Tấm gương
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

13h30, mời độc giả trực tuyến với Thượng toạ Thích Huyền Diệu, doanh nhân Lê Thăng Longvề chủ đề: Doanh nghiệp và trách nhiệm đối với xã hội, một vấn đề đương đại đang trở nên nóng bỏng với các công ty trên toàn cầu nhưng ở Việt Nam dường như vẫn còn là khái niệm xa lạ.

Hình ảnh cuộc giao lưu trực tuyến

Trách nhiệm đối với xã hội của doanh nghiệp (corporate social responsibilities - CSR), sự phát triển cao hơn của đạo đức kinh doanh là một vấn đề đương đại đặt ra cho các công ty ở các nước phát triển.

Có thể thấy vô số trường hợp, từ các công ty dược lớn bị chỉ trích vì không cung cấp thuốc giá rẻ cho những người bị nhiễm HIV/AIDS ở các nước đang phát triển, Nike, GAP bị tấn công vì sử dụng lao động trẻ em, hay bất kỳ một hành vi gây ô nhiễm môi trường nào cũng có thể huỷ hoại danh tiếng của một công ty lớn.

Nhưng ở Việt Nam, CSR vẫn là một khái niệm xa lạ vì thiếu sự hiểu biết và quan tâm của dân chúng. Thái độ của cộng đồng đối với hoạt động của doanh nghiệp ít khi căng thẳng. Chưa bao giờ có một vụ án tập thể nào thưa kiện một công ty tại toà án về các vi phạm của họ trong khi hoạt động. Công ty có gây ô nhiễm thì công chúng chỉ viết lên báo hay tố cáo với cơ quan hữu trách, chứ không có một cuộc tranh chấp trực diện ngoài toà án.

Về môi trường, chúng ta sống nghèo, sống chật quen nên chưa quan tâm đến môi trường sạch đẹp. Chúng ta ít sửa chữa một môi trường đang có mà thường dọn ra một môi trường mới để đi tìm cái sạch và đẹp. Thay vì nêu lên để giải quyết vấn đề thì chúng ta tìm cách rời bỏ nó. Do vậy, các công ty chưa bị áp lực về đạo đức kinh doanh.

Tuy nhiên, khi những lo lắng về biến đổi khí hậu, huỷ hoại môi trường ngày một trở nên ám ảnh hơn, đã đến lúc cần thay đổi nhận thức của công chúng về vấn đề này. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, hơn lúc nào hết, cần được đặt ra. "Chúng tôi tốt", chứ không chỉ "sản phẩm của chúng tôi rẻ, đẹp, bền" cần được coi là một thang giá trị để thu hút khách mua hàng.

Vì sao doanh nghiệp cần quan tâm đến trách nhiệm đối với xã hội? Cần bắt đầu tạo dựng nền tảng cho CSR từ đâu để nó trở thành một giá trị, một nét văn hoá của các doanh nghiệp Việt? Công chúng nếu quan tâm đến trách nhiệm xã hội của DN có thể bày tỏ bằng cách gì, dựa vào tổ chức nào?...

Thầy Thích Huyền Diệu

13h30 ngày 11/7, mời độc giả tham gia trực tuyến với Thượng toạ Thích Huyền Diệu và ông Lê Thăng Long, Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty cổ phần phát triển và đầu tư công nghệ Innotech.

Nếu ai quan tâm đến đạo Phật hẳn không xa lạ với cái tên Thích Huyền Diệu. Ngoài việc xây cất ngôi chùa Việt Nam Phật Quốc tự ở Bồ Đề Đạo tràng (Bodh Gaya, Ấn Độ - nơi Đức Phật Thích ca đã ngộ giác), thầy Huyền Diệu còn được biết đến như người nước ngoài đầu tiên được Nepal chấp thuận cấp cho hai mẫu đất để xây Việt Nam Phật Quốc Tự.

