Tấm gương
Tư duy tổng thể: Vấn nạn lớn của giáo dục Việt Nam
 

Ông Nguyễn Huy Hoàng: "Tôi cũng chưa đủ điều kiện để trở thành công dân toàn cầu!


“Giáo dục của chúng ta bây giờ làm quá nhiều cái CHỐNG, mà chẳng làm mấy cái XÂY. XÂY mới vững. CHỐNG chỉ khi sắp sụp. Đó là vấn đề mà tư duy của chúng ta đang mắc phải” - ông Nguyễn Huy Hoàng, Phó Tổng Giám đốc tập đoàn Tâm Việt trao đổi với Vietimes về cách thức giáo dục tư duy tổng thể cho thế hệ trẻ.

Phóng viên (PV): Theo ông, thế nào là tư duy tổng thể?

Ông Nguyễn Huy Hoàng (NHH): Có 3 khái niệm về tổng thể. Thứ nhất: khi chúng ta phát huy tất cả các vùng của bộ não, thì mỗi bộ não có vùng cảm giác, thị giác, thính giác,vùng vị giác và vận động. Khi chúng ta tư duy như vậy, có những người vận động thì ra vấn đề, có những người ngồi tĩnh tâm mới ra vấn đề.
Ví dụ như một học sinh khi học tập phải được vận dụng tất cả các vùng này. Nhưng chúng ta lâu nay khi học lại chỉ dùng vùng thính giác, nghĩa là chỉ nghe.

PV: Cùng một cấu tạo cơ thể con người, nhưng tại sao học sinh ở những nước phương Tây lại có tư duy tổng thể và bao quát hơn học sinh của châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng?

NHH: Có hai lý do. Lý do thứ nhất: chúng ta sinh ra giống nhau nhưng lại phát triển trong những môi trường khác nhau. Phương Tây thiên về lôgíc và sự chính xác, còn phương Đông thiên về sự cảm nhận. Phương Tây với nền văn hóa du mục luôn mang trong mình sự chinh chiến, còn phương Đông lại có xu hướng hài hòa với thiên nhiên.

Thứ hai: chúng ta có 8 năng lực tư duy: năng lực tư duy (khả năng tính toán, phân tích, tổng hợp và nhận định); năng lực ngôn ngữ (giỏi làm việc với các con chữ); năng lực biểu diễn (giỏi làm việc với các bộ phận cơ thể); năng lực âm nhạc (giỏi làm việc với các tổ hợp âm thanh; năng lực thị giác (giỏi làm việc với các vật thể, không gian); năng lực tương tác (giỏi làm việc với người khác, tinh tế bắt trúng được những xúc cảm của người khác, có khả năng thuyết phục và ảnh hưởng cao); năng lực nội tâm (giỏi làm việc với chính mình, như những nhà Triết học, Thần học, Phân tâm học) và năng lực thiên nhiên (giỏi làm việc với thiên nhiên như những người theo ngành Sinh học, Môi trường học, Y học).

Nhưng từ trước tới nay chúng ta chỉ chú tâm và rèn luyện vào hai năng lực: tư duy lôgic và tư duy ngôn ngữ. Chỉ số IQ cũng chỉ đo hai năng lực này thôi. Nhưng chúng ta còn những năng lực khác, như bạn là một người có tư duy không gian tốt thì bạn sẽ dễ dàng hình dung con đường nào đến đích nhanh nhất. Edison là người có tư duy trải nghiệm, làm hàng nghìn lần, sửa và ra vấn đề. Hoặc như Einstein là người có tư duy nhạc điệu và nội tâm rất tốt.

PV: Tư duy tổng thể có vai trò thế nào trong việc khơi gợi cả 8 kỹ năng đó?

NHH: Như tôi nói, 8 năng lực tư duy này sẽ ảnh hưởng đến tư duy tổng thể. Phải hiểu bản chất của bộ não. Còn tư duy tổng thể lại là một tâm lý như thế này. Chúng ta thường bị đẩy vào hai khía cạnh: THẲNG hoặc THUA, như tôi và bạn tranh luận với nhau thì phải chứng minh bằng mọi cách người kia là sai, chứ không suy nghĩ đến việc giải mã vấn đề tranh luận. Nó giống như mình đi xe, rẽ PHẢI thì không thể rẽ TRÁI. Tư duy cũng vậy, khi nghĩ đến TIÊU CỰC thì khó nghĩ đến TÍCH CỰC; nghĩ đến cái XẤU thì không nghĩ đến cái TỐT; nghĩ đến CHỐNG thì không nghĩ được XÂY. Giáo dục của chúng ta bây giờ làm quá nhiều cái CHỐNG, mà chẳng làm mấy cái XÂY. XÂY mới vững. CHỐNG chỉ khi sắp sụp. Đó là vấn đề mà tư duy của chúng ta đang mắc phải.

