Tấm gương
Cuộc bầu cử mang sắc màu Hollywood

GS. Christopher Arterson, ĐH George Washington chia sẻ góc nhìn về cuộc bầu cử đang sôi động ở nước Mỹ, những điểm mạnh yếu và khác biệt của hai ứng viên cũng như phu nhân hai TNS Barack Obama và John McCain. Cuộc đua quá đặc biệt tới mức ông phải liên hệ tới những sản phẩm sáng tạo của Hollywood.

Tuần Việt Nam trao đổi với Giáo sư Christopher Arterson, giảng viên Khoa Quản lý Chính trị tại ĐH George Washington trong dịp ông thăm Việt Nam đúng vào lúc Đại hội Đảng Dân chủ tại Denver đang sôi động.

- Trước hết, ông có thể lí giải tại sao bầu cử Mỹ lại đặc biệt đến thế, thu hút sự chú ý không chỉ của người Mỹ mà toàn thế giới?

Thứ nhất, nước Mỹ tới thời điểm này vẫn là siêu cường duy nhất. (Trung Quốc đang nổi lên để trở thành một siêu cường trong tương lai trong khi Nga đang nỗ lực tìm lại vị trí siêu cường đã mất). Những gì xảy ra ở Washington ảnh hưởng gián tiếp đến người ở Hà Nội, Tp.HCM, châu Phi, Nam Mỹ, châu Âu...

Mọi người thực sự quan tâm tới những gì đang xảy ra trên đất Mỹ và việc ai sẽ là Tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ, đặc biệt kể từ khi chính quyền Bush đã đưa nước Mỹ sang một định hướng khác với trước.

Thật khó để người dân và các quốc gia khác có thể hiểu tại sao người Mỹ có thể bỏ phiếu cho Bush, không chỉ một mà thậm chí là hai lần.

Từ nền tảng đó, nhìn vào cuộc bầu cử lần này với người Mỹ đã rất đặc biệt. Một bên là một nghị sĩ già, từng tham chiến, có hiểu biết về chính sách đối ngoại, và một thượng nghị sĩ trẻ, đến từ một nền tảng khác, người đã từng sống ở Indosia, biết về Đông Nam Á, có một nửa gốc Phi, sẽ là một sự lựa chọn thú vị. Đó không phải là một sáng tạo của Hollywood.

- Ông đánh giá như thế nào về điểm mạnh và yếu của hai ứng viên?

TNS Obama có 2 điểm yếu: một là, ông ấy thiếu kinh nghiệm. Nhiều người cho rằng ông chưa sẵn sàng để trở thành vị Tổng thống tiếp theo của nước Mỹ. Điều này được thể hiện rõ qua tất cả các cuộc thăm dò dư luận.

Điểm yếu thứ hai là ông là một người Mỹ gốc Phi và có một lượng người Mỹ nhất định sẽ không bỏ phiếu cho ông đơn giản chỉ vì lí do này. Họ có thể bỏ phiếu hoặc không bỏ phiếu cho John McCain nhưng họ không ủng hộ một vị Tổng thống gốc Phi.

Điểm mạnh nhất của Obama chính là một nhà lãnh đạo của công chúng, thuyết phục và có những bài phát biểu rất tốt, rất thông minh trong việc đưa ra các vấn đề có tác động đến tâm lý con người.

Và ông là người có thể thu hút được sự kiên nhẫn và quan tâm của giới trẻ Mỹ, những người dưới 30 tuổi. Những người ở độ tuổi này có tỉ lệ tham gia các cuộc bỏ phiếu của nước Mỹ rất thấp. Nếu Obama có thể duy trì sự quan tâm của họ, tạo thành một nhóm ủng hộ lớn, họ sẽ trở thành một trong những lí do mạnh mẽ lí giải tại sao Obama có thể giành thắng lợi tại cuộc bỏ phiếu.

Về phía TNS John McCain, ông cũng có hai điểm yếu cơ bản: một là, ông là người của đảng Cộng hòa. Người dân đã mệt mỏi với đảng Cộng hòa và chính quyền Bush. Nhiều người cho rằng Bush và McCain rất giống nhau, và bầu McCain đồng nghĩa vớiviệc người Mỹsẽ chịuđựngnhiệm kỳ thứ ba của Bush.

