Suy ngẫm
Nhân quả phần 16 – Khỉ vượn có phải là thủy tố của loài người không?

Hỏi: Kính thưa Thầy, từ trước tới nay khoa học đều khẳng định rằng con người là do khỉ vượn sinh ra tức là thủy tổ của loài người, đó là thuyết tiến hóa. Vậy đạo Phật Nguyên Thủy và theo trí vô hạn của Thầy thì nguồn gốc loài người và rộng hơn là nguồn gốc vũ trụ là thế nào?

Đáp: Con khỉ không phải là Thủy Tổ của loài người như các nhà khoa học đã khẳng định, con khỉ chỉ là con khỉ, một loài động vật như các loài động vật khác.

Theo đạo Phật con khỉ chỉ là một loài động vật cao cấp gần giống như con người. Nếu lấy con người làm tiêu chuẩn thì con khỉ chỉ là con khỉ mà thôi, chứ không thể tiến hoá làm con người được, chỉ có nghiệp lực của con khỉ, khi con khỉ chết nó sẽ tiếp tục luân hồi tái sanh làm người. Từ con người "Cổ Sơ” sống đơn giản, dựa vào thiên nhiên. Mức sống của thiên nhiên thì có hạn, còn con người sanh sản thì vô hạn nên con người buộc phải tiến hoá dần để bảo vệ sự sống còn của mình duy trì cho đến ngày nay, do đó con người trở thành văn minh phát triển theo chiều hướng khoa học hiện đại hóa, để sản xuất ra vật chất phục vụ cho đời sống con người như hiện nay.

Loài khỉ sống thanh tịnh trong sạch hơn các loài động vật khác, nhờ hành động sống tự nhiên theo nghiệp nhân quả thiện tạo thành nghiệp lực thiện. Khi con khỉ chết, nghiệp lực thiện chiêu cảm môi trường thiện luân hồi tái sanh thành con người.

Đừng hiểu rằng con người chết là sẽ tiếp tục sanh làm con người nữa, hiểu như vậy là không đúng luật nhân quả. đức Phật dạy: "được thân người là khó, khó như con rùa mù tìm bọng cây giữa biển khơi.” Chỗ này có dịp Thầy sẽ giảng dạy để hiểu biết rõ ràng hơn. Trí hữu hạn của con người không cho phép các nhà khoa học hiểu hơn, cho nên các Ngài dùng sự so sánh những hành động và sự cơ cấu cơ thể của loài khỉ vượn giống như những hành động và cơ cấu của cơ thể của loài người cổ xưa "tiền sử” mà cho rằng thủy tổ của loài người là khỉ vượn. Đó là cái hiểu chưa tới của các nhà khoa học.

Muốn gây tạo giống con người thì phải có môi trường thích hợp với con người. Chính các duyên của con người, chứ chưa có các duyên của con người thì không thể nào gây tạo giống con người được, cho nên thuyết tiến hóa từ con vật thành con người thì mơ hồ, trừu tượng không chính xác. Bởi phần sắc uẩn của con người đầy đủ hơn loài động vật, nhất là sự cấu tạo bộ óc của con người về tế bào não phần sử dụng về tinh thần tưởng uẩn và thức uẩn thì loài khỉ vượn không thể có được.

Còn nữa, cái chưa tới của các nhà khoa học, đó là: Trí tuệ của loài khỉ vượn và trí tuệ của những người tiền sử đều sống dựa trên thiên nhiên, loài khỉ vượn trí tuệ không sáng tạo và phát minh những cái gọi là văn minh và sáng tạo của loài khỉ vượn được. Cho nên khỉ vượn ngàn đời chỉ là khỉ vượn, còn người tiền sử đời sống cũng giống như loài khỉ vượn nhưng lại biết phát minh và sáng tạo nên để lại cho chúng ta sau này một kho tàng văn minh vĩ đại từ ngôn ngữ, toán học, y học, sử học, đạo đức học, đến khoa học v.v..., chúng ta chỉ là những người thừa kế và dựa theo cơ sở đó mà phát triển khoa học hiện đại, nếu không có văn minh của người tiền sử để lại liệu chúng ta có thể có một nền văn minh khoa học hiện đại và kỷ nghệ hóa như ngày hôm nay chăng? Cho nên loài khỉ vượn không có trí tuệ thông minh như con người, nó thường sống theo bản năng tự nhiên thường bắt chước loài người hơn là sáng tạo phát minh như con người.

