Tấm gương
Tượng vàng

“Ðây là bí quyết của tôi, một bí quyết rất đơn giản; chỉ với tâm hồn, chúng ta mới thấy chính xác, vì mắt trần không thể thấy được cái thuộc về bản chất” Antoine de Saint-Exupery

Jack Canfield kể câu chuyện sau đây:

Mùa thu năm 1988, nhà tôi và tôi được mời dự một hội nghị ở Hồng Kông để thuyết trình về tinh thần tự trọng và nếp sống có hiệu quả cao. Vì chưa bao giờ có cơ hội đặt chân đến vùng Viễn Ðông nên chúng tôi quyết định kéo dài chuyến đi để có thể đến thăm Thái Lan.

Ðến phi trường Bangkok, chúng tôi quyết định làm một chuyến tham quan những ngôi chùa nổi tiếng nhất. Chuyến đi có nhà tôi, tôi và một hướng dẫn viên làm thông dịch cũng là người lái xe. Sau khi đi hết chùa này đến chùa khác chúng tôi bắt đầu thấy trí óc bão hòa và không còn ghi nhận được nhiều nữa.

Tuy nhiên, còn một ngôi chùa cuối rất đặc biệt gọi là Chùa Phật Vàng (Temple of the Golden Buddha) và chính ngôi chùa này đã để lại cho tôi một ấn tượng sâu đậm. Ngôi chùa nhỏ, mỗi chiều chỉ vào khoảng mười mét, nhưng khi bước vào, chúng tôi vô cùng kinh ngạc thấy một pho tượng thật to bằng vàng khối. Tôi chưa bao giớ thấy một khối vàng nào to như thế: cao đến hơn ba thước, nặng hai tấn rưỡi và trị giá ước lượng gần hai trăm triệu đô-la. Bức tượng có gương mặt bình thản hiền lành đang nhìn chúng tôi. Thật là một quang cảnh lạ lùng! Trong khi nhìn quanh, tôi thấy có một tủ kính, bên trong đựng một miếng đất sét to bằng hai bàn tay. Bên cạnh tủ là một tấm bảng cỡ một trang giấy ghi tiểu sử pho tượng như sau:

Vào năm 1957, một tu viện Phật giáo tại Bangkok được lệnh phải thiên di ngôi chùa sang một địa điểm khác, vì chính phủ có kế hoạch phóng đường và xây cất xa lộ ngang qua vùng đó. Trong chùa có một bức tượng bằng đất sét khá to. Khi người ta dùng cần trục để nâng bức tượng lên khỏi bệ thì bức tượng bị nứt vì quá nặng. Lúc đó trời sắp mưa, vì sợ hư hại cho tượng Phật, nhà sư chủ trì yêu cầu hạ bức tượng xuống sân, còn ông đi tìm tấm bạt để che mưa.

Tôi hôm đó, nhà sư trở lại dùng đèn pin kiểm tra tình trạng pho tượng. Khi dở tấm bạt ra, ông ngạc nhiên thấy có ánh sáng lấp lánh phản chiếu từ một vết nứt trên mặt tượng Phật. Kiểm tra vết nứt kỹ hơn, ông thấy bên dưới lớp đất sét dường như có một lớp nữa chắc hơn. Dùng búa và đục cạy vào vết nứt, ông thấy lớp vỏ bong ra và không lâu, cả một bức tượng vàng lộ ra bên dưới vỏ đất sét.

Theo các sử gia, hàng trăm năm trước khám phá này, có một thời quân đội Miến Ðiện chuẩn bị xâm lăng Thái Lan (tên thời đó là Xiêm-La). Các nhà sư Thái biết sắp có chiến tranh nên đã lấy đất sét bọc lên pho tượng vàng vì sợ bị quân Miến cướp đi, nhưng điều bi thảm là sau đó toàn thể tu sĩ trong chùa đều bị tàn sát, không một ai sống sót. Họ đã chết, đem theo bí mật của pho tượng cho đến năm 1957 thì bí mật được phơi bày, với pho tượng vàng được bảo toàn nguyên vẹn. (Theo Jack Canfield, The Golden Buddha)