Điểm yếu thứ hai chính là tuổi tác của ông. Ông đã bước sang tuổi 72 và nếu được bầu sẽ trở thành vị Tổng thống già nhất của nước Mỹ. Chúng tôi không trọng tuổi già như cách mà các nước châu Á làm. Chúng tôi có xu hướng nghĩ người trẻ hơn sẽ tự tin hơn và thể hiện tương lai.

Đây là một cuộc bầu cử kỳ lạ. Công chúng cho rằng nước Mỹ đang đi lầm đường và đây là thời điểm để thay đổi. McCain vẫn tiếp tục khẳng định ông không phải là Bush, còn những người của đảng Dân chủ nói rằng không có sự khác biệt. Ông ấy đã ở Washington quá lâu, có những mối quan hệ với khu vực tư nhân, các nhóm lobby, và việc bỏ phiếu cho ông đồng nghĩa với không có gì mới.

Điểm mạnh của John McCain là ông có nhiều kinh nghiệm, có câu chuyện tự hào về việc ông đã từng bị bắt giam ở Hà Nội và từ chối cơ hội được thả tự do cho tới khi tất cả những người bị bắt khác cùng được trở về Mỹ. Người Mỹ đánh giá cao hành động đó của ông.

Ông có vẻ như là một người anh hùng của chiến tranh, có nhiều kiến thức về các vấn đề quốc tế trong giai đoạn sau 11/9/2001 khi an ninh quốc gia trở thành vấn đề quan trọng với người Mỹ.

Iraq đang mờ dần vai trò trong cuộc đua

- Theo ông, sự khác biệt cơ bản giữa Obama và McCain là gì?

Sự khác biệt lớn nhất là vai trò của Chính phủ trong giải quyết các vấn đề xã hội. Nó định dạng sự khác biệt cơ bản giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa.

Đảng dân chủ có xu hướng sử dụng nguồn lực của Chính phủ, tài chính và các chương trình, để giúp các nhóm xã hội có thể là nhóm thiểu số, hoặc người nghèo trong xã hội Mỹ. Chính phủ là người quan sát và hỗ trợ cho các hoạt động xã hội.

Đảng Cộng hòa cho rằng Chính phủ không nên làm việc này. Nên tạo ra nhiều DN tư nhân, giá trị mà khu vực tư nhân có thể đóng góp trong giải quyết các vấn đề xã hội. Điều này quan trọng hơn vai trò của Chính phủ.

Điểm thứ hai tạo ra khoảng cách lớn trong quan điểm giữa hai ứng viên là cuộc chiến tại Iraq. Obama muốn chấm dứt sự can dự của Mỹ ở Iraq càng sớm càng tốt, trong khi McCain cam kết mạnh mẽ trong việc tiếp tục chính sách hiện nay của chính quyền Bush tại Iraq.

Tuy nhiên, tại thời điểm này, chính quyền Bush chuyển sang thỏa thuận với Iraq về thời điểm rút quân Mỹ ra khỏi cuộc chiến, theo một cách nào đó, điều này đã đưa vấn đề Iraq không còn quan trọng hay được đặt ra trong nhiệm kỳ của McCain.

Cuộc chiến đang lu mờ trong việc trở thành một vấn đề đặt ra đối với cuộc bầu cử. Tất nhiên điều này không đúng với vấn đề thuộc về an ninh quốc gia, hay chống khủng bố.

Trong hai tuần qua, chúng ta đã chứng kiến hành động của Nga ở Georgia, TNS McCain có thể nhanh chóng đưa ra tuyên bố nước Mỹ cần một Tổng thốngmạnh mẽ, người có thể giải quyết tốt với chính sách đối ngoại, và đó chính là McCain.

Cuộc đua của kinh nghiệm và thay đổi

- Rõ ràng đối ngoại chưa bao giờ là thế mạnh của TNS Obama trong so sánh với TNS John McCain. Dường như việc Obama đã tuyên bố người liên danh trong cuộc đua vào Nhà Trắng, TNS Joseph Biden như là sự bù trừ cho sự thiếu kinh nghiệm này?

