Suy ngẫm
Không có thời giờ tu tập
 
Dù làm việc bằng tay chân hay trí óc, con người vẫn miệt mài với các ngành nghề của mình để tạo ra của cải vật chất, nhằm đáp ứng các nhu cầu cuộc sống.

Tuy nhiên, nếu vật chất sung mãn nhưng lại yếu kém về phương diện tinh thần, thì bạn chưa thể an hưởng hạnh phúc một cách trọn vẹn. Bởi vì, nếu bạn quá bận rộn với công việc mà thiếu vắng sự tu tập thì tâm hồn sẽ trở nên cằn cỗi, khô cứng và đánh mất ý nghĩa của cuộc sống.

Thực tế, đa phần con người vẫn cứ ước hẹn rằng, "chờ khi nào tôi giải quyết xong xuôi mọi công việc lúc ấy mới có thời gian rảnh rỗi để tu hành, còn hiện tại thì chưa thể”. Câu nói này vừa nghe qua cũng có lý lắm, nhưng suy nghiệm cho thấu đáo thì chưa hẳn là như vậy. Bởi vì, công việc thì muôn thủa, bạn giải quyết xong chuyện này sẽ có việc khác phát sinh, chỉ trừ khi bạn không còn sức lực để làm! Mặt khác, niềm hạnh phúc chỉ có mặt khi tâm hồn bạn an tịnh, sáng suốt và vắng bóng bản ngã tham sân si.

Nếu bạn làm việc chỉ để đạt được của cải vật chất mà thiếu vắng sự an tịnh nội tâm thì vẫn bị phiền não khổ đau giam hãm và trói buộc. Cho nên, cả hai lĩnh vực công việc và tu tập cần phải được đi đôi với nhau.

Có không ít người cho rằng, tu tập là phải đi đến chùa tụng kinh, niệm Phật… còn ở nhà thì không thể thực hiện được, và vấn đề tu hành chỉ dành riêng cho những người già cả lớn tuổi, còn người trẻ thì chỉ lo làm kinh tế, sau khi ổn định sự nghiệp rồi mới tính chuyện học đạo, tu hành.

Với những quan niệm sai lầm như thế, vô tình người ta đã tự hạn chế phạm vi không gian tu tập và lệ thuộc vào các điều kiện, hoàn cảnh. Trong khi đó, thực chất của sự tu hành không nhất thiết phải đi đến chùa mới có thể thực hiện được, mà chỉ cần bạn hiểu rõ lời Phật dạy thì sẽ biết cách để tùy duyên ứng dụng hành trì.

Mặt khác, vấn đề học đạo không phải chỉ dành riêng cho những người già nua, hết khả năng làm việc. Mà bất luận già trẻ hay sang hèn đều có tính tham muốn, giận hờn, ganh ghét, đố kị, v.v… và khi những yếu tố này hiện hữu thì con người sẽ bất an, khốn khổ!

Do đó, đối với tuổi trẻ vấn đề học hỏi đạo lí là hết sức cần thiết, bởi vì tu tập càng sớm thì hạnh phúc sẽ có mặt cho bạn càng nhiều hơn.

Thực tế ở bối cảnh hiện nay, giới trẻ bị áp lực khá nặng nề; từ công việc học hành, kinh doanh thương mại cho đến các mối quan hệ tình cảm đôi lứa… diễn ra khá phức tạp. Các em học sinh, sinh viên đi học suốt cả ngày và còn học thêm buổi tối, những nhà làm kinh tế thì phải tìm hiểu nghiên cứu, thu thập thông tin và bổ sung kiến thức nhằm mục đích đạt được lợi nhuận cao.

Sự kiện giá cả thị trường biến động tăng vọt, khiến cho các nhà doanh nghiệp cũng phải vắt óc suy tính, phấp phồng lo âu, sợ hãi… dẫn đến các triệu chứng căng thẳng và trầm cảm nặng nề. Lúc bấy giờ, họ phải tìm đến những nơi thắng cảnh để nghĩ mát thư giãn và giải trí, ngõ hầu giúp cho tâm trí được vơi bớt phần nào những rối ren căng thẳng.

