lỗi của tư vấn thiết kế; hoặc lỗi của thi công; hoặc lỗi của giám sát; hoặc lỗi của tất cả các khâu nói trên. Không thể có chuyện sự hư hỏng, sự kém chất lượng thì có, mà nguyên nhân cho chuyện đó lại không. Hậu quả bao giờ cũng chỉ là thứ xảy ra sau như một sự tất yếu.

Không có năng lực chịu trách nhiệm, sao lại có năng lực nhận "việc"?

Công bằng mà nói, cuối cùng, một nguyên nhân cũng được tìm ra là... năng lực hạn chế.

Thế nhưng, năng lực hạn chế có phải là cơ sở để chịu trách nhiệm hạn chế hay không? Nếu anh không có năng lực chọn thầu tại sao anh lại nhận trách nhiệm chọn thầu? Nếu anh không có năng lực thiết kế tại sao lại nhận trách nhiệm thiết kế? Rồi thì thi công, giám sát... cũng thế! Không có năng lực chịu trách nhiệm, sao lại có năng lực nhận trách nhiệm?

Gần đây, người ta thích quy trách nhiệm cho việc "không đủ năng lực", "hạn chế về kinh nghiệm". Nếu tất cả là do năng lực "yếu" thì trách nhiệm thuộc về người đã giao việc cho người không có năng lực. Có ai bắt một người không biết bơi phải bơi qua sông để đưa thư không? Nếu các đơn vị tham gia công trình không đủ năng lực về kỹ thuật, về chuyên môn mà vẫn được giao việc thì ... thật kỳ lạ. Ai sẽ chịu trách nhiệm về việc này?

Các quyền và nghĩa vụ dân sự đương nhiên phát sinh do quan hệ hợp đồng. Nếu tiền đã được trả hết cho các đơn vị được nhận hợp đồng, thì các đơn vị này buộc lòng phải thực hiện các nghĩa vụ của mình. Ngoại trừ trường hợp các đơn vị này chứng mình được sự vi phạm của họ là bất khả kháng hoặc họ tự nhiên bị mất năng lực hành vi dân sự. Về bất khả kháng, chúng ta không thấy có hiện tượng động đất hoặc núi lửa xảy ra. Về mất năng lực hành vi, một pháp nhân thì làm thế nào để mất năng lực hành vi dân sự đây?!

Ngoài ra, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ luật cũng là thứ không biết có khó thoái thách được hay không? Nếu quả thật tất cả các đơn vị nói trên đều không đủ năng lực để đảm nhận công trình, thì tại sao lại giao trách nhiệm cho họ. Người nào giao thì người đó sẽ chối bỏ trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ luật của mình bằng cách nào đây?

Xin bỏ qua trách nhiệm chính trị, vì trách nhiệm này thì không thể nào thoái thác được. Nhưng ở một cấp nào đó người ta mới phải chịu loại trách nhiệm này.

Lòng tin của công chúnglàchìa khóa cho sự vận hành

Một hệ thống muốn vận hành yên ổn, nhanh chóng thì phải có được lòng tin của công chúng. Rủi ro là chúng ta có vẻ như đang thiếu thứ này.

Biết đâu, ý kiến của đoàn thanh tra là rất khách quan, sáng suốt, mà người dân lại không tin? Đã mất lòng tin của công chúng thì không bao giờ được công chúng chấp nhận.

Muốn giữ được lòng tin của công chúng thì phải lập luận bằng chứng cứ khách quan cho các kết luận của mình, phải tranh luận công khai với báo chí truyền thông, phải đối mặt với sự giám sát của báo chí.

Muốn có lòng tin của công chúng thì tính độc lập của cơ quan thanh tra là rất quan trọng. Nếu thanh tra lại cùng từ một "đại gia đình các dân tộc Việt Nam" thì làm sao trách được công chúng trong việc nghi ngờ về hiện tượng "bầu ơi thương lấy bí cùng"?

Muốn tìm một thanh tra độc lập ở VN thì khó, vì thanh tra phải thật sự hiểu chuyên môn, và ... phải độc lập. Cách tốt nhất trong thời điểm hiện tại là thuê giám định nước ngoài, vì họ được trả tiền rất cao và phải giữ uy tín (uy tín là tài sản lớn nhất) nên không thể bị tác động. Chỉ giám định độc lập như thế mới xác định rõ được trách nhiệm của các bên.

"Tạm" dành những công đoạn "chốt" cho người nước ngoài?

Nhưng, có thuê giám định nước ngoài, cũng chỉ để giải quyết hậu quả. Muốn tránh "rủi ro" cho các công trình lớn mà người dân rất dễ phải "chịu trách nhiệm", phải có cách để các đơn vị (tư vấn thiết kế, thi công, giám sát...) thật sự vận hành độc lập, chịu trách nhiệm về phần công việc của mình.