Người ta nói về Obama theo cách đã nói về G.W.Bush năm 2000, rằng ông ấy trẻ, thiếu kinh nghiệm, cần tập hợp quanh mình những người nhiều kinh nghiệm, có thể giúp ông trong việc xác định chương trình hành động, và công việc của Chính phủ. G.W. Bush đã chọn Dick Cheney là Phó Tổng thống cho mình. Cheney dù có nhiều kinh nghiệm nhưng thực ra chỉ giúp nhiều trong cuộc đua, còn trong nhiệm kỳ Tổng thống đó, ông cũng không giúp được gì nhiều.

TNS Biden có nhiều kinh nghiệm nhưng ít hơn nhiều so với Cheney vào thời điểm ông này trở thành Phó Tổng thống. Lúc đó, Dick Cheney đã tham gia Nhà Trắng trên tư cách Bộ trưởng Quốc phòng.

Việc tuyên bố liên danh với TNS Biden có thể giúp ích cho Obama trong cuộc đua, tuy nhiên, nếu tôi là TNS Obama, tôi sẽ đưa ra cả danh sách ai sẽ là Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Tài chính của Mỹ, đó là ba bộ cần cho người Mỹ thấy Obama có những người nhiều kinh nghiệm ở quanh mình.

- Việc có những người kinh nghiệm xung quanh bù đắp cho sự thiếu kinh nghiệm của Obama là cần thiết. Tuy nhiên, nhiều người đặt câu hỏi điều này có đi ngược lại khẩu hiệu về một sự thay đổi của Obama khi có một bộ sậu như vậy?

Thay đổi nghĩa là một sự chuyển hướng thực sự trong chính sách của nước Mỹ với những vấn đề như chiến tranh Iraq, nơi Obama tuyên bố về một sự thay đổi và nay, chính quyền Bush dường như đang tiến gần hơn theo hướng đó.

Thay đổi cũng thể hiện ở những chính sách như y tế, hiện chưa phải là một hệ thống được quản lý tốt, một ngành công nghiệp bảo hiểm phát triển có thể không tốt đối với những người không có bảo hiểm, những người không có điều kiện về chu cấp tài chính.

Thay đổi trong chính sách là một hướng. Hướng còn lại là thay đổi trong phương cách hoạt động của hệ thống chính trị. Obama nói về tất cả các nhóm lợi ích, các nhóm vận động hành lang, DN, hiệp hội, những tổ chức có mối liên hệ chằng chịt với chính quyền xung quanh Washington, và thu nhận những mong muốn của họ trong chính sách của chính phủ. Đó là một hệ thống chính sách cho công chúng, không phụ thuộc vào khả năng vận động hành lang. Obama nói rất nhiều về điều này. Nhưng đó là điều mà tất cả các chính trị gia thường nói, rằng họ mang lại sự thay đổi, nhưng nó chưa bao giờ thực sự thay đổi trên thực tế.

Một bên là kinh nghiệm của McCain, một bên là sự thay đổi của Obama. TNS Obama sẽ nói rằng McCain có thời gian quá lâu ở Washington, ông ấy quá gắn bó với hệ thống, không thích hợp cho thời điểm của sự thay đổi. Ông ấy là người của đảng Cộng hòa, một người của Washington, trong khi Obama là một người mới, không có những cam kết với quá nhiều những người xung quanh, và không chịu ảnh hưởng quá lớn từ đòi hỏi của bên ngòai về việc điều gì cần phải làm, bởi ông đến từ vùng đất ngoài Washington.

Thực ra, kinh nghiệm và sự thay đổi là hai mặt của một vấn đề.

Thách thức kinh tế hay mối lo khủng hoảng trong đối ngoại?

Kinh tế đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của người Mỹ với sự suy thoái. Điểm khác biệt của hai ứng viên trong vấn đề này là gì?

Sự khác biệt trong vấn đề này rất khó nhận ra. Vấn đề được tranh cãi nhiều nhất là thuế sẽ đánh vào những người có thu nhập cao hơn hay những người thuộc tầng lớp trung lưu.