Nhưng, thực tế cho thấy giải pháp du ngoạn ấy chẳng khác gì lấy đá đè cỏ, chỉ là đối phó tạm thời không thể nhổ tận gốc rễ phiền não tham sân si, cho nên khi họ trở lại với công việc thường nhật thì những uẩn khúc bế tắc từ nội tâm vẫn thường xuyên biểu hiện và xâm chiếm tâm hồn.

Thực ra, sự tu tập chẳng phải lệ thuộc vào thời gian và hoàn cảnh mà đòi hỏi thái độ tu niệm của bạn như thế nào? Một ngày có hai mươi bốn giờ, nếu bạn chỉ công phu hành trì trong vòng mấy giờ đồng hồ như thời khóa đã ấn định thì quá ít ỏi, trong khi đó thời gian dành cho công việc, ăn uống, sinh hoạt… lại nhiều hơn.

Bạn thử quan sát hành trạng của các bậc danh Tăng phạm hạnh thì sẽ thấy rõ, mỗi khi liễu ngộ chân lí là các vị ấy đều phải tiếp cận với cuộc đời để giáo hóa độ sinh. Quý ngài giảng dạy từ pháp hội này lại đến hội chúng khác, không bỏ phí thời gian hoằng pháp. Tuy bận nhiều công việc Phật sự như thế, nhưng các ngài vẫn có thể tu niệm ngay trong khi hành đạo mà không bị phụ thuộc vào hoàn cảnh hay bất cứ điều kiện gì cả. Vậy thì câu hỏi được đặt ra là, bằng cách nào để chúng ta có thể tu tập ở trong mọi lúc mọi nơi?

Thực ra vấn đề này chẳng mấy khó khăn, vì ở trong kinh Đức Thế Tôn có dạy rằng: "Này quý vị, đây là con đường duy nhất để giúp chúng sanh thực hiện thanh tịnh, vượt thắng phiền não, tiêu diệt ưu khổ, đạt tới chánh đạo và chứng nhập Niết Bàn. Đó là con đường của bốn phép an trú trong quán niệm. Bốn phép an trú trong quán niệm ấy là những phép nào?

Này các vị Khất sĩ! Vị Khất sĩ an trú trong phép quán niệm thân thể nơi thân thể/ quán niệm cảm thọ nơi cảm thọ/ quán niệm tâm thức nơi tâm thức/ quán niệm đối tượng tâm thức nơi đối tượng tâm thức, tinh cần, sáng suốt và tỉnh thức, loại ra ngoài mọi tham dục và chán bỏ đối với cuộc đời… Khi đi tới hoặc đi lui, vị khất sĩ cũng chiếu dụng ý thức sáng tỏ của mình về sự đi tới hay đi lui ấy; khi nhìn trước nhìn sau, cúi xuống, duỗi lên, vị ấy cũng chiếu dụng ý thức sáng tỏ ấy; khi mặc áo ca sa, mang bình bát, vị ấy cũng chiếu dụng ý thức sáng tỏ ấy; khi ăn cơm, uống nước, nhai thức ăn, nếm thức ăn, vị ấy cũng chiếu dụng ý thức sáng tỏ ấy; khi đi đại tiện, tiểu tiện, vị ấy cũng chiếu dụng ý thức sáng tỏ ấy; khi đi, đứng, nằm, ngồi, ngủ, thức, nói năng, hoặc im lặng, vị ấy cũng chiếu dụng ý thức sáng tỏ ấy vào tự thân” (Kinh Bốn Lĩnh Vực Quán Niệm, sách Nhật Tụng Thiền Môn năm 2000).