Ngôi chùa quốc tế đầu tiên ở vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) - nơi Đức Phật ra đời. Hưởng ứng lời kêu gọi của thầy Huyền Diệu, hơn 20 quốc gia đã lần lượt đến xây dựng chùa của nước mình ở vùng đất này, hình thành một nơi gọi là "Liên hiệp Quốc Phật giáo". Nhờ vậy mà thánh địa hoang phế điêu tàn này đã hồi sinh.

Vài năm gần đây, thầy Huyền Diệu siêng về nước và đi nói chuyện với nhiều giới. Ông cũng xuất bản một số cuốn sách gây chú ý: Khi hồng hạc bay về; Lòng tri ấn: Sức mạnh và màu nhiệm.

Tuần Việt Nam
 


 
Tấm gương
  Tranh cử thực sự để chọn đúng người lãnh đạo  
  Trí thức phải vừa có Trí dục vừa phải có Đức dục  
  Trói chân sáng tạo  
  Trong cuộc sống có phép nhiệm màu  
  Trực tuyến với người hùng FPT: Phải dám mơ to  
  Trực tuyến: Mở cánh cửa truyền thông Việt - Mỹ  
  Tự do sinh ra con người  
  Tự do tư tưởng gặp rủi ro  
  Tư duy tổng thể: Vấn nạn lớn của giáo dục Việt Nam  
  Từ Hệ tư tưởng đến Hệ giá trị  
  Từ ổ chuột bước vào Harvard  
  Tuổi nào có thể làm giàu?  
  Tuổi thơ cùng khổ của Tổng thống Hàn Quốc  
  Tượng vàng  
  Tỷ phú cho đi nửa gia tài vì lời hứa thời trai trẻ  
  Tỷ phú tự thân trẻ nhất châu Á  
  Vài số liệu về ngành giáo dục Mỹ (1)  
  Vấn đề của giáo dục Việt Nam là sự tha hóa  
  Về giáo dục của Việt Nam trong nền kinh tế thị trường  
  Về một số bất cập trong giáo dục  
  Về nghệ thuật - 1  
  Về nghệ thuật - 2  
  Vì một nền giáo dục “tốt và công bằng” - phần 1  
  Vì một nền giáo dục “tốt và công bằng” - phần 2  
  Vị Tha & tâm từ & đạo đức  
  Vị thần tượng thời nay - ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA - His Holiness Dalai Lama  
  Việc nước mà dân không biết thì không thể dân chủ được  
  Võ Quốc Thắng - Tôi chia sẻ với người dám làm doanh nhân  
  Vỏ quýt dày có móng tay nhọn  
  Vượt bão 2009: Đảng phải tập hợp sức dân bằng trí tuệ và gương mẫu  
  Đã đến lúc không thể tránh né những vấn đề cốt tử  
  Đảng lãnh đạo nhưng không áp đặt  
  Đạo Phật nguyên thủy và các tư tưởng chính  
  Đạo Phật và sự đau khổ trong cuộc sống  
  Để hành chính không còn “hành là chính”  
  Để lãnh đạo sáng tạo và chính trực  
  Điều gì quan trọng hơn: Ít bực mình hay hạnh phúc?  
  Đổi Mới II: Ý chí lãnh đạo và đồng thuận xã hội  
  Đôi tay đẹp  
  Đối thoại với thiền sư Thích Nhất Hạnh về hạnh phúc  
  Đối thoại với Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Breath, breath, you’re online  
  Đối thoại với trí thức không cần treo bảng  
  Đột phá tư duy để tiến xa hơn  
  Đức Pháp Vương: Hãy chuyển hóa oán hận thành yêu thương!  
  Đức phật dạy con  
  Đức Phật dạy con như thế nào?  
  Đừng biến bầu bán thành trò xếp đặt duy ý chí  
  “Bức xúc đủ nhiều để những ai nguội lạnh xem lại mình”  
  “Chỉ giao trọng trách cho người có tư tưởng Đổi Mới”  
  “Dân cần nhưng quan không vội, dân vội thì lội mà sang”  
  “Đừng leo lên lưng cọp nếu chưa tìm ra sự độc đáo"  
Trang 3/4 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4  Trang sau