Tấm gương
Vì một nền giáo dục “tốt và công bằng” - phần 1
Giao lưu trực tuyến với Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân:


Rời cuộc giao lưu lúc 17h40 chiều (31/8), Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến những độc giả đã gửi hơn 2.500 câu hỏi cho ông và các khách mời. Ông coi những băn khoăn, thắc mắc đó là lời thúc giục ông phải hành động nhiều hơn.

Trong hơn 2.500 câu hỏi của độc giả gửi tới Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân và các lãnh đạo liên quan, có khoảng 2.000 câu là của giáo giới. Các thầy cô vừa gửi đến lãnh đạo cao nhất của mình những chia sẻ chuyện cơm áo gian nan, vừa đưa ra những câu hỏi đề cập trực diện đến những tồn tại, yếu kém của ngành giáo dục.

Các câu hỏi của giáo giới cung cấp nhiều thông tin cụ thể về những bất cập ở cấp cơ sở nơi họ công tác - những điều mà qua báo cáo, kể cả trực tiếp “vi hành”, có lẽ Phó Thủ tướng và lãnh đạo của ngành khó được tiếp cận đầy đủ.

Ngoài ra, cánh sinh viên, giới trí thức cũng đã gửi rất nhiều câu hỏi thẳng thắn. Trong đó, có rất nhiều độc giả tâm huyết gửi từ 3-5, thậm chí 7 câu như “bà già tích cực chống tham nhũng tiêu cực” Lê Hiền Đức, năm nay đã 79 tuổi hỏi 3 câu; PGS.TS.GVCC Trịnh Quang Vinh (67 tuổi) hỏi 5 câu…

Trong gần 4 tiếng đối thoại, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chọn đối diện với những chất vấn “nóng” nhất, tiêu biểu nhất của độc giả. Ông cùng các khách mời đã gỡ rối khá thấu đáo tâm tư của các nhà giáo, các bậc phụ huynh, các em học sinh và cả kiều bào về chất lượng giáo dục, lương bổng giáo viên, đạo đức thầy - trò…

Vì thời lượng cuộc giao lưu có hạn, nên chúng tôi sẽ chuyển toàn bộ các câu hỏi chưa được trả lời của độc giả đến Phó thủ tướng và các khách mời, với mong mỏi sẽ tiếp tục nhận được lời giải đáp của Phó thủ tướng và các cơ quan liên quan trong một ngày sớm nhất.

***
 
NỘI DUNG GIAO LƯU

* Độc giả Bùi Quang Huy - Nam 21 tuổi - sinh viên

Thưa Phó Thủ tướng, xu hướng hiện nay học sinh đổ xô vào học ngành kinh tế,chất lượng thi đầu vào ngành kĩ thuật qua các năm liên tục giảm sút. Theo học ngành kĩ thuật đã khó lại không thu hút được nhân tài thì sẽ làm cho nền khoa học kĩ thuật trong nước ngày càng suy giảm. Xin hỏi nhà nước có chính sách gì để khuyến khích học sinh - sinh viên đam mê với việc học tập và nghiên cứu khoa học.

Tiến sĩ Nguyễn Phúc Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ- Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Căn cứ vào số liệu của cục khảo thí và kiểm định chất lượng thì điểm đầu vào của các ngành khối kỹ thuật như trường Đại học Bách khoa, Mỏ địa chất, Bưu chính viễn thông, Giao thông vận tải là tương đối ổn định . Hơn nữa một số ngành then chốt có điểm cao hơn so với năm trước. Chứng tỏ sự quan tâm của người học và như chất lượng đầu vào của các ngành kỹ thuật là không giảm sút. Tuy nhiên có thể theo nhu cầu của xã hội thì sẽ có biến động.

Chúng tôi rất hoan nghênh bạn quan tâm đến vấn đề nghiên cứu khoa học của sinh viên và coi như đây là cơ hội chúng tôi thông báo rộng rãi chủ trương lớn này của Bộ Giáo dục đào tạo đến các bạn sinh viên.


Nghiên cứu khoa học của sinh viên được coi là một trong những hoạt động khoa học công nghệ của các trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Với mục đích đổi mới phương pháp dạy và học nâng cao chất lượng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng ban hành Quyết định số 8/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/3/2000 về họat động nghiên cứu khoa học của sinh viên.

Hàng năm Bộ phối hợp với Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam và Trung ương đoàn tổ chức giải thưởng sinh viên nghiên c ứu khoa học và giải thưởng sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam VIFOTEC.

Năm 2009 là lần thứ 20 triển khai giải thưởng này, số lượng sinh viên tham gia vào các họat động này ngày càng gia tăng và chất lượng cũng tăng cao.

Qua địa chỉ email của bạn tôi biết bạn là sinh viên của trường Học viện Khoa học kỹ thuật quân sự, đây là có hoạt động mạnh, đứng đầu về nghiên cứu khoa học sinh viên. Ngoài ra có rất nhiều cuộc thi liên quan đến phong trào nghiên cứu khoa học của sinh viên như OLYMPIC toán, tin học, ROBOCOM toàn quốc, Loa Thành dành cho sinh viên kiến trúc… và được sự ủng hộ rất cao. Các giải thưởng này là cơ hội thu hút sinh viên nâng cao chất lượng học tập. Đổi mới phương pháp học cho sinh viên.