Muốn làm được điều này, trước hết phải chú trọng khâu "chọn thầu". Nếu khi chọn thầu, cho điểm về năng lực 80%, giá 20% thì sẽ đảm bảo năng lực hơn. Còn cách chấm chú trọng về giá như hiện nay thì ... sẽ "không đủ năng lực thực hiện công việc". Lẽ ra, chỉ xem xét giá đối với các đơn vị tham gia dự thầu đã có đủ điều kiện về năng lực kỹ thuật . Phải đấu thầu theo cách coi trọng năng lực kỹ thuật, mới giải quyết được vấn đề.

Có lẽ, với thực trạng của chúng ta hiện nay, khâu chấm thầu cũng nên thuê các tổ chức có uy tín nước ngoài, để chấm dứt hiện tượng "quân xanh, quân trắng" chăng? Người Việt Nam có thể tham gia với tư cách là một thành viên nhưng không có số điểm áp đảo. Như vậy may ra chúng ta mới đảm bảo được công bằng, tránh được sự "móc ngoặc" giữa bên A và bên B, tránh những chuyện "lại quả", tham nhũng. Có nhiều nước "đặc biệt" nổi tiếng thế giới (như Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan...) vì không biết đến tham nhũng, và ta có thể thuê họ.

Muốn đảm bảo chất lượng công trình thì phải chốt được những công đoạn quan trọng nhất. Nếu chốt được khâu chọn thầu, khâu giám sát (khâu đầu, khâu cuối) chất lượng thật sự sẽ được bảo đảm.

Khi chưa thể tin được người Việt thì hãy tạm thuê người nước ngoài. Về lâu dài, với sự vận hành của cơ chế thị trường, các công ty uy tín của Việt Nam sẽ xuất hiện. Những công ty có uy tín, bảo vệ được uy tín của mình thì sẽ có được hợp đồng. Đó là con đường đúng.

· TS Nguyễn Sĩ Dũng

 