McCain nói rằng ông sẽ tiếp tục duy trì cắt giảm thuế như Bush đã làm, trong khi những người của Obama thì nói rằng những khoản thuế được cắt giảm chỉ mang lợi cho những người có thu nhập cao, chúng tôi muốn áp thuế lớn hơn đối với những người có thu nhập cao và áp một khoản thuế thấp hơn cho lớp trung lưu. Nhưng chính sách thuế không có ảnh hưởng trực tiếp lên nền kinh tế, mà nếu có cũng phải 3-4 năm sau.

Vấn đề tranh cãi thứ hai là chính sách liên quan đến giá dầu. Ông McCain nói rằng điều cần làm là tiếp tục phát triển nguồn dầu, nhất là khai thác ngoài khơi, đặc biệt là các vùng biển xung quanh nước Mỹ, có thể sẽ có nhiều mỏ dầu được tìm thấy. Obama thì nói rằng, không, nó sẽ tồi tệ cho môi trường và nó không có lợi cho việc đảm bảo nguồn cung dầu cho dài hạn. Nước Mỹ cần tìm kiếm một sự thay đổi nhanh chóng để hạ giá dầu, nhưng cả hai ứng viên đều không có câu trả lời hiệu quả cho vấn đề này.

- Chính sách thuế sẽ tác động đến đời sống cá nhân của mọi người. Theo ông, người Mỹ đánh giá ai sẽ là người có thể thực hiện tốt hơn?

Trên thực tế họ không biết. Cả hai chiến dịch tranh cử đều không thành công trong việc đưa ra một đường hướng rõ ràng về chính sách thuế đến với người dân Mỹ. Những gì được tuyên bố vẫn còn quá chung chung. Obama nói rằng kế hoạch thuế của McCain là để giúp các triệu phú, còn kế hoạch thuế của tôi sẽ mang lợi cho những người thu nhập trăm nghìn đôla một năm. Nhưng tôi không nghĩ rằng thông điệp này đã được công chúng thu nhận.

Công chúng vẫn chưa định vị sự khác biệt trong chính sách giữa hai ứng viên, mà vẫn tập trung vào những đặc điểm tính cách cá nhân phù hợp cho vị trí ấy, kinh nghiệm, tuổi tác... vẫn là nội dung chủ đạo trong cuộc chiến. Người Mỹ chưa xem xét chính sách để đánh giá về hai ứng viên. Họ sẽ làm điều đó sau.

- Đối với việc đảm bảo an ninh công cộng cho người dân, cam kết của hai ứng viên như thế nào?

Đó là một lợi thế lớn của McCain. Các cuộc thăm dò dư luận đều cho thấy người Mỹ đánh giá McCain sẽ đảm bảo an ninh quốc gia tốt hơn, trong cuộc chiến chống khủng bố, đảm bảo an toàn cho người Mỹ khỏi các cuộc tấn công khủng bố, và thực hiện chính sách đối ngoại tốt hơn.

Vào thời điểm này, có vẻ như kinh tế đang là vấn đề lớn hơn, và người Mỹ tin rằng Obama làm tốt hơn trong chính sách kinh tế. Đây được đánh giá là lợi thế của Obama trong cuộc đua với McCain.

Vấn đề đặt ra là nếu có một cuộc khủng hoảng trong chính sách đối ngoại từ này đến thời điểm bỏ phiếu, và hoàn toàn có thể xảy ra cuộc xung đột ở Trung Đông, hay một cuộc tấn công khủng bố khác ở ngay nước Mỹ. Trong cuộc tranh cử gần đây, khi Bush đối đầu với Kerry, vụ việc ở Chechen nổ ra, kết quả thăm dò dư luận lập tức có sự thay đổi nhanh chóng, ảnh hưởng đến suy nghĩ của mọi người về đâu là vấn đề quan trọng. Vụ việc ở Chechen đã quyết định rất nhiều tới lợi thế của Bush, giúp ông giành thắng lợi. Điều tương tự có thể xảy ra nếu có khủng hoảng trong đối ngoại, trở thành vấn đề rất rất lớn trong 2 tháng tới.

