Tấm gương
Trói chân sáng tạo

Nhược điểm lớn nhất trong cách học hiện nay là học từ chương, bắt học sinh học thuộc lòng quá nhiều. Thầy đọc, trò chép từ trung học lên đến đại học.

Với cách học thầy đọc, trò chép như hiện nay, kiến thức của giáo viên 10 phần, may lắm học sinh (HS) tiếp thu được 8 phần và qua nhiều thế hệ kiến thức sẽ teo dần đi.

Học thuộc lòng từng chữ là bất hợp lý

Cách học đọc - chép khiến trò ỷ lại vào kiến thức của thầy. Sự tiến bộ của người học sẽ bị ngừng lại khi không có thầy. Muốn thầy dạy 1, trò biết 10 thì phải tập cho HS, sinh viên tự học, tự đọc sách, tự nghiên cứu. Khi đó, HS sẽ biết tự đòi hỏi trách nhiệm của bản thân chứ không ỷ lại vào thầy và kiến thức đạt được không bị giới hạn trong kiến thức của thầy. Mặt khác, nếu trò biết nghiên cứu thì thầy cũng không dám tự mãn với kiến thức của mình mà phải nghiên cứu nhiều hơn.

Một bất hợp lý nữa trong cách dạy, cách học hiện nay là bắt HS học thuộc lòng từng câu từng chữ trong sách. Mục đích của sách vở là để cung cấp kiến thức và dùng để tra cứu khi ra đời làm việc, chứ không phải để học thuộc lòng. Ví dụ: Một kỹ sư xây dựng, khi hành nghề, với những công trình phức tạp, có ai cấm đoán việc lật sách tra cứu để tính toán chính xác hơn đâu.

Nhiều quốc gia khi đi thi, HS có thể đem theo tài liệu, sách vở vào phòng thi. Nhưng muốn lật sách để tra cứu HS phải đọc hết tất cả các sách đó mới biết vấn đề tra cứu nằm ở đâu mà lật sách. Khi đã lật được đúng trang, đề thi cũng bắt HS suy luận chứ không thể chép nguyên văn trong sách. Như vậy HS không những phải đọc sách mà còn phải hiểu sách. Với cách thi này, “phao thi” trở nên vô giá trị. Vấn đề là thầy giáo phải biết cách hướng dẫn người học nghiên cứu như thế nào, đọc sách gì. Biết cách hướng dẫn thảo luận theo nhóm qua đó phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học.

Gợi mở để học sinh tự khám phá

Hệ quả tất yếu của cách dạy, cách học hiện nay ở nước ta đã khiến HS trở nên thụ động. Ông Lê Duy Tiến, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật VN (Vifotec), nhận xét: “Phương pháp dạy thầy đọc, trò chép hoặc thầy ngồi rao giảng, nhồi nhét kiến thức làm HS lười biếng, không có sự ham mê tìm tòi sáng tạo”. Một thống kê hết sức kinh ngạc, qua 4 lần tổ chức cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc, số tác phẩm tham gia của HS nông thôn nhiều hơn HS ở TP trong khi HS TP có điều kiện học tập, sáng tạo tốt hơn. “Có lẽ ở vùng quê, nông thôn, HS phải tiếp xúc trực tiếp với công việc lao động nên nảy sinh những ý tưởng cải tiến, tạo ra những loại máy móc dùng trong gia đình. Còn HS TP phải học quá nhiều nên không còn thời gian nghiên cứu, sáng tạo” - ông Tiến thẳng thắn nói.

Theo ông Tiến, nếu cứ cố nhồi nhét thông tin cho HS, cho dù hôm nay đó là thông tin mới thì ngày mai những thông tin đó cũng trở thành cũ. Vì thế, cách cần thiết là phải dạy các em biết cách tự khai thác thông tin, tự tìm kiếm kiến thức để dù trong hoàn cảnh nào, các em cũng có thể tự xoay xở. Và ông đưa ra đề xuất: “Nên bớt giờ học trên lớp, thay vào đó giáo viên ra các chủ đề, đề tài yêu cầu HS tự tìm thông tin, tự nghiên cứu để kích thích tính sáng tạo. Giáo viên không nên rao giảng kiến thức mà chỉ nên gợi mở cho các em tìm tòi, như vậy sẽ tạo sự hứng thú khám phá”.