Thủy tổ của loài người rất thông minh, khi con người có mặt trên hành tinh này, nếu loài người không có sự thông minh thì nó đã bị diệt chủng ngay từ lúc ban đầu. Tại sao vậy? Vì cấu trúc cơ cấu cơ thể của loài người, tuy có giống như loài khỉ vượn, nhưng hoàn toàn không giống hẳn, có những chỗ còn sai khác, vì thế con người không thể dùng sức mạnh để bảo vệ sự sống như loài mãnh thú, cũng không thể trốn chạy chuyền nhảy nhanh nhẹ như loài khỉ vượn hươu nai được. Loài người bảo vệ sự sống bằng trí tuệ thông minh của mình, nên thường phát minh và sáng tạo đều do bộ óc, đó là điều cần thiết của loài người mà các loài động vật khác không thể có được, cho nên loài khỉ vượn là thủy tổ của loài người là mơ hồ trừu tượng, chỉ có qua sự so sánh những bộ xương của người tiền sử và những bộ xương của loài khỉ vượn giống nhau rồi các nhà khoa học đã suy ra và tuyên bố. Những chứng minh khoa học đó chưa đủ để xác chứng thuỷ tổ của loài người là khỉ vượn.

Luật nhân quả đã xác định mọi tiêu chuẩn của mọi loài chúng sanh, nếu chúng sanh sống và tạo những tiêu chuẩn đó thì sẽ sanh làm loài vật đó, chứ không phải tiêu chuẩn đó mà làm loài vật khác được, có nghĩa là loài động vật đó sống thiện ở cấp độ thiện đó sẽ sanh làm loài chúng sanh đó, còn ngược lại sống ác ở cấp độ ác đó thì sẽ sanh làm loại chúng sanh đó, luật nhân quả rất công bằng và công lý nên tiêu chuẩn thiện ác của nó rõ ràng, không thể sai khác được mà với trí tuệ vô hạn của đức Phật, Ngài đã thấu suốt luật nhân quả do đó Ngài dạy cho chúng ta cách thức sống năm tiêu chuẩn thiện để còn tiếp tục làm thân người thiện và chỉ có thân người thiện mới đủ trí tuệ thông minh rèn luyện tu tập chấm dứt khổ đau và luân hồi.

Các pháp vô thường luôn luôn theo sát những hành động nhân quả của muôn loài, vì thế, các pháp liên tục thay đổi tạo thành một nghiệp lực, nghiệp lực đó tiếp tục tiến hóa tái sanh làm loài vật cao cấp như loài Trời, Người, mà nghiệp lực đó thoái hóa thì phải tái sanh làm loài động vật hạ cấp, đó là một đạo luật công bằng và công lý đối với tất cả các loài động vật trên hành tinh này nó không áp dụng riêng cho con người mà cho tất cả, vì muôn loài vật do môi trường sống vô minh duyên hợp sinh ra, do đó từ con vật lớn, nhỏ cho đến loài người đều vô minh lầm chấp, nhưng loài người nhờ trí tuệ thông minh thường tìm tòi sáng tạo và phát minh nên đã thấy sự vô minh của mình, khi đã thấy sự vô minh của mình thì đó là minh, mà đã có minh thì con người làm chủ được môi trường sống của mình, làm chủ môi trường sống của mình tức là làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Làm chủ sanh, già, bệnh, chết là làm chủ nhân quả. Làm chủ nhân quả là làm chủ mọi sự đau khổ và chấm dứt tái sanh luân hồi. Chấm dứt tái sanh luân hồi tức là giải thoát ra khỏi thân nghiệp.

(Trích Đường Về Xứ Phật tập IX)
 