Cần giới thiệu một Obama giống mọi người

- Hiện nay, đánh giá của dư luận Mỹ về hai ứng viên có gì khác trước?

Có khá nhiều thay đổi, và được thể hiện rõ qua các cuộc thăm dò dư luận. Vào tháng 6, Obama đang thắng thế với McCain với khoảng cách 8-9% trong khi cuộc thăm dò dư luận mới đây nhất, khoảng cách đã thu hẹp chỉ còn 1,6%.

Đây là giai đoạn quan trọng cho vận động của cả hai bên, đặc biệt của Obama, cần tiến hành một cách chuyên nghiệp. Nhóm vận động tranh cử của McCain đã làm rất tốt. Vấn đề đặt ra với Đại hội đảng Dân chủ đang diễn ra ở Denver là những thành viên trong Đảng phải đưa Obama trở lại vị trí dẫn đầu và là đại diện cho giá trị mà người Mỹ theo đuổi.

- Lý do của việc đảo chiều này là gì?

Một phần bởi McCain đã giành được mối quan tâm của một nhóm cử tri trước đây thường ủng hộ đảng Dân chủ nhưng còn băn khoăn về việc thực ra Obama là ai.

Từ Đại hội Đảng tại Denver trở đi, những người của Đang Dân chủ phải đối mặt với gánh nặng là để cho người dân Mỹ thấy Obama là ai và tại sao ông ấy lại xứng đáng ở vị trí lãnh đạo nước Mỹ.

Obama cần trực tiếp chạm được vào nhóm ủng hộ Hillary

- Nhiều người cho rằng quan hệ với gia đình Clinton là một điểm nóng đối với Obama. Tại Denver, điều này đặt ra như thế nào với Obama và đảng Dân chủ để có sự thống nhất trong Đảng, từ đó nhận được sự ủng hộ của những người ủng hộ Hillary Clinton?

Có và không. Có là khi nói về quan hệ giữa các chính trị gia, khi những người ủng hộ Obama cũng như Hillary cùng tập trung ở Đại hội, cùng với những người trên khắp đất nước yêu mến bà Clinton. Tất cả họ sẽ tập trung đằng sau Obama, đoàn kết và nói về một người đàn ông tuyệt vời mà họ có, về việc sẽ tuyệt vời như thế nào khi người đàn ông này trở thành lãnh đạo của nước Mỹ.

Vấn đề là ở tầm của những cử tri đi bỏ phiếu, bà Clinton đã tập trung được nhóm người mà Obama chưa bao giờ có thể chạm tới. Có thể bởi ông là người da đen, một người Mỹ gốc Phi, có thể bởi ông không giống với hầu hết mọi người, người dị biệt. Do đó, họ phải rất nỗ lực tại Đại hội để khiến hình ảnh Obama là người bình thường, với gia đình. Người vợ đứng trước công chúng, kể về những hoạt động hằng ngày, về bữa ăn sáng, về những người con, để khiến mọi người thấy ông ấy giống với mình.

Một phần khác khiến người ta thấy ông khác người, là ông nói quá hay, khiến người ta có suy nghĩ, ông ấy phải khác với tôi, vì tôi không thể nói hay như thế.

Tôi không nghĩ quan hệ với gia đình Clinton sẽ là vấn đề. Sẽ không hiệu quả chừng nào điều Obama có được chỉ là Hillary đứng lên và nói, ông ấy rất ổn, hãy ủng hộ Obama, tôi ủng hộ ông ấy. Cần nhất là Obama tiếp cận với họ trực tiếp. Tuy nhiên, những người này có thể bỏ phiếu ủng hộ hay không ủng hộ McCain.

Hai hướng thương lượng cho một cuộc đua

- Trước khi chính thức bước vào cuộc đua cho chiếc ghế Tổng thống, TNS Obama đã cho xuất bản nhiều cuốn sách, trong đó ông chia sẻ câu chuyện về gia đình mình, những ước mơ cho gia đình, người thân. Những cuốn sách ấy giúp gì cho việc giới thiệu một Obama bình thường trước người Mỹ?

