Tấm gương
Tìm hiểu về Phật giáo: Phật - Bồ Tát - Chúng Sanh
 
~ Tài liệu dành cho các Phật Tử.

~ Chú thích hình minh họa:

Phật A Di Đà (ở giữa) cùng hai vị Bồ Tát là: Bồ Tát Quán Thế Âm (bên phía tay trái Ngài, cầm cành dương và bình nước cam lộ ~ vị Bồ tát này là hiện thân của Từ Bi) và Bồ Tát Đại Thế Chí (bên phía tay phải Ngài, cầm bông hoa sen ~ vị Bồ tát này là hiện thân của Trí Huệ).

1 ~ PHẬT THÍCH CA VÀ PHẬT A DI ĐÀ KHÁC NHAU THẾ NÀO?

1.1 ~ Phật Thích Ca là ai?

Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật. Ngài được xác nhận là có thật trong lịch sử: Là hoàng tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm của vương quốc Thích Ca - thuộc Ấn Độ ngày nay, sinh vào khoảng năm 624 TCN. Sau khi nhìn thấy cảnh khổ đau của những người già, người bệnh tật và người đã qua đời cùng vẻ ung dung thanh thản của 1 vị tu sĩ, thái tử Tất Đạt Đa phát tâm rời khỏi hoàng cung để tu học Phật quả.

Phật Thích Ca là giáo chủ cõi Ta bà (đau khổ) ~ là thế giới mà chúng ta đang sống.

1.2 ~ Phật A Di Đà là ai?

Phật A Di Đà là vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Phật giáo Đại thừa. Tên của Ngài nghĩa là Vô Lượng Thọ - nghĩa là thọ mệnh vô lượng và Vô Lượng Quang - ánh sáng vô lượng.

Phật A Di Đà cai quản cõi Cực Lạc (an vui) ở phương Tây. Ngài có nhân duyên hóa độ chúng sinh ở thế giới Ta bà này.

Khác với Phật Thích Ca ~ được biết đến như là một nhân vật lịch sử có thật ở cõi Ta bà. Sau nhiều kiếp tu tập, Ngài đã trở thành Phật trong kiếp sống cuối cùng ở cõi Ta bà. Phật A Di Đà là vị Phật được biết đến thông qua các kinh, sách cổ Phật giáo, Ngài không sinh ra trong cõi Ta bà như Đức Phật Thích Ca.

1.3 ~ Phân biệt tôn tượng/ tranh vẽ Phật A Di Đà và Phật Thích Ca.

1.3.1 ~ Phật A Di Đà

~ Hình dáng đặc trưng:

Phật A Di Đà trên đầu có các cụm tóc xoắn ốc, mắt nhìn xuống, miệng thoáng nụ cười cảm thông cứu độ, khoác trên người áo cà sa màu đỏ (tượng trưng cho màu mặt trời lặn phương Tây), áo có thể khoát vuông ở cổ, trước ngực có chữ "VẠN”.

~ Tư thế tay:

Phật A Di Đà có thể trong tư thế đứng, tay làm ấn giáo hóa - tức là tay mặt đưa ngang vai, chỉ lên, tay trái đưa ngang bụng, chỉ xuống, hai lòng bàn tay hướng về phía trước; trong mỗi tay, ngón trỏ và ngón cái chạm nhau làm thành vòng tròn.

Phật A Di Đà cũng có thể ngồi kiết già trên tòa sen, tay bắt ấn thiền (tay để ngang bụng, lưng bàn tay phải nằm chồng lên lòng bàn tay trái, hai ngón cái chạm nhau). Trên tay Phật có thể giữ một cái bát, là dấu hiệu cho giáo chủ.

Một dạng khác của ấn thiền ở tượng Phật A Di Đà là các ngón tay giữa, ngón đeo nhẫn và ngón út của hai bàn tay nằm lên nhau, ngón cái và ngón trỏ mỗi tay tạo thành hai vòng tròn chạm nhau. Vì thế, ấn này còn gọi là Ấn thiền A Di Đà.

~ Nhân vật đi kèm:

Phật A Di Đà thường được minh họa cùng hai vị Bồ Tát là Bồ Tát Quán Thế Âm (bên phía tay trái Ngài, cầm cành dương và bình nước cam lộ ~ vị Bồ tát này đại diện cho Từ Bi) và Bồ Tát Đại Thế Chí (bên phía tay phải Ngài, cầm bông sen xanh ~ vị Bồ tát này đại diện cho Trí Huệ).

