Suy ngẫm
Kinh tế NN giữ chủ đạo: Sự lẫn lộn trong tư duy

LTS: Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn 2011-2020, một khi được chính thức thông qua, sẽ trở thành những cơ sở rất quan trọng làm định hướng cho những quyết sách lớn của đất nước trong 10 năm tới.

Khi Chiến lược được đưa vào những quan điểm phát triển đúng đắn, hợp lý sẽ góp phần rất to lớn giải phóng tiềm năng phát triển kinh tế. Trường hợp ngược lại sẽ làm kìm hãm và làm mất đi cơ hội của đất nước.

Để tôn trọng tính đa chiều trong thông tin, Diễn đàn VNR500 trân trọng giới thiệu bài viết của TS. Nguyễn Quang A, với góc nhìn của một chuyên gia kinh tế. Bài viết có thể có nhiều điểm cần phải tranh luận, bàn thảo thêm để làm sáng tỏ vấn đề. Tuy nhiên, điều đó bắt nguồn từ cái tâm của một nhà tri thức với mong muốn tột cùng là đưa đất nước Việt Nam phát triển giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

"Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020" vừa được công bố đề cập nhiều vấn đề, bài viết này chỉ bàn sơ về khẳng định sau của nó: "Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển".

Trong khi đó dự thảo cương lĩnh nhắc đến vấn đề này một lần duy nhất trong câu "kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo" còn dự thảo báo cáo chính trị bốn lần nhắc đến "vai trò chủ đạo".

"Vai trò chủ đạo": Sáng tạo riêng?

Dư luận, các chuyên gia đã bàn quá nhiều về vai trò chủ đạo là gì. Bản thân các văn kiện của các Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam cũng không xác định rõ "vai trò chủ đạo" là gì. Kinh tế nhà nước có đồng nghĩa với doanh nghiệp nhà nước (DNNN)?

Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam (1986) gắn vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh với việc "chiếm tỷ trọng lớn cả trong sản xuất và lưu thông"; năm 1989, doanh nghiệp quốc doanh vẫn có vị trí chủ đạo, nhưng "không nhất thiết chiếm tỷ trọng lớn trong mọi ngành, nghề".

Cương lĩnh 1991 của ĐCSVN chỉ nêu gọn "Kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạotrong nền kinh tế".Chiến lược 1991 của ĐCSVN nói rõ hơn: "Kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển trong những ngành và lĩnh vực then chốt, nắm những doanh nghiệp trọng yếu và đảm đương những hoạt động mà các thành phần khác không có điều kiện hoặc không muốn đầu tư kinh doanh".

Rồi Đại hội X của ĐCSVN giải thích về vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước như sau: "... Vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước không phải thể hiện ở số lượng doanh nghiệp nhiều hay ít, tỷ trọng đóng góp GDP cao hay thấp mà ở chỗ, đó là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển".

Ngày 10/4/2006, trong Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội, cụm từ "vai trò chủ đạo" xuất hiện một lần duy nhất trong "vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương". Nghị quyết số 21-NQ/T.Ư Hội nghị lần thứ 6 BCHTW Đảng CSVN khóa X đã nhiều lần nhắc lại "vai trò chủ đạo" của kinh tế nhà nước.

Lần này "vai trò chủ đạo" cũng xuất hiện một lần duy nhất trong câu được trích dẫn ở trên và được nhắc đến bốn lần trong dự thảo báo cáo chính trị, một lần trong dự thảo cương lĩnh.

Có người lý giải, kinh tế nhà nước không những bao gồm các DNNN mà cả các chính sách kinh tế, ngân sách nhà nước cũng như các khoản đầu tư của nhà nước. Nhưng chính sách kinh tế, chi tiêu ngân sách và đầu tư hạ tầng, thì có nhà nước nào trên thế giới không coi trọng? Chẳng nước nào nói về vai trò chủ đạo của chúng cả.

"Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước" là một "sáng tạo" riêng của Việt Nam và độc nhất vô nhị trên thế giới. Bốn lần nhắc đến "vai trò chủ đạo" trong dự thảo báo cáo chính trị đều gắn với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, ngân hàng thương mại do nhà nước nắm cổ phần chi phối và chúng đều "góp phần tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước" hoặc "để giữ vững và phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước".

