Tấm gương
Tìm trong vô thường

Thầy Huyền Diệu có vóc người cao lớn, gương mặt thanh tú, nụ cười tươi tắn và đặc biệt là đôi mắt luôn mở to với ánh nhìn cương nghị, trung trực mà đầy lòng nhân từ bao dung. Vị thượng tọa nổi tiếng trong tổ chức Phật giáo thế giới, người đã làm nên những phép nhiệm mầu, điều kỳ diệu khi xây cất 2 ngôi chùa Việt Nam Phật Quốc Tự ở Bồ Đề đạo Tràng.

Sinh ra với ngôi sao xấu (sao Lạch Ạch)

Có lẽ, tôi đã rất may mắn khi được tiếp kiến với thầy Huyền Diệu - Chủ tịch Liên đoàn Phật giáo thế giới trong một khoảng lặng thời gian giữa sự bận rộn, gấp gáp trong chuyến trở về Việt Nam lần này của thầy, để ra mắt bộ sách: "Lòng tri ân và sức mạnh mầu nhiệm" và cuốn "Khi Hồng Hạc bay về và những điều mầu nhiệm". Cả hai cuốn sách do Nhà xuất bản Văn Nghệ TP Hồ Chí Minh ấn hành tháng 6/2008.

Dịp này thầy về thăm Đồi 79 mùa xuân, nơi xây dựng tượng đài Bác Hồ từ năm 1971 để trồng cây bồ đề được mang từ Nepal về trên đất chùa Linh Ẩn trong khuôn viên của khu du lịch sinh thái do Công ty Cổ phần đầu tư và Du lịch An Phát đang xây dựng dự án với diện tích 100 ha, nơi thầy Hyền Diệu đang có ước muốán phát triển thành Lâm Tỳ Ni thứ hai ở Đông Nam Á. biến nơi đây thành một vùng du lịch sinh thái và tâm linh phục vụ cho bẩy khu công nghiệp trên địa bàn và là cửa ngõ giao thông quan trọng giữa thủ đô Hà Nội.

Thầy Huyền Diệu có vóc người cao lớn, gương mặt thanh tú, nụ cười tươi tắn và đặc biệt là đôi mắt luôn mở to với ánh nhìn cương nghị, trung trực mà đầy lòng nhân từ bao dung. Vị thượng tọa nổi tiếng trong tổ chức Phật giáo thế giới, người đã làm nên những phép nhiệm mầu, điều kỳ diệu khi xây cất 2 ngôi chùa Việt Nam Phật Quốc Tự ở Bồ Đề đạo Tràng (Boddha Gaya, Ấn Độ - nơi Đức Phật Thích Ca đã giác ngộ).

Đồng thời là người ngoại quốc đầu tiên được Chính phủ Vương quốc Nepal cấp đất xây dựng Việt Nam Phật Quốc Tự, ngôi chùa đầu tiên tại vườn Lumbini (Lâm Tỳ Ni), nơi Đức Phật Thích Ca sinh ra, để từ đó hơn 20 quốc gia khác hưởng ứng, lần lượt xây dựng chùa của nước mình, tạo thành một Liên hiệp quốc Phật giáo tại Lumbini.

Thầy Huyền Diệu có cuộc đời bôn ba không ít sóng gió và tuổi thơ nhiều nỗi bất hạnh thương cảm. Thầy Huyền Diệu sinh ra ở Ba Tri, Bến Tre trong một gia đình nghèo. Khi ra đời, thầy Huyền Diệu không phải là một đứa trẻ mạnh khỏe mà trong mình mang nhiều bệnh tật nan nguy, đặc biệt là căn bệnh hen suyễn nặng hành hạ thầy trong suốt những năm tháng ấu thơ. Ba má thầy là những người yêu thương con cái nhất mực và lo cho con được học hành.