Ông ấy là người phát ngôn trước công luận rất tốt. Thông điệp về thay đổi và hy vọng ảnh hưởng rất nhiều đến người Mỹ và giới trẻ.

Cuộc đua nói riêng và chính trị nói chung thực ra là lời kêu gọi về sự trao đổi mang tính thương lượng: Tôi sẽ mang lại cho anh những cái này: chăm sóc sức khỏe, cắt giảm thuế, chính sách đối ngoại.., anh sẽ ủng hộ cho tôi. Hiện nay, trao đổi dạng này vẫn đang tiếp diễn.

Đồng thời cũng có sự thương lượng theo hướng khác, rằng chúng ta cần cùng nhau làm cho nước này phát triển, có ước mơ về một người Mỹ cần có, về vị thế của nước Mỹ... Chính quyền Bush đã thay đổi giấc mơ đó, hay hạn chế nó, chúng ta phải khôi phục nó, tái thiết nó, chia sẻ tầm nhìn chung về nước Mỹ.

Mỗi quốc gia có một niềm tin. Và người Mỹ tin rằng nước Mỹ là một quốc gia đặc biệt, chỉ có tham vọng làm những điều tốt đẹp cho thế giới, thúc đẩy dân chủ, tự do, và giá trị để mọi người có cuộc sống tốt hơn, không chỉ ở nước Mỹ mà trên toàn thế giới. Nước Mỹ không nhìn mình là một cường quốc mang tính đế quốc như Anh, Pháp... Nước Mỹ khác với các đế quốc thường tiến hành các cuộc chiến...

Không vì phu nhân mà bầu nên Tổng thống

- Vai trò của các bà vợ trong cuộc tranh cử như thế nào, trong bối cảnh mọi người đang quan tâm đặc biệt đến phu nhân của TNS Obama với việc bà xuất hiện tại Denver và có bài phát biểu đầy ấn tượng?

Michelle Obama giữ một vai trò quan trọng trong bầu cử. Tôi đã xem bà phát biểu tại Denver qua truyền hình. Bà đã truyền thông điệp rõ ràng rằng TNS Obama là một người của gia đình, về cách hành xử của ông trong gia đình ... Điều này rất hiệu quả trong việc tập hợp mọi người sau Obama và thấy rằng ông là người mà hầu hết người Mỹ có thể hiểu.

Bà đã xuất hiện trên một chương trình truyền hình được yêu thích nhất của nước Mỹ, điều có thể kết nối Obama với những cử tri mà ông cần tiếp cận.

Trước đó, dư luận rất quan tâm về việc TNS McCain sở hữu bao nhiêu ngôi nhà. Họ có tổng cộng 4 ngôi nhà sống thường xuyên. Nhưng vợ của McCain là một người phụ nữ giàu có, và có rất nhiều tài sản khác từ cha của mình và đang dành để cho thuê. Có một ý tưởng đơn giản rằng McCain không thể biết có bao nhiêu ngôi nhà mà mình sở hữu đồng nghĩa với việc ông không thể làm giống Obama là chỉ ra mình thuộc nhóm những người có mức thu nhập như thế nào. Obama chỉ rõ ông là một người thuộc lớp người lao động có thu nhập thấp và trung bình.

Người ta nói rằng McCain nhiều nhà tới mức thậm chí không thể đếm hết. Ông là đứa con của nhung lụa, sinh ra trong giàu có, lấy một người phụ nữ cũng giàu có. Trong khi đó, Obama lại là một người đàn ông trẻ, sinh ra trong nghèo đói, sống ở bên ngoài nước Mỹ, với tất cả sự phân biệt đối xử bởi ông là người Mỹ gốc Phi. Người Mỹ sẽ có sự cân nhắc giữa một đứa con của nhung lụa và một người bình thường, về việc làm thế nào Obama có thể đạt được tất cả những gì ông có hiện nay.

Những hoạt động của phu nhân TNS McCain không hiệu quả bằng của bà Michelle Obama.

- Hình như truyền thông Mỹ đã dành quá nhiều sự ưu ái cho Michelle Obama giống như cách họ làm với Obama?

