Tấm gương
Tiêu chuẩn người có học

Tiêu chuẩn "người có học"

Có điểm gì chung giữa tiêu chuẩn một "người có học” của những trường đại học danh tiếng nhất trong thế giới? Một "người có học” rõ ràng không phải là người sở hữu tấm bằng danh giá nhất.

Các trường đại học danh tiếng như Harvard, Princeton đều có những lời khuyên hoạch địch sự nghiệp cho các học viên trong một nền kinh tế quốc tế mới.

Các trường này đã cảnh báo gay gắt về các lớp học hàn lâm và bằng cấp chuyên nghiệp sẽ ngày càng mất giá khi đem ra so sánh với đào tạo thực tiễn đời sống.

Qua đó, các giáo sư của Havard hay Priceton đều đưa ra những phẩm chất của "người có học” để thích nghi thành công với một thế giới lao động đang thay đổi nhanh chóng (*).

Bài học rút ra:

Như vậy "người có học” là người được trang bị đầy đủ để xử lý những tình huống cuộc sống thường gặp nhất. Những kỹ năng liên quan đến các lĩnh vực trên là những kỹ năng hữu ích nhất trong suốt cuộc đời bạn.

Nói một cách khác, một chàng nông dân học hết lớp 5 nhưng biết cách sống, cách xử lý vấn đề, cách đối nhân xử thế, vẫn được xem là "có học” hơn với anh cử nhân tự mãn vì tấm bằng, kinh nghiệm non nớt, tư duy thiếu chín chắn và mơ mộng viễn vông.

Và những câu chuyện gần như thần thoại về những doanh nhân chưa có mảnh bằng đại học cũng như thế.

"Giáo dục” là một quá trình liên tục và không đồng nghĩa với bằng cấp. Bằng cấp là một tín hiệu xã hội. Các trường lớp thường bỏ dạy những kỹ năng "mờ nhạt”, "khó tiêu” và "trừu tượng” này để ưu ái những kỹ năng khác dễ học, dễ tiếp cận hơn.

Ví dụ: giảng viên chỉ làm công việc dễ dàng là giao bài tập nhóm, để mặc phần lớn công việc nặng nhọc như cách tổ chức nhóm, họp nhóm, tranh luận, sản sinh ý tưởng cho sinh viên tự bơi.

"Giáo dục” không kết thúc khi trường học kết thúc. Bài kiểm tra thật sự của đời người là độ hiệu quả cách anh phản hồi với các nhu cầu và thách thức cuộc sống hằng ngày.

Trường học hiện tại ít hoặc không dạy những lĩnh vực quan trọng này và có thể phản tác dụng giáo dục theo 2 cách.

(1) Bằng cách phức tạp hóa quá mức cần thiết những lý thuyết liên quan đến các kỹ năng này;

(2) Tiêu tốn thời gian/sự chú ý không cần thiết vào việc dạy những lĩnh vực không liên quan đến các kỹ năng này.

Đó là thực trạng dạy và học ở nhiều trường không chỉ Việt Nam mà quốc tế.

Nếu bạn muốn phát triển những kỹ năng trên, cách tốt nhất là tự đầu tư thời gian, năng lượng và tài nguyên để tự học.

Không nhất thiết phải tốn học phí khổng lồ cho du học, trường học quốc tế hay các khóa học kỹ năng mềm, bạn có thể tự học những kỹ năng sinh lợi cao nhất trên với chi phí đầu tư thấp nhất.

"Lãi suất” sẽ được trả trong những tình huống thực tế, bằng vật chất tiền bạc hoặc sự thỏa mãn cuộc sống.

Chi phí giáo dục không đồng nghĩa với chất lượng giáo dục một khi học vấn của bạn không dựa dẫm hoàn toàn vào nhà trường. Tháng 8/2010, Bill Gates từng phát biểu tại hội thảo Techonomy: "Trong vòng 5 năm tới, internet sẽ biến đại học thành lỗi thời”.

Nhiều sinh viên năng động và có khả năng tự học đang tự thiết kế một thời khóa biểu linh động, rẻ (từ miễn phí đến rất thấp) qua:

Bất kể bạn là ai, sinh viên, học sinh, doanh nhân, đang học gì và làm thì cũng phải tự thiết lập một chương trình "đại học cá nhân” - một chương trình tự học để hoàn thiện bản thân không phụ thuộc vào nhà trường.

Đặc biệt là ngành kinh doanh nơi bạn có thể đem tất cả nhiệt tình, năng lượng và hiểu biết để học rất mau trong một ngành chú trọng vào doanh số kết quả.