Sinh ra trong thời loạn, chiến tranh liên miên, tuổi thơ của thầy Huyền Diệu bị cắt vụn bởi bom đạn, bởi chạy loạn và bi kịch của gia đình. Cuộc hôn nhân không hạnh phúc của ba má, sự chia tay của những bậc sinh thành đã gieo vào tâm hồn non nớt và ốm yếu của thầy Huyền Diệu những ám ảnh đau đớn và đầy sợ hãi.

Ba má chia tay, má nuôi cả mấy người con. Sự khó khăn trong cả đời sống vật chất lẫn tinh thần đã biến một người mẹ tần tảo sớm hôm, vất vả kiếm miếng cơm hằng ngày để lo cho đàn con trở nên khắc nghiệt. Bao bực dọc, nhọc nhằn ở ngoài đời, bà chỉ biết về trút lên đầu những đứa con thơ dại. Thầy Huyền Diệu từ nhỏ đã bị những trận đòn roi nặng nề của má. Những trận đòn làm cho đứa trẻ yếu đuối và bệnh tật như thầy khủng hoảng tinh thần nặng nề. Nhưng vốn được dạy dỗ tử tế, cậu bé Huyền Diệu mặc dù bị má đánh nhưng trong lòng vẫn vẹn nguyên một tình yêu tôn kính sâu sắc với bậc sinh thành.

Trong cuốn "Lòng tri ân và sức mạnh mầu nhiệm", thầy Huyền Diệu đã chia sẻ rằng, chính những trận đòn dữ dằn của má khiến thầy có 4 lần nghĩ đến cái chết để thoát mọi đau khổ. Nhưng nếu mình tự tử chết, chắc má sẽ bị liên lụy pháp luật rồi không chừng phải vô tù, như thế má sẽ đau khổ nhiều lắm nên cậu bé Huyền Diệu lại thôi nghĩ đến cái chết. Nhưng, những trận đòn roi đã không giữ nổi chân cậu bé hiếu thảo ở lại bên gia đình.

Tìm đến ba thì chiến tranh bom đạn, không đi học được. Ba không nuôi nổi con trai, dăm bữa nửa tháng gửi ở nhà bà con này, rồi lại đến ở nhà bà con kia, cuối cùng thương con thất học, ba đưa Huyền Diệu trở lại với má. Từ ngày ba đưa về với má, má càng đánh đòn dữ hơn. Tuổi thơ của thầy Huyền Diệu trôi qua trong nước mắt, trong những lần khóc thầm, và rồi thầy quyết định bỏ nhà ra đi.

Trong nỗi đơn chiếc của một đứa trẻ lang thang, đói rách, khổ sở, phép mầu nhiệm đầu tiên đã đến với cậu bé tội nghiệp. Trong lúc lần đường tìm về với ba, tới phà Mỹ Tho, khi cậu bé Huyền Diệu vừa xuống phà thì gặp một vị thầy mặc áo nâu sồng. Thầy kêu tên cậu bé Huyền Diệu rồi bảo đi theo thầy về chùa ở vùng Thất Sơn (An Giang). Ngạc nhiên và bị thu hút một cách huyền bí, cậu bé Huyền Diệu đã đi theo thầy một cách lạ thường. Đây chính là vị chân sư Hoằng Nhơn, sư phụ đầu tiên trong cuộc đời nhiều khổ đau nhưng cũng nhiều may mắn của thầy Huyền Diệu.

Trong cuốn “Lòng tri ân và sức mạnh mầu nhiệm”, thầy bộc bạch: "Mỗi lần nhớ đến cảnh bị đánh đập là tôi hốt hoảng, có lúc ngủ mơ la om sòm. Những ám ảnh hốt hoảng này theo tôi khá lâu, sau này nhờ sư phụ tôi - thầy Hoằng Nhơn chữa bệnh nên tôi đã trở lại bình thường. Viết đến đây lòng tôi rất đau buồn, trái tim se sắt khi nghĩ đến trên trái đất này có nhiều trăm ngàn trẻ em chẳng may bị hoàn cảnh cha mẹ không giải quyết được bất đồng mà phải chia tay nhau trong đau khổ ngang trái, hận thù, không tha thứ cho nhau được thế là đau khổ lại đổ dồn lên con cháu. Nếu những trẻ thơ này không may mắn gặp được những bậc chân sư giúp đỡ giải toả những uẩn khúc, thì lớn lên chúng sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc đời, đôi lúc trở thành trở ngại lớn cho đất nước hay xã hội".