Để khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học thì Bộ Giáo dục và đào tạo quy định cấp học bổng cho sinh viên đạt giải nhất đi học sau đại học ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước. Hàng năm chọn được trên dưới 10 sinh viên đi học theo dạng này.

Trong quy chế sinh viên có xem xét ưu tiên đối với sinh viên đạt giải nhất nhì ba nghiên cứu khoa học được cộng thêm điểm vào trung bình điểm học hàng năm.

Chúng ta ưu tiên các sinh viên có công trình khoa học được công bố trong quá trình xét tuyển vào sau đại học khi họ thi tuyển. Ngoài ra còn các học bổng cử nhân tài năng dành cho sinh viên có thành tích trong nghiên cứu khoa học. Bộ đang hướng tới việc nghiên cứu khoa học của sinh viên và thúc đẩy phong trào này.

Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Lê Đình Tiến: Việc sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học là cần thiết. Về nghiên cứu khoa học thì giáo viên ở các trường đai học nên gắn kết giữa nghiên cứu và giảng dạy. nghiên cứu khoa học của sinh viên chưa phải là nghiên cứu để đóng góp trực tiếp cho xã hội nhưng đóng góp vào việc đào tạo một đội ngũ chất lượng cao cho xã hội. Sinh viên phải có người hướng dẫn, tham gia vào các đề tài cấp khác nhau hoặc tham gia vào các đề tài do Giáo viên hướng dẫn.

Hiên nay về phía Bộ thì trong Quỹ phát triển khoa học công nghệ quốc gia có một số biện pháp thúc đẩy nghiên cứu trong sinh viên và Nghiên cứu sinh. Trong các đề tài quỹ tài trợ có phần tài trợ cho nghiên cứu sinh. Nghiên cứu sinh được tài trợ nếu như đề tài nghiên cứu thiếu những điều kiện trong nước thì nhà nước tài trợ ra nước ngoài để nghiên cứu với thời gian 6 hoặc dưới 6 tháng.

* Độc giả Trần Văn Dũng - Quảng Ngãi

Trường tôi là trường THPT Tư Thục Trương Định nằm trên địa bàn Huyện Sơn Tịnh,Quảng Ngãi, vì nhu cầu học tập của con em địa phương ở các huyện lân cận quá lớn, trường chúng tôi muốn mượn một số phòng dư thừa ở trường bán công và hợp đồng giáo viên ở các trường đó để tổ chức dạy và học. Tuy vậy vấn đề này không thấy trong văn bản chỉ đạo nào cho phép hay cấm nên tôi xin ý kiến Bộ trưởng trả lời và lấy đó làm ý kiến chỉ đạo. Cảm ơn Bộ trưởng.

Bà Lê Thị Xuân Dung, Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế: Để thành lập một trường THPT công lập cũng như tư thục thì phải đáp ứng được các điều kiện theo Quyết định 07/2007/QĐ-BGD ngày 2/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo về ban hành điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.

Trường của bạn là trường THPT tư thục còn thực hiện theo quy chế tổ chức hoạt động của trường ngoài công lập. Khi thành lập phải đáp ứng điều kiện:

Thứ nhất, việc thành lập trường phải phù hợp với quy họach mạng lưới của trường TH.

Thứ hai, cơ quan tổ chức, cá nhân mở trường có luận chứng khả thi bảo đảm có đội ngũ quản lý, giáo viên đủ số lượng về cơ cấu, về loại hình giáo viên, về tiêu chuẩn phẩm chất, trình độ đào tạo để đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông. Có cơ sở vật chất và tài chính đảm bảo đáp ứng được yêu cầu hoạt động giáo dục và thực hiện các quy định của điều lệ này. Như vậy để thành lập trường THPT về nguyên tắc phải đáp ứng được các điều kiện như vậy.

Việc trường THPT của bạn đáp ứng nhu cầu học tập của con em địa phương và có nhu cầu mượn một số phòng dư thừa của trường bán công trong địa phương và hợp đồng với giáo viên của trường đó để tự túc dạy và học thì có thể tận dụng các cơ sở giáo dục để tổ chức dạy, học và hợp đồng với giáo viên theo quy định của pháp luật: Thứ nhất, việc hợp đồng với giáo viên của trường thực hiện theo quy chế thỉnh giảng, tức là theo quy định của luật. Đối với chế độ thỉnh giảng, được phép mời những người đủ tiêu chuẩn đến giảng dạy theo chế độ thính giảng. Người được mời đến trường bạn giảng dạy phải thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ tại trường đang công tác và được sự đồng ý của thủ trưởng nhà trường, được thực hiện theo quy định của pháp luật.

* Độc giả Lê Thị Loan - Nữ 25 tuổi - kế toán

Xin hỏi con bệnh binh ảnh hưởng chất độc da cam giảm sức khỏe 78% học liên thông THCN lên ĐH có được giảm học phí không?

Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính Nguyễn Văn Ngữ: Những trường hợp được miễn giảm học phí là đối tượng chính sách xã hội đã được quy định trong các văn bản của Nhà nước. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính đã có Thông tư hướng dẫn cụ thể. Theo đó, trường hợp bạn hỏi thuộc đối tượng được miễn giảm học phí.