 
Suy ngẫm
  Nhân quả phần 17 – Quả báo có hay không?  
  Nhân quả phần 18 – Ăn của đà na tín thí mà không tu  
  Nhân quả phần 19 – Sát nhân thì nhân oán sát vật thì hóa kiếp làm chúng sanh của chúng  
  Nhân quả phần 20 – Nếu con người không ăn thịt chúng sanh thì chúng sanh sẽ tràn ngập trái đất  
  Nhân quả phần 21 – Làm kiếp con mèo là sắp đến kiếp làm người  
  Nhân quả phần 22 – Thông minh  
  Nhân quả phần 23 – Nhân quả xinh đẹp  
  Nhân quả phần 24 – Yếu tử được tái sanh không?  
  Nhân quả phần 25 – Tự tử  
  Nhân quả phần 26 – Mẫu chuyện “Người đẹp đại gia”  
  Nhân quả phần 27 – Nhân ác  
  Nhân quả phần 28 – Sát sanh cầu hạnh phúc  
  Nhân quả phần 29 – Cận tử nghiệp  
  Nhân quả phần 30 – Phước hữu lậu  
  Nhân quả phần 31 – Mất trí  
  Nhân quả phần 32 – Những câu hỏi về âm dương  
  Nhân quả phần 33 – Duyên nhân quả  
  Nhân quả phần 34 – Con người từ đâu sanh ra?  
  Nhân quả phần 35 – Nhân quả  
  Nhân quả phần 36 – Làm chủ sanh, già, bệnh, chết (sinh, lão, bệnh, tử)  
  Nhân quả phần 37 – Sáu nẻo luân hồi  
  Nhân quả phần 38 – Hơi nóng chỗ nào thì tái sinh chỗ đó  
  Nhân quả phần 39 – Nhân quả có trùng hợp không?  
  Nhân quả phần 40 – Cái gì chịu hậu quả thiện ác, nếu không có linh hồn  
  Nhân quả phần 41 – Nghiệp  
  Nhân quả phần 42 – Người điếc không sợ súng  
  Nhân quả phần 43 – Nhân quả  
  Nhân quả phần 44 – Tướng cướp Angulimala  
  Nhân quả phần 45 – Lòng biết ơn và niềm mơ ước  
  Nhân quả phần 46 – Một ly sữa  
  Nhân quả và nghiệp báo  
  Nhân tướng học: Tướng mặt người lụy tình trong tình yêu  
  Nhẫn và chịu đựng  
  Nhàn đàm về nịnh  
  NHÂN, NGHĨA, LỄ, TRÍ, TÍN  
  Nhìn mặt đoán tính cách như thế nào?  
  Nhìn người  
  Nhìn sự việc một cách thực tế  
  Nhìn tai đoán vận mệnh của bạn  
  Nhớ đến tôi  
  Những bài học kinh doanh từ lời răn dạy của Đức Đạt-lại Lạt-ma  
  Những bài học từ thất bại  
  Những bài học về kinh doanh  
  Những dấu chấm câu  
  Những giấc mơ ảo về cuộc sống  
  Những hiểu lầm về nghiệp chướng  
  Những lời nói dối của người mẹ  
  Những lựa chọn khôn ngoan  
  Những lý do khiến bạn không thể làm lãnh đạo  
  Những nghịch lý của cuộc sống  
  Những người sống quanh ta  
  Những Nguyên Tắc Vàng của Dale Carnegie  
  Những phẩm chất làm nên nhà lãnh đạo (Phần 1)  
  Những thời điểm giúp bạn hiểu thấu những quy luật cuộc đời  
  Những thứ cần phải quên  
  Những yếu tố cần thiết để đạt được mục tiêu trong cuộc sống!  
  Những đặc điểm kết hợp làm nên tướng đại phú quý  
  Những điềm báo trước khi chết và cảnh giới tái sanh  
  Những điều giản dị  
  Những điều không nên làm trong cuộc sống  
  Những điều nên biết về phúc báo và tương lai của người phụ nữ  
  Những điều tuy nhỏ nhưng lại chứa đựng nhiều ý nghĩa lớn  
  Những Bí Quyết Dẫn Đến Thành Công Và Hạnh Phúc  
  Niềm tin có giá trị riêng  
  Nói thật  
  Nuôi sách nghìn ngày dùng một lúc  
  Phải ham đọc rồi sẽ "biết đọc"  
  Phản đề của một 9X về sự hy sinh  
  Phật giáo với hòa giải  
  Phát ngôn & Hành động: Siêu xe, siêu lệ và tiếng thở dài buồn  
  Phật nói về mặt trăng !  
  Phép lạ của sự tỉnh thức - Thiền sư Thích Nhất Hạnh  
  Phỏng vấn con mèo  
  Phỏng vấn một cảnh sát hình sự  
  Phỏng vấn một giám khảo  
  Phỏng vấn một khán giả  
  Phỏng vấn một nhà sử học  
  Phỏng vấn một phụ huynh  
  Phỏng vấn một thầy giáo dạy sử  
  Phỏng vấn Ông Bụt  
  Phỏng Vấn Thượng Đế  
  Phủi bụi cho tâm hồn  
  Phương pháp lập nghiệp vĩnh cửu  
  Quả báo khi buông lời ác độc với người khác  
  Quá khứ - hiện tại - tương lai  
  Quả tạ và cọng rơm  
  Qua đường  
  Quán niệm về cái chết để sống có ích  
  Quán niệm về lòng tốt, sự nhiệt tình & hiểu biết  
  Quan sát và lắng nghe  
  Quán Tưởng  
  Qui luật Nhân Quả  
  Quy luật thu hút  
  Quyền thế và đặc lợi  
  Sát sanh và Bệnh tật  
  Say và điên  
  Sinh ký tử quy  
  Sinh Tử Là Việc Lớn  
  Smart - 5 nguyên tắc đặt mục tiêu  
  Số mạng nghiệp báo đồng hay khác?  
Trang 6/9 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9  Trang sau