PV: Như vậy tư duy tổng thể nghĩa là mình phải chấp nhận cả hai chiều của một vấn đề, chiều NGƯỢC và chiều THUẬN?

NHH: Không phải hai chiều mà là sáu chiều. Thông thường, khi nhìn nhận một vấn đề ta hay bị đẩy theo chiều hướng tiêu cực. Như giơ một tờ giấy trắng có một chấm đen, ta dễ nhìn thấy chấm đen hơn là tờ giấy trắng. Đa số ta thường phản ứng với cái xấu để sinh tồn. Thứ hai, chúng ta hay thể hiện cảm xúc của mình như buồn, chán, vui một cách thái quá. Trong tư duy thì không thể hiện cảm xúc được. Sự chủ quan sẽ đẩy ta sang mặt chưa đúng của sự việc.

Tại sao phương Tây lại tư duy khác phương Đông? Có lẽ vì tư duy của họ nghiêng về thông tin dữ liệu nhiều hơn. Ví dụ như một tai nạn xảy ra, chúng ta nhìn thấy hiện trường với máu me thường để cảm xúc sợ hãi lấn chiếm, nhưng tư duy của người phương Tây sẽ quan sát và phân tích ngay là ai đi đúng, ai đi sai. Nhìn thấy tai nạn sẽ rút ra được kinh nghiệm gì? Giải pháp ra sao?

Lâu nay chúng ta thường có thói quen đánh giá vấn đề theo cảm xúc, nhưng lại không đưa ra được những giải pháp. Ví dụ: Khi thầy giáo giảng không hay, học sinh chỉ biết than: Thầy giảng chán lắm! Trong khi không nghĩ ra cách làm thế nào để buổi học thú vị hơn.

PV: Như ông nói, sự khác biệt văn hoá tạo nên sự khác biệt tư duy giữa phương Đông và phương Tây. Vậy, liệu có những phương pháp gì để thay đổi điều này không? Hay vì nó là những “hằng số văn hoá” nên không thể nào thay đổi được?

NHH: Nói chung, đã là văn hoá thì rất khó thay đổi. Ngay việc đơn giản như dạy con của các bà, các mẹ cũng làm hư trẻ nhiều. Khi trẻ bị vấp ngã, bà lại chạy ra đập tay vào cái giày: Đánh chừa cái giày làm đau cháu bà này! Đáng lẽ ra, ngay lúc đấy phải giải thích cho đứa trẻ hiểu lỗi ở đâu. Điều ấy tạo thành cái nhìn vô trách nhiệm của đứa trẻ từ khi chập chững. Cách dạy đó định hướng tư duy tìm lỗi ở người khác.

Mặt khác, truyền thông hiện nay lại chỉ phán tán những cái xấu: giở báo là thấy giết người, mở ti vi buổi sáng là thấy tai nạn giao thông… Nó tạo thành “quán tính trượt theo cái xấu” của tư duy. Muốn thay đổi cần nhiều thời gian.

PV: Muốn thay đổi, dù chỉ là một phần trăm nhỏ nhoi thì phải thay đổi từ nhỏ chứ không phải đợi đến lúc trưởng thành?

NHH: Chúng tôi cứ nghĩ, giá như môn học về tư duy tổng thể được giảng dạy ngay từ trường tiểu học thì tốt biết mấy.
Trên thực tế vẫn có thể thay đổi được. Mặc dù tính cách thì khó thay đổi. Đến năm 28 tuổi là con người trưởng thành về tính cách rồi, trừ những trường hợp sốc nặng mới có những đột biến trong tính cách. Nhưng vì tư duy cũng là một kỹ năng, nên chúng ta có thể rèn được. Khi có công cụ sẽ rèn luyện được nhanh hơn.