Sức mạnh và phép mầu nhiệm

May mắn được vị chân sư Hoằng Nhơn mang về chùa ở vùng Thất Sơn nuôi nấng, chữa lành hết các chứng bệnh nan y, rồi dạy dỗ truyền cho những mật pháp đầu tiên trong đời, thầy Huyền Diệu đã bắt đầu tự tin, có tình yêu cuộc sống và giác ngộ Phật pháp. Sau sự kiện vị pháp thiêu thân của Bồ tát Thích Quảng Đức, thầy Huyền Diệu là một trong những vị sư trẻ đứng xung quanh để bảo vệ cho việc tự thiêu này.

Bị truy lùng gắt gao, thầy Huyền Diệu và một số cao tăng được một tổ chức Phật giáo giúp đưa ra nước ngoài. Những năm tháng bôn ba ở nước ngoài, thầy tiếp tục việc tu học. Nỗi nhớ thương quê hương bản quán, mảnh đất chôn nhau cắt rốn, tấm lòng tri ân luôn hướng về nguồn cội, ba má, về người thầy đầu tiên có tầm ảnh hưởng quan trọng trong suốt cả cuộc đời mình đã mang lại cho thầy Huyền Diệu một quyết tâm sắt đá, bằng mọi giá sẽ phải đi theo con đường của Đường Tăng để tìm đến với đất Phật. Tất cả những sự học, những việc làm kiếm sống, không nằm ngoài mục đích là tìm đến đất Phật.

Sau này khi đã tốt nghiệp Tiến sỹ về Lịch sử thế giới, và Quan hệ quốc tế ở Trường Đại học Sorbone - Pháp, thầy Huyền Diệu trở thành một người nổi tiếng khi được các trường đại học, các tổ chức xã hội mời đi dạy học và nói chuyện. Thầy Huyền Diệu tham gia trong nhóm những người trợ giảng cho các trường đại học lớn và danh tiếng trên thế giới. Việc giảng dạy của thầy thường xuyên ở các nước trên thế giới: Australia, Mỹ, Canada, Pháp, Nhật Bản, Ấn Độ v.v... đã mang lại nhiều tiền bạc cho thầy.

Cử chỉ tri ân đầu tiên sau khi đã thành đạt của thầy Huyền Diệu là năm 1976, thầy dành dụm toàn bộ số tiền mua một chiếc vé hạng nhất vòng quanh thế giới với giá 21.600 USD để gửi về biếu ba má và sư phụ Hoằng Nhơn. Thầy Hoằng Nhơn từ chối quà tặng và viết thư cho thầy Huyền Diệu rằng: "Thầy rất cảm động vì lòng hiếu của con, thầy đã đi khắp thế giới nhiều lần, nhiều kiếp rồi. Nếu con kính quý thầy thì cố gắng làm điều thiện giúp đỡ người khác như thầy đã làm cho con. Con đừng gửi tiền bạc về nữa. Thầy sống trên núi, tự trồng lúa, trồng khoai sắn tự túc bao nhiêu năm nay rồi".

Kể từ đó, thầy Huyền Diệu tâm đắc lời dạy của sư phụ Hoằng Nhơn, tự hứa với lòng mình và bắt đầu phát nguyện. Tất cả các khoá dạy đạo, dạy tu hành, khoá tu tập và khoá giáo lý, thầy Huyền Diệu đều từ chối nhận tiền thù lao. Thầy khuyến khích các anh chị em tặng số tiền ấy vào các công việc từ thiện mà họ tự chọn lấy.