* Độc giả Phạm Hồng Cường, Nam 31 tuổi, giáo viên -

Thưa Phó TTg, Bộ trưởng GDĐT, lâu nay ngành GD đã quan tâm nhiều tới bậc học mầm non nhưng mới chỉ đề cập đến vấn đề "dạy" và học", mà không thấy đề cập đến chế độ đãi ngộ và lương bổng cho giáo viên mầm non. Vợ tôi là giáo viên mầm non ở huyện có mức lương 360.000 đồng/tháng. Với mức thu nhập này thì không đủ trang trải cuộc sống gia đình. Tôi muốn hỏi Bộ GDĐT có hướng giải quyết vấn đề này như thế nào để giáo viên mầm non yên tâm công tác?


Thứ trưởng Bộ GDDT Bà Nguyễn Thị Nghĩa:

Với mức lương 360.000 đồng/tháng, tôi nghĩ chị nhà là giáo viên mầm non ngoài biên chế.

Trong những năm qua Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã quan tâm đến cấp học mầm non này. Đặc biệt từ khi có QĐ 161, sau này có QĐ 149 phê duyệt Đề án phát triển giáo dục mầm non từ 2006-2015, trong đó có quy định rất rõ quan tâm giáo viên mầm non ngoài biên chế. Bằng nhiều nguồn ngân sách, lương của giáo viên mầm non ngoài biên chế phải bằng giáo viên trong biên chế. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện, nhiều địa phương đã thông qua HĐND tỉnh, yêu cầu nguồn ngân sách của tỉnh, huyện, xã chi lương không thấp hơn mức lương tối thiếu. Nhiều nơi trả phụ cấp cho giáo viên mầm non theo trình độ đào tạo, trình độ trung cấp được trả khác trình độ cao đẳng, đại học, và cuộc sống của giáo viên mầm non từng bước được nâng lên.

Tuy nhiên, tại một số địa phương thu nhập của giáo viêm mầm non ngoài biên chế chưa được quan tâm, mức thu nhập 360.000 đồng quả thực là rất thấp.

Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tập hợp điều kiện cũng như mức thu nhập của giáo viên mầm nop ở các tỉnh và chúng tôi đang xây dựng chương trình phổ cập mẫu giáo 5 tuổi để thực hiện QĐ 149 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có chính sách quan tâm giáo viên mầm non. Sắp tới chúng tôi cũng sẽ hoàn thành cùng các Bộ, ngành, địa phương, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GDĐT: Chúng tôi có thể khẳng định, nếu là giáo viên mầm non ở trường công lập đã qua đào tạo chuẩn thì không có mức lương này. Tại sao có một số chỗ như vậy, theo tôi có 2 nguyên nhân: Thứ nhất, ở cơ sở bán công, nhiều nơi nhà nước chỉ trả cho một số thầy cô giáo, còn số còn lại là trả từ nguồn thu của trường bán công. Rất nhiều địa phương có quy định dù là bán công thì cũng trả bằng mức lương tối thiểu của hệ công chức hiện nay là 650.000đồng/tháng. Thứ hai, ở bán công mà không được qua đào tạo sư phạm mầm non thì không được gọi là cô giáo mầm non, nên chỉ trả theo mức của người hỗ trợ trong công tác hàng ngày.

Chúng tôi rất mong bạn gửi thêm thông tin, sau đó chúng tôi sẽ đề nghị địa phương làm rõ trường hợp này.

* Độc giả Nguyễn Đức, TP. Quảng Ngãi

Đề nghị Bộ trưởng cho biết ngành Giáo dục có giải pháp gì phối hợp với đoàn thanh niên để thu hút các học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa lành mạnh, thay vì sa vào những trò chơi "game online", những hoạt động giải trí không lành mạnh khiến dư luận xã hội đang rung hồi chuông cảnh báo về vấn đề đạo đức lối sống của thế hệ trẻ?

Phó vụ trưởng vụ Công tác Học sinh Sinh viên, Tiến sỹ Ngũ Duy Anh:

Bộ Giáo dục Đào tạo và TW Đoàn phối hợp triển khai nhiều hoạt động văn hóa thể thao lành mạnh cho học sinh sinh viên thu hút sinh viên tham gia vào hoạt động này nhằm rèn luyện sức khỏe, phát triển thể chất cũng như tinh thần phấn đấu vươn lên để rời xa những tệ nạn xã hội.

Đó là các hoạt động triển khai trên toàn quốc như bóng đá sinh viên và nhiều hoạt động thể thao khác, tổ chức các cuộc thi về văn hóa nghệ thuật và các họat động khác liên quan tới công việc ngoại khóa của học sinh sinh viên. Trong thời gian vừa qua, nhờ có sự triển khai tốt các hoạt động này việc mà sinh viên tham gia hoạt động ngoài trường học (hoạt động không có ích được giảm bớt hơn) do đó giúp tăng cường giáo dục đạo đức lối sống văn hóa thể thao cũng như sức khỏe cho sinh viên có sức khỏe tốt hơn, học tập tốt hơn để ra trường trở thành những người công dân tốt hơn.

Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Đức Vinh:

Vấn đề games online, thì vừa qua báo chí cũng đã nói nhiều. Về phía Trung ương Đoàn thanh niên thì chúng tôi cũng nhất trí với ý kiến của Bộ GDĐT tổ chức các hoạt động để thu hút học sinh sinh viên như các hoạt động ngoại khóa là rất tốt. Một mô hình mà Trung ương Đoàn thanh niên đã thử nghiệm tại thành phố Hồ Chí Minh đó là mô hình cai nghiệm games online do Trung tâm hướng dẫn hoạt động thanh thiếu niên Việt Nam thực hiện. Hình thức này cũng đã thu hút được sự quan tâm của xã hội. Thực chất của mô hình này là mời các bạn đến tham gia, mời các chuyên gia tâm lý đến tư vấn cho các bạn. Nhiều gia đình cũng đã đến cám ơn lớp này vì đây cũng là một hình thức góp phần giải quyết cai nghiện games.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thiện Nhân:

Chúng ta đã đề cập đến phong trào trường học thân thiện, học sinh tích cực. Ở đó có nội dung rèn luyện kỹ năng sống và đưa các hoạt động ngoại khóa để các em hoạt động tập thể và gắn với môi trường tự nhiên cũng như quan tâm đến truyền thống văn hóa dân tộc. Về tổng thể, chúng tôi nghĩ rằng công tác tuyên truyền cần mạnh hơn nữa vì một bộ phận không nhỏ chưa nhận thức được nguy cơ của games online và khi nghiện có khi cũng không biết mình nghiện đến mức nào và chưa biết chỗ nào giúp cai nghiện. Chúng tôi thấy rằng sáng kiến của Đoàn thanh niên rất tốt. Cần khuyến khích mở thêm các cơ sở cai nghiện games online và tăng cường hợp tác giáo dục.

* Độc giả Đỗ Huy - Nam 27 tuổi - giáo viên

Tôi có cô em họ có bằng đại học loại giỏi, đồng thời là thủ khoa của Đại học SPHN, vậy mà đi xin việc thật khó khăn. Bộ trưởng có biện pháp nào để trọng dụng những thủ khoa như vậy không? Xin chân thành cảm ơn Bộ trưởng!

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD ĐT Nguyễn Thiện Nhân:

Trước hết chúc mừng anh có một người em tốt nghiệp thủ khoa. Đấy là một niềm tự hào của bản thân cũng như của gia đình. Tuy nhiên có thể thủ khoa ở một ngành, hoặc bậc học mà chúng ta vừa trao đổi, thì có thể ở địa bàn thuận lợi đã có đủ giáo viên rồi thì chúng ta phải chấp nhận công việc ở một địa bàn khác. Đây cũng là bài học là chúng ta học xong đại học mới bắt đầu đi tìm việc làm, và trong lĩnh vực đại học cũng như dạy nghề. Bộ GDĐT đã làm việc với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng đến giải pháp là những người học đại học ngay khi học xong một nửa thời gian đào tạo, phải xúc tiến khả năng tìm, chọn được việc làm thích hợp. Như vậy sự chủ động của người học nghề, học đại học cao đẳng được tìm nghề là rất quan trọng, tự tìm và tự tiếp thị cho mình trong chuyện này. Còn như trường hợp của cháu thì đồng chí Phó Cục trưởng Cục nhà giáo vừa trao đổi, sẽ làm vai trò cầu nối cho cháu tìm được nơi làm việc cho phù hợp nhất trong hoàn cảnh chung hiện nay.

* Độc giả Vương Thanh Tú - Nam 35 tuổi - Giảng viên

Hiện nay trên thực tế tình trạng đội ngũ giảng viên trẻ, có sức khoẻ, đạo đức, năng lực chuyên môn tốt ở các trường ĐH,CĐ trên cả nước, đang có xu hướng chuyển sang các ngành nghề, lĩnh vực khác có thu nhập cao hơn, môi trường làm việc tốt hơn. Vậy theo Bộ trưởng trong năm tới cần phải có những giải pháp gì để thực sự đội ngũ trí thức, đặc biệt giới trẻ gắn bó, yêu nghề, tâm huyết phục vụ cho ngành GDĐT VN?

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD ĐT Nguyễn Thiện Nhân:

Đây là câu hỏi rất đáng quan tâm, người ta chọn nghề đều có nhiều yếu tố, có yếu tố là do sở thích, ví dụ những người chọn nghề nhạc thì phải thích nhạc mới chọn nghề nhạc chứ không phải vì muốn có thu nhập cao, nhưng còn yếu tố thứ hai là cần có thu nhập cao vì vậy khi chọn nghề cụ thể, tùy mỗi người tự quyết định sự ưu tiên này, ví dụ nếu chọn nghề giáo thì phải có niềm đam mê, yêu thích nghề giáo trước đã, còn nếu chỉ vì thu nhập thì chọn nghề giáo đi dạy không chỉ có vui, giả sử có trả lương rất cao nhưng không thích làm nghề giáo chưa hẳn đã có thu nhập cao. Mặt khác, chính sách nhà nước, cũng cần tạo đủ sự hấp dẫn để nhiều người yêu thích nghề giáo. Hiện nay, phục vụ chủ trương này, Bộ Giáo dục đào tạo đã có chương trình đào tạo tiến sĩ trong nước và nước ngoài, đặc biệt đào tạo nước ngoài Nhà nước hỗ trợ hoàn toàn kinh phí. Như vậy Nhà nước đã có chính sách cụ thể để phát triển năng lực nghề nghiệp của nghề giáo.