Mô hình phương pháp tư duy 6 chiếc mũ (Six Thinking Hats) của Edward de Bono

PV: Làm thế nào để rèn luyện tư duy tổng thể cho những người chưa có tư duy tổng thể?
NHH: Hiện nay có 3 công cụ để rèn luyện tư duy tổng thể:

- Công cụ khơi tạo ý tưởng: Là phương pháp “tập kích não” (brainstorming) của Alex Osborn. Một phương pháp đặc sắc dùng để phát triển nhiều giải đáp sáng tạo cho một vấn đề. Phương pháp này hoạt động bằng cách nêu các ý tưởng xung quanh một vấn đề, từ đó rút ra rất nhiều đáp án căn bản cho nó. Các ý niệm/hình ảnh về vấn đề được nêu ra một cách rất phóng khoáng và ngẫu nhiên theo dòng suy nghĩ càng nhiều càng tốt. Các ý kiến có thể rất rộng và sâu và không bị giới hạn bởi các khía cạnh nhỏ nhặt nhất của vấn đề mà những người tham gia nghĩ tới.

- Sơ đồ tư duy: Bản chất của não là tư duy bằng hình ảnh. Ví như khi nhắc tới khái niệm rất trừu tượng là “yêu thương” thì hình ảnh hiện lên trong đầu bạn có thể là bàn tay âu yếm, hoặc hình ảnh mẹ con, chứ không phải chữ “yêu thương”. Hoặc khi tôi nói đến: sóng, bãi cát, cây dừa thì bạn sẽ nghĩ ngay đến “bãi biển”. Sơ đồ tư duy giúp cho con người tư duy theo những nhánh. Các nhánh kết nối với nhau tạo thành một hình ảnh tổng thể. Khi có hàng chục ý tưởng, thì chúng ta phải học cách tư duy sắp xếp ý tưởng theo các nhánh, từ đó có được tổng thể. Công cụ này giúp não tư duy theo chủ đề.

- Phương pháp tư duy sáu chiếc mũ (Six Thinking Hats): là kỹ thuật được thiết kế nhằm giúp các cá thể có nhiều cái nhìn về một đối tượng mà những cái nhìn này sẽ khác so với một người thông thường có thể thấy được. Đây là một khuôn mẫu cho sự suy nghĩ và nó có thể kết hợp thành lối suy nghĩ định hướng (lateral thinking). Trong phương pháp này thì các phán xét có giá trị sẽ có chỗ đứng riêng của nó nhưng các phê phán đó sẽ không được phép thống trị như là thường thấy ở lối suy nghĩ thông thường.

PV: Tôi thấy những phương trên mới chỉ dừng ở lý thuyết thôi. Còn thực hành ở Việt Nam dường như vẫn còn mông lung. Trên thực tế, dù hiểu rõ những cách thức rèn luyện tư duy tổng thể, thì tư duy của chúng ta vẫn còn “cá thể”?

NHH: Đúng vậy nhưng quan trọng nhất vẫn là định hướng tư duy. Chúng ta mất quá nhiều thời gian vào ĐÚNG hay SAI, hoặc rẽ PHẢI hay rẽ TRÁI. Như học sinh ra trường, chỉ cần hỏi họ đúng một câu: “Anh làm được gì?” chứ không cần phải hỏi: “Anh biết những gì?”.

PV: Theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn tới thực trạng tư duy một chiều trong giáo dục Việt Nam?

NHH: Theo tôi bản chất là do hệ thống tồn tại từ ngày xưa rồi. Tôi không phân tích nguyên nhân đấy nữa, mà chỉ tìm cách làm thế nào để tốt hơn. Đứng về khía cạnh thầy giáo, bản thân người thầy cũng phải có đủ tư cách; về phía học sinh cũng không thể chỉ trông chờ vào hệ thống giáo dục. Mỗi người lo được cho đời mình là tốt lắm rồi. Để thay đổi được, hướng nghiệp ban đầu rất quan trọng. Trong đó, kỹ năng học phải được giảng dạy từ khi các em bước chân vào trường. Nếu không các bạn sẽ bị định hướng sai, kéo theo con người cũng bị sai lệch. Ví dụ: bạn đặt mục tiêu học để trở thành thủ khoa, nhưng ra trường chưa chắc đã làm được việc. Xã hội dù thế nào vẫn cần những con người làm việc thực sự.

PV: Vậy theo ông, những tiêu chuẩn, điều kiện nào để trở thành một công dân xứng tầm với toàn cầu?