Thật rõ ràng, bạn chỉ cần nhận biết mọi hoạt dụng của thân tâm và thắp sáng đương tại mà không khởi niệm thêm bớt, nắm bắt, chọn lựa bất cứ điều gì thì đó chính là sự tu hành đích thực. Lời dạy của Thế Tôn rất thực tiễn và cụ thể, giúp cho chúng ta dễ dàng ứng dụng linh động trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống mà không phải phụ thuộc vào các hình thức nghi lễ. Dĩ nhiên, nếu bạn có đủ điều kiện thiết lập một nơi trang nghiêm thanh tịnh để tu niệm thì càng tốt hơn.

Nội dung đoạn kinh trên được thâu tóm với ba yếu chỉ trọng tâm đó là tinh cần, sáng suốt và tỉnh thức. Tinh cần là siêng năng, nỗ lực tu tập liên tục, tâm ý không xao lãng hiện tại.

Tuy vậy, tinh cần đúng đắn không phải sự nôn nóng tìm cầu theo sở thích tham muốn; cho dù bạn cố gắng tu luyện thiền định để đạt được một trạng thái an lạc nào đó thì vẫn rơi vào ý đồ tham vọng của bản ngã. Sáng suốt là bạn thấy biết thân-tâm-cảnh như thực, hoàn toàn vắng bóng các ý niệm thêu dệt, thêm thắt hoặc chọn lựa, chiếm hữu.

Tỉnh thức chính là bạn có mặt trọn vẹn với thực tại đang là. Như vậy, tinh cần, sáng suốt và tỉnh thức là thái độ bình thản sáng suốt, không chạy trốn những gì tiêu cực đang xảy ra ở hiện tại và cũng chẳng vướng mắc, chìm đắm khi tiếp xúc với các đối tượng tốt đẹp dễ mến! Bởi vì, bạn mong muốn chiếm hữu là rơi vào tâm tham, còn khởi tâm ghét bỏ loại trừ là tâm sân.

Đơn giản, bạn chỉ cần ghi nhận đơn thuần các trạng thái động dụng đang xảy ra ở thân tâm mình một cách tự nhiên, minh mẫn và sáng suốt thì bạn sẽ được tự do giải thoát.

Muốn hóa giải những trắc ẩn trong tâm mình, thiết lập một lối sống nhẹ nhàng an vui tự tại, không gì hơn bạn cần phải ứng dụng lời Phật dạy vào trong đời sống hàng ngày. Dù bất cứ ở nơi đâu, làm việc gì bạn cũng có thể tu tập được, chỉ cần bạn nhận biết một cách rõ ràng về những trạng thái động tịnh đang xảy ra ở thân tâm mình, thì đó chính là công phu tu tập đích thực theo như lời mà Thế Tôn đã chỉ dạy.
 