Về mặt thu nhập, Nhà nước quan tâm điều chỉnh chính sách, bên cạnh việc tăng lương nói chung, sắp tới sẽ thực hiện phụ cấp thâm niên nhà giáo, ở những đơn vị trường cao đẳng, đại học có những nghiên cứu khoa học, thông qua hoạt động này, các Nhà giáo sẽ có thêm thu nhập khi có những giải pháp kỹ thuật, sáng chế. Và cuối cùng là việc tôn vinh về mặt xã hội, khi chúng ta công hiến tốt, có sự trân trọng của học trò, của phụ huynh, danh hiệu của Nhà giáo các bậc, đây cũng là sự động viên của nghề giáo.

* Độc giả: Nguyễn Văn Tuấn - Nam 17 tuổi - học sinh

Em được biết học phí năm 2009 sẽ cao hơn mọi năm. Vậy em xin hỏi tại sao đất nước Cuba còn khó khăn hơn nước ta mà còn miễn học phí cho học sinh, sinh viên. Ở nước ta học phí không được miễn giảm hoàn toàn mà lại ngày càng thay đổi theo hướng tăng. Đến khi nào chúng em được miễn học phí theo chế độ XHCN?

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Rất hoan nghênh câu hỏi của em, nhưng trong câu hỏi có một số nội dung không chính xác đó là hiện nay không phải học phí của chúng ta ngày càng tăng, vừa rồi Quốc hội thông qua Đề án đổi mới cơ chế tài chính, khẳng định: với giáo dục phổ thông, việc đóng học phí là phù hợp khả năng chi trả tức là những người nghèo, phần dành cho con em đi học ví dụ một tháng không đủ dành vài chục nghìn để mua quần áo sách vở, diện đó hoàn toàn không phải đóng học phí, không phải chỉ miễn mà còn được hỗ trợ thêm kinh phí để mua sách vở đi học.

Đây là chính sách mới, không phải miễn mà còn cho thêm để đi học. Còn những hộ ở đô thị có thu nhập tương đối cao thì sau trước vẫn đóng nhiều hơn nhưng theo nguyên tắc là không gây khó khăn về chi trả. Cần nhấn mạnh là chúng ta không hề có chủ trương là tăng học phí ở cấp phổ thông mà ngược lại tiếp tục miễn giảm, thậm chí còn cho thêm. Ví dụ như vừa qua Quốc hội đề xuất phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, đối với vùng miền núi, có trường công lập rồi mà gia đình vẫn không đủ tiền cho con đi học thì nhà nước vẫn sẽ hỗ trợ toàn bộ.

Tiến sỹ Nguyễn Văn Ngữ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính nói thêm: Tuy điều kiện kinh tế còn khó khăn, nhưng Đảng và Nhà nước đã thực hiện chính sách miễn giảm học phí cho học sinh, sinh viên. Qua số liệu, đã có 53% số học sinh sinh viên cả nước được miễn giảm phí, trong đó nhiều học sinh vùng khó khăn còn được trợ cấp để đi học, ví dụ như các cháu mầm non mỗi tháng được cấp 70 ngàn đồng, các cháu ở trung học phổ thông được cấp 140 ngàn đồng/tháng.

Bên cạnh chính sách miễn giảm học phí Nhà nước còn có chính sách cấp học bổng hỗ trợ học tập, cho người học. Đây là một chính sách công bằng và nhân văn của chế độ ta. Cùng với quá trình phát triển kinh tế, thì các cấp học, bậc học sẽ được từng bước ưu tiên để người học đóng học phí theo khả năng chi trả của mình từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đảm bảo sự công bằng về cơ hội học tập cho mọi người dân.

* Độc giả Nguyễn Thành Long - Nam 25 tuổi - sinh viên - Ukraina

Xin chào Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân! Đảng và Nhà nước ta luôn có chính sách phát triển mạnh mẽ nền giáo dục, một trong những chính sách đó là cử những lưu học sinh ra nước ngoài học và cháu cũng nằm trong diện đó. Hôm nay rất vui được gửi thư cho Bác và kèm theo câu hỏi của cháu mong bác giúp: Hiện nay chúng cháu bên Ukraina đang rất khó khăn về tài chính vấn đề khó khăn đó đơn giản là chậm lương bổng đã gần 3 tháng nay(theo lịch là trong tháng 6 hè 2009 này là đã có), nhưng tới nay chuẩn bị vào năm học mới và rất nhiều thứ phải lo(như bảo hiểm, đóng khẩu để được ở bên nước bạn...) mà vẫn chưa thấy gì! Vậy Phó Thủ tướng có thể trả lời cho cháu lý do tại sao lại như vậy?

Cục trưởng Cục Đào tạo nước ngoài Nguyễn Xuân Vang:

Xin cảm ơn bạn. Chúng tôi nhận được báo cáo của sứ quán ngày 24/7/2009 về yêu cầu trả sinh hoạt phí cho sinh viên ở Ukraina. Sau khi kiểm tra thủ tục, ngày 24/8/2009, Bộ đã gửi sinh hoạt phí cho các em, ngày 25/8 ngân hàng đã gửi tiền vào tài khoản của em Long.