1.3.2 ~ Phật Thích Ca

~ Hình dáng đặc trưng:

Tóc Phật Thích Ca có thể búi tó hoặc có các cụm xoắn ốc. Phật Thích Ca mặc áo cà sa hoặc áo choàng qua cổ màu vàng hoặc nâu, nếu có hở ngực thì trước ngực KHÔNG CÓ chữ "VẠN". Phật có thể ngồi trên tòa sen, nhục kế trên đỉnh đầu, đôi mắt mở ba phần tư.

~ Tư thế tay:

Tay tượng Phật Thích Ca có thể xếp ngay ngắn trên đùi, hai bàn tay bắt ấn thiền, ấn chuyển pháp luân hoặc ấn kim cương hiệp chưởng... Phật cũng có thể cầm một chiếc bát màu đen hoặc xanh đen, dấu hiệu cho giáo chủ.

~ Các nhân vật đi kèm:

Phật Thích Ca Mầu Ni có thể được minh họa cùng hai vị tôn giả là Ca Diếp (vẻ mặt già, bên trái) và A Nan Đà (vẻ mặt trẻ, bên phải). Đây là hai đại đệ tử của Phật Thích Ca khi ngài còn ở thế gian.

Ngoài ra còn có tôn tượng và tranh vẽ Phật Thích Ca sơ sinh - một tay chỉ thiên, một tay chỉ địa; và Phật Thích Ca nhập diệt - nằm nghiêng mình sang phải.

2 ~ HAI DANH TỪ: PHẬT VÀ BỒ TÁT ~ KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?

Phật là đấng TOÀN TRI DIỆU GIÁC. Là bậc sáng suốt. Hoàn toàn trong sạch. Đã diệt tận vô minh và phiền não. Ngài đã vượt ra khỏi vòng Tam giới, nghĩa là không còn bị trói cột, dính mắc trong vòng sanh tử luân hồi.

Bồ tát, Phạn ngữ BODDHI SATTA, nghĩa là chúng sanh có nhiều trí tuệ. Có nhiều trí tuệ chứ chưa phải là TOÀN GIÁC. Còn Bồ tát là còn sanh tử luân hồi, còn bị vô minh buộc ràng và dục vọng lôi kéo. Vị Bồ tát còn phải xuống lên trong TAM GIỚI (Dục giới, Sắc giới, Vô Sắc giới), khi làm Trời, khi làm người, tuỳ theo NGHIỆP LỰC tạo tác.

3 ~ BỒ TÁT VÀ CHÚNG SANH CÓ KHÁC NHAU KHÔNG?

Như trên đã giải, thì Bồ tát là một chúng sanh. Song vị chúng sanh này có nhiều trí tuệ, có nguyện lực thanh cao hơn, luôn luôn đời nào, kiếp nào cũng mong mỏi thành một bậc CHÁNH ĐẲNG, CHÁNH GIÁC để độ mình và hoá độ chúng sanh.

4 ~ CHƯ BỒ TÁT CÓ NHIỀU KHÔNG?

Nhiều thì cũng không nhiều, nhưng cũng không phải là ít. Ví như một cây hồng, một lần ra hoa, không biết cơ man nào là nụ, là hoa. Nhưng đến khi kết quả, thì không có bao nhiêu. Chúng sanh cũng như thế ấy, sự ao ước, sự mong mỏi, sự mong muốn thì nhiều, song đến khi kết quả, đến mục đích, thì không còn bao nhiêu.

Vả lại, vị Bồ tát muốn đắc thành CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC, lại còn có hai bậc. Hai bậc ấy là:

1. ANIYATA BODDHI - SATTA. (Bất Định Bồ tát).

Chư Bồ tát chưa thành tựu được nguyện vọng. Là chư Bồ tát nào, đã có nguyện trong tâm, phát ra lời nói nhưng chưa có một vị Phật thọ ký cho, thì chưa chắc đã thành CHÁNH ĐẲNG, CHÁNH GIÁC được.

2. NIYATA BODDHI SATTA (Xác định Bồ tát)

Chư Bồ tát đã thành tựu được nguyện vọng. Là Bồ tát đã được một, hoặc nhiều vị Phật thọ ký cho, chắc chắn sẽ thành CHÁNG ĐẲNG, CHÁNH GIÁC trong ngày vị lai.

5 ~ CHƯ BỒ TÁT CÓ ĐIỀU GÌ KHÁC CHÚNG SANH?

Chư Bồ tát trọn vẹn, có TÁM PHÁP khác thường hơn tất cả chúng sanh.

1) Phải là người, chứ không là Trời hay là Thú.

2) Phải là nam nhơn, chứ không phải phụ nữ, hay bán nam bán nữ.

