Suy ngẫm
Hạnh phúc và Khổ đau

Người viết Trần Văn Giang

Mọi người cũng đều mong ước một điều: Được sống trong hạnh phúc và không bị khổ đau. Nhưng có rất ít người hiểu được cái cơ nguyên thực sự của hạnh phúc và khổ đau.

Mọi người, với một suy nghĩ thật đơn giản, tin là người chẳng hạn như thân nhân, bạn bè; và vật chung quanh mình, thực phẩm, tiền bạc… là nguyên nhân của những hạnh phúc và khổ đau. Thành ra lúc sống, để làm cho hạnh phúc hơn, mọi người sẽ cố gắng tìm bạn tốt, làm nhiều tiền, mua xe nhà đẹp, ăn cao lương mỹ vị... Nhưng nếu để ý cho kỹ hơn, những người và vật mà mình mong muốn cũng chính là những cái sẽ mang đến sự đau khổ.

Thực phẩm dùng ngon miệng hàng ngày cũng là nguyên nhân của nhiều bệnh tật. Vật dụng chúng ta sử dụng hàng ngày cũng thải ra hoặc mang các chất độc, khí độc làm ô nhiễm môi sinh - làm không khí để thở và nước để uống dơ bẩn. Chúng ta cảm thấy sung sướng, tự do và hãnh diện khi được làm chủ một chiếc xe mới. Cũng chính chiếc xe có thể gây ra sự tàn phế hoặc mất mạng vì tai nạn. Ngay cả người thân trong gia đình và bạn bè những người đã từng làm cho cuộc đời của chúng ta cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ cũng có thể, vào lúc nào đó, đem lại những ưu tư, lo lắng và đau khổ.

Sự tiến bộ mau chóng của kỹ thuật càng ngày càng làm đời sống có nhiều tiện nghi hơn. Nhưng ngược lại, hạnh phúc của con người không thấy gia tăng thêm; mà có thể nói là sự đau khổ, những khó khăn của cuộc sống còn gia tăng thêm mỗi ngày là đằng khác.

Như vậy, rõ ràng là muốn tìm được giải thoát, muốn đi ra khỏi sự đau khổ, con người không thể tìm được từ người và sự vật ở chung quanh. Hạnh phúc và đau khổ là vấn đề tâm linh, nội tâm. Chúng ở ngay bên trong con người của chúng ta chứ không phải ở bên ngoài. Nếu cái tâm yên ổn thì chúng ta thấy hạnh phúc. Ngoại vật, dù có tốt đẹp cách mấy cũng chưa thể tạo ra hạnh phúc thực sự.

Hạnh phúc vẫn được xem là cao đẹp nhất rồi cũng có lúc sẽ đi đến đau khổ và điêu tàn. Nhìn những con thiêu thân nhảy múa, bay lượn ồn ào trước những ánh lửa. Chúng cũng giống y hệt như con người lao mình vào những cuộc hành trình tìm hạnh phúc.

Những người giàu có như những ông CEO của các công ty lớn như World Com, Enron những danh tài thể thao như Mike Tyson, O.J. Simpson rồi cũng vào tù. Họ không phải là những trường hợp ngoại lệ. Họ chỉ là những người được chúng ta nhận ra dễ dàng hơn thôi. Từ ngàn xưa, con người đã nhận thấy rằng cuối con đường hạnh phúc là sự đau khổ.

Làm cách nào để giải thích hạnh phúc là mầm mống của đau khổ và ngược lại đau khổ là mầm mống của hạnh phúc?

Có giả thuyết cho là con người bị đau khổ vì đi tìm hạnh phúc không đúng chỗ. Có thể là chính họ đi tìm hạnh phúc mà không hiểu hạnh phúc là gì? Ngay vào lúc hạnh phúc có sẵn trước mặt, nằm trong tay mà cũng không biết, vẫn đi tìm!

Cuộc đời luôn luôn là sự phối hợp thật linh động giữa hạnh phúc và đau khổ. Có ai tránh ra khỏi sự buồn rầu và sự chết. Không có cái hạnh phúc nào là hoàn hảo. Thí dụ, có những sự kiện vẫn được xem là hạnh phúc như sau:

- Người cha sau bao nhiêu năm mơ ước có được một đứa con. Hôm nay tuổi đã già, đầu đã bạc mới đón nhận được đứa con của mình trên hai cánh tay.