Bộ trả sinh hoạt phí 6 tháng 1 lần, trước đó 1 tháng các lưu học sinh phải gửi báo cáo về sứ quán, sứ quán tập hợp kiểm tra kết quả học tập của các học sinh gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ kiểm tra lại thông tin, làm thủ tục qua kho bạc ngân hàng và gửi tiền vào tài khoản cá nhân của từng sinh viên.

Hiện nay, tiền đã được trả thẳng qua tài khoản của từng cá nhân, nên không mất thời gian chờ đợi như trước nữa.

* Độc giả: Dương Trung Thành - Nam 26 tuổi - Giáo viên

Chúng tôi là giáo viên vùng cao đã công tác được trên 5 năm. Xin hỏi Bộ trưởng khi có nhu cầu chuyển công tác về gần địa phương mình sinh sống, đối tượng như chúng tôi có được ưu tiên gì không cho những năm tháng đã tham gia phục vụ giáo dục miền núi.Xin Bộ trưởng trả lời cụ thể bởi đây là bức xúc của 1 bộ phận không nhỏ cán bộ giáo viên trong ngành. Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD ĐT Nguyễn Thiện Nhân: Đây cũng là bức xúc hiện nay của chính lãnh đạo ngành GD-ĐT. Trong khoảng 10 năm qua Chính phủ đã có chủ trương đưa giáo viên mới ra trường lên công tác ở vùng khó khăn (nam 5 năm, nữ 3 năm), sau đó tạo điều kiện cho họ trở về nơi thuận lợi hơn ở quê cũ. Một số tỉnh đã làm được điều này, nhưng nhiều địa phương chưa thực hiện tốt, nên thực tế hiện nay có nhiều giáo viên trên 10 năm chưa được trở về.

Vừa qua chúng tôi đã giao cho Cục Nhà giáo cán bộ quản lý Giáo dục, Vụ Tổ chức Cán bộ khảo sát vấn đề này tại 4 tỉnh thuộc vùng khó khăn để từ đó có đề án. Việc này có những phức tạp, như khi đưa về địa phương cũ hoặc địa phương thuận lợi hơn thì các trường ở địa phương đã có đủ giáo viên, như vậy không thể đưa ngay lập tức, phải báo trước để có thời gian chuẩn bị. Thứ hai là, khi đưa các thày cô từ vùng núi trở về, thì phải có các thày cô mới đã sẵn sàng lên vùng khó khăn. Đồng thời phải rà lại chính sách áp dụng đối với các giáo viên khi trở về.

Hiện nay ngành Giáo dục - Đào tạo có đề xuất chính sách: Thông thường sau 15-20 năm công tác có cống hiến tốt thì được tặng Kỷ niệm chương của ngành Giáo dục. Năm vừa rồi có đề xuất, ở vùng khó khăn 1 năm được tính bằng 1,5 hoặc 2 năm, tùy điều kiện để sau này khen thưởng xứng đáng hơn. Những chính sách khác Bộ đang nghiên cứu.

Đề án đang trong quá trình soạn thảo nhưng tinh thần là những người gốc từ đâu đi, khi muốn trở về thì Sở GD-ĐT ở tỉnh đó phối hợp Sở Nội vụ phải đón về.

* Độc giả: Bùi Thị Quỳnh - Nữ 25 tuổi - Giáo Viên

Kính chào Phó Thủ tướng. Nhà cháu có 2 anh em, anh cháu tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội, cháu tốt nghiệp ĐHSP Hà Nội khoa Sinh. Bố mẹ chúng cháu làm nông nghiệp nuôi 2 anh em đã vất vả lắm rồi, khi ra trường tưởng xin việc đơn giản vì 2 ngành này nhà nước luôn cần, nhưng qua tìm hiểu xin vào đâu cũng phải mất một khoản tiền khá lớn. Xin Bộ trưởng cho cháu một lời giải thích và chỉ cho chúng cháu một con đường?

Ông Trần Xuân Mậu - Phó Cục trưởng cục nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục: Tôi xin chia sẻ việc nuôi 2 con ăn học của gia đình nông dân đã là cố gắng rất lớn.

Đối với việc tuyển giáo viên, Bộ GDĐTđã chỉ đạo thực hiện Quyết định 62 của Bộ năm 2007 cũng như Thông tư 07 về phân cấp trong vấn đề tuyển dụng biên chế của các nhà trường. Việc này, tại mỗi địa phương có nhu cầu khác nhau. Có địa phương cần tuyển thêm, cũng có địa phương, hiện nay, số giáo viên tương đối bão hòa, bảo đảm cơ cấu, số lượng.

Vấn đề tuyển thay mới hàng năm vẫn tiếp tục, chúng tôi đề nghị, đối với Cục nhà giáo, là đơn vị quản lý chăm lo cho đội ngũ nhà giáo, chúng tôi xin phép là cầu nối, nếu các bạn sinh viên sư phạm tốt nghiệp gặp khó khăn về việc làm, gia đình khó khăn, … có thể liên hệ với chúng tôi, chúng tôi sẽ thông qua các kênh liên lạc quản lý giới thiệu cho các bạn tới làm việc trực tiếp ở các địa phương có nhu cầu.