 
Tấm gương
  Nhân loại  
  Nhân quả từ lối sống  
  Nhìn thẳng vào khủng hoảng giáo dục Việt Nam  
  Nhớ và quên  
  Những Bình Diện của Tâm Linh  
  Những hiểu lầm về Phật, Pháp, Tăng khi đi chùa của Phật tử  
  Những lời cuối cùng của Đức Phật  
  Những lời dạy của đức DALAI LAMA  
  Những lời vàng của Đức Dalai Lama đời thứ 14  
  Những điều trường Harvard dạy và không dạy bạn  
  Nới rộng khung cửa sổ Việt - Mỹ nhìn vào nhau  
  Nước Mỹ sẽ không còn dọa nạt các nước khác?  
  Nước Mỹ đã sẵn sàng cho một Tổng thống da màu?  
  Ông Lý Quang Diệu nói về nhân tài  
  Ông Lý Quang Diệu “chẩn bệnh” nước Mỹ  
  Ông trùm Donald Trump mơ làm thợ xây  
  Ông Vũ Khoan luận về ba loại quyền lực  
  Oprah: Có phải đạo Phật là con đường đi đến hạnh phúc?  
  Park Tae Joon: Có sức mạnh nhờ không tham nhũng  
  Phân bổ quyền lực sai kiềm chân quy hoạch đô thị VN  
  Phật an ủi kẻ ưu sầu  
  Phát ngôn & Hành động: Hàm cá mập và lời cầu xin của nhân dân  
  Phật tại Tâm và Phật từ Tâm  
  Phát triển lòng từ - tác giả Dalai Lama  
  Phát triển mô hình kinh doanh mới như thế nào?  
  Phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma 14  
  Qua đau khổ, khốn khó mới thấy mình hạnh phúc  
  Quốc gia nghèo đang tụt hậu  
  Quyền không cho mới thực... đáng ghét  
  Sam Walton - ông vua bán lẻ ở Mỹ  
  Sáng tạo là hành trình... cô đơn  
  Sợ nhất là dân không muốn nói nữa  
  Soichiro Honda: Không thất bại sẽ không bao giờ thành công  
  Sống chủ động trong thông tin toàn cầu  
  Sống trọn vẹn từng ngày  
  Steve Jobs & Thiền  
  Steve Jobs kể về cuộc đời và cái chết trong diễn văn bất hủ  
  Sự biến dạng tâm lý xã hội dưới tác động của tham nhũng  
  Sử gia trực bút, dẫu chết không dời  
  Sự thật - nhìn thẳng và thấy rõ!  
  Sự tích Đức Phật A Di Đà  
  Sức mạnh của lòng từ  
  Suy giảm kinh tế, VN không phải là câu chuyện riêng biệt  
  Suy tư của dân thời khủng hoảng  
  Tadashi Yanai, người giàu nhất Nhật Bản  
  Tạm bợ và giảng dạy  
  Tâm lý tiểu nông và toàn cầu hóa kinh tế ở VN  
  Tạo khuôn khổ cho nhóm lợi ích  
  Thà dạy giới tính từ sớm còn hơn để trẻ "chạy lung tung"  
  Thái độ sống - Nguyễn Tất Thịnh  
  Tham nhũng giáo dục kéo lùi Việt Nam  
  Thất bại là quá trình học hỏi  
  Thế giới này không phải của ta  
  Thế nào là phật pháp?  
  Thiếu can đảm nhiều người bỏ cuộc quá sớm  
  Thiếu tầm nhìn - khó giàu  
  Thư của cố tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng  
  Thủ tướng TQ viết đơn xin việc bằng máu  
  Thuật xử thế của người xưa – 01. MỞ ĐẦU CÂU CHUYỆN  
  Thuật xử thế của người xưa – 02. HÌNH ẢNH MỘT XỬ NỮ NGÀY XƯA  
  Thuật xử thế của người xưa – 03. ÔNG GIÀ HỌ MÃ MUA...  
  Thuật xử thế của người xưa – 04. CHUYỆN CON VE SẦU VÀ NƯỚC NGÔ  
  Thuật xử thế của người xưa – 05. TIẾNG ĐÀN BÀN QUỐC SỰ  
  Thuật xử thế của người xưa – 06. THUẦN VU KHÔN THỬ TÀI TRÂU KỴ  
  Thuật xử thế của người xưa – 07. QUAN DỞ ĐƯỢC KHEN, QUAN GIỎI...  
  Thuật xử thế của người xưa – 08. NHÂN VÀ TRÍ  
  Thuật xử thế của người xưa – 10. BIỂN CÁ LỚN  
  Thuật xử thế của người xưa – 11. THẾ NÀO LÀ ĂN TRỘM  
  Thuật xử thế của người xưa – 12. MẠO BIỆN CỨU TRI KỶ  
  Thuật xử thế của người xưa – 13. TÍN LĂNG QUÂN KẾT BẠN  
  Thuật xử thế của người xưa – 14. ĐẸP VÀ XẤU  
  Thuật xử thế của người xưa – 15. CÁI GHEN CỦA NÀNG TRỊNH TỤ  
  Thuật xử thế của người xưa – 16. CỐT CÁCH CỦA MỘT NHÂN TÀI  
  Thuật xử thế của người xưa – 17. DIỆN MẠO CỦA MỘT TƯỚNG TÀI  
  Thuật xử thế của người xưa – 19. Khi Triệu Quát được phong tướng  
  Thuật xử thế của người xưa – 20. QUỶ CỐC THỬ TÀI HỌC TRÒ  
  Thuật xử thế của người xưa – 21. TỂ TƯỚNG ÁN ANH, QUÝ TRỌNG VỢ  
  Thuật xử thế của người xưa – 22. HỌ CHẾT VÌ... QUẢ ĐÀO  
  Thuật xử thế của người xưa – 23. Thế nào là “Công pháp bất vị thân”  
  Thuật xử thế của người xưa – 24. VÔ CỚ HẠI NGƯỜI LÀ CÁI CỚ...  
  Thuật xử thế của người xưa – 25. MỘT BÀ HOÀNG GIỮ TIẾT  
  Thuật xử thế của người xưa – 26. KHỔNG TỬ VÀ CUỘC HÒA HỘI LỖ TỀ  
  Thuật xử thế của người xưa – 27. CÁCH HỐI LỘ VÀ NHẬN HỐI LỘ  
  Thuật xử thế của người xưa – 28. TẤM LÒNG QUẦN THẦN  
  Thuật xử thế của người xưa – 29. CUỘC CHUẨN BỊ VĨ ĐẠI  
  Thuật xử thế của người xưa – 30. LO TRONG VÀ LO NGOÀI  
  Thuật xử thế của người xưa – 31. NGƯỜI NƯỚC SỞ LÀM DẤU...  
  Thuật xử thế của người xưa – 32. HÀ BÁ CƯỚI VỢ  
  Thuật xử thế của người xưa – 33. LÀM THẾ NÀO ĐỂ DÂN ĐỒNG LOẠT  
  Thuật xử thế của người xưa – 34. KHEN CHÊ CŨNG ĐỀU CÓ TỘI  
  Tiến hoá và cách mạng để không lỡ nhịp WTO  
  Tiếng kêu của chim cú mèo  
  Tiếp thị như Dân chủ và Tiếp thị vì Dân chủ  
  Tiếp thị số và 5 phút với GS Quelch  
  Tiết kiệm từ thói quen "của đau con xót  
  Tiêu chuẩn người có học  
  Tìm hiểu về Phật giáo: danh sách 29 vị Phật trong quá khứ và tương lai  
  Tìm hiểu về Phật giáo: Phật - Bồ Tát - Chúng Sanh  
  Tìm trong vô thường  
  Tin nhắn cuối cùng sau trận động đất  
Trang 2/4 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4  Trang sau