Xây dựng Việt Nam Phật Quốc Tự trên đất Phật

Thầy Huyền Diệu nói với tôi rằng, thầy sinh ra ở Việt Nam, chỉ sống ở Việt Nam có mười mấy năm thôi, rồi xa xứ đã hơn 40 năm rồi, không lúc nào trong suy nghĩ, hành động và công việc của thầy, thầy không hướng về Việt Nam, về gia đình, thầy giáo với một lòng biết ơn vô hạn.

Nhờ lòng tri ân ấy mà thầy đã xây cất được hai ngôi chùa mang tên đất nước Việt Nam và có cơ duyên tốt tái thiết thánh địa Lâm Tỳ Ni thuộc đất nước Nepal, một vùng đất xanh tươi nằm dưới chân dãy Hy Mã Lạp Sơn (Hymalaya) lóng lánh nhiều núi tuyết, nơi Đức Phật sinh ra cách đây 2.600 năm.

Tại đây, song song với việc xây Phật Quốc Tự, thêm một phép mầu nhiệm nữa đã đến bên cuộc đời của thầy Huyền Diệu đấy là loài chim Hồng Hạc đã di cư về Lâm Tỳ Ni và sống cùng với thầy Huyền Diệu. Ban đầu chỉ có một cặp Hồng Hạc, đến nay đàn Hồng Hạc đã tìm thấy chốn bình yên của mình nên đã sinh sôi nảy nở và kéo về 66 con sinh sống ở Lâm Tỳ Ni. Thầy Huyền Diệu trở thành Chủ tịch Hội canh giữ chim Hồng Hạc nhờ việc chăm sóc, bảo vệ và lao tâm khổ tứ theo đàn chim.

Chính những ngày tháng rỗi rãi do phải chờ kinh phí xây chùa chuyển sang, thầy Huyền Diệu đã đi theo loài chim Hồng Hạc để đếm chim, để nghiên cứu và bảo vệ loài chim xinh đẹp và quý hiếm này. Thầy Huyền Diệu đã đến bên dòng sông oan nghiệt ở phía Đông Lâm Tỳ Ni, hàng năm dòng nước chảy xiết hung hãn cướp đi nhiều mạng sống của người dân địa phương.

Thương cảm chúng sinh, thầy Huyền Diệu đã niệm Phật mong sao có thể xây được cây cầu cho dân làng nơi đây. Ước nguyện của thầy Huyền Diệu đã có phép nhiệm mầu. Rất nhiều gia đình ở các nước Anh, Pháp, Mỹ sẵn sàng ủng hộ tiền xây chiếc cầu tình thương. Sau bao nhiêu vất vả, khó nhọc, điều đình, cuối cùng cây cầu Tình Thương trên dòng sông Oan Nghiệt được đổi tên thành dòng sông Thanh Thoát đã trở thành hiện thực trước sự biết ơn của dân chúng trong vùng và đất nước Nepal.

Việc xây dựng hai ngôi chùa, đặc biệt là Việt Nam Phật Quốc Tự ở Lâm Tỳ Ni cùng với cây cầu Tình Thương hết sức gian truân, vất vả. Thầy Huyền Diệu nhớ lại, với 60 USD trong túi, thầy đã ra chợ Bhairahawa gần biên giới Ấn Độ - Nepal mua một tấm nhựa màu xanh và nồi niêu xong chảo tất cả trên 50 USD rồi thầy cắm ngay căn lều bạt trên miếng đất đã chọn để xây Việt Nam Phật Quốc Tự. Đây là một thử thách lớn trong những thử thách rất lớn trong đời thầy.

Sống một mình ở nơi sình lầy, giữa cánh rừng không đường sá, không điện nước, không điện thoại, những tiện nghi tối thiểu đều không có. Những khó khăn về vật chất không đáng ngại bằng những khó khăn trở ngại từ tinh thần và một số quan chức địa phương chưa hiểu hết tấm lòng từ thiện bác ái của thầy. Mới hiểu rằng, để trở thành một người muốn tu nhân tích đức quyết cống hiến đời mình cho việc thiện quả là không dễ dàng gì. Ở đời để làm được việc thiện cũng vậy, đôi khi phải gặp rất nhiều khó khăn trở ngại mới đi được đến đích. Làm việc phước đức không phải chuyện dễ.
 