Việc đào tạo của các trường sư phạm có một số ngành, lĩnh vực lại vượt quá nhu cầu, theo chỉ đạo của Bộ giáo dục chúng tôi đang triển khai chỉ đạo tại các địa phương trong vấn đề: các địa phương phải xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ đến năm 2015, kế hoạch này phải được kết nối với các trường sư phạm trên địa bàn để việc đào tạo giáo viên đáp ứng số lượng, cơ cấu cho đội ngũ giáo viên tại địa bàn. Việc này đòi hỏi thời gian, Cục nhà giáo đang tham mưu cho Bộ về vấn đề trên.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GDĐT:

Cháu tốt nghiệp Đại học Y, chưa có việc làm tại Hà Nội, nếu có thể đến vùng khó khăn, miền núi… chắc chắn có nhiều nơi rất cần. Đối với giáo viên cũng vậy.

Tuy nhiên, hiện tượng giáo viên khó tìm được việc làm cho thấy ngành giáo dục chưa có dự báo đầy đủ về nhu cầu giáo viên các cấp. Các trường sư phạm vẫn đào tạo theo khả năng, chưa theo nhu cầu của xã hội.

Từ năm học này, ngành giáo dục có chủ trương trong 3 năm tới, các sở giáo dục phải quy hoạch lại nhu cầu giáo viên, tiến hành đào tạo theo đặt hàng cho các trường ĐH, CĐ. Liên quan tiến tới ngành giáo dục phải đào tạo theo đúng nhu cầu cho địa phương, từ thực tiễn đó tổng hợp lại để có dự báo cho nhu cầu đào tạo của trường.

Anh chị em nào vừa qua đào tạo hệ sư phạm, nhưng thực tế ở ngành đó địa phương không có nhu cầu, chúng ta có thể học bổ túc chuyển đổi sang bằng 2. HIện nay, một số địa phương đã thực hiện đào tạo 3 năm đầu là khoa học cơ bản, năm thứ tư đào tạo chuyên ngành mới quyết định chuyển hệ sư phạm hay kỹ sư. Những người này nếu học sư phạm, 3 năm đầu kiến thức kỹ thuật vẫn có thể làm cử nhân kỹ sư kỹ thuật, một thời gian nếu thấy không có điều kiện, có thể quay lại xin học bổ túc để lấy bằng 2, lúc đó vẫn có thể có thể phát huy nền tảng. Nếu một cơ quan có kỹ sư làm kỹ thuật lại học sư phạm, có thẻ giúp đào tạo kỹ sư cho công ty.

* Độc giả Nguyễn Sỹ Uẩn - Nam 31 tuổi - giáo viên

Hiện nay thị trường lao động Việt Nam đang xảy ra tình trạng thừa thày thiếu thợ. Trên thực tế thì hầu hết các trường nghề đang rất khó tuyển sinh vì lượng học sinh đăng ký rất thấp, nếu tuyển sinh được thì đầu vào chất lượng rất thấp. Xin Phó Thủ tướng cho biết phương hướng giải quyết vấn đề này? Xin cảm ơn!

Ông Cao Văn Sâm - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: Từ năm 2000 đến nay thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển nguồn nhân lực, trong đó đặc biệt chú trọng đến cân đối giữa các cấp lao động với nhau.

Lĩnh vực dạy nghề từ năm 2000 đến nay đã phát triển rất nhanh, từ chỗ đào tạo dưới 1 triệu lao động thì từ năm 2004 đã đào tạo trên 1 triệu lao động. Đặc biệt năm 2007 là 1,4 triệu lao động và năm 2008 là trên 1,5 triệu lao động tăng 7%. Năm 2009 dự kiến đào tạo 1,6 học sinh. Quốc hội giao chỉ tiêu số lao động được đào tạo nghề hàng năm tăng 5,8 %/năm. Xét về góc độ quản lý vĩ mô thì hầu hết các trường dạy nghề đều đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh.

Trường hợp bạn nêu có thể nằm trong một trong hai vấn đề dưới đây:

1. Trong cơ chế thị trường nhu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động có những nghề

lúc này nhu cầu lớn lúc khác lại thấp. Các cơ sở đào tạo của chúng ta hình thành bộ phận quan hệ thị trường vì thế nên chuyển dịch giữa nghề này sang nghề khác để thích ứng với nhu cầu tất yếu của thị trường.

2. Có những nghề đòi hỏi người lao động không những phải có kiến thức mà còn có sức khỏe tốt mới có thể đáp ứng được, ví dụ như nghề nghề hàn dưới thành tàu. Cho nên ko phải nghề nào chúng ta cũng dễ tuyển.

Đào tạo nghề còn gặp nhiều khó khăn. Trong quá trình xây dựng phát triển đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với thị trường lao động là cả một khoảng cách.

Hiện nay Đảng và Nhà nước đang quan tâm chỉ đạo cải thiện không ngừng chất lượng dạy nghề để đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao để xây dựng đất nước.

* Độc giả: Lê Minh Thanh - Nam 40 tuổi - Giảng viên - PTIT

Một ứng viên sau khi đủ điều kiện tối thiểu do Hội đồng chức danh giáo sư (HĐCDGS) nhà nước quy định phải được 2/3 thành viên HĐCDGS cơ sở, 3/4 thành viên HĐCDGS ngành và 2/3 thành viên HĐCDGS nhà nước bỏ phiếu tín nhiệm mới được công nhận chức danh Phó giáo sư. Thành viên HĐCDGS ngành và nhà nước làm sao biết ứng viên là người như thế nào mà bỏ phiếu tín nhiệm? Bộ trưởng có cách gì để cải tiến cách tuyển chọn chức danh này không?