Bà Hoàng Thị Hồng Hải, Trưởng Phòng Giáo dục quận Tân Phú –TPHCM, nhấn mạnh: Để việc đổi mới phương pháp sư phạm hiệu quả nên bắt đầu từ gốc đó là việc đào tạo giáo viên. Thầy giáo trước tiên phải có tâm, yêu nghề và có kỹ năng sư phạm.
 


 
Tấm gương
  Trong cuộc sống có phép nhiệm màu  
  Trực tuyến với người hùng FPT: Phải dám mơ to  
  Trực tuyến: Mở cánh cửa truyền thông Việt - Mỹ  
  Tự do sinh ra con người  
  Tự do tư tưởng gặp rủi ro  
  Tư duy tổng thể: Vấn nạn lớn của giáo dục Việt Nam  
  Từ Hệ tư tưởng đến Hệ giá trị  
  Từ ổ chuột bước vào Harvard  
  Tuổi nào có thể làm giàu?  
  Tuổi thơ cùng khổ của Tổng thống Hàn Quốc  
  Tượng vàng  
  Tỷ phú cho đi nửa gia tài vì lời hứa thời trai trẻ  
  Tỷ phú tự thân trẻ nhất châu Á  
  Vài số liệu về ngành giáo dục Mỹ (1)  
  Vấn đề của giáo dục Việt Nam là sự tha hóa  
  Về giáo dục của Việt Nam trong nền kinh tế thị trường  
  Về một số bất cập trong giáo dục  
  Về nghệ thuật - 1  
  Về nghệ thuật - 2  
  Vì một nền giáo dục “tốt và công bằng” - phần 1  
  Vì một nền giáo dục “tốt và công bằng” - phần 2  
  Vị Tha & tâm từ & đạo đức  
  Vị thần tượng thời nay - ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA - His Holiness Dalai Lama  
  Việc nước mà dân không biết thì không thể dân chủ được  
  Võ Quốc Thắng - Tôi chia sẻ với người dám làm doanh nhân  
  Vỏ quýt dày có móng tay nhọn  
  Vượt bão 2009: Đảng phải tập hợp sức dân bằng trí tuệ và gương mẫu  
  Đã đến lúc không thể tránh né những vấn đề cốt tử  
  Đảng lãnh đạo nhưng không áp đặt  
  Đạo Phật nguyên thủy và các tư tưởng chính  
  Đạo Phật và sự đau khổ trong cuộc sống  
  Để hành chính không còn “hành là chính”  
  Để lãnh đạo sáng tạo và chính trực  
  Điều gì quan trọng hơn: Ít bực mình hay hạnh phúc?  
  Đổi Mới II: Ý chí lãnh đạo và đồng thuận xã hội  
  Đôi tay đẹp  
  Đối thoại với thiền sư Thích Nhất Hạnh về hạnh phúc  
  Đối thoại với Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Breath, breath, you’re online  
  Đối thoại với trí thức không cần treo bảng  
  Đột phá tư duy để tiến xa hơn  
  Đức Pháp Vương: Hãy chuyển hóa oán hận thành yêu thương!  
  Đức phật dạy con  
  Đức Phật dạy con như thế nào?  
  Đừng biến bầu bán thành trò xếp đặt duy ý chí  
  “Bức xúc đủ nhiều để những ai nguội lạnh xem lại mình”  
  “Chỉ giao trọng trách cho người có tư tưởng Đổi Mới”  
  “Dân cần nhưng quan không vội, dân vội thì lội mà sang”  
  “Đừng leo lên lưng cọp nếu chưa tìm ra sự độc đáo"  
Trang 4/4 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4