TNS Obama là biểu tượng của sự mới mẻ, năng động, một người đàn ông vĩ đại, có hình ảnh bắt mắt trên truyền hình...

Hơn nữa, với người viết báo, họ được đào tạo tốt, yêu thích chủ nghĩa tự do, do đó, họ có xu hướng yêu thích những người như Obama.

Họ lại không hài lòng với chính quyền Bush, mệt mỏi với đảng Cộng hòa. Obama là biểu tượng của một sự thay đổi so với Bush. Nhờ đó ông được sự ủng hộ nhiều hơn.

Về hai phu nhân, cách đây vài tuần, Đài Tiếng nói Quốc gia Hoa Kỳ đã phát một chương trình giới thiệu tiểu sử ohu nhân của hai ứng viên. Bà Michelle Obama được giới thiệu như một người vô danh, nỗ lực đến trường, rất thông minh, chủ động, sáng tạo trong khi bà McCain được giới thiệu là người nhận tất cả tiền từ cha của mình, và chỉ làm mỗi một công việc là đi làm nhân đạo. Đó là một bản tin rất không cân bằng.

- Với hai phu nhân như vậy sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lựa chọn của người Mỹ trong bầu cử?

Sẽ ảnh hưởng một chút nhưng không nhiều.

Phu nhân McCain giống phu nhân của Bush theo cách họ tự giới thiệu mình, còn Michelle Obama giống bà Kenedy, bởi vẻ ngoài thanh lịch, thời trang... Đó là một thuận lợi lớn cho Obama. Nhưng về lâu dài, tôi không nghĩ người Mỹ bỏ phiếu vì phu nhân của hai vị, mà vì năng lực làm Tổng thống của bản thân hai ông.

- Xin cảm ơn ông!

 