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân: Việc công nhận chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư rất có ý nghĩa, khẳng định trình độ, khả năng của các giảng viên đại học ở trình độ cao, trao cho họ quyền được chủ động trong nội dung môn học, quyền được hướng dẫn nghiên cứu sinh, quyền được giữ những trách nhiệm quản lý về khoa học cũng như về đề tài… nên phải lựa chọn rất khách quan. Nội dung hồ sơ được công nhận là đủ tiêu chuẩn Giáo sư, Phó Giáo sư gồm những cấu phần chủ yếu sau:

1. Được đào tạo như thế nào: Phải có bằng Tiến sĩ ở những chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực mình được công nhận. Hội đồng từ cơ sở trở lên phải xem bằng cấp của người được công nhận xem có đúng không.

2. Kê khai quá trình tham gia đào tạo của mình từ trước đến nay, đặc biệt là số giờ giảng liên tục ở mức nhất định ở từng trình độ đại học. Ví dụ, phải có hướng dẫn nghiên cứu sinh (nếu làm Tiến sĩ), hướng dẫn Thạc sĩ (nếu đăng ký làm Phó Giáo sư). Hội đồng phải xem xét hồ sơ có đúng chất lượng.

3. Biên soạn SGK, tài liệu tham khảo giảng dạy đại học. Những tài liệu này phải được chấm có hệ số tùy theo chất lượng phù hợp mục tiêu.

4. Các công trình khoa học được công bố ở trong nước hoặc nước ngoài, có chấm điểm từ 0-2 điểm với độ lệch 0,25 điểm.

5. Về mặt chuyên môn, phải bảo đảm một số điểm khoa học nhất định. Vấn đề đặt ra là các thành viên Hội đồng ngành và liên ngành quốc gia có đủ khả năng chấm hay không. Trước hết, các thành viên Hội đồng ngành đều phải là Giáo sư, tức là những người có trình độ khoa học cao nhất trong ngành, có đủ khả năng đánh giá SGK, giáo trình, các bài báo khoa học. Nếu ngành chưa đủ số Giáo sư thì được bổ sung không quá 1/3 Phó Giáo sư.

Hội đồng liên ngành bao gồm Chủ tịch các Hội đồng ngành đều phải là Giáo sư. Hội đồng liên ngành chủ yếu rà soát những trường hợp sát nút. Ví dụ 12 điểm là Giáo sư, ứng viên đạt 13 điểm. Hội đồng liên ngành sẽ rà soát xem có sai sót, lỏng lẻo không. Hoặc có những khiếu kiện liên quan đến các công trình khoa học thì Hội đồng liên ngành sẽ làm rõ. Như vậy, tôi xin cam kết rằng những nhà khoa học này có đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm quản lý để đánh giá được năng lực của các ứng viên.

Cuối cùng, Giáo sư phải thuyết trình bài bằng ngoại ngữ để Hội đồng thẩm định. Trong trường hợp không đủ thành viên Hội đồng thẩm định ngoại ngữ mà ứng viên lựa chọn thì sẽ mời phiên dịch.

(còn nữa).

 


 
Tấm gương
  Vì một nền giáo dục “tốt và công bằng” - phần 2  
  Vị Tha & tâm từ & đạo đức  
  Vị thần tượng thời nay - ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA - His Holiness Dalai Lama  
  Việc nước mà dân không biết thì không thể dân chủ được  
  Võ Quốc Thắng - Tôi chia sẻ với người dám làm doanh nhân  
  Vỏ quýt dày có móng tay nhọn  
  Vượt bão 2009: Đảng phải tập hợp sức dân bằng trí tuệ và gương mẫu  
  Đã đến lúc không thể tránh né những vấn đề cốt tử  
  Đảng lãnh đạo nhưng không áp đặt  
  Đạo Phật nguyên thủy và các tư tưởng chính  
  Đạo Phật và sự đau khổ trong cuộc sống  
  Để hành chính không còn “hành là chính”  
  Để lãnh đạo sáng tạo và chính trực  
  Điều gì quan trọng hơn: Ít bực mình hay hạnh phúc?  
  Đổi Mới II: Ý chí lãnh đạo và đồng thuận xã hội  
  Đôi tay đẹp  
  Đối thoại với thiền sư Thích Nhất Hạnh về hạnh phúc  
  Đối thoại với Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Breath, breath, you’re online  
  Đối thoại với trí thức không cần treo bảng  
  Đột phá tư duy để tiến xa hơn  
  Đức Pháp Vương: Hãy chuyển hóa oán hận thành yêu thương!  
  Đức phật dạy con  
  Đức Phật dạy con như thế nào?  
  Đừng biến bầu bán thành trò xếp đặt duy ý chí  
  “Bức xúc đủ nhiều để những ai nguội lạnh xem lại mình”  
  “Chỉ giao trọng trách cho người có tư tưởng Đổi Mới”  
  “Dân cần nhưng quan không vội, dân vội thì lội mà sang”  
  “Đừng leo lên lưng cọp nếu chưa tìm ra sự độc đáo"  
Trang 4/4 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4