Chúng ta có thể nhận được những bài học nào qua câu chuyện trên? Trước hết là về việc thờ hình tượng. Các tu sĩ trong ngôi chùa có tượng vàng đã có sáng kiến độc đáo dùng đất sét đắp lên để bảo vệ pho tượng quí trong khi chính pho tượng không thể tự bảo vệ. Dù pho tượng vô quyền, không sức mạnh, vô tri vô giác nhưng vẫn được tôn kính và thờ phụng, được vái lạy, được dâng hương, được cầu cúng. Làm sao chúng ta có thể giải thích được thái độ mâu thuẫn và vô lý này? Bảy trăm năm trước công nguyên, tiên tri Ê-sai đã nói về lòng mê muội của con người liên quan đến hình tượng như sau: người ta đi đốn cây trên rừng đem về, một nửa dùng làm củi quay thịt nướng bánh ăn, nửa còn lại đẽo gọt thành một tượng thần rồi cúi xuống thờ lạy tượng gỗ vô tri đó. Ê-sai 44: 19 ghi, “Trong bọn họ chẳng ai suy đi nghĩ lại, chẳng ai có sự thông sáng mà nói rằng: Ta đã lấy phân nửa mà chụm; đã hấp bánh trên lửa than; đã quay thịt và ăn rồi; còn thừa lại, ta dùng làm một vật gớm ghiếc sao? Ta lại đi cúi mình lạy một gốc cây sao?”

Hiển nhiên đây là những người đang ở trong một màn đêm dầy đặc, lý trí bị che mờ, bị quyền lực tối tăm thôi thúc không thể cưỡng chống được. Cho đến thế kỷ của chúng ta, cho đến thời hậu hiện đại văn minh tột đỉnh, con người, nếu không được giải phóng về phương diện tâm linh sẽ vẫn tiếp tục mê muội. Người ta vẫn tiếp tục lũ lượt hành hương đến các đền, chùa để dâng cúng và quì lạy hình tượng. Dù bằng gỗ, bằng đất, bằng đá hay bằng vàng khối, thì tất cả vẫn là những hình tượng vô tri giác do chính con người làm ra, và rồi cũng chính con người quì mọp xuống thờ lạy. Khi thờ hình tượng, con người đã phạm hai giới răn đầu tiên trong thập giới: (1) Không được thờ bất cứ thần nào khác ngoài Ðức Chúa Trời là chân thần, và (2) không được làm hình tượng và thờ hình tượng. Bóng tối dày đặc vẫn tiếp tục bao phủ tâm linh con người cho đến khi nào ánh sáng tin lành soi vào trong nơi sâu thẳm của linh hồn, lúc đó con người mới có thể được giải phóng.

Chúng ta đã khẳng định hình tượng là hư không, bây giờ chúng ta rút ra bài học khác. Trong một phương diện, câu chuyện pho tượng vàng bọc đất sét giúp chúng ta nhận được một bài học quan trọng mà Saint Exupery từng viết rằng, “chỉ với tâm hồn, chúng ta mới thấy chính xác cái thuộc về bản chất.” Ông muốn bảo rằng có những giá trị căn bản không thể tiếp thu bằng mắt mà chỉ có thể nhìn thấy bằng tâm hồn. Những giá trị mắt trần nhìn thấy thường là hình thức, hời hợt, không bền. Mắt chỉ có thể thấy được quà tặng, nhưng chỉ tâm hồn mới có thể cảm nhận được tình yêu gói ghém trong đó. Mắt chỉ thấy nhân dáng một người, chỉ tâm hồn mới có thể đến gần và mới có thể hiểu được chiều sâu phong phú của một tâm hồn khác. Và khi thấy như thế, con người được tưởng thưởng sâu xa và lâu dài.

Nhìn bằng mắt thường người ta chỉ thấy pho tượng bằng đất sét, và người ta đã thấy, đã tin như thế trong nhiều trăm năm cho đến khi lớp đất sét thô thiển kia được đập vỡ, tượng vàng mới hiển lộ. Từ khi tin nhận Chúa Giê-xu, bên trong mỗi chúng ta là hình ảnh chói sáng của Chúa Cứu Thế, nhưng những vinh quang này đã nhiều năm tháng bị che khuất bởi cái vỏ đất sét thô thiển của bản ngã xác thịt, của những thói quen tội lỗi lâu năm… cho đến khi vỏ đất sét bị đập vỡ. Thánh Phao-lô đã đưa ra lời khuyên thực tế như sau:

“Vậy, này là điều tôi nói và điều tôi nhân danh Chúa rao ra: ấy là anh em chớ nên ăn ở như người ngoại đạo nữa, họ theo sự hư không của ý tưởng mình, bởi sự ngu muội ở trong họ, và vì lòng họ cứng cỏi nên trí khôn tối tăm, xa cách sự sống của Ðức Chúa Trời. Họ đã mất cả sự cảm biết, đành bỏ mình trong một đời buông lung, đem lòng mê đắm không biết chán mà phạm hết mọi điều ô uế. Nhưng anh em học biết Ðấng Christ thì chẳng phải như vậy, vì anh em đã nghe đạo Ngài, được ở trong Ngài (y theo lẽ thật trong Ðức Chúa Giê-xu) rằng anh em phải bỏ cách ăn nết ở ngày trước, thoát lốt người cũ là người bị hư hỏng bởi tội lỗi dỗ dành, mà phải làm nên mơí trong tâm chí mình, và mặc lấy người mới, tức là người đã được dựng nên giống như Ðức Chúa Trời trong sự công bình và sự thánh sạch của lẽ thật….Phải bỏ khỏi anh em những sự cay đắng, buồn giận, tức mình, kêu rêu, mắng nhiếc cùng mọi điều hung ác. Hãy ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Ðức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Ðấng Christ vậy.” (Ê-phê-sô 4: 17-24, 31-32)

Có nhiều Cơ-đốc nhân đã phải mất rất nhiều năm mới có thể đập vỡ dần dần cái vỏ cứng của bản ngã. Bản ngã bị loại trừ đến đâu, vẻ đẹp của người mới trong Chúa Cứu Thế sẽ lộ ra đến đó.

 


 
Tấm gương
  Tỷ phú cho đi nửa gia tài vì lời hứa thời trai trẻ  
  Tỷ phú tự thân trẻ nhất châu Á  
  Vài số liệu về ngành giáo dục Mỹ (1)  
  Vấn đề của giáo dục Việt Nam là sự tha hóa  
  Về giáo dục của Việt Nam trong nền kinh tế thị trường  
  Về một số bất cập trong giáo dục  
  Về nghệ thuật - 1  
  Về nghệ thuật - 2  
  Vì một nền giáo dục “tốt và công bằng” - phần 1  
  Vì một nền giáo dục “tốt và công bằng” - phần 2  
  Vị Tha & tâm từ & đạo đức  
  Vị thần tượng thời nay - ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA - His Holiness Dalai Lama  
  Việc nước mà dân không biết thì không thể dân chủ được  
  Võ Quốc Thắng - Tôi chia sẻ với người dám làm doanh nhân  
  Vỏ quýt dày có móng tay nhọn  
  Vượt bão 2009: Đảng phải tập hợp sức dân bằng trí tuệ và gương mẫu  
  Đã đến lúc không thể tránh né những vấn đề cốt tử  
  Đảng lãnh đạo nhưng không áp đặt  
  Đạo Phật nguyên thủy và các tư tưởng chính  
  Đạo Phật và sự đau khổ trong cuộc sống  
  Để hành chính không còn “hành là chính”  
  Để lãnh đạo sáng tạo và chính trực  
  Điều gì quan trọng hơn: Ít bực mình hay hạnh phúc?  
  Đổi Mới II: Ý chí lãnh đạo và đồng thuận xã hội  
  Đôi tay đẹp  
  Đối thoại với thiền sư Thích Nhất Hạnh về hạnh phúc  
  Đối thoại với Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Breath, breath, you’re online  
  Đối thoại với trí thức không cần treo bảng  
  Đột phá tư duy để tiến xa hơn  
  Đức Pháp Vương: Hãy chuyển hóa oán hận thành yêu thương!  
  Đức phật dạy con  
  Đức Phật dạy con như thế nào?  
  Đừng biến bầu bán thành trò xếp đặt duy ý chí  
  “Bức xúc đủ nhiều để những ai nguội lạnh xem lại mình”  
  “Chỉ giao trọng trách cho người có tư tưởng Đổi Mới”  
  “Dân cần nhưng quan không vội, dân vội thì lội mà sang”  
  “Đừng leo lên lưng cọp nếu chưa tìm ra sự độc đáo"  
Trang 4/4 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4