 
Tấm gương
  Cuộc gặp gỡ giữa hai Đức Phật: Đức Phật nhiên đăng (DIPANKARA) và tiền kiếp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (GOTAMA)  
  Cuộc đời của Đức Khổng Tử  
  Cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni  
  Cựu Chủ tịch Quốc hội bàn việc sửa Hiến pháp  
  Dalai Lama - Những lời khuyên tâm huyết - Lời nói đầu  
  Dalai Lama với dự định mới trong việc chọn người kế vị  
  Danh vọng kết thúc và bắt đầu từ trường kinh doanh  
  David  
  Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (công bố năm 1969)  
  Diễn văn chiến thắng của ông Barack Obama  
  Diễn văn của Thượng nghị sỹ John McCain  
  DN Nhà nước: Muốn "chủ đạo" phải tạo áp lực cạnh tranh  
  Doanh nhân nói chuyện phong thủy  
  Doanh nhân trước hết phải thành thật với chính mình  
  Doanh nhân và chuyện hình thức  
  Doanh nhân với việc học tập  
  Donald Trump - tỷ phú hay ngôi sao truyền hình  
  Dù khó khăn lúc đầu, cái tiến bộ rồi sẽ thắng  
  Giám đốc Deloitte bắt bệnh doanh nghiệp Việt  
  Giảng viên "lãng quên" và sinh viên "trộn lẫn"  
  Giáo dục lòng say mê làm việc  
  Giới tỉ phú làm gì với tiền tỉ?  
  GS Michael Porter: Nước Mỹ cần một chiến lược kinh tế dài hạn (P1)  
  GS Michael Porter: Nước Mỹ cần một chiến lược kinh tế dài hạn (P2)  
  GS TS VŨ GIA HIỀN - GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG VĂN HOÁ – DU LỊCH: Bạo lực xã hội thể hiện tâm trạng bất an  
  GS.Kaplan: GS.Kaplan:  
  GS.Michael Porter: "VN nên bớt phụ thuộc vào nhân công giá rẻ"  
  Gs.Michael Porter: VN phải cải cách từ thôi thúc bên trong  
  Gương hy sinh  
  Gương người xưa: Dùng từ bi và đức độ để cảm hóa dân chúng  
  Hạc giấy ở HIROSHIMA  
  Hai mươi câu hỏi dành cho TS. Alan Phan  
  Hạn chế danh mục  
  Hạnh phúc chân thật là gì?  
  Hãy suy ngẫm  
  Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi !  
  HLV Calisto: "Lương tâm là ông chủ duy nhất của tôi"  
  Hóa giải suy nghĩ sai lầm: Chúng ta là công việc của mình  
  Hoàn cảnh không may giúp ta nghị lực  
  Học mà không suy nghĩ là phí công  
  Học sinh cần học kỹ năng gì?)  
  IQ quan trọng hay EQ?  
  Khám phá tư duy của những người đột phá sáng tạo  
  Khi đam mê trở thành động lực sống  
  Khởi nghiệp từ 1 xu  
  Không có sự phát triển nào đi trước tự do  
  Không có tầm nhìn, đừng nói chuyện kinh doanh  
  Không có tư duy phản biện, không phải là trí thức!  
  Không có ý tưởng mới, thì mãi theo sau người khác  
  Không gian tinh thần  
  Không nên cộng thêm cái gì vào tư tưởng Hồ Chí Minh  
  Không thể đi tắt  
  Không đẽo chân cho vừa giày  
  Khuyết điểm của VN là để mô hình phát triển theo chiều rộng quá lâu  
  Kim Woo Choong: Đỉnh cao và vực thẳm  
  Làm chủ vận mạng  
  Làm gì để có một Chính phủ mạnh?  
  Làm giàu, ai bảo không khó?  
  Lãnh đạo có trộm cắp?  
  Lời Bụt dạy về Tam bảo - Ngũ giới - Giáo pháp  
  Lời Bụt dạy về tình thương và sự hiểu biết  
  Lời Dạy Của Khổng Tử  
  Lời dạy của Đức Phật về lối sống  
  Lời khuyên của 10 tỷ phú dành cho thế hệ trẻ  
  Lời khuyên từ nhà hiền triết Warren Buffett  
  Lời phật dạy - (tám điều giác ngộ)  
  Lối sống  
  Lòng từ bi và con người  
  Luật hóa quyền tiếp cận thông tin của công dân  
  Lý Quang Diệu nói về nhân tài  
  Lý Quang Diệu: Xã hội chỉ tồn tại nếu có sự công bằng  
  Mạn đàm về chuyện ăn của doanh nhân  
  McCain dồn dập tấn công Obama trong tranh luận lần chót  
  Mẹ & Con  
  Michael Porter: "Cần thích nghi với chiều hướng xấu"  
  Một cách nhìn khác về con người Alan Phan  
  Một cách nhìn khác về cuộc đời  
  Một câu chuyện đẹp  
  Một người nô lệ da đen mù lòa  
  Mười điều nên học từ ALBERT EINSTEIN  
  Muốn Lấy Mật Đừng Phá Tổ Ong  
  Năng lực triển vọng  
  Nelson Mandela: 8 bài học cho nhà lãnh đạo  
  Nét chung của những nhà lập quốc Hoa Kỳ: Không cuồng tín  
  Nếu không thấy hạnh phúc, đó là lỗi của bạn  
  Nếu mỗi bạn trẻ đều đọc cuốn sách này  
  Nếu nghèo đói là trường đại học tốt nhất...  
  Nếu xa dân thì chúng ta không còn lí do gì để tồn tại  
  Nếu được phép tôi xin thay 'tôn giáo' bằng niềm tin  
  Ngăn cỗ xe giáo dục lao dốc  
  Nghệ thuật lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình  
  Nghèo đói và trốn thuế  
  Nghĩ khác, làm khác và làm tốt hơn  
  Ngôi nhà đích thực của ta là sự an bình trong tâm.  
  Ngũ giới - năm nguyên tắc vàng của người phật tử (THE FIVE PRECEPTS ~ THE BUDDHIST GOLDEN RULE)  
  Người giữ Sổ tiết kiệm của Bác Hồ  
  Người khổng lồ Wal-Mart lập nghiệp như thế nào?  
  Người ngồi lên bom nổ chậm năm ấy  
  Người phụ nữ tay không trở thành triệu phú đôla  
  Người trẻ 'quản trị cuộc đời' như thế nào?  
Trang 1/4 : 1 - 2 - 3 - 4  Trang sau