Tấm gương
Vị Tha & tâm từ & đạo đức
 
Tác giả: Tỳ kheo Thích Chân Quang

- THẾ NÀO LÀ VỊ THA?

Vị tha là vì người khác (Tha là tha nhân, là người khác). Cuộc sống vị tha là một cuộc sống mà chúng ta sống để làm lợi ích cho người khác, không còn sống chỉ cho riêng mình nữa. Đây là một cuộc sống tốt đẹp mà xưa nay tất cả các bậc Thánh hiền đều mơ ước và phấn đấu để đạt được.

- THẾ NÀO LÀ TỪ TÂM?

Tâm từ, hay thường được gọi chung là từ bi, là tình thương không điều kiện, không đòi hỏi phải được đáp trả trở lại.

Thật sự thì chữ bi có nghĩa là thương xót khi thấy chúng sinh đau khổ. Chỉ khi nào có thương yêu ai, ta mới thấy xót xa khi người đó đau khổ. Bi là dấu hiệu chứng minh có sự hiện hữu của từ nên chúng ta hay ghép chung thành từ bi. Nhưng nếu cẩn thận thì ta chỉ dùng chữ từ cho đúng bài bản chữ nghĩa.

Vì tâm từ là tình thương không điều kiện nên cũng không giới hạn nơi một số ít người mà luôn có khuynh hướng trải rộng vô tận.

- THẾ NÀO LÀ ĐẠO ĐỨC?

Đạo đức là những khuynh hướng tốt trong tâm ta, mà những khuynh hướng đó tạo nên những lời nói và hành vi bên ngoài khiến cho mọi người chung quanh ta được chuyển hóa, an vui, lợi ích.

Như vậy, Đạo đức là cái tốt ở bên trong nhưng được đánh giá bằng biểu hiện ở bên ngoài. Chúng ta khẳng định lại là Đạo đức không phải là hành vi hay lời nói bên ngoài. Đạo đức chỉ chi phối hành vi và lời nói bên ngoài. Đạo đức là gốc của những hành vi lời nói tốt đẹp bên ngoài.

Một nội tâm tràn đầy Đạo đức thì luôn luôn bị thúc đẩy phải đối xử tử tế với mọi người, phải đem an vui lợi ích cho mọi người. Nếu chúng ta không thấy mình xấu, nhưng không hề bị thúc đẩy phải cư xử tốt với mọi người thì hãy biết rằng mình chưa có Đạo đức sâu sắc.

Khuynh hướng vị tha được xem là Đạo đức vì khuynh hướng đó luôn khiến chúng ta quan tâm đến những người khác, thậm chí còn hơn lo cho bản thân mình. Vì lúc nào cũng hay quan tâm đến người nên chúng ta nhanh chóng phát hiện ra nỗi khổ, niềm đau, sự khó nhọc, cơn bệnh hoạn của người để tìm cách giúp đỡ. Có khi chúng ta chỉ giúp một lời nói, một ly nước, một viên thuốc, hoặc có khi cả một số tiền lớn… để giúp người qua lúc khó khăn.

Tâm khiêm hạ được xem là Đạo đức vì tâm lý đó luôn thúc đẩy ta phải tôn trọng mọi người. Sống trên đời ai cũng cần được tôn trọng, cần được xem là có giá trị, vì thế khi ta biết tôn trọng chân thành người khác cũng là đem an vui đến cho người. Nhưng muốn tôn trọng người thì ta đừng thấy mình hơn người, nghĩa là ta phải thấy được mình nhỏ bé kém cỏi.

Khuynh hướng kín đáo cũng được xem là Đạo đức vì khuynh hướng này khiến ta không khoe khoang để đi đến tự cao vô ích. Khi ta kín đáo không bày tỏ tài năng, tài sản, thành công, công đức của mình cũng là nhường cho người khác có thêm giá trị vì không bị cạnh tranh bởi sự nổi bật của mình.

 


 
Tấm gương
  Vị thần tượng thời nay - ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA - His Holiness Dalai Lama  
  Việc nước mà dân không biết thì không thể dân chủ được  
  Võ Quốc Thắng - Tôi chia sẻ với người dám làm doanh nhân  
  Vỏ quýt dày có móng tay nhọn  
  Vượt bão 2009: Đảng phải tập hợp sức dân bằng trí tuệ và gương mẫu  
  Đã đến lúc không thể tránh né những vấn đề cốt tử  
  Đảng lãnh đạo nhưng không áp đặt  
  Đạo Phật nguyên thủy và các tư tưởng chính  
  Đạo Phật và sự đau khổ trong cuộc sống  
  Để hành chính không còn “hành là chính”  
  Để lãnh đạo sáng tạo và chính trực  
  Điều gì quan trọng hơn: Ít bực mình hay hạnh phúc?  
  Đổi Mới II: Ý chí lãnh đạo và đồng thuận xã hội  
  Đôi tay đẹp  
  Đối thoại với thiền sư Thích Nhất Hạnh về hạnh phúc  
  Đối thoại với Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Breath, breath, you’re online  
  Đối thoại với trí thức không cần treo bảng  
  Đột phá tư duy để tiến xa hơn  
  Đức Pháp Vương: Hãy chuyển hóa oán hận thành yêu thương!  
  Đức phật dạy con  
  Đức Phật dạy con như thế nào?  
  Đừng biến bầu bán thành trò xếp đặt duy ý chí  
  “Bức xúc đủ nhiều để những ai nguội lạnh xem lại mình”  
  “Chỉ giao trọng trách cho người có tư tưởng Đổi Mới”  
  “Dân cần nhưng quan không vội, dân vội thì lội mà sang”  
  “Đừng leo lên lưng cọp nếu chưa tìm ra sự độc đáo"  
Trang 4/4 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4