Như thế, hoàn toàn nhất quán với cách hiểu trước đây của Đảng rằng các doanh nghiệp nhà nước trước đây giữ vai trò chủ đạo hoàn toàn, thì nay chí ít phải có phần cốt lõi trong cái gọi là "vai trò chủ đạo" này. Hãy xem vai trò chủ đạo theo cách hiểu như vậy xem sao.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các doanh nghiệp nhà nước sử dụng lượng nguồn lực (vốn, đất đai, tài nguyên, quyền kinh doanh, vân vân) rất lớn của xã hội (chiếm vị trí số 1 so với các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài).

Thành tích của các doanh nghiệp nhà nước: chỉ đóng góp được khoảng 27% GDP (toàn bộ khu vực nhà nước là 34,35% GDP kể cả hành chính, an ninh quốc phòng, giáo dục, y tế,...) trong năm 2008; tạo ra số việc làm bằng 23,9% tổng số việc làm trong các loại doanh nghiệp năm 2007; đạt cỡ 15-20% tổng kim ngạch xuất khẩu và là nguyên nhân chính của căn bệnh nhập siêu kinh niên; tạo ra 20% giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007; đóng góp 15,94% vào thu ngân sách nhà nước năm 2007 (lưu ý tất cả các số liệu này là của Tổng cục Thống kê, trừ số liệu xuất khẩu là ước lượng của các chuyên gia, thu ngân sách từ dầu khí là mục riêng theo Tổng cục Thống kê).

Nếu coi chính sách kinh tế, ngân sách nhà nước, đầu tư nhà nước vào hạ tầng cơ sở là bộ phận cấu thành của kinh tế nhà nước thì chắc nước nào cũng coi trọng và chẳng ai gán cho nó "vai trò chủ đạo" làm gì và khỏi phải bàn.

Chỉ lưu ý rằng việc sử dụng ngân sách nhà nước của Việt Nam rất kém hiệu quả. Bội chi ngân sách là căn bệnh kinh niên, và có thể dẫn đất nước lâm vào cảnh nợ nần chồng chất và vai trò của các DNNN cũng thực có tính "chủ đạo" ở đây (nợ của riêng Vinashin gần bằng 5% GDP mà toàn dân phải gánh chịu, còn nợ của các tập đoàn khác thì sao?).

Sự lẫn lộn trong tư duy

Người ta lại cũng viện dẫn vai trò xã hội của các doanh nghiệp nhà nước. Không có doanh nghiệp nhà nước, thì ai kéo điện lên vùng sâu vùng xa? Ai đưa điện thoại đến đó? Vân vân và vân vân.

Đấy cũng là một sự hiểu lầm hết sức ấu trĩ. Nghĩa vụ xã hội cao nhất của doanh nghiệp là hoạt động hiệu quả, tạo ra nhiều việc làm, đóng nhiều thuế cho nhà nước, tạo điều kiện tốt cho người lao động phát triển.

Việc hô hào doanh nghiệp này, doanh nghiệp nọ "hỗ trợ" cho huyện này huyện kia và để chúng viện dẫn đến trách nhiệm xã hội chỉ chứng tỏ sự lẫn lộn trong tư duy. Việc làm từ thiện tự nguyện là việc đáng khen.

Nhưng chính sách xã hội là việc của nhà nước phải làm và có thể làm tốt, đừng đùn đẩy cho doanh nghiệp. Nếu có khoản thuế được "đánh dấu" cho việc phát triển ở các vùng sâu vùng xa, cho các đối tượng yếu thế vân vân, thì vừa tách bạch chính sách xã hội vừa dùng cơ chế thị trường để giải quyết các vấn đề đó một cách hiệu quả.

Chỉ nêu một thí dụ về thuế "tiếp cận phổ quát" đánh, chẳng hạn 10 đồng/phút, đồng đều với tất cả mọi người dùng điện thoại. Khoản thuế đó chỉ dùng trợ cấp cho bất cứ hãng viễn thông nào cung cấp dịch vụ ở các vùng sâu vùng xa, các hãng viễn thông cạnh tranh nhau vì khoản trợ cấp này.

Điện, ý tế, giáo dục cũng vậy. Việc viện dẫn trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nhà nước chỉ chứng tỏ sự thiếu hiểu biết "vô tình" hay "cố ý" mà thôi.