3) Có đủ duyên lành và có thể đắc A LA HÁN trong kiếp ấy (như THIỆN HUỆ Đạo nhơn là Bồ tát tiền thân của Phật tổ GOTAMA vậy).

4) Gặp được đức Phật ra đời, và làm được một việc lành nào đến đức Phật ấy.

5) Phải là người xuất gia.

6) Phải có đầy đủ Pháp của bậc cao nhơn là Ngũ Thông và Bát Thiền.

7) Đã làm được Phước báu cao thượng như là hy sinh cuộc đời của mình do tâm nguyện thành tựu quả vị CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC.

8) Phải có ý nguyện đầy đủ, quyết tâm thành vị CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC dù cho khó khăn khổ sở cũng không nao núng và thoái chuyển. Chư Bồ tát nào đã có đầy đủ TÁM PHÁP trên đây thì mới được chư Phật thọ ký cho, từ ấy mới được gọi là NIYATA BODDHI lực thanh cao hơn, luôn luôn đời nào, kiếp nào cũng mong mỏi thành bậc CHÁNH ĐẲNG, CHÁNH GIÁC để độ mình và hoá độ chúng sanh.

6 ~ CÓ PHÁP NÀO CHỨNG TỎ BỒ TÁT ĐÃ ĐƯỢC THỌ KÝ?

Có BỐN PHÁP để căn cứ, của chư Bồ tát đã được thọ ký.

1. Rất siêng năng, dũng cảm trong việc làm điều lành.

2. Có trí tuệ phân biệt thiện ác, để xa lánh điều dữ, hành theo điều lành.

3. Có chí cả quyết và cứng rắn. Là khi đã làm một điều thiện nào không hề thoái chuyển và ráng làm cho đến khi thành tựu.

4. Khi làm một việc gì, thì đó là việc hữu ích cho mình và cho kẻ khác.

7 ~ NHỮNG NẾT HẠNH NÀO CỦA CHƯ BỒ TÁT ĐÃ ĐƯỢC THỌ KÝ?

Chư Bồ tát được thọ ký rồi có sáu nết hạnh.

1. Có nết hạnh không THAM, và luôn luôn có ý muốn dứt bỏ của cải, tài sản của mình để làm việc hữu ích cho kẻ khác.

2. Có nết hạnh không SÂN, và luôn luôn có Tâm Từ bi đối với tất cả chúng sanh.

3. Có nết hạnh không SI và có Trí Tuệ suy xét rõ rồi mới Tin.

4. Có nết hạnh muốn Xuất gia, là có ý muốn dứt bỏ các sự thương mến ràng buộc.

5. Có nết hạnh ưa thích nơi thanh vắng Vườn Rừng, xa lánh bạn bè và nơi tụ họp đông đúc.

6. Có nết hạnh muốn giải thoát khỏi Ái dục, Phiền não và Khổ não Thế gian.

8 ~ CHƯ BỒ TÁT ĐƯỢC THỌ KÝ, CÓ ĐIỂU NÀO KHÁC CHÚNG SANH?

Có bảy PHÁP XUẤT CHÚNG của chư Bồ tát được thọ ký.

1. Có tâm gớm ghê điều xấu xa tội lỗi, là tâm của Bồ tát đã được thọ ký rồi, thì hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi, ví như bị phỏng lửa, khi thấy lửa thì ghê sợ.

2. Có tâm vui thích theo điều thiện. Là tâm của Bồ tát lúc nào cũng tươi vui, thoả thích theo điều lành việc phải. Một khi đã làm được một điều thiện nào, thì sốt sắng vui vẻ làm cho đến khi thành tựu.

3. Tâm nguyện cho tuổi Thọ đã nhất định. Là khi Bồ tát sanh về cõi Trời sống quá lâu, do phước báu, nên Ngài nguyện cho tuổi thọ giảm bớt, để sanh xuống trần gian, hành PHÁP BA LA MẬT, mà độ đời.

4. Khác thường hơn các chúng sanh là Bồ tát khi giáng sanh vào lòng mẹ, thì rất sạch sẽ, mặt hướng ra phía trước. Ngồi xếp bằng như một vị Pháp sư.

5. Có sự ghi nhớ và biết rõ ba kiếp trước. Khi kiếp chót sẽ thành Đạo. Khi giáng sanh vào lòng Phật mẫu cũng biết. Khi ở trong lòng cũng biết. Và khi sanh ra cũng biết.