 
Tấm gương
  Tin nhắn cuối cùng sau trận động đất  
  Tín đồ doanh nhân  
  Tình bạn cao quý  
  Tình cảm đẹp của một người ăn xin  
  Tinh thần ROWAN  
  Tình yêu và sắc đẹp dưới cái nhìn của đức phật  
  Tôi rất mê những người tài  
  Tổng thư ký LHQ nói về quyền lực  
  Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp  
  Tranh cử thực sự để chọn đúng người lãnh đạo  
  Trí thức phải vừa có Trí dục vừa phải có Đức dục  
  Trói chân sáng tạo  
  Trong cuộc sống có phép nhiệm màu  
  Trực tuyến với người hùng FPT: Phải dám mơ to  
  Trực tuyến: Mở cánh cửa truyền thông Việt - Mỹ  
  Tự do sinh ra con người  
  Tự do tư tưởng gặp rủi ro  
  Tư duy tổng thể: Vấn nạn lớn của giáo dục Việt Nam  
  Từ Hệ tư tưởng đến Hệ giá trị  
  Từ ổ chuột bước vào Harvard  
  Tuổi nào có thể làm giàu?  
  Tuổi thơ cùng khổ của Tổng thống Hàn Quốc  
  Tượng vàng  
  Tỷ phú cho đi nửa gia tài vì lời hứa thời trai trẻ  
  Tỷ phú tự thân trẻ nhất châu Á  
  Vài số liệu về ngành giáo dục Mỹ (1)  
  Vấn đề của giáo dục Việt Nam là sự tha hóa  
  Về giáo dục của Việt Nam trong nền kinh tế thị trường  
  Về một số bất cập trong giáo dục  
  Về nghệ thuật - 1  
  Về nghệ thuật - 2  
  Vì một nền giáo dục “tốt và công bằng” - phần 1  
  Vì một nền giáo dục “tốt và công bằng” - phần 2  
  Vị Tha & tâm từ & đạo đức  
  Vị thần tượng thời nay - ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA - His Holiness Dalai Lama  
  Việc nước mà dân không biết thì không thể dân chủ được  
  Võ Quốc Thắng - Tôi chia sẻ với người dám làm doanh nhân  
  Vỏ quýt dày có móng tay nhọn  
  Vượt bão 2009: Đảng phải tập hợp sức dân bằng trí tuệ và gương mẫu  
  Đã đến lúc không thể tránh né những vấn đề cốt tử  
  Đảng lãnh đạo nhưng không áp đặt  
  Đạo Phật nguyên thủy và các tư tưởng chính  
  Đạo Phật và sự đau khổ trong cuộc sống  
  Để hành chính không còn “hành là chính”  
  Để lãnh đạo sáng tạo và chính trực  
  Điều gì quan trọng hơn: Ít bực mình hay hạnh phúc?  
  Đổi Mới II: Ý chí lãnh đạo và đồng thuận xã hội  
  Đôi tay đẹp  
  Đối thoại với thiền sư Thích Nhất Hạnh về hạnh phúc  
  Đối thoại với Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Breath, breath, you’re online  
  Đối thoại với trí thức không cần treo bảng  
  Đột phá tư duy để tiến xa hơn  
  Đức Pháp Vương: Hãy chuyển hóa oán hận thành yêu thương!  
  Đức phật dạy con  
  Đức Phật dạy con như thế nào?  
  Đừng biến bầu bán thành trò xếp đặt duy ý chí  
  “Bức xúc đủ nhiều để những ai nguội lạnh xem lại mình”  
  “Chỉ giao trọng trách cho người có tư tưởng Đổi Mới”  
  “Dân cần nhưng quan không vội, dân vội thì lội mà sang”  
  “Đừng leo lên lưng cọp nếu chưa tìm ra sự độc đáo"  
Trang 3/4 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4  Trang sau