Thực tế chứng minh điều ngược lại

Như thế vai trò chủ đạo có lẽ chỉ còn ở tính công cụ của nó: "là lực lượng vật chất quan trọng để..." trong câu được trích ở trên. Coi chính sách kinh tế là công cụ là hoàn toàn đúng, nhưng lập lờ để coi các tập đoàn, tổng công ty nhà nước như "công cụ điều tiết" là một sai lầm.

Thực tế đã chứng minh điều ngược lại, chúng không góp phần ổn định kinh tế vĩ mô mà chính là nguyên nhân gây bất ổn vĩ mô, gây ra nhập siêu, thâm hụt ngân sách...

Hãy nhìn các hậu quả mà Vinashin gây ra (mà gần đây nhất là ngày 15/9/2010, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã giao Bộ Tài chính lấy 300 triệu USD từ tiền chính phủ phát hành trái phiếu quốc tế để trả thay cho khoản vay của Vinashin tại ngân hàng Netixis, một khoản vay chưa từng được nhắc đến - Công văn số 6528/VPCP-KTTH gửi Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Tập đoàn Dầu khí)

Hãy xem tập đoàn điện lực EVN bắt bí các doanh nghiệp khác ra sao, và thúc ép nhà nước ra chính sách có lợi cho mình thế nào.

Hãy xem nhà nước ưu ái cho Tập đoàn Dầu khí ra sao (mà gần đây nhất là việc chính phủ đi vay với lãi suất 6,95%/năm về cho PetroVietnam vay lại 3,6%/năm trong 13 năm, và phần chênh lệch lãi suất ấy mọi người dân phải trả bằng thuế nếu sau 13 năm họ trả được nợ, chứ không như Vinashin - theo Vneconomy ngày 22/9, tin "Petro Vietnam được vay 1 tỷ USD lãi suất 3,6%/năm").

Hãy xem bao nhiêu công ty nhà nước khác làm ăn sa sút và trên bờ phá sản.

Hãy ngẫm về sự "trên bảo dưới không nghe" của bao nhiêu tập đoàn và tổng công ty nhà nước; thậm chí, còn ảnh hưởng đến bản thân chính sách sao cho có lợi cho mình.

Tập đoàn và tổng công ty nhà nước có thực sự "tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển" hay không? Đáng tiếc họ chưa làm nổi yêu cầu này.

Ngược lại, các doanh nghiệp nhà nước còn chèn ép, chiếm hết nguồn lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ lành mạnh.

Nhà nước hãy tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, bắt buộc tất cả các doanh nghiệp cạnh tranh nhau, không ưu ái cho bất cứ khu vực doanh nghiệp nào. Đấy là các công cụ hữu hiệu nhất chứ không phải các doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước có thể ra lệnh hành chính cho chúng (đó là 1 công cụ chỉ nên dùng khi khẩn cấp) và đấy là một cám dỗ lớn đối với những người ít biết sử dụng các công cụ khác một cách hữu hiệu mà chỉ thích quyền lực bằng cách ra mệnh lệnh.

Xét về mọi khía cạnh, "kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo" là sáng tạo riêng của Việt Nam, không phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Nên dứt khoát từ bỏ việc gán vai trò như vậy cho các doanh nghiệp nhà nước.

 