- Người mẹ nghe thấy tiếng khóc đầu tiên của đứa con mới sinh ra sau bao nhiêu ngày giờ mang nặng đẻ đau.

Những hình ảnh hạnh phúc này đều đi ra từ những cơn đau dài. Thượng đế hình như có cách để đưa đến tận tay những người đau khổ những món quà quí giá.

Có nhiều con đường để đi tìm hạnh phúc. Xã hội Tây Phương giàu có về vật chất, phương tiện và cơ hội cho nên người Tây Phuơng nhắm vào các khía cạnh tích cực của cuộc sống khi đi tìm hạnh phúc. Họ cố gắng tạo ra thật nhiều hoàn cảnh để vui chơi và làm giảm thiểu các điều đau khổ, bận tâm ngay trong cuộc sống hàng ngày.

Người Á Đông tìm đến hạnh phúc tựu chung với tính cách tiêu cực. Sự chịu đựng, sự kiên nhẫn, sự vô vi, sự thầm kín để tạo cái vui bằng cách gói ghém, che phủ các nỗi buồn, tiếng khóc thầm... Hoặc dùng ngay các sự buồn để phát triển các niềm vui – cúng giỗ chẳng hạn. Đi tìm hạnh phúc tiêu cực chỉ có ở các xứ nghèo và khổ, đầy dẫy những thất vọng và sự vô nghĩa.

Con người sẽ không bao giờ thấy hạnh phúc nếu chỉ sống có một mục đích là để tìm hạnh phúc. Rất nhiều triết gia tên tuổi đồng ý là: “Hạnh phúc không phải là điểm đến [mục đích] mà chính là cuộc hành trình đi đến cái điểm đến đó”.

Hạnh phúc cũng có khi được đồng hóa với sự tư hữu – những gì mình có (vợ đẹp con khôn, nhà cao cửa rộng, danh vọng, xe mới…). Đau khổ thì đồng nghĩa những gì mình không có hoặc đã có mà bị mất đi (thân nhân hoặc bạn hữu của mình qua đời, cháy nhà, mất của, mất việc…). Sự “mất” hoặc “còn” là chuyện nằm ngoài tầm tay của con người. Ngoài ra nếu nhận xét cho kỹ, chẳng có mất gì cả. Tất cả mọi vật, mọi sự đều tìm cách trở về cái chỗ nguyên thủy của nó. Nói một cách khác là mình không làm chủ cái gì hết. Tất cả đều là của mình một cách tạm thời, giai đoạn. Chỉ có một điều làm cho mình cao cả hơn người khác là làm tròn bổn phận của mình. Khi sự vật còn đang ở trong tay thì mình nên có bổn phận phải chăm sóc và thương yêu; hay ít ra đừng làm cho nó hư hao. Y hệt như mình đối xử với căn phòng mình ở tạm qua đêm của khách sạn. Mình sẽ trả lại căn phòng cho chủ khách sạn ngày hôm sau. Nhưng hôm nay mình vẫn có bổn phận giữ gìn nó ở trong tình trạng tốt (đó là chưa nói đến chuyện không muốn bị trả tiền phạt!)

Chúng ta chỉ có điên hay ngớ ngẩn mới mong thân nhân và bằng hữu mình sống mãi không chết. Khi ông cụ tôi qua đời, trong lúc việc chôn cất đang tiến hành ở nghĩa trang, Thầy Thích Minh Mẫn có nói một câu mà tôi thấy rất chí tình:

“Ở cái thế giới nầy tất cả đều tạm thời cả. Không có gì là vĩnh cửu. Bố con không chết, mà bố con “đi về”. Đi về cõi xa, nơi đó không có đau khổ và buồn. Gia đình con buồn nhưng cũng đừng buồn quá. Như vậy bố con sẽ không đi về được mà hồn cứ bị vương vấn ở cái cõi tạm này vì sự thương lụy của gia đình con. Không biết đến bao giờ mới đi được!”.