 
Suy ngẫm
  Không luận thiên tài  
  Không nhất thiết lúc nào cũng phải là người chiến thắng  
  Không sống với quá khứ  
  Không thể mãi làm nhân viên quèn  
  Không điều gì có thể thay thế được Lòng Kiên Trì  
  Khổ đau  
  Kiểm soát cơn giận dữ!  
  Kinh lời vàng  
  Kinh tế NN giữ chủ đạo: Sự lẫn lộn trong tư duy  
  Kinh tụng: kinh người biết sống một mình  
  Kỹ thuật 6 chiếc mũ tư duy - chìa khóa giải quyết xung đột ...  
  Là gì và tại sao?  
  Là một tâm hồn trọn vẹn và tự do  
  Lá thư của một thiên thần !  
  Làm chủ sân hận  
  Làm người  
  Lầm nhỏ sai lớn  
  Làm phước - pháp hành tạo niềm vui an lạc  
  Làm sao để tạo dựng uy tín?  
  Làm thế nào để tiêu trừ nghiệp chướng?  
  Làm tốt một việc mỗi ngày  
  Lắng nghe lời thì thầm của trái tim  
  Lãnh đạo tạo đột phá  
  Lãnh đạo thì cô đơn?  
  Lãnh đạo và sự tỉnh ngộ lúc "về vườn"  
  Lịch ăn ngủ và yêu lý tưởng theo từng lứa tuổi  
  Lời bố dặn con trai trước khi lập gia đình:  
  Lời cầu nguyện đêm noel  
  Lời Cha dặn Con: Triết lý của đời sống  
  Lợi ích của bình thản và chịu đựng  
  Lợi ích của nhận thức tích cực  
  Lợi ích sức khoẻ của việc ăn chay  
  Lời khuyên vô giá của HT Minh Châu Về Chánh tín  
  Lời khuyên để có được sự thanh tịnh trong tâm hồn  
  Lời nhắn ...  
  Lời nhắn cho con  
  Lời vàng trong kinh doanh  
  Lòng ham muốn  
  Lòng yêu thương  
  Lựa chọn  
  Lựa chọn mục tiêu cuộc đời  
  Lực cản  
  Lý giải khúc mắc  
  Mai tôi đi  
  Mặt trăng và Mặt trời  
  May mắn thay chúng ta tin luật nhân quả  
  McCain - Obama: Cuộc chiến từ hành vi không lời  
  Mỉm cười với thất bại  
  Mơ ước bình thường  
  Mỗi bước tiến của thực tế quan trọng hơn một tá cương lĩnh  
  Mọi việc bạn làm đều có mục đích và ý nghĩa  
  Một chút tính xấu tạo nên người chỉ huy tốt  
  Một kiếp người  
  Một người thường đi chùa nhưng tánh tình vẫn không thay đổi.  
  Một số câu hỏi để giúp chúng ta khám phá chính mình.  
  Một định lý trong cuộc sống  
  Mục đích của cuộc đời  
  Muốn làm sếp, hãy học cách tự quản lý bản thân trước!  
  Muốn nhìn thấy kẻ thù lớn nhất của đời mình hãy nhìn vào gương  
  Muốn thương phải hiểu  
  Muốn trẻ có đam mê, hãy tôn trọng chúng  
  Muôn vàn phép lạ  
  Nam nữ bình đẳng  
  Nên hồi tưởng lại những ký ức đẹp  
  Nếp sống  
  Nếu và thì...  
  Nếu....  
  Ngắm mình để khỏi bị ngắm  
  Ngẫm xem khác biệt thú vị không nhé!  
  Ngân hàng ký ức  
  Ngày hôm nay  
  Ngày mai  
  Ngày mai tươi đẹp  
  Ngày tuyệt vời nhất đời tôi  
  Nghe Phật dạy về tình yêu  
  Nghệ thuật nói chuyện của người xưa  
  Nghệ thuật sống  
  Nghĩ về nghiệp khi thân còn nặng nghiệp  
  Nghĩa tình  
  Ngộ nhận  
  Ngữ pháp sống đẹp  
  Ngủ sâu và đủ giấc, bạn sẽ cảm nhận tốt về cuộc sống  
  Người bạn thích và người bạn yêu  
  Người con Phật nhìn về gia đình  
  Người hòa đồng thì sống lâu  
  Người mạnh  
  Người nam châm - Bí mật của Luật hấp dẫn  
  Người thành công và kẻ thất bại khác nhau như thế nào  
  Người thợ cắt đá  
  Người trẻ và 5 lựa chọn quan trọng nhất cuộc đời  
  Người trời đầu thai náo loạn đất Hoà Bình  
  Người Việt có thông minh không?  
  Nguồn gốc ngày quốc tế thiếu nhi: 1 tháng 6  
  Nguy hại của sự chấp trước  
  Nguy hại của thói quen dựa dẫm  
  Nguyên lý hoạt động của nguyên tử - bài học quản trị  
  Nhận diện và hóa giải khổ đau  
  Nhân Quả  
  Nhân quả phần 01 - Hiểu đúng nhân quả  
  Nhân quả phần 02 - Số mệnh  
Trang 5/9 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9  Trang sau