NHH: Đây là triết lý mà Tâm Việt vẫn đang trăn trở xây dựng. Theo mức version 1.0 trước tiên phải là thể lực, 2.0 là trí lực (IQ); 3.0 là tinh thần, tình cảm (EQ); 4.0 là tâm linh (tôi là ai, tại sao tôi tồn tại, sứ mệnh của tôi là gì?); 5.0 là tổng thể. Một công dân toàn cầu phải có được cả năm điều trên. Phần 1.0, 2.0 và 3.0 là phần kỹ năng. Khi anh định hướng đúng anh mới phát triển được. Còn từ phần 4.0 (tâm linh) là làm đúng bản mệnh mà trời sinh ra mình. Thực tế có nhiều người vẫn thành công, nhưng nếu họ làm đúng bản mệnh của mình thì sẽ thăng hoa lên rất nhiều. Khi ta làm sai với bản mệnh của mình, suy cho cùng ta đang lãng phí tài năng của toàn cầu.

Version 5.0, tổng thể là bao gồm tất cả những điều trên. Nếu anh thiếu một trong những yếu tố trên thì anh khó có thể trở thành một công dân xứng tầm toàn cầu. Họ chỉ là những cá nhân khu trú trong một không gian giới hạn.

PV: Theo ông, tính cách nào của người Việt hiện đang cản trở người Việt trở thành công dân toàn cầu?

NHH: Đó chính là tinh thần đồng đội. Khi bị dồn nén vào chân tường, thì ý muốn phải sống trỗi dậy mãnh liệt. Bởi thế họ kết hợp được với nhau theo kiểu bản năng. Nhưng khi thoát ra khỏi tình trạng đó, thì người Việt hợp tác với nhau rất khó.

PV: Xin cảm ơn ông!

Xuân Anh

 


 
Tấm gương
  Từ Hệ tư tưởng đến Hệ giá trị  
  Từ ổ chuột bước vào Harvard  
  Tuổi nào có thể làm giàu?  
  Tuổi thơ cùng khổ của Tổng thống Hàn Quốc  
  Tượng vàng  
  Tỷ phú cho đi nửa gia tài vì lời hứa thời trai trẻ  
  Tỷ phú tự thân trẻ nhất châu Á  
  Vài số liệu về ngành giáo dục Mỹ (1)  
  Vấn đề của giáo dục Việt Nam là sự tha hóa  
  Về giáo dục của Việt Nam trong nền kinh tế thị trường  
  Về một số bất cập trong giáo dục  
  Về nghệ thuật - 1  
  Về nghệ thuật - 2  
  Vì một nền giáo dục “tốt và công bằng” - phần 1  
  Vì một nền giáo dục “tốt và công bằng” - phần 2  
  Vị Tha & tâm từ & đạo đức  
  Vị thần tượng thời nay - ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA - His Holiness Dalai Lama  
  Việc nước mà dân không biết thì không thể dân chủ được  
  Võ Quốc Thắng - Tôi chia sẻ với người dám làm doanh nhân  
  Vỏ quýt dày có móng tay nhọn  
  Vượt bão 2009: Đảng phải tập hợp sức dân bằng trí tuệ và gương mẫu  
  Đã đến lúc không thể tránh né những vấn đề cốt tử  
  Đảng lãnh đạo nhưng không áp đặt  
  Đạo Phật nguyên thủy và các tư tưởng chính  
  Đạo Phật và sự đau khổ trong cuộc sống  
  Để hành chính không còn “hành là chính”  
  Để lãnh đạo sáng tạo và chính trực  
  Điều gì quan trọng hơn: Ít bực mình hay hạnh phúc?  
  Đổi Mới II: Ý chí lãnh đạo và đồng thuận xã hội  
  Đôi tay đẹp  
  Đối thoại với thiền sư Thích Nhất Hạnh về hạnh phúc  
  Đối thoại với Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Breath, breath, you’re online  
  Đối thoại với trí thức không cần treo bảng  
  Đột phá tư duy để tiến xa hơn  
  Đức Pháp Vương: Hãy chuyển hóa oán hận thành yêu thương!  
  Đức phật dạy con  
  Đức Phật dạy con như thế nào?  
  Đừng biến bầu bán thành trò xếp đặt duy ý chí  
  “Bức xúc đủ nhiều để những ai nguội lạnh xem lại mình”  
  “Chỉ giao trọng trách cho người có tư tưởng Đổi Mới”  
  “Dân cần nhưng quan không vội, dân vội thì lội mà sang”  
  “Đừng leo lên lưng cọp nếu chưa tìm ra sự độc đáo"  
Trang 4/4 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4