Phật giáo cho rằng nguồn gốc của mọi sự đau khổ là sự thèm muốn. Muốn được nhiều mà chỉ nhận được ít thì sẽ đau khổ. Như vậy muốn có hạnh phúc và tự do thì mình chỉ mong muốn một cách đơn giản, không quá đáng. Nếu không, sự sống sẽ chẳng khác gì đi làm nô lệ. Tự đưa thân thể và cuộc đời mình cho người khác điều khiển và kiểm soát. Mọi người nên sống một cách thanh đạm, vừa phải giống như đang ngồi ở trên bàn tiệc. Người ta dọn món gì thì mình tùy nghi dùng món đó trong giới hạn của mình. Không nhìn qua bàn khác để xem bàn khác có những cái gì mình không có rồi đòi hỏi! Hãy lấy một ít để đủ dùng khi nó đang ở trước mặt mình. Không cần phải phàn nàn gì cả! Cái thái độ này cũng nên được đem áp dụng cho các vấn đề gia đình, tiền bạc và danh vọng… Chúng ta sẽ thấy thảnh thơi, yên tâm.

Khi gặp phải chuyện không vui; chẳng hạn như con cái khó dạy, công việc làm khó khăn… mình phải cố gắng chịu đựng rồi tìm cách tốt nhất để giải quyết. Có than vãn thì cũng chẳng có ai thật lòng bận tâm thương xót bởi vì chính họ cũng có các khó khăn tương tự. Trong một vở kịch, vai trò phải đóng theo câu chuyện được viết; chứ không có trường hợp câu chuyện phải theo người đóng kịch. Vở kịch ngắn, đóng ngắn. Vở kịch dài, đóng dài. Người đóng cố gắng làm tròn vai trò của mình. Để người khác đóng vai trò của họ. Khi phải đối phó với một chuyện buồn, không để chuyện buồn hủy diệt mình mà phải nghĩ là sự thương lụy, buồn rầu có thể làm hại sức khỏe, hại gia đình và tài sản của mình. Xem một tin buồn như chuyện phải lưu tâm là đủ rồi. Cứ tạm nghĩ đến cái chết của người khác để mình thấy cảm ơn trời đất còn cho mình sống; và để bớt đòi hỏi một cách vô lý.

Những gì trong tầm tay của mình mà có thể làm được cách dễ dàng thì cũng không nên kiêu ngạo, tỏ ra quan trọng. Mục đích là chỉ muốn đầu óc được thảnh thơi. Muốn như vậy, chỉ có cách duy nhất là không cần can dự vào những chuyện gì nằm ngoài tầm tay, ngoài sự kiểm soát của mình.

Cái tâm không yên, bởi vì cứ tưởng là người khác có ý định nói xấu hay sỉ nhục mình. Có biết đâu chính vì sự vội vàng, thái độ hoặc cảm nghĩ của chính mình đã làm mình kết luận như vậy.

Nói tóm lại, nếu không cần tiền, không cần danh vọng, không mong muốn cao vọng gì cả thì chúng ta sẽ là người sống hạnh phúc nhất trên quả đất này.

 