 
Suy ngẫm
  Kinh tụng: kinh người biết sống một mình  
  Kỹ thuật 6 chiếc mũ tư duy - chìa khóa giải quyết xung đột ...  
  Là gì và tại sao?  
  Là một tâm hồn trọn vẹn và tự do  
  Lá thư của một thiên thần !  
  Làm chủ sân hận  
  Làm người  
  Lầm nhỏ sai lớn  
  Làm phước - pháp hành tạo niềm vui an lạc  
  Làm sao để tạo dựng uy tín?  
  Làm thế nào để tiêu trừ nghiệp chướng?  
  Làm tốt một việc mỗi ngày  
  Lắng nghe lời thì thầm của trái tim  
  Lãnh đạo tạo đột phá  
  Lãnh đạo thì cô đơn?  
  Lãnh đạo và sự tỉnh ngộ lúc "về vườn"  
  Lịch ăn ngủ và yêu lý tưởng theo từng lứa tuổi  
  Lời bố dặn con trai trước khi lập gia đình:  
  Lời cầu nguyện đêm noel  
  Lời Cha dặn Con: Triết lý của đời sống  
  Lợi ích của bình thản và chịu đựng  
  Lợi ích của nhận thức tích cực  
  Lợi ích sức khoẻ của việc ăn chay  
  Lời khuyên vô giá của HT Minh Châu Về Chánh tín  
  Lời khuyên để có được sự thanh tịnh trong tâm hồn  
  Lời nhắn ...  
  Lời nhắn cho con  
  Lời vàng trong kinh doanh  
  Lòng ham muốn  
  Lòng yêu thương  
  Lựa chọn  
  Lựa chọn mục tiêu cuộc đời  
  Lực cản  
  Lý giải khúc mắc  
  Mai tôi đi  
  Mặt trăng và Mặt trời  
  May mắn thay chúng ta tin luật nhân quả  
  McCain - Obama: Cuộc chiến từ hành vi không lời  
  Mỉm cười với thất bại  
  Mơ ước bình thường  
  Mỗi bước tiến của thực tế quan trọng hơn một tá cương lĩnh  
  Mọi việc bạn làm đều có mục đích và ý nghĩa  
  Một chút tính xấu tạo nên người chỉ huy tốt  
  Một kiếp người  
  Một người thường đi chùa nhưng tánh tình vẫn không thay đổi.  
  Một số câu hỏi để giúp chúng ta khám phá chính mình.  
  Một định lý trong cuộc sống  
  Mục đích của cuộc đời  
  Muốn làm sếp, hãy học cách tự quản lý bản thân trước!  
  Muốn nhìn thấy kẻ thù lớn nhất của đời mình hãy nhìn vào gương  
  Muốn thương phải hiểu  
  Muốn trẻ có đam mê, hãy tôn trọng chúng  
  Muôn vàn phép lạ  
  Nam nữ bình đẳng  
  Nên hồi tưởng lại những ký ức đẹp  
  Nếp sống  
  Nếu và thì...  
  Nếu....  
  Ngắm mình để khỏi bị ngắm  
  Ngẫm xem khác biệt thú vị không nhé!  
  Ngân hàng ký ức  
  Ngày hôm nay  
  Ngày mai  
  Ngày mai tươi đẹp  
  Ngày tuyệt vời nhất đời tôi  
  Nghe Phật dạy về tình yêu  
  Nghệ thuật nói chuyện của người xưa  
  Nghệ thuật sống  
  Nghĩ về nghiệp khi thân còn nặng nghiệp  
  Nghĩa tình  
  Ngộ nhận  
  Ngữ pháp sống đẹp  
  Ngủ sâu và đủ giấc, bạn sẽ cảm nhận tốt về cuộc sống  
  Người bạn thích và người bạn yêu  
  Người con Phật nhìn về gia đình  
  Người hòa đồng thì sống lâu  
  Người mạnh  
  Người nam châm - Bí mật của Luật hấp dẫn  
  Người thành công và kẻ thất bại khác nhau như thế nào  
  Người thợ cắt đá  
  Người trẻ và 5 lựa chọn quan trọng nhất cuộc đời  
  Người trời đầu thai náo loạn đất Hoà Bình  
  Người Việt có thông minh không?  
  Nguồn gốc ngày quốc tế thiếu nhi: 1 tháng 6  
  Nguy hại của sự chấp trước  
  Nguy hại của thói quen dựa dẫm  
  Nguyên lý hoạt động của nguyên tử - bài học quản trị  
  Nhận diện và hóa giải khổ đau  
  Nhân Quả  
  Nhân quả phần 01 - Hiểu đúng nhân quả  
  Nhân quả phần 02 - Số mệnh  
  Nhân quả phần 03 - Luật nhân quả  
  Nhân quả phần 04 - Ngẫu nhiên  
  Nhân quả phần 05 - Nhân quả phải trả  
  Nhân quả phần 06 – Chết là một sự nối tiếp của luật nhân quả vô thường  
  Nhân quả phần 07 – Con người ngày một đông hơn  
  Nhân quả phần 08 – Chuyển nhân quả quá khứ trong kiếp hiện tại  
  Nhân quả phần 09 – Nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả thiện ác thì cuộc sống mới có hạnh phúc, an vui  
  Nhân quả phần 10 – Nỗi đau về thể xác  
  Nhân quả phần 11 – Từ Trường  
Trang 5/9 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9  Trang sau