6. Khi sanh, thì Phật mẫu đứng, Bồ tát xuôi tay bước ra, như thể Pháp Sư bước xuống pháp tọa.

7. Sanh ra trong loài người chứ không phải chư thiên hay súc sanh. Hơn nữa, lúc nhập NIẾT BÀN có để hài cốt, ngọc Xá Lợi lại cho chư thiên và nhơn loại lễ bái cúng dường.

Tóm lại, chư Bồ tát phải thực hành tròn đủ MƯỜI PHÁP BA LA MẬT đúng theo khuôn khổ, thời gian nhất định và có được một vị Phật thọ ký cho biết trước (sẽ thành một vị Phật tổ) chừng ấy mới gọi là Bồ tát thật, và thế nào cũng chứng quả CHÁNH BIẾN TRI A NẬU TA LA TAM MIỆU TAM BỒ ĐỀ (SAMMÀ SAMBUDDHO).

 


 
Tấm gương
  Tìm trong vô thường  
  Tin nhắn cuối cùng sau trận động đất  
  Tín đồ doanh nhân  
  Tình bạn cao quý  
  Tình cảm đẹp của một người ăn xin  
  Tinh thần ROWAN  
  Tình yêu và sắc đẹp dưới cái nhìn của đức phật  
  Tôi rất mê những người tài  
  Tổng thư ký LHQ nói về quyền lực  
  Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp  
  Tranh cử thực sự để chọn đúng người lãnh đạo  
  Trí thức phải vừa có Trí dục vừa phải có Đức dục  
  Trói chân sáng tạo  
  Trong cuộc sống có phép nhiệm màu  
  Trực tuyến với người hùng FPT: Phải dám mơ to  
  Trực tuyến: Mở cánh cửa truyền thông Việt - Mỹ  
  Tự do sinh ra con người  
  Tự do tư tưởng gặp rủi ro  
  Tư duy tổng thể: Vấn nạn lớn của giáo dục Việt Nam  
  Từ Hệ tư tưởng đến Hệ giá trị  
  Từ ổ chuột bước vào Harvard  
  Tuổi nào có thể làm giàu?  
  Tuổi thơ cùng khổ của Tổng thống Hàn Quốc  
  Tượng vàng  
  Tỷ phú cho đi nửa gia tài vì lời hứa thời trai trẻ  
  Tỷ phú tự thân trẻ nhất châu Á  
  Vài số liệu về ngành giáo dục Mỹ (1)  
  Vấn đề của giáo dục Việt Nam là sự tha hóa  
  Về giáo dục của Việt Nam trong nền kinh tế thị trường  
  Về một số bất cập trong giáo dục  
  Về nghệ thuật - 1  
  Về nghệ thuật - 2  
  Vì một nền giáo dục “tốt và công bằng” - phần 1  
  Vì một nền giáo dục “tốt và công bằng” - phần 2  
  Vị Tha & tâm từ & đạo đức  
  Vị thần tượng thời nay - ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA - His Holiness Dalai Lama  
  Việc nước mà dân không biết thì không thể dân chủ được  
  Võ Quốc Thắng - Tôi chia sẻ với người dám làm doanh nhân  
  Vỏ quýt dày có móng tay nhọn  
  Vượt bão 2009: Đảng phải tập hợp sức dân bằng trí tuệ và gương mẫu  
  Đã đến lúc không thể tránh né những vấn đề cốt tử  
  Đảng lãnh đạo nhưng không áp đặt  
  Đạo Phật nguyên thủy và các tư tưởng chính  
  Đạo Phật và sự đau khổ trong cuộc sống  
  Để hành chính không còn “hành là chính”  
  Để lãnh đạo sáng tạo và chính trực  
  Điều gì quan trọng hơn: Ít bực mình hay hạnh phúc?  
  Đổi Mới II: Ý chí lãnh đạo và đồng thuận xã hội  
  Đôi tay đẹp  
  Đối thoại với thiền sư Thích Nhất Hạnh về hạnh phúc  
  Đối thoại với Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Breath, breath, you’re online  
  Đối thoại với trí thức không cần treo bảng  
  Đột phá tư duy để tiến xa hơn  
  Đức Pháp Vương: Hãy chuyển hóa oán hận thành yêu thương!  
  Đức phật dạy con  
  Đức Phật dạy con như thế nào?  
  Đừng biến bầu bán thành trò xếp đặt duy ý chí  
  “Bức xúc đủ nhiều để những ai nguội lạnh xem lại mình”  
  “Chỉ giao trọng trách cho người có tư tưởng Đổi Mới”  
  “Dân cần nhưng quan không vội, dân vội thì lội mà sang”  
  “Đừng leo lên lưng cọp nếu chưa tìm ra sự độc đáo"  
Trang 3/4 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4  Trang sau