 
Suy ngẫm
  Hạnh phúc và khổ đau (2)  
  Hạnh phúc xả ly  
  Hạnh phúc: mộng và thực  
  Hành trình về Phương Đông - 08. Đời Sống Siêu Nhân Loại  
  Hành trình về Phương Đông - 09.1. Cõi Vô Hình  
  Hành trình về Phương Đông - 09.2. Cõi Vô Hình  
  Hành trình về Phương Đông - 09.3. Cõi Vô Hình  
  Hành trình về Phương Đông - 10. Yêu cầu chấm dứt cuộc du khảo  
  Happy Valentines Day  
  Hậu quả của một cơn giận  
  Hãy biết rèn luyện và giữ gìn sức khoẻ  
  Hãy buông xả đi, bạn sẽ hiểu  
  Hãy cho người khác biết họ có ý nghĩa với bạn như thế nào  
  Hãy Cứ Vui Như Mọi Ngày  
  Hãy cười lên  
  Hãy dẹp bỏ tính nóng giận  
  Hãy kiên nhẫn  
  Hãy là chính mình  
  Hãy là chính mình (1)  
  Hãy là con người tốt đẹp nhất của bạn  
  Hãy là một người bạn tốt  
  Hãy làm khi có thể  
  Hãy làm khi có thể (1)  
  Hãy làm những gì có thể....  
  Hãy linh hoạt và năng động trong cuộc sống  
  Hãy mãi là chính bạn  
  Hãy quan tâm đến sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng của bạn  
  Hãy sống cho ngày hôm nay !  
  Hãy tha thứ...  
  Hãy tránh nhìn về dĩ vãng  
  Hãy tự xét mình  
  Hãy đặt ly xuống  
  Hãy để người khác tự do  
  Hãy để tâm an tĩnh  
  Hãy để yêu thương nâng bước bạn  
  Hé lộ chiếc thang ma thuật dẫn tới thành công  
  Hiện tại là món quà của cuộc sống  
  Hiệu ứng Pygmalion  
  Hiểu và thương  
  Hiểu và thương.  
  Hiểu để giảm thiểu khổ đau  
  Hiểu đời  
  Hình dáng đôi môi tiết lộ gì về tình duyên của bạn  
  Họ đã quên rằng Phật tại tâm  
  Hóa giải nghiệp chướng  
  Hoạ phước đến từ đâu?  
  Học cách im lặng !  
  Học cách quên  
  Học cách tha thứ  
  Học Làm Người  
  Hứng lấy ánh sáng  
  Khám phá sứ mệnh bản thân  
  Khám phá sức mạnh bản thân  
  Khi có một người đi khỏi thế gian  
  Khi nào công ty bạn là “nơi nhân tài lựa chọn” ?  
  Khi người ta bán tuổi trẻ với giá quá rẻ  
  Khi người ta gửi đi một nụ cười  
  Khi ta yêu  
  Kho tàng lòng tốt  
  KHỔ ĐAU - Chỉ là bất như ý  
  Khoảnh khắc & cuộc sống  
  Không bao giờ gục ngã  
  Không chắc sẽ khôn ngoan hơn  
  Không có thời giờ tu tập  
  Không luận thiên tài  
  Không nhất thiết lúc nào cũng phải là người chiến thắng  
  Không sống với quá khứ  
  Không thể mãi làm nhân viên quèn  
  Không điều gì có thể thay thế được Lòng Kiên Trì  
  Khổ đau  
  Kiểm soát cơn giận dữ!  
  Kinh lời vàng  
  Kinh tế NN giữ chủ đạo: Sự lẫn lộn trong tư duy  
  Kinh tụng: kinh người biết sống một mình  
  Kỹ thuật 6 chiếc mũ tư duy - chìa khóa giải quyết xung đột ...  
  Là gì và tại sao?  
  Là một tâm hồn trọn vẹn và tự do  
  Lá thư của một thiên thần !  
  Làm chủ sân hận  
  Làm người  
  Lầm nhỏ sai lớn  
  Làm phước - pháp hành tạo niềm vui an lạc  
  Làm sao để tạo dựng uy tín?  
  Làm thế nào để tiêu trừ nghiệp chướng?  
  Làm tốt một việc mỗi ngày  
  Lắng nghe lời thì thầm của trái tim  
  Lãnh đạo tạo đột phá  
  Lãnh đạo thì cô đơn?  
  Lãnh đạo và sự tỉnh ngộ lúc "về vườn"  
  Lịch ăn ngủ và yêu lý tưởng theo từng lứa tuổi  
  Lời bố dặn con trai trước khi lập gia đình:  
  Lời cầu nguyện đêm noel  
  Lời Cha dặn Con: Triết lý của đời sống  
  Lợi ích của bình thản và chịu đựng  
  Lợi ích của nhận thức tích cực  
  Lợi ích sức khoẻ của việc ăn chay  
  Lời khuyên vô giá của HT Minh Châu Về Chánh tín  
  Lời khuyên để có được sự thanh tịnh trong tâm hồn  
  Lời nhắn ...  
  Lời nhắn cho con  
Trang 4/9 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9  Trang sau