Tấm gương
Đạo Phật nguyên thủy và các tư tưởng chính
 
~ Tài liệu dành cho các Phật tử.

~ BA SỰ THẬT CỦA ĐỜI SỐNG

Vô thường, Khổ và Vô ngã là những nguyên lý cơ bản nhằm xác định Chánh pháp, tái thẩm định các lý thuyết, quan điểm và cả pháp môn tu tập của Phật giáo.

Đức Phật muốn chúng ta trước hết nhìn vào sự vật và biết rằng những thứ này là giả tạo, rồi chúng ta mới thật sự có được sự an bình. Khi không biết như thế, chúng ta trở thành người sở hữu của chúng và cái bẫy của ngã tưởng sẽ xuất hiện. Vì thế chúng ta phải trở lại từ gốc ngọn, tìm hiểu xem chúng xảy ra như thế nào. Chúng ta phải hiểu các sự vật thật sự như chúng là (đúng bản chất của chúng), cách sự vật tác động đến tâm và tâm đã phản ứng như thế nào; có thế chúng ta mới có được bình an.

Nếu ta không thực sự chứng nghiệm chân lý về vô thường, khổ đau và vô ngã, thì không thể chấm dứt được khổ đau. Nếu có chánh niệm, ta có thể chứng nghiệm chân lý này trong từng giây phút. Chúng hiện hữu nơi thân và tâm, và ta có thể nhận ra chúng. Đó là lúc ta có thể tìm được sự bình an.

~ VỊ LƯƠNG Y VÀ CON ĐƯỜNG DIỆT KHỔ

Tiếng Pàli, khổ là Dukkha, ngoài ý nghĩa là cảm giác khổ đau, bức bách, khó chịu, nóng bức còn mang ý nghĩa sự bất toàn, không đáng để bám víu (Narada, Đức Phật và Phật pháp, tr.88).

Khổ đau trong đời sống con người rất phổ biến, thường được trình bày qua tám phương diện là: Sanh là khổ. Già là khổ. Bệnh là khổ. Chết là khổ. Phải sống chung với người mình không thích là khổ. Phải xa lìa những người thân yêu là khổ. Cầu mong mà không được là khổ. Chính thân ngũ uẩn là khổ.

Và Đức Phật đã nói:

"Nầy các vị tỳ kheo, đây là Diệu Ðế về Con Ðường Diệt Khổ, đó chính là Con Ðường Tám Chánh (Bát Chánh Ðạo): Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Ðịnh." ~ Kinh Chuyển Pháp Luân (Tương Ưng, LVI-11).

~ KHÔNG LÀM CÁC ĐIỀU ÁC, SIÊNG LÀM CÁC VIỆC LÀNH...

Như một ly nước bẩn, muốn rửa sạch ly, chúng ta phải đổ nước bẩn đi (không làm các điều ác), sau đó đổ nước sạch vào (siêng làm các việc lành), rồi cọ rửa thật kỹ (thanh tịnh hóa tâm ý), có như vậy, với đầy đủ 3 bước mà bước cao nhất là thanh tịnh tâm ý (tu tập thiền định, thiền quán), chúng ta mới có thể diệt trừ được Tham-Sân-Si, giải thoát khổ đau và thành tựu Niết Bàn.

~ KHÔNG NẮM GIỮ DO HIỂU BIẾT TÍNH VÔ NGÃ

Con người là hợp thể ngũ uẩn sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Đức Phật đã dạy: "Này các Tỷ kheo, sắc (thân thể) này là vô ngã. Này các Tỷ kheo, nếu trong sắc có ngã như vậy, sắc không phải chịu đau khổ và ta có thể ra lệnh "sắc phải như thế này hay sắc phải như thế kia”. Nhưng vì sắc không có ngã (vô ngã), nên sắc này còn phải chịu khổ đau và không thể có trường hợp (ra lệnh) "sắc này phải như thế này hay sắc này phải như thế kia”. Thọ, tưởng, hành và thức cũng giống như vậy (Kinh Vô Ngã Tướng).

Bản chất của năm uẩn là Không - Vô ngã. Tuy nhiên, vì nghiệp lực nên con người luôn lầm chấp thân năm uẩn này là một "linh hồn” trường cửu, bất biến, không thay đổi. Từ mê mờ về một cái "ngã, tôi” giả tạo ấy nên con người dễ dàng sanh ra tâm lý tham đắm, say mê, ôm ấp, bảo thủ và chấp chặt vào những gì thuộc về năm uẩn (cái của tôi). Thế nhưng, mọi sự vật hiện tượng luôn sinh diệt, chuyển biến trong từng sát na. Sự sinh thành và hoại diệt của năm uẩn là kết quả của các điều kiện nhân duyên và quá trình sanh già bệnh chết, hay hình thành, tồn tại - thay đổi, hoại diệt, tiêu hủy luôn là một sự thật cho mọi con người, mọi loài và mọi vật.

Vì không nhận thức được tính vô ngã của vạn sự, vạn vật (vô minh) nên chấp thủ, tham ái phát sanh và đó cũng chính là cội nguồn của mọi hiểu biết sai lầm, khổ đau.
 


 
Tấm gương
  Đạo Phật và sự đau khổ trong cuộc sống  
  Để hành chính không còn “hành là chính”  
  Để lãnh đạo sáng tạo và chính trực  
  Điều gì quan trọng hơn: Ít bực mình hay hạnh phúc?  
  Đổi Mới II: Ý chí lãnh đạo và đồng thuận xã hội  
  Đôi tay đẹp  
  Đối thoại với thiền sư Thích Nhất Hạnh về hạnh phúc  
  Đối thoại với Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Breath, breath, you’re online  
  Đối thoại với trí thức không cần treo bảng  
  Đột phá tư duy để tiến xa hơn  
  Đức Pháp Vương: Hãy chuyển hóa oán hận thành yêu thương!  
  Đức phật dạy con  
  Đức Phật dạy con như thế nào?  
  Đừng biến bầu bán thành trò xếp đặt duy ý chí  
  “Bức xúc đủ nhiều để những ai nguội lạnh xem lại mình”  
  “Chỉ giao trọng trách cho người có tư tưởng Đổi Mới”  
  “Dân cần nhưng quan không vội, dân vội thì lội mà sang”  
  “Đừng leo lên lưng cọp nếu chưa tìm ra sự độc đáo"  
Trang 4/4 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4