(*)

Đại học Princeton

1. Khả năng suy nghĩ, nói và viết rõ ràng.

2. Khả năng suy luận sâu sắc và có hệ thống.

3. Khả năng khái niệm hóa và giải quyết vấn đề.

4. Khả năng suy nghĩ độc lập.

5. Khả năng chủ động làm việc độc lập.

6. Khả năng hợp tác làm việc và học tập với người khác

7. Khả năng đánh giá sự hiểu sâu sắc một vấn đề là gì.

8. Khả năng phân biệt điều quan trọng từ những điều quan trọng, thứ lâu bền với thứ phù du.

9. Quen biết với các phương pháp tư duy khác nhau (bao gồm định lượng, lịch sử, khoa học, và mỹ học).

10. Chiều sâu kiến thức trong một lĩnh vực cụ thể.

11. Khả năng thấy sự kết nối giữa rèn luyện, ý tưởng và văn hóa.

12. Khả năng theo đuổi sự học lâu dài suốt đời.

Đại học Harvard:

1. Khả năng định rõ vấn đề mà không cần hướng dẫn.

2. Khả năng đặt những câu hỏi khó thách thức những giả thuyết phổ biến.

3. Khả năng xử lý nhanh những dữ liệu cần thiết từ khối lượng thông tin đồ sộ không liên quan đến nhau.

4. Khả năng hoạt động trong nhóm không cần hướng dẫn.

5. Khả năng làm việc một mình tuyệt đối.

6. Khả năng thuyết phục người khác phương phướng của bạn là đúng.

7. Khả năng khái niệm hóa và tái tổ chức thông tin thành những khuôn mẫu mới.

8. Khả năng thảo luận ý tưởng với tầm nhìn hướng đến tính ứng dụng.

9. Khả năng suy nghĩ quy nạp, suy luận và biện chứng

10. Khả năng tấn công vấn đề theo kinh nghiệm.

 


 
Tấm gương
  Tìm hiểu về Phật giáo: danh sách 29 vị Phật trong quá khứ và tương lai  
  Tìm hiểu về Phật giáo: Phật - Bồ Tát - Chúng Sanh  
  Tìm trong vô thường  
  Tin nhắn cuối cùng sau trận động đất  
  Tín đồ doanh nhân  
  Tình bạn cao quý  
  Tình cảm đẹp của một người ăn xin  
  Tinh thần ROWAN  
  Tình yêu và sắc đẹp dưới cái nhìn của đức phật  
  Tôi rất mê những người tài  
  Tổng thư ký LHQ nói về quyền lực  
  Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp  
  Tranh cử thực sự để chọn đúng người lãnh đạo  
  Trí thức phải vừa có Trí dục vừa phải có Đức dục  
  Trói chân sáng tạo  
  Trong cuộc sống có phép nhiệm màu  
  Trực tuyến với người hùng FPT: Phải dám mơ to  
  Trực tuyến: Mở cánh cửa truyền thông Việt - Mỹ  
  Tự do sinh ra con người  
  Tự do tư tưởng gặp rủi ro  
  Tư duy tổng thể: Vấn nạn lớn của giáo dục Việt Nam  
  Từ Hệ tư tưởng đến Hệ giá trị  
  Từ ổ chuột bước vào Harvard  
  Tuổi nào có thể làm giàu?  
  Tuổi thơ cùng khổ của Tổng thống Hàn Quốc  
  Tượng vàng  
  Tỷ phú cho đi nửa gia tài vì lời hứa thời trai trẻ  
  Tỷ phú tự thân trẻ nhất châu Á  
  Vài số liệu về ngành giáo dục Mỹ (1)  
  Vấn đề của giáo dục Việt Nam là sự tha hóa  
  Về giáo dục của Việt Nam trong nền kinh tế thị trường  
  Về một số bất cập trong giáo dục  
  Về nghệ thuật - 1  
  Về nghệ thuật - 2  
  Vì một nền giáo dục “tốt và công bằng” - phần 1  
  Vì một nền giáo dục “tốt và công bằng” - phần 2  
  Vị Tha & tâm từ & đạo đức  
  Vị thần tượng thời nay - ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA - His Holiness Dalai Lama  
  Việc nước mà dân không biết thì không thể dân chủ được  
  Võ Quốc Thắng - Tôi chia sẻ với người dám làm doanh nhân  
  Vỏ quýt dày có móng tay nhọn  
  Vượt bão 2009: Đảng phải tập hợp sức dân bằng trí tuệ và gương mẫu  
  Đã đến lúc không thể tránh né những vấn đề cốt tử  
  Đảng lãnh đạo nhưng không áp đặt  
  Đạo Phật nguyên thủy và các tư tưởng chính  
  Đạo Phật và sự đau khổ trong cuộc sống  
  Để hành chính không còn “hành là chính”  
  Để lãnh đạo sáng tạo và chính trực  
  Điều gì quan trọng hơn: Ít bực mình hay hạnh phúc?  
  Đổi Mới II: Ý chí lãnh đạo và đồng thuận xã hội  
  Đôi tay đẹp  
  Đối thoại với thiền sư Thích Nhất Hạnh về hạnh phúc  
  Đối thoại với Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Breath, breath, you’re online  
  Đối thoại với trí thức không cần treo bảng  
  Đột phá tư duy để tiến xa hơn  
  Đức Pháp Vương: Hãy chuyển hóa oán hận thành yêu thương!  
  Đức phật dạy con  
  Đức Phật dạy con như thế nào?  
  Đừng biến bầu bán thành trò xếp đặt duy ý chí  
  “Bức xúc đủ nhiều để những ai nguội lạnh xem lại mình”  
  “Chỉ giao trọng trách cho người có tư tưởng Đổi Mới”  
  “Dân cần nhưng quan không vội, dân vội thì lội mà sang”  
  “Đừng leo lên lưng cọp nếu chưa tìm ra sự độc đáo"  
Trang 3/4 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4  Trang sau