Tấm gương
Tạo khuôn khổ cho nhóm lợi ích
 

TS Hoàng Ngọc Giao.


Ông cho rằng một chủ trương, chính sách bị tác động có lợi cho một nhóm nào đó tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến cộng đồng của cả một khu vực, thậm chí ảnh hưởng đến cả vấn đề lớn của quốc gia. Ông Giao nói:

- Trong mọi xã hội, các nhóm lợi ích tồn tại rất tự nhiên. Nó hình thành trên cơ sở đồng lợi ích, đồng mối quan tâm. Các nhóm lợi ích luôn tìm cách tác động lên quá trình hoạch định và ban hành chính sách để có lợi cho họ.

Những người dân có chung lợi ích

* Ông đánh giá thế nào về các nhóm lợi ích ở VN?

- Các nhóm lợi ích dễ thấy nhất là các hiệp hội nghề nghiệp, các tập đoàn, doanh nghiệp. Các nhóm này thường tác động vào những chính sách, quyết sách cụ thể như xây dựng thủy điện, việc di dời trung tâm hành chính...

Cách đây vài năm, dư luận phản đối việc một doanh nghiệp được làm dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng ở đồi Vọng Cảnh (Thừa Thiên - Huế). HĐND tỉnh họp cũng phản đối nhưng đến lúc bỏ phiếu thì 95% đồng ý với dự án, đấy chính là biểu hiện có sự tác động của nhóm lợi ích.

Ông Martin Rama, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại VN, nói khi các tập đoàn nhà nước lớn tới mức đủ sức để tác động tới chính sách thì không loại trừ khả năng những chính sách đưa ra không phải vì lợi ích của nhân dân mà là vì lợi ích của các tập đoàn.

Không chỉ quá trình ban hành các chủ trương, chính sách mà trong quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật cũng có thể có sự tác động của các nhóm lợi ích. Nhưng vì quy trình xây dựng không minh bạch, không có kênh tiếp cận thông tin nên không có tiếng nói của người dân trong quá trình ban hành văn bản pháp luật.

Ngoài ra, nhóm lợi ích có thể là những người dân có chung lợi ích khi phát sinh vấn đề từ quyết sách của chính quyền. Chẳng hạn, khi TP Hà Nội cho phép xây dựng khách sạn trong công viên Thống Nhất, người dân thấy đấy là công viên, là cây xanh... và họ cùng quan điểm phải bảo vệ nó, không để bị xâm phạm, thế là hình thành nhóm lợi ích. Các nhóm liên kết với nhau một cách rất phong phú, có thể phản ánh với báo chí, bàn tán ở quán nước...

Dự án này cuối cùng không thực hiện được vì chính quyền TP đã lắng nghe, đã thay đổi quyết định. Đấy là tác động tích cực của nhóm lợi ích.

* Như vậy, sự tồn tại của các nhóm lợi ích khác nhau trong xã hội là điều rất bình thường?

- Đúng vậy. Nhưng quan trọng là các nhóm lợi ích yếu hay mạnh đều có cơ hội như nhau để đưa tiếng nói của mình đến quá trình ra chính sách. Nếu không có cơ hội bày tỏ tiếng nói, bảo vệ lợi ích, những nhóm lợi ích yếu thế sẽ bị ảnh hưởng xấu bởi một chính sách.

Để có cơ hội đó thì phải có khuôn khổ pháp lý, phải có quy trình ra chính sách một cách minh bạch và quy trình này phải bị “soi”, không chỉ báo chí “soi” mà cả các tổ chức xã hội, Quốc hội, HĐND cùng giám sát.

Tạo điều kiện cho tất cả các nhóm lợi ích

* Làm thế nào để có sự minh bạch trong hoạch định chính sách cũng như tạo cơ hội cho các nhóm lợi ích đưa được tiếng nói đến quá trình hoạch định chính sách?

- Các nước có luật, có hành lang pháp lý để sự tác động vào chính sách được minh bạch, không bị lạm dụng. Sự tác động đó lành mạnh nhất, mang tính cạnh tranh nhất để chính phủ và các cơ quan ra chính sách có được thông tin nhiều chiều từ các nhóm lợi ích khác nhau.

Nếu không có hành lang pháp lý để điều chỉnh các tác động vào quá trình ra chính sách thì sự tác động vẫn diễn ra mà không ai kiểm soát được, cộng với việc không có sự soi xét của thông tin đại chúng, sự giám sát của nhân dân thì cơ hội cho một vài nhóm lợi ích có sức mạnh lũng đoạn chính sách rất lớn.

Vấn đề là phải có khuôn khổ pháp luật rõ ràng để tạo điều kiện cho tất cả các nhóm lợi ích có cơ hội tiếp cận với quá trình ra chính sách, tác động vào quá trình đó theo luật.

Nhờ có tác động minh bạch trong khuôn khổ pháp lý rõ ràng, chính phủ, cơ quan hoạch định chính sách sẽ đưa ra được những chính sách thông minh nhất, có lợi chung cho cả dân tộc, mang tính đồng thuận xã hội, thúc đẩy sự phát triển.

* Cụ thể, khuôn khổ pháp lý đó là gì?

- Chúng ta cần có luật về tiếp cận thông tin, luật về vận động hành lang và luật về trưng cầu ý dân.

Luật tiếp cận thông tin cho phép quy trình ban hành chính sách được minh bạch, xã hội được biết, truyền thông được biết.

Luật về vận động hành lang tạo nên hành lang pháp lý để mọi chủ thể cùng tiếp cận và vận động được lợi ích chính đáng cho nhóm của mình và làm rõ ranh giới giữa vận động hành lang với tham nhũng.

Còn luật về trưng cầu ý dân là một công cụ để nhân dân có ý kiến đối với những vấn đề lớn, nếu chỉ Quốc hội có ý kiến là chưa đủ bởi chưa chắc Quốc hội đã phản ánh đầy đủ tiếng nói thật sự của toàn dân.

Hiện nay, do VN chưa có những luật này nên sự tác động của các nhóm lợi ích đến việc hoạch định chính sách dựa trên sự thân quen. Chỉ những nhóm nào mạnh về quyền mới có thể tác động đến chính sách, còn những nhóm yếu thế trong xã hội thì không tiếp cận được.

KHIẾT HƯNG - TTO

 


 
Tấm gương
  Thà dạy giới tính từ sớm còn hơn để trẻ "chạy lung tung"  
  Thái độ sống - Nguyễn Tất Thịnh  
  Tham nhũng giáo dục kéo lùi Việt Nam  
  Thất bại là quá trình học hỏi  
  Thế giới này không phải của ta  
  Thế nào là phật pháp?  
  Thiếu can đảm nhiều người bỏ cuộc quá sớm  
  Thiếu tầm nhìn - khó giàu  
  Thư của cố tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng  
  Thủ tướng TQ viết đơn xin việc bằng máu  
  Thuật xử thế của người xưa – 01. MỞ ĐẦU CÂU CHUYỆN  
  Thuật xử thế của người xưa – 02. HÌNH ẢNH MỘT XỬ NỮ NGÀY XƯA  
  Thuật xử thế của người xưa – 03. ÔNG GIÀ HỌ MÃ MUA...  
  Thuật xử thế của người xưa – 04. CHUYỆN CON VE SẦU VÀ NƯỚC NGÔ  
  Thuật xử thế của người xưa – 05. TIẾNG ĐÀN BÀN QUỐC SỰ  
  Thuật xử thế của người xưa – 06. THUẦN VU KHÔN THỬ TÀI TRÂU KỴ  
  Thuật xử thế của người xưa – 07. QUAN DỞ ĐƯỢC KHEN, QUAN GIỎI...  
  Thuật xử thế của người xưa – 08. NHÂN VÀ TRÍ  
  Thuật xử thế của người xưa – 10. BIỂN CÁ LỚN  
  Thuật xử thế của người xưa – 11. THẾ NÀO LÀ ĂN TRỘM  
  Thuật xử thế của người xưa – 12. MẠO BIỆN CỨU TRI KỶ  
  Thuật xử thế của người xưa – 13. TÍN LĂNG QUÂN KẾT BẠN  
  Thuật xử thế của người xưa – 14. ĐẸP VÀ XẤU  
  Thuật xử thế của người xưa – 15. CÁI GHEN CỦA NÀNG TRỊNH TỤ  
  Thuật xử thế của người xưa – 16. CỐT CÁCH CỦA MỘT NHÂN TÀI  
  Thuật xử thế của người xưa – 17. DIỆN MẠO CỦA MỘT TƯỚNG TÀI  
  Thuật xử thế của người xưa – 19. Khi Triệu Quát được phong tướng  
  Thuật xử thế của người xưa – 20. QUỶ CỐC THỬ TÀI HỌC TRÒ  
  Thuật xử thế của người xưa – 21. TỂ TƯỚNG ÁN ANH, QUÝ TRỌNG VỢ  
  Thuật xử thế của người xưa – 22. HỌ CHẾT VÌ... QUẢ ĐÀO  
  Thuật xử thế của người xưa – 23. Thế nào là “Công pháp bất vị thân”  
  Thuật xử thế của người xưa – 24. VÔ CỚ HẠI NGƯỜI LÀ CÁI CỚ...  
  Thuật xử thế của người xưa – 25. MỘT BÀ HOÀNG GIỮ TIẾT  
  Thuật xử thế của người xưa – 26. KHỔNG TỬ VÀ CUỘC HÒA HỘI LỖ TỀ  
  Thuật xử thế của người xưa – 27. CÁCH HỐI LỘ VÀ NHẬN HỐI LỘ  
  Thuật xử thế của người xưa – 28. TẤM LÒNG QUẦN THẦN  
  Thuật xử thế của người xưa – 29. CUỘC CHUẨN BỊ VĨ ĐẠI  
  Thuật xử thế của người xưa – 30. LO TRONG VÀ LO NGOÀI  
  Thuật xử thế của người xưa – 31. NGƯỜI NƯỚC SỞ LÀM DẤU...  
  Thuật xử thế của người xưa – 32. HÀ BÁ CƯỚI VỢ  
  Thuật xử thế của người xưa – 33. LÀM THẾ NÀO ĐỂ DÂN ĐỒNG LOẠT  
  Thuật xử thế của người xưa – 34. KHEN CHÊ CŨNG ĐỀU CÓ TỘI  
  Tiến hoá và cách mạng để không lỡ nhịp WTO  
  Tiếng kêu của chim cú mèo  
  Tiếp thị như Dân chủ và Tiếp thị vì Dân chủ  
  Tiếp thị số và 5 phút với GS Quelch  
  Tiết kiệm từ thói quen "của đau con xót  
  Tiêu chuẩn người có học  
  Tìm hiểu về Phật giáo: danh sách 29 vị Phật trong quá khứ và tương lai  
  Tìm hiểu về Phật giáo: Phật - Bồ Tát - Chúng Sanh  
  Tìm trong vô thường  
  Tin nhắn cuối cùng sau trận động đất  
  Tín đồ doanh nhân  
  Tình bạn cao quý  
  Tình cảm đẹp của một người ăn xin  
  Tinh thần ROWAN  
  Tình yêu và sắc đẹp dưới cái nhìn của đức phật  
  Tôi rất mê những người tài  
  Tổng thư ký LHQ nói về quyền lực  
  Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp  
  Tranh cử thực sự để chọn đúng người lãnh đạo  
  Trí thức phải vừa có Trí dục vừa phải có Đức dục  
  Trói chân sáng tạo  
  Trong cuộc sống có phép nhiệm màu  
  Trực tuyến với người hùng FPT: Phải dám mơ to  
  Trực tuyến: Mở cánh cửa truyền thông Việt - Mỹ  
  Tự do sinh ra con người  
  Tự do tư tưởng gặp rủi ro  
  Tư duy tổng thể: Vấn nạn lớn của giáo dục Việt Nam  
  Từ Hệ tư tưởng đến Hệ giá trị  
  Từ ổ chuột bước vào Harvard  
  Tuổi nào có thể làm giàu?  
  Tuổi thơ cùng khổ của Tổng thống Hàn Quốc  
  Tượng vàng  
  Tỷ phú cho đi nửa gia tài vì lời hứa thời trai trẻ  
  Tỷ phú tự thân trẻ nhất châu Á  
  Vài số liệu về ngành giáo dục Mỹ (1)  
  Vấn đề của giáo dục Việt Nam là sự tha hóa  
  Về giáo dục của Việt Nam trong nền kinh tế thị trường  
  Về một số bất cập trong giáo dục  
  Về nghệ thuật - 1  
  Về nghệ thuật - 2  
  Vì một nền giáo dục “tốt và công bằng” - phần 1  
  Vì một nền giáo dục “tốt và công bằng” - phần 2  
  Vị Tha & tâm từ & đạo đức  
  Vị thần tượng thời nay - ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA - His Holiness Dalai Lama  
  Việc nước mà dân không biết thì không thể dân chủ được  
  Võ Quốc Thắng - Tôi chia sẻ với người dám làm doanh nhân  
  Vỏ quýt dày có móng tay nhọn  
  Vượt bão 2009: Đảng phải tập hợp sức dân bằng trí tuệ và gương mẫu  
  Đã đến lúc không thể tránh né những vấn đề cốt tử  
  Đảng lãnh đạo nhưng không áp đặt  
  Đạo Phật nguyên thủy và các tư tưởng chính  
  Đạo Phật và sự đau khổ trong cuộc sống  
  Để hành chính không còn “hành là chính”  
  Để lãnh đạo sáng tạo và chính trực  
  Điều gì quan trọng hơn: Ít bực mình hay hạnh phúc?  
  Đổi Mới II: Ý chí lãnh đạo và đồng thuận xã hội  
  Đôi tay đẹp  
  Đối thoại với thiền sư Thích Nhất Hạnh về hạnh phúc  
Trang 